Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 1+2, Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính - Năm học 2018-2019
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Hiểu vì sao cần mạng máy tính.
+ Biết khái niệm mạng máy tính.
+ Biết các thành phần của mạng: Các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, các thiết bị kết nối mạng, giao thức truyền thông.
2.Kĩ năng
+ Biết phân biệt các thành phần của mạng máy tính.
3.Thái độ
+ Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
+ Tích cực tham gia xây dựng bài.
4.Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin, tư duy.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Các kiến thức liên quan đến bài học.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 1+2, Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 1+2, Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính - Năm học 2018-2019
Tuần: 1 Tiết: 1 Ngày soạn: 24/8/2018 Ngày dạy: 31/8/2018 Chương I:MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH (tiết 1) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức + Hiểu vì sao cần mạng máy tính. + Biết khái niệm mạng máy tính. + Biết các thành phần của mạng: Các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, các thiết bị kết nối mạng, giao thức truyền thông. 2.Kĩ năng + Biết phân biệt các thành phần của mạng máy tính. 3.Thái độ + Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo. + Tích cực tham gia xây dựng bài. 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin, tư duy. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: Bảng - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Các kiến thức liên quan đến bài học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1.KIỂM TRA BÀI CŨ 2.KHỞI ĐỘNG (5 phút) - Mục tiêu: Biết được mục đích của việc sử dụng mạng máy tính - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: Bảng - Sản phẩm: Bước đầu hiểu về mạng máy tính Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Chúng ta có thể soạn thảo văn bản, lập trình, tính toán trên một máy tính độc lập được hay không? - 3 máy tính có thể sử dụng chung một máy in được không? - Vậy theo em dựa vào đâu mà người ta có thể làm được như vậy? - Dẫn dắt vào bài - Được - Được - Trả lời - Chú ý lắng nghe 3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Vì sao cần mạng máy tính? (15 phút) - Mục tiêu: Biết vì sao cần mạng máy tính - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: Bảng - Sản phẩm: Biết vai trò của mạng máy tính Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Hàng ngày, em thường dùng máy tính vào công việc gì? - Em thấy rằng máy tính cung cấp các phần mềm phục vụ các nhu cầu hàng ngày của con người, nhưng các em có bao giờ tự đặt câu hỏi vì sao cần mạng máy tính không. Các em hãy tham khảo thông tin trong SGK và cho biết những lí do vì sao cần mạng máy tính? - Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in, từ nhiều máy tính. - Nhận xét. - Soạn thảo văn bản, tính toán, nghe nhạc, xem phim, chơi game,.. - Lí do cần mạng máy tính là: - Người dùng có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm. - Với các máy tính đơn lẻ, khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn. - Lắng nghe và ghi bài. 1. Vì sao cần mạng máy tính? - Người dùng có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm. - Với các máy tính đơn lẻ, khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn. - Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in, từ nhiều máy tính. HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm mạng máy tính (20 phút) - Mục tiêu: Biết khái niệm mạng máy tính - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: - Sản phẩm: Hiểu được mạng máy tính là gì? Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung - Cho hs tham khảo thông tin SGK. Mạng máy tính là gì? - Nhận xét. - Em hãy nêu các kiểu kết nối phổ biến của mạng máy tính? - Mỗi kiểu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. - Mạng hình sao: Có ưu điểm là nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tín bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường, có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu của người sử dụng, nhược điểm là khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động. - Mạng đường thẳng: Có ưu điểm là dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, nhược điểm là sẽ có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống. - Mạng dạng vòng: Có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên, nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng. - Em hãy nêu các thành phần chủ yếu của mạng? - Nhận xét. - Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, - Kiểu kết nối hình sao, kiểu đường thẳng, kiểu vòng. - Lắng nghe, Ghi bài. - Các thành phần chủ yếu của mạng là: các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, các thiết bị kết nối mạng, giao thức truyền thông. - Ghi bài. 2. Khái niệm mạng máy tính a) Mạng máy tính là gì? Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, Các kiểu kết nối mạng máy tính: - Kết nối hình sao. - Kết nối đường thẳng. - Kết nối kiểu vòng. b) Các thành phần của mạng. - Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in, - Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua đó(sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại). - Các thiết bị kết nối mạng(modem, bộ định tuyến) - Giao thức truyền thông: là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng. 4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (3 phút) - Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: - Hình thức tổ chức hoạt động: - Phương tiện dạy học: - Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Nêu khái niệm mạng máy tính? - Các thành phần chủ yếu của mạng máy tính ? - Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, Các thành phần của mạng. - Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in, - Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua đó(sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại). - Các thiết bị kết nối mạng(modem, bộ định tuyến) - Giao thức truyền thông: là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng. 5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Về nhà học bài, xem nội dung phần còn lại. - Làm bài tập 1 đến 5. --&-- Tuần: 1 Tiết: 2 Ngày soạn: 24/8/2018 Ngày dạy: 31/8/2018 Chương I:MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH (tiết 1) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức + Hiểu vì sao cần mạng máy tính. + Biết khái niệm mạng máy tính. + Biết các thành phần của mạng: Các thiết bị đầu cuối, môi trường truyền dẫn, các thiết bị kết nối mạng, giao thức truyền thông. 2.Kĩ năng + Biết phân biệt các thành phần của mạng máy tính. 3.Thái độ + Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo. + Tích cực tham gia xây dựng bài. 4.Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin, tư duy. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: Bảng - Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 8, giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Các kiến thức liên quan đến bài học. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1.KIỂM TRA BÀI CŨ (3 phút) Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Nêu khái niệm mạng máy tính? - Các thành phần chủ yếu của mạng máy tính ? - Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, Các thành phần của mạng. - Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in, - Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua đó(sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại). - Các thiết bị kết nối mạng(modem, bộ định tuyến) - Giao thức truyền thông: là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng. 2.KHỞI ĐỘNG (2 phút) - Mục tiêu: Biết được mục đích của việc sử dụng mạng máy tính - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: Bảng - Sản phẩm: Bước đầu hiểu về mạng máy tính Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Trong cuộc sống các em thường sử dụng mạng để liên lạc, vậy các em có muốn tìm hiểu có những loại mạng nào ko? - Gv dẫn dắt vào bài - Có 3. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Phân loại mạng máy tính (15 phút) - Mục tiêu: Biết một số mạng máy tính cơ bản - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: Bảng - Sản phẩm: Phân loại được mạng máy tính Ho¹t ®éng gi¸o viªn Ho¹t ®éng häc sinh Néi dung - Cho hs tham khảo thông tin trong SGK. Em hãy nêu một vài loại mạng thường gặp? - Mạng có dây và mạng không dây được phân chia dựa trên môi trường truyền dẫn. - Vậy mạng có dây và mạng không dây sử sụng môi trường truyền dẫn là gì? - Mạng không dây các em thường nghe người ta gọi là Wifi ở các tiệm Cafe. Mạng không dây có thể thực hiện các kết nối ở mọi thời điểm, mọi nơi trong phạm vi mạng cho phép. Phần lớn các mạng máy tính trong thực tế đều kết hợp giữa kết nối có dây và không dây. - Ngoài ra, người ta còn phân loại mạng dựa trên phạm vi địa lí của mạng máy tính thành mạng cục bộ và mạng diện rộng. - Vậy mạng cục bộ, mạng diện rộng là gì? - Nhận xét và giải thích thêm: các mạng lan thường được dùng trong gia đình, trường phổ thông, văn phòng hay công ty nhỏ. Còn mạng diện rộng thường là kết nối của các mạng lan. - Trả lời. - Trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. - Trả lời. - Lắng nghe và ghi bài. 3. Phân loại mạng máy tính a) Mạng có dây và mạng không dây Dựa trên môi trường truyền dẫn người ta phân thành : - Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (cáp xoắn, cáp quang). - Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại). b) Mạng cục bộ và mạng diện rộng Dựa trên phạm vi địa lý người ta phân thành : - Mạng cục bộ (Lan - Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một tòa nhà. - Mạng diện rộng (Wan - Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như khu vực nhiều tòa nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hoặc toàn cầu. HOẠT ĐỘNG 2: Vai trò của máy tính trong mạng (10 phút) - Mục tiêu: Biết vai trò của máy tính trong mạng - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: Bảng - Sản phẩm: Phân loại được vai trò của máy tính trong mạng Ho¹t ®éng gi¸o viªn Ho¹t ®éng häc sinh Néi dung - Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là gì? - Theo mô hình này, máy tính được chia thành mấy loại chính. Đó là những loại nào? - Máy chủ thường là máy như thế nào? - Máy trạm là máy như thế nào? - Những người dùng có thể truy nhập vào các máy chủ để dùng chung các phần mềm, cùng chơi các trò chơi, hoặc khai thác các tài nguyên mà máy chủ cho phép. - (client – server). - Chia thành 2 loại - Trả lời. - Trả lời. - Ghi bài. 4. Vai trò của máy tính trong mạng Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là mô hình khách – chủ(client – server): - Máy chủ (server): Là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung. - Máy trạm(client, workstation): Là máy sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp. HOẠT ĐỘNG 2: Lợi ích của mạng máy tính (10 phút) - Mục tiêu: Biết một số lợi ích của mạng máy tính - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: giải quyết vấn đề - Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - Phương tiện dạy học: Bảng - Sản phẩm: Biết một số lợi ích của mạng máy tính Ho¹t ®éng gi¸o viªn Ho¹t ®éng häc sinh Néi dung - Giải thích cho hs biết các lợi ích mà mạng máy tính đem lại. - HS lắng nghe , ghi bài. 5. Lợi ích của mạng máy tính - Dùng chung dữ liệu. - Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa, - Dùng chung các phần mềm. - Trao đổi thông tin. 4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (3 phút) - Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học - Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: - Hình thức tổ chức hoạt động: - Phương tiện dạy học: - Sản phẩm: trả lời được nội dung của bài Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh - Nêu tiêu chí để phân biệt mạng không dây với mạng có dây; mạng LAN và WAN? - Hãy cho biết sự khác nhau về vai trò của máy chủ với máy trạm trên mạng máy tính? - Nêu lợi ích của mạng máy tính? Phân loại mạng máy tính Dựa trên môi trường truyền dẫn người ta phân thành : - Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (cáp xoắn, cáp quang). - Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại). Dựa trên phạm vi địa lý người ta phân thành : - Mạng cục bộ (Lan - Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một tòa nhà. - Mạng diện rộng (Wan - Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như khu vực nhiều tòa nhà, phạm vi một tỉnh, một quốc gia hoặc toàn cầu. Vai trò của máy tính trong mạng - Máy chủ (server): Là máy có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lí và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung. - Máy trạm(client, workstation): Là máy sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp. Lợi ích của mạng máy tính - Dùng chung dữ liệu. - Dùng chung các thiết bị phần cứng như máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa, - Dùng chung các phần mềm. - Trao đổi thông tin. 5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút) - Về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK. - Xem trước “ Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet ”. --&--
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_9_theo_cv3280_tiet_12_ba.doc