Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 57+58, Bài 13: Thông tin đa phương tiện - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.

- Biết các thành phần của đa phương tiện.

- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.

2.Kỹ năng

- Tạo được các hình động đơn giản.

- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.

3.Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính.

4.Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: bảng, bảng nhóm.

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án.

2.Chuẩn bị của học sinh

Các kiến thức liên quan đến bài học.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, tổ chức nhóm.

 

doc 5 trang linhnguyen 6100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 57+58, Bài 13: Thông tin đa phương tiện - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 57+58, Bài 13: Thông tin đa phương tiện - Năm học 2019-2020

Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 57+58, Bài 13: Thông tin đa phương tiện - Năm học 2019-2020
Tuần: 25	Ngày soạn: 11/05/2020
Tiết: 49	Ngày dạy: 20/05/2020
Chương IV: ĐA PHƯƠNG TIỆN
Bài 13: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
- Biết các thành phần của đa phương tiện.
- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
2.Kỹ năng
- Tạo được các hình động đơn giản.
- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
3.Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong khi học và làm việc trên máy tính.
4.Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: năng lực chuyên môn, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực gợi nhớ, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: bảng, bảng nhóm.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án.
2.Chuẩn bị của học sinh
Các kiến thức liên quan đến bài học.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
	- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, tổ chức nhóm.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
2.KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp hs có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi có liên quan
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Hằng ngày, con người tiếp nhận và xử lý thông tin thuộc nhiều dạng khác nhau, đó là những dạng nào?
- Trong một số trường hợp khác, chúng ta lại tiếp nhận nhiều dạng thông tin khác nhau một cách đồng thời, như xem tivi, dự cuộc hội thảo, xem ca sĩ biểu diễn trên sân khấu,
- Đó là những thông tin đa phương tiện. Vậy đa phương tiện là gì? Có đặc điểm gì? Có những ứng dụng gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu “Bài 13: THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN”
- Có những dạng cơ bản sau: khi đọc truyện (dạng văn bản), xem tranh (dạng hình ảnh) hay nghe nhạc (dạng âm thanh).
3.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa phương tiện là gì?
- Mục tiêu: Hiểu được thông tin đa phương 	
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Kết quả trả lời nội dung bài của hs
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Hàng ngày các em được tiếp nhận và xử lý nhiều dạng thông tin.
* Hoạt động nhóm: (3 phút)
- ?Nêu một số ví dụ về các dạng thông tin mà em gặp?
- Ví dụ 1: Khi xem phim tài liệu vừa có lời bình vừa có hình ảnh minh hoạ, nhạc nền.
- Ví dụ 2: GV dạy môn hoá chiếu đoạn phim thí nghiệm, vừa thí nghiệm vừa có lời bình.
- Ví dụ 3: Xem ca sĩ hát có vũ đạo phụ hoạ ta vừa được cảm thụ âm nhạc vừa được xem vũ đạo phụ hoạ, 
 Đó chính là các sản phẩm đa phương tiện.
- ?Vậy sản phẩm đa phương tiện là gì?
- ?Nêu một số ví dụ về sản phẩm đa phương tiện?
- Đại diện nhóm trình bày → cả lớp nhận xét, góp ý.
- Trả lời.
- Bài trình chiếu, trang web
1. Đa phương tiện là gì? 
- Đa phương tiện là sự kết hợp nhiều dạng khác nhau và các thông tin đó có thể được thể hiện một cách đồng thời.
- Sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo ra bằng máy tính và phần mềm máy tính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ví dụ về đa phương tiện
- Mục tiêu: 	
+ Biết cách tổ chức thông tin trên Internet.
	+ Biết các khái niệm website, địa chỉ website và trang chủ.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Kết quả trả lời nội dung bài của hs
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Nêu một số ví dụ về đa phương tiện?
- Nhận xét, bổ sung
- Cho hs quan sát hình ảnh 2 ví dụ 3 và 4
- ?Vậy đa phương tiện có những ưu điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu phần 3.
VD1: SGK vừa có văn bản, vừa có hình ảnh minh hoạ.
- VD2: Trang web với nhiều dạng thông tin như: chữ viết, hình ảnh, bản đồ, âm thanh, các đoạn phim, các liên kết, ảnh động, 
- VD3: Bài giảng giáo án điện tử
- VD4: Trang web
- Chú ý quan sát và ghi bài.
2. Một số ví dụ về đa phương tiện
- Vdụ 1: Trang web. Có nhiều dạng thông tin như: chữ viết, hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, bản đồ, 
- Vdụ 2: Bài giảng bằng giáo án điện tử.
- Vdụ 3: Phần mềm trò chơi.
- Vdụ 4: Các đoạn phim quảng cáo.
- Vdụ 5: Phim hoạt hình.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ưu điểm của đa phương tiện
- Mục tiêu: Hiểu được ưu điểm đa phương tiện 	
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Kết quả trả lời nội dung bài của hs
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Đa phương tiện ngày càng phong phú và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống bởi có nhiều ưu điểm so với dạng thông tin truyền thống.
- ?Theo em, ưu điểm đó là gì?
- ?Tại sao nói đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn?
- ?Vì sao nói đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn?
- Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ đa phương tiện rất thích hợp cho việc sử dụng máy tính.
- Chú ý.
- Trả lời.
- Vì đa phương tiện kết hợp và thể hiện nhiều dạng thông tin đồng thời. Do đó, thông tin được hiểu một cách đầy đủ và nhanh hơn.
- Vì kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý hơn so với một dạng thông tin cơ bản.
- Ta có thể sử dụng chuột và các biểu tượng trực quan để làm việc với máy tính.
3.Ưu điểm của đa phương tiện
- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn.
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn.
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính.
- Rất phù hợp với việc giải trí và dạy-học.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các thành phần của đa phương tiện
- Mục tiêu: 	
+ Biết các thành phần của đa phương tiện.
	+ Khái niệm siêu văn bản, siêu liên kết và trang web.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề/ đặt câu hỏi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Kết quả trả lời nội dung bài của hs
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- ?Nhìn vào sách giáo khoa, các em thấy gì?
- ?Khi xem tivi, em thấy được những gì?
- Như vậy, đa phương tiện có rất nhiều thành phần và dạng cơ bản quan trọng nhất là văn bản.
- Các em nhìn vào hình ảnh sau và nhận xét.
- Thành phần nữa cũng đóng vai trò quan trọng của đa phương tiện là âm thanh. Em có thể cho ví dụ về âm thanh?
- Theo em, âm thanh đưa vào máy tính bằng những con đường nào?
- Một số dạng âm thanh: mp3, mp4, wma, midi,
- Em hãy kể tên một số phần mềm dùng để ghi âm?
- Kể tên những phần mềm xử lý âm thanh mà em biết?
- Những phần mềm chơi nhạc em biết là gì?
- Dạng đa phương tiện em thường gặp nữa là hình ảnh. Theo em, có mấy loại hình ảnh?
- Em hiểu ảnh tĩnh là ảnh như thế nào?
Một bức ảnh trên máy tính
Triển lãm công nghệ 3D
- ?Có thể tạo ra ảnh tĩnh bằng những cách nào?
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chụp ảnh bằng máy KTS.
- Các em quan sát cách tạo một con Khủng long chuyển động:
- ?Ảnh động là ảnh như thế nào?
- ?Ảnh động thường được dùng ở đâu?
- Chúng ta có thể tạo ảnh động bằng những phần mềm như Windows Movie Maker, Adobe Flash, Paint Shop Pro,
- Thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện là phim. Theo em, phim có được là do đâu?
Một đoạn phim gồm các khung hình
 Máy quay phim KTS
- Có chữ và hình ảnh.
- Chữ, hình ảnh và âm thanh.
- Nghe giảng.
- Văn bản thể hiện với nhiều phông chữ, kiểu dáng khác nhau.
- Tiếng còi xe, tiếng trống, bản nhạc, 
- Bằng micro và được các phần mềm xử lý ghi lại. 
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Có 2 loại: ảnh tĩnh và động.
- Là ảnh thể hiện một nội dung cố định.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Vẽ bằng Paint, Corel Draw,
- Quan sát. 
- Là sự kết hợp và thể hiện nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
- Trong quảng cáo, thương mại và giáo dục.
- Nghe và ghi chép.
- Từ máy quay phim kỹ thuật số.
- Quan sát và phát biểu ý kiến.
4.Các thành phần của đa phương tiện
- Văn bản: Là dạng thông tin cơ bản quan trọng nhất trong biểu diễn thông tin.
- Âm thanh: Là thành phàn rất điển hình của đa phương tiện.
- Ảnh tĩnh: Là tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
- Ảnh động: Là sự kết hợp và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong những khoảng thời gian ngắn.
- Phim: Là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện và được coi là dạng tổng hợp tất cả các dạng thông tin.
5.Luyện tập, Củng cố
	- Cần hiểu được đa phương tiện là gì?
	- Ưu điểm của đa phương tiện?
2.Vận dụng, Mở rộng (nếu có)
	- Về nhà tìm thêm các ví dụ sản phẩm đa phương tiện.
VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
	- Về nhà học thuộc bài cũ, làm bài tập SGK.
	- Xem trước “Bài 14: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động” để tiết sau học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_9_theo_cv3280_tiet_5758.doc