Giáo án Âm nhạc Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài Con đường học trò.

- Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bái hát Tháng năm học trò.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Năng lực đặc thù:

 + Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát và bằng các hình thức hát lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng.

 + Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Con đường học trò và bài Tháng năm học trò.

 + Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Con đường học trò; vẽ tranh về thầy cô và mái trường.

3. Phẩm chất:

- Qua giai điệu, lời ca của bài hát Con đường học trò, Tháng năm học trò, học sinh thêm yêu trường lớp, bạn bè, có những ước mơ đẹp của tuổi học trò.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.

 

doc 124 trang linhnguyen 20/10/2022 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học cả năm

Giáo án Âm nhạc Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học cả năm
iết rất nhiều ca khúc, trong đỏ có những tác phẩm nồi tiếng như: Bài ca hy vọng, Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi, Nha Trang mùa thu lại về, Trời Hà Nội xanh,...
Ngoài ra ông còn viết ca kịch như các tác phẩm: Nhật kí sông Thương, Đảo xa,...; nhạc cho các bộ phim và một số tác phẩm nhạc đàn. Đăc biệt ông có Vũ kịch Kơ Nhí gồm 7 chương viết cho dàn nhạc giao hướng; đã được biểu diễn ở Liên Xô (cũ) và Đức
Nét nổi bật trong âm nhac của nhạc sĩ Văn Ký là giai điệu đẹp, trau chuốt, có cá tỉnh, đậm chất trữ tình nên thơ nên tác phẩm của ông đã được công chúng yêu mến
Năm 2001 ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật. 
Tìm hiểu tác phẩm Bài ca hy vọng, sáng tác của nhạc sĩ Văn Ký
-	 Bài ca hy vọng là một ca khúc xuất sắc của nhạc sĩ Văn Ký. Tác phẩm ra đời năm1958, khi đất nước ta còn bị chia cắt làm 2 miền, miền Bắc ngày đêm hướng về miền Nam, cùng đấu tranh cho thống nhất nước nhả. Bài ca hy vọng âm vang suốt chiều dài hơn nửa thế kỉ qua trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Niềm hi vọng, lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng thể hiện trong lời ca: “Chim ơi cùng ta cắt cánh kia ánh sáng chân trời mới đang bừng chiếu. Gió mưa buồn thương, mùa đông và mây mù sẽ tan". Bài hát đã được nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn rất nhiều lần ở trong nước và quốc tế, trong đó có cả những nghệ sĩ nước ngoài.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Học sinh luyện tập bài hát theo nhóm
b. Nội dung: HS nghe những lời nhận xét của giáo viên và vận dụng hát theo các hình thức mà GV yêu cầu
c. Sản phẩm: HS hát đúng theo nhịp và trình bày tốt
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV tổ chức cho HS ôn tập bài hát theo các hình thức đã học (HS được lựa chọn tham gia các hoại động phù hợp với năng lực cá nhân)
- GV yêu cầu các nhóm trình bảy trước lớp. HS tự nhận xét, nhận xét cho nhóm bạn và sửa sai (nếu có). 
Ôn bài hát: Những ước mơ
4. Hoạt động4. Vận dụng. 
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung: HS trình bày, biểu diễn bài hát
c. Sản phẩm: HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
- Tiếp tục luyện tập bài hát Những ước mơ bằng các hình thức đã học đề biểu diễn trong các hoạt động phong trào của trường, lớp hoặc địa phương.
*Vận dụng
 *Tổng kết tiết học 
- GV cùng HS thống các nội dung và yêu cầu cần đạt của bài học.
- Khuyến khích HS sáng tạo các hình thức biểu diễn bài hát.
*Chuẩn bị bài mới:
- Tiếp tục tập luyện bà Những ước mơ bằng các hình thức đã học.
- Các nhóm tìm hiểu trước vẻ nhạc sĩ Văn Ký và bài hát Bài ca hy vọng.
Kết thúc bài học
 Ngày soạn: / / 2021
Tiết 16 - NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Recorder: Bấm đúng và thổi được nốt Đô 2. Luyện tập bài Luyện mẫu âm đúng kĩ thuật và đúng cao độ, trường độ
- Kèn phím: Thực hiện đúng kĩ thuật bấm luồn ngón khi chơi gam Đô trưởng theo chiều đi lên.Luyện tập bài luyện mẫu âm đúng kí thuật và đúng cao độ, trường độ.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù: 
+ Biết điều chỉnh cường độ nhạc cụ để thể hiện sắc thái khi giai điệu vang lên;
3. Phẩm chất: 
- Rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì tập luyện cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, recorder hoặc kèn phím, đàn phím điện tử, file âm thanh (beet nhạc) phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK âm nhạc 6, recorder hoặc kèn phím, tự ôn luyện bài luyện mẫu âm đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS thực hành với nhạc cụ.
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV bật nhạc đệm, bắt nhịp cho HS thổi lại thành bài luyện âm ở chủ đề 2.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Recorder – Kèn phím 
a. Mục tiêu: HS có thể luyện bấm nốt đô 2 trên Recorder và kèn phím
b. Nội dung: HS thực hành trên lớp
c. Sản phẩm: HS có thể thực hành đúng
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
- HS phân tích, tìm hiểu bài luyện mẫu âm và trả lời câu hỏi của GV,
 + Bài viết ở nhịp gì? Nhắc lại khái niệm. (Nhịp 4/4)
 + Nốt nhạc nào trong bài được nhắc lai nhiều nhất? (Nốt Đô)
 + HS đọc giai điệu của bài kết hợp vỗ tay vào nốt Đô.
- Giới thiệu vị trí nốt Đô trên recorder và thổi mẫu âm Đô kéo dài thật hay cho HS nghe
- Hướng dẫn HS cách bấm nốt Đô 2 (lỗ bấm 02) trên recorder
- Yêu cầu HS bấm trên sáo. Kiểm tra ngón bấm thật chính xác. 
- Hs thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên 
- HS kiểm tra chéo, sửa lỗi cho nhau. 
- Bắt nhịp để HS thôi và ngắt âm Đô củng lúc (nhắc HS thôi nhẹ nhàng để có âm thanh hay).
Yêu cầu HS đàn lại thể bấm 5 nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son ứng với 5 ngón tay
Yêu cầu HS quan sát dãy phím đàn và gam Đô trưởng tương ứng phía dưới và hỏi:
Bàn tay chỉ có 5 ngón mà có 7 nốt nhạc của gam Đô trưởng. Đề bấm được đúng 7 nốt thì em sẽ phải làm thể nào?
Giải thích và hướng dẫn: Đề tiếp tục bấm đủ các nốt La, Si, Đô của gam Đô trưởng thì phải thực hiện kĩ thuật luồn ngón theo bảng sau:
Bước 1: Thực hành bấm
Hướng dấn HS tay phải thực hành bấm luồn ngón trên bàn phím
Bước 2: Thực hành bấm kết hợp thổiNhắc HS lấy hơi, thổi nhẹ nhàng 1 nốt Đô
Tiếp tục bắt nhịp thồi kết hợp ngón bấm áp dụng kĩ thuật luồn ngón vừa tập ( nhắc học sinh chuyển ngón và thổi cùng 1 lúc, lấy hơi thổi nhẹ nhàng để điều chỉnh phát ra âm thanh hay) 
HS trả lời câu hỏi
Học sinh lắng nghe hướng dẫn của thầy giáo và làm theo 
Các nhóm hỗ trợ nhau tự luyện tập và kiểm tra chéo 
GV quan sát, sửa lỗi cho từng cá nhân học sinh chưa làm đúng.
Luyện bấm nốt Đô 2 (Recorder)
Thực hành bấm nốt Đô 2 ( C )
Kèn phím: Luyện gam Đô trưởng với kĩ thuật bấm luồn ngón
* Kiến thức 2: Luyện mẫu âm trên recorder và thực hành kĩ tuật luồn ngón vào giai điệu Bài đọc nhạc số 1
a. Mục tiêu: HS có thể mẫu âm trên recorder và thực hành kĩ tuật luồn ngón vào giai điệu Bài đọc nhạc số 1
b. Nội dung: HS thực hành trên lớp
c. Sản phẩm: HS có thể thực hành chính xác
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV chia mẫn âm thanh 3 nét nhạc: thổi mẫu từng nét nhạc (phân chia bằng dấu lặng đen ở bải luyện mẫu âm). Bắt nhịp để HS thôi nhắc lại 
- HS luyện tập mỗi nét nhạc 4, 5 lần.
- HS hỗ trợ nhau tự luyện tập và kiểm tra chéo
- GV sử dụng máy đánh nhịp, giúp HS giữ đều nhịp và thổi đều nhau. 
- GV quan sát, sửa lỗi cho từng cá nhân học sinh luyện chưa đúng
- Bắt nhịp cả lớp đọc lại Bải đọc nhạc 
 số 1.
+ Bước 1: Hướng dẫn HS luyện tay trái giai điện Bài đọc nhạc số 1 (chia nhỏ luyện mỗi lần 2 ô nhịp)
+ Bước 2: Hướng dẫn ghép thổi và bấm giai điệu Bải tập đọc nhạc số 1. 
- Học sinh lắng nghe hướng dẫn của thầy giáo và làm theo 
- Quan sát, sửa sai cho HS. Phân công một vài HS lắm tốt trong lớp giúp đỡ sửacho bạn.
- GV bắt nhịp để HS thổi cả bài với máy đánh nhịp, sau đó ghép với nhạc đệm. 
 2. Luyện mẫu âm trên recorder và thực hành kĩ tuật luồn ngón vào giai điệu Bài đọc nhạc số 1
a. Recorder:
b. Kèn phím: Thực hành kĩ thuật luồn ngón và nét giai điệu Bài đọc nhạc số 1
*Tổng kết tiết học : 
- GV tổng kết nội dung đã học và khen ngợi học sinh đã chăm chỉ thực hành luyện tập. Động viên, khuyến khích HS thường xuyên luyện tập và có thể áp dụng vào tập luyện bài đọc nhạc trong SGK.
*Chuẩn bị bài mới: 
- Các nhóm ôn luyện các nội dung đã học trong chủ đề 4 để trình bày, biểu diễn vào tiết học vận dụng – sáng tạo.
Kết thúc bài học
 Ngày soạn: / / 2021
 Tiết 17 VẬN DỤNG - SÁNG TẠO 
 Chủ đề 4: Ước mơ hòa bình
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Ôn lại kiến thức của những bài học trước.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù: 
+ Học sinh biết vận dụng các nội dung của chủ đề vào thể hiện các năng lực âm nhạc và các phẩm chất theo nội dung và yêu cầu của chủ đề. 
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và bạn bè trong các hoạt động của bài học.
- Giáo dục HS ý thức trách nhiệm, chăm chỉ thông qua nội dung và các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động (mở đầu).
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Bài học trước
3. Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học để tham gia vào các hoạt động thực hành trên lớp
b. Nội dung: Học sinh nghe theo hướng dẫn của giáo viên để biểu diễn bài hát “ Những ước mơ” và thuyết trình theo nhóm, thực hành nhạc cụ giai điệu.
c. Sản phẩm: Học sinh tham gia luyện tập một cách vui vẻ
d. Tổ chức thực hiện:
1. Trình bày ý tưởng và biểu diễn theo nhóm bài hát Những ước mơ
- HS trình bày ý tưởng sáng tạo theo nhóm bài hát Những ước mơ
+ Hát có lĩnh xướng và hoà giọng.
+ Hải kết hợp vận động phụ hoạ.
+ Hát kết hợp nhạc cụ.
+ Hát kết hợp vân động cơ thể.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bước biểu diễn theo từng ý tưởng.
- HS nhận xét cho nhóm bạn. GV cùng HS trao đổi và chốt lại các ý kiến đúng/
phương án sửa sai.
- Nhắc các nhóm chú ý đến thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát.
- Khuyến khích thưởng điểm các nhóm có phần trình bày tốt.
2. Thuyết trình theo nhóm những hiểu biết về nhạc sĩ Văn Ký và tác phẩm Bài ca hy vọng
- GV chia nhóm, các nhóm thảo luận về nội dung thuyết trình.
- Nhóm thảo luận, phân chia các nội dung thuyết trình cho từng thành viên.
- Từng nhóm thuyết trình. GV cho HS nhận xét, bổ sung cho từng nhóm.
- GV chốt lại các ý đúng, bổ sung nếu còn sai/ thiếu nội dung
3. Thực hành nhạc cụ giai điệu đối đáp theo nhóm các mẫu âm đã học
- GV chia lớp thành từng nhóm, yêu cầu ôn lại các mẫu âm đã học.
- HS ôn luyện lại mẫu âm đã học theo cách đối đáp.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày mẫu âm đã học.
- GV nghe HS trình bày, nhận xét đúng/ sai và chỉnh sửa cho HS về kĩ thuật (nếu cần) 
*Tổng kết chủ đề: 
GV cùng HS chốt lại các nội dung và yêu cầu đã học.
Yêu cầu HS nêu cảm nhận về các nội dung của bài học qua chủ đề Những ước mơ.
Nội dung nào em yêu thích nhất? Tại sao?
Em cùng nhóm đã thể hiện nội dung nào tốt nhất trong các nội dung của chủ đề?
*Chuẩn bị bài mới
- Chủ đề tiếp theo có những nội dung gì? Em đã biết những kiến thức nào trong bài
- Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài hát Mưa rơi
Kết thúc bài
 Ngày soạn: / / 2021
 Tiết 18 - ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS hệ thống lại được các nội dung đã học và các hình thức tổ chức hoạt động của chủ đề 3 và 4 (bám theo nội dung viết trong SGK tiết ôn tập cuối kì I (trang 36).
2. Năng lực:
- Hát: Biết trình diễn các bài hát bằng các hình thức đã học.
- Nghe nhạc: Nhận biết, hiểu nội dung và cảm nhận được tính chất của các bài đã nghe.
- Âm nhạc thường thức. Nhận biết được các hình thức hát bè và vận dụng vào bài
Thầy cô là tất cả.
- Đọc nhạc: Chuẩn xác các bài đọc nhạc kết hợp gõ theo phách, nhịp và đánh nhịp,
- Lý thuyết âm nhạc: Nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.
- Nhớ được các kí hiệu nốt nhạc bằng chữ cái Latin, nhớ được khái niệm và cách đánh nhịp 2/4.
- Nhạc cụ: Biết thực hành chơi nhạc cụ gai điệu recorder hoặc kèn phím qua các bài luyện tập, Bài đọc nhạc số 1.
 3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và nhân ái với bạn bè trong các hoạt động của bài học
- Giáo dục HS ý thức trách nhiệm, chăm chỉ thông qua nội dung và các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS xem video
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
Giáo viên cho học sinh nghe hoặc xem 1-2 đoạn nhạc/ clip ngắn về hát bè ( bè quãng 3, hợp xướng acapella,..). Sau đó dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Không có kiến thức mới 
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập – vận dụng 
a. Mục tiêu: HS hệ thống lại được các nội dung đã học và các hình thức tổ chức hoạt động của chủ đề 3 và 4 (bám theo nội dung viết trong SGK tiết ôn tập cuối kì I (trang 36).
b. Nội dung: HS nghe những lời hướng dẫn của giáo viên và vận dụng hát theo các hình thức mà GV yêu cầu.
c. Sản phẩm: HS trình bày tốt.
d. Tổ chức thực hiện: ( Chủ động lên kế hoạch dạy học một trong hai hình thức). 
1. Hình thức kiểm tra thực hành. 
(Các nhóm, cá nhân được bốc thăm, đăng kí lựa chọn nội dung thể hiện tùy theo năng lực cá nhân).
- Mỗi nhóm có 4-6 HS cử đại diện bốc thăm 1 lá phiếu. Trong mỗi lá phiếu có tên một bài hát, một bài đọc nhạc và phần thực hành nhạc cụ giai điệu.
- Phiếu số 1:	
+ Trình bày bài hát Con đường học trò bằng hình thức hát có lĩnh xướng, đối đáp, hòa giọng.
+ Trình bày Bài đọc nhạc số 2 kết hợp gõ đệm theo phách.
+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).
- Phiếu số 2:	
+ Trình bày bài hát Đời sống không già vì có chúng em bằng hình thức kết hợp vận động cụ thể.
+ Trình bày Bài đọc nhạc số 3 kết hợp đánh nhịp ¾.
+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).
- Phiếu số 3:	
+ Trình bày bài hát Thầy cô là tất cả bằng hình thức hát đối đáp, hòa giọng.
+ Trình bày Bài đọc nhạc số 3 kết hợp gõ đệm theo phách.
+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).
- Phiếu số 4:	
+ Trình bày bài hát Những ước mơ cả bằng hình thức kết hợp nhạc cụ tiết tấu.
+ Trình bày Bài đọc nhạc số 2 kết hợp đánh nhịp 4/4.
+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).
- Phiếu số 5:	
+ Trình bày bài hát Con đường học trò bằng hình thức kết hợp vận động cơ thể.
+ Trình bày Bài đọc nhạc số 1 kết hợp đánh nhịp 4/4.
+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn). 
2. Hình thức kiểm tra viết. (dự kiến 30 phút)
GV xây dựng đề cầu trúc 2 phần: I. Phần 1- Trắc nghiệm , II. Phần 2: Tự luận (nội dung xoay quanh kiến thức của chủ đề 1, 2, 3, 4)
A. Trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng các câu hỏi đưới đây:
Câu 1. Câu hát Bàn tay măng non bên người ... có trong bài hát nào?
A. Cơn đường học trò C. Những ước mơ
B. Đời sống không già vì có chúng em D.Thầy cô là tất cả
=> Đáp án D
Câu 2. Cao độ là gì?
A. Độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh. C. Độ mạnh, nhẹ của âm thanh
B. Độ ngân dài, ngắn của ảm thanh D. Màu âm khác nhau của âm thanh.
=> Đáp án A
Câu 3. Âm sắc là gi?
A. Độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh 
B. Độ ngân dài., ngắn của âm thanh 
C. Màu âm khác nhau của âm thanh
D. Độ mạnh, nhẹ của âm thanh
=> Đáp án: C.
Cân 4. Nhịp 4/4 cho biết điều gì?
A. Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một nốt móc đơn Phách 1 là phách mạnh, phách 2 là nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
B. Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một nốt móc kép.
C. Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 lá phách mạnh, phách 2 mạnh vừa, phách 3 và 4 nhẹ
D. Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng mỏt nót đen Phách 1 là phách mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
=> Đáp án: D.
Câu 5: Sắp xếp lại kí hiệu của chữ cái Latin tương ứng với tên nốt nhạc:
Đô
Rê
Mi
Pha
Son 
La
Si
G
A
F
H
C
E
D
Đáp án
C
D
E
F
G
A
H
Câu 6: Nghe giai điện 4 đoạn nhạc sau đây, điền tên bái hát và tác phẩm được nghe vào đáp án. (GV mở trích đoạn các bài hát tác phẩm theo thứ tự từng bài cho HS nghe).
A
C.
B.
D.
Giao hưởng số 9 C. The Blue Danube
Nhớ ơn thầy cô D. Bài ca hy vọng
B.Tự luận
Câu 7: Hãy viết cảm nghĩ của em về bài hát “Tháng năm học trò” ( bài viết trong khoảng 3 đến 5 câu)
Câu 8: Chia sẻ những hiểu biết cảu em về bản giao hưởng số 9 của L.V. Beethoven 
*Tổng kết tiết học 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV yêu cầu các nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
*Chuẩn bị bài mới: 
- Các nhóm HS ôn luyện các nội dung đã học, trình bày vào tiết Vận dụng – Sáng tạo
- Luyện tập và chọn các cách để thể hiện bài đọc nhạc số 2 cùng cặp đôi/ nhóm
Kết thúc bài học
 Ngày soạn: / / 2021
 CHỦ ĐỀ 5: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG
 Tiết 19 - Học bài hát: Mưa rơi
 - Nghe nhạc: Bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc 
 Mừng hội hoa bông
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài Mưa rơi
- Nghe và cảm nhận giai điệu bản hòa tấu nhạc cụ Mừng hội hoa bông.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù
+ Hát có biểu cảm và biết hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hát kết hợp nhạc cụ gõ đẹm
+ Cá nhân hoặc nhóm biết xây dựng ý tưởng sáng tạo khi trình diễn bài hát
+ Cảm nhận được nét giai điệu dân ca miền núi qua bài Mưa rơi
+ Biết thể hiện cảm xúc khi nghe giai điệu của bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Cảm nhận được màu sắc âm nhạc dân gian qua bản hòa tấu.
3. Phẩm chất: 
- Qua nội dung của bài học, giáo dục HS thêm yêu quê hương đất nước, yêu những làn điệu dân ca của Việt Nam. Từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca trong đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước xuất xứ bài dân ca Mưa rơi và một số thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: HS xem clip
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên mở bài hát Mưa rơi, Hs nghe và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát. Từ đó, Gv dẫn dắt vào bài học. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
* Kiến thức 1: Học hát: Mưa rơi
a. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu.
b. Nội dung: HS nghe bài hát Mưa rơi.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Hát mẫu hoặc mở file âm thanh cho HS nghe bài Mưa rơi
HS: Lắng nghe giai điệu, lời ca, kết hợp vỗ tay theo đúng nhịp điệu. 
GV Gọi 1 số học sinh lên bảng thực hành vỗ tay theo đúng nhịp điệu.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
- GV đặt câu hỏi gợi ý, nhóm hoặc cá nhân trình bày sơ lược về xuất xứ vùng miền và nội dung đã được tìm hiểu về bài hát.
- Gợi ý các câu hỏi cho HS tìm hiểu, thảo luận và trả lời:
 + Bài hát của dân tộc nào? Dân tộc đó thuộc vùng miền nào của Việt Nam?
 + Lời ca của bài hát nói về điều gì? => Về thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống thanh bình của quê hương và đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam.
 + Hãy nêu những hình ảnh gây ấn tượng trong một số câu hát trong bài. (hình ảnh búp chen lá trên cành, rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió, đầu sàn có đôi chim cu đua nhau gáy,).
+ Cá nhân/ nhóm HS tìm hiểu nội dung bài hát, tác giả trong SGK, lắng nghe nhịp điệu 
GV hướng dẫn học sinh khởi động giọng bằng các mẫu âm phù hợp.
- HS luyện thanh theo mẫu của GV.
- GV đàn, hát mẫu câu đầu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.
- Tập hát và ghép nối các câu sau tương tự câu 1.
- Hoàn thành cả bài: Tập hát và ghép các câu, đoạn và cả bài.
- Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhấn trọng âm vào đầu phách mạnh. 
- GV phát hiện lỗi sai, hát mẫu cho HS những tiếng hát có dấu hoa mĩ: tươi, tiếng hát có dấu luyến: trên, gió, bay, bao, trai,... ; hát đúng những câu hát có tiết tấu đảo phách như: gáy, múa vui; Hát ngân đủ trường độ tiếng hát có dấu nối: vui, no. 
- Khi hát thể hiện giọng hát vui tươi, trong sáng và sắc thái to – nhỏ phù hợp với các câu hát.
Học hát Thầy cô là tất cả
Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc.
Giới thiệu xuất xứ, nội dung bài hát.
- Bài Mưa rơi là bài dân ca của một dân tộc ít người – dân tộc Khơ –mú. Dân tộc này sinh sống

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.doc