Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS - Module 23+24

Hoạt động 1: Phân biệt một số khái niệm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Bạn đã từng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, hãy nhớ lại và viết ra quan điểm của minh về một số khái niệm sau:

* Kiết quả học tập là gì?

* Kiểm tra là gì?

* Đo lường là gì?

* Đánh giả là gì?

* Mối quan hệ giữa điểm tra, đo lường và đánh gía như thế nào ?

Bạn hãy đổi chiếu những nội dung vừa viết với những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về một số khái niệm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Thông tin phản hồi

Kết quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy học, nó chỉ xuất hiện khi có những biến đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của người học. Kết quả học tập được hiểu theo hai nghĩa trong khoa học cũng như trong thực tế: thứ nhất là mức độ mà ngưởi học đạt đuợc so với các mục tiêu đã xác định; thứ hai là mức độ mà ngưởi học đạt được so sánh với những ngưởi cùng học khác như thế nào.

Giáo viên phải thu thập đuợc các thông tin về kết quả học tập của học sinh bằng cách quan sát, đặt câu hỏi để học sinh trả lời, cho học sinh làm bài kiểm tra viết. Tuy nhiên, những thông tin thu được đó chưa thể đi đến kết luận khi chưa đổi chiếu chứng với một tiêu chuẩn hay tiêu chí nào đó. Quá trình thu thập thông tin đó chính là quá trình kiểm tra. Như vậy, kiểm tra là quá trình thu thập thông tin làm cơ sở cho đánh giá.

Các thông tin thu được cần đổi chiếu với các tiêu chuẩn, như đổi chiếu câu trả lời với đáp án đúng, đối chiếu bài kiểm tra viết dạng tự luận với đáp án và thang điểm, đối chiếu các phương án trong bài làm của học sinh với đáp án đúng trong bài trắc nghiệm khách quan, đối chiếu biểu hiện của học sinh với thái độ tích cực của ngưởi học. Quá trình đổi chiếu này chính là quá trình đo lường. Khái niệm đo lường nói chung là sự so sánh, đổi chiếu. Đo lường kết quả là sự đối chiếu các thông tin thu được với tiêu chuẩn hoặc tiêu chí. Đo lường kết quả học tập có một số đặc trung như: thể hiện cả ở định tính và định luơng, trực tiếp và gián tiếp. Việc đo lường này có tính phức tạp.

Trên cơ sở đổi chiếu các thông tin thu được với tiêu chí, giáo viên có sự phân tích để đi đến kết luận, đó là đánh giá.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xủ lí thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trưòng và cho bản thân học sinh để giúp họ học tập tiến bộ hơn. Như vậy, đánh kết quả học lập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho học sinh sau một giai đoạn học tập. Các mục tiêu này thể hiện ở từng môn học cụ thể. Thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ thể hiện đuợc kết quả của quá trình giáo dục và đào tạo.

Trong mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá và đo lường, nếu đánh giá là một quá trình thì kiểm tra, đo lường là một bộ phận của quá trình đó. Để đánh giá được, cần thu thập thông tin, đổi chiếu, so sánh và đi đến kết luận phù hợp.

 

doc 34 trang linhnguyen 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS - Module 23+24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS - Module 23+24

Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS - Module 23+24
p ở một môn học.
Bạn hãy đối chiếu những nội dung vừa viết với những thông tin dưới đây và tự hoàn thiện nội dung các bước kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở một môn học mà bạn đang dạy.
Thông tin phản hồi
Xác định mục tiêu đánh giá: Đòi hỏi phải xác định được: Đánh giá để làm gì? Kết quả đánh giá sẽ đuợc sử dung như thế nào? Ai sử dụng kết quả đánh giá này?
Xác định xem quyết định nào sẽ được đua ra: Đánh giá nhằm để chứng nhận (xem học sinh có đủ khả năng và kiến thức cần thiết để học tiếp không); Đánh giá nhằm xếp loại (được tiến hành mỗi khi cần tuyển chọn); Đánh giá chẩn đoán (những kết luận đưa ra là nhằm điều chỉnh); Đánh giá tiên đoán (dụ báo tiềm năng của học sinh).
Xác định các tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá: Để trinh bày được các tiêu chuẩn đánh giá, vấn đề quan trọng là cần xác định được các mục tiêu đánh giá. Mục tiêu cung cấp những vật chứng và những tiêu chí để đánh giá bao gồm; những mục tiêu tổng quát, những mục tiêu trung gian; những mục tiêu chuyên biệt. Đây là những mục tiêu có thể quan sát được, đo lường được theo một tiêu chí xác định, có ba lĩnh vực của mục tiêu là kiến thức, kỉ năng, thái độ. Đánh giá sẽ có giá trị nếu các tiêu chuẩn đều rõ ràng (tức là có thể đánh giá được đứng những gì cần đánh giá). Việc thông báo rõ các tiêu chuẩn đánh giá cho những người đánh giá và những đổi tượng đuợc đánh giá sẽ giảm bớt sự phân đổi có thể xảy ra trong đánh giá.
Thu thập các thông tin đánh gía: Trên cơ sở mục đích và mục tiêu đã xác định, xác định những thông tin cần thu thập, lựa chọn các phương pháp, các công cụ và và kĩ thuật đánh giá cho phù hợp.
Đối chiếu các tiêu chuẩn với các thông tin đã thu thập: Nếu các giai đoạn trước được thực hiện tốt thì giai đoạn này sẽ không khó khăn.
Kết luận và đưa ra những quyết định: Sau khi phân tích về định tính và định lượng, cần hình thành kết luận thật chính xác, từ đó đi đến những quyết định phù hợp.
Hoạt động 4: Xác định các yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tìm hiểu xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay.
Dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm thực tiến của mình, bạn có thể làm rõ một số vấn đề sau;
Những nguyên nhân dẫn đến thiếui khách quan, thiếu chính xác trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nêu ra những ỵêu cầu để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có tính khách quan và mang lại hiệu quả cho quả trình dạy học.
Với kinh nghiệm thực tiễn và nhũng tiếp cận với thông tin mới, bạn cho rằng đánh giá kết quả học tập hiện nay cần được đổi mới như thế nào ?
Đánh giá
Hiện nay
Nèn đổi mủi
Các mục đích chính
Nội dung đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Hình thức đánh giá
Tiêu chí đánh giá
Chú thể đánh giá
Bạn hãy đổi chiếu những nội dung vừa viết với những thông tin dưới đây và tự hoàn thiện những nội dung đã viết.
Thông tin phản hồi
Nhũng nguyên nhân chủ yếu dẫn âến sự thiếu khách quan, thiếu chính xác trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Thường thể hiện ở:
Công cụ kiểm tra, đánh giá;
Tổ chức kiểm tra, đánh giá;
Tâm trạng, sức khỏe của các đối tượng được kiểm tra, đánh giá;
Chủ quan của các chú thể tham gia vào kiểm trạ, đánh giá.
Yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá
Đảm bảo sự phù hợp của phuơng pháp đánh giá với các mục tiêu học tập.
YÊU cầu này đòi hỏi các phương pháp đánh giá đuợc lựa chọn và sử dụng phải đo lường đuợc các mục tiêu học tập đã xác định. Mục tiêu chứa đụng những kết quả đã dụ kiến trước. Đánh giá kết quả học tập chú yếu là đo xem những mục tiêu học tập đã đạt đụơc ở mức độ nào, đồng thời cho biết mục tiêu đó đo bằng cách nào. Các mục tiêu học tập rất đa dạng và được đánh giá bằng các phương pháp khác nhau. Mặt khác, các phương pháp đánh giá cũng đa dạng và mãi phương pháp chỉ đánh giá tốt một số mục tiêu nhất định, do vậy để đánh giá được các mục tiêu, cần có những phương pháp đánh giá phù hợp.
Để lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp, khi đánh giá cần hiểu rõ các phương pháp đánh giá được lựa chọn, hiểu rõ về ưu điểm và hạn chế của phương pháp, cách tiến hành phương pháp, biết đuợc sự phù hợp của từng phương pháp trong việc đo lường các mục tiêu học tập. Chẳng hạn, việc chấm điểm đối với bài tự luận tốn nhiều thời gian, công sức hơn và điểm số cũng có độ tin cậy thấp hơn so với chấm bài trắc nghiệm khách quan; hay các bài viết tự luận đo lường và đánh giá tất các kỉ năng về lập luận, khả năng tổ chức, sấp xếp, giải quyết, đưa ra ý tưởng mới, hoặc quan sát để đánh giá đuợc sự thuần thục và kỉ năng... Nếu không hiểu rõ các phuơng pháp đánh giá sẽ tổn nhiều thời gian và công sức cho việc đánh giá nhưng kết quả lại kem tin cậy.
YÊU cầu đảm bảo tính giá trị.
Tính giá trị đòi hỏi phải đánh giá và đo lường được đứng các mục TIÊU định đo. Như vậy trong đánh giá, những thông tin thu được phải là những bằng chứng để đi đến những kết luận phù hợp, nó thể hiện ở việc thiết kế công cụ đánh giá. chẳng hạn, một bài kiểm tra có thể có giá trị cao khi muốn đo lường khả năng nhớ lại các sự kiện, nhưng lại không có giá trị cao khi đo lường khả năng phê phán hay lập luận và không có giá trị khi đo lường khả năng tính toán. Để đánh giá có giá trị, cần phải có sự phân tích về mặt chuyên môn để xác định rằng một công cụ đuợc xây dụng là thích hợp cho việc đo lường các mục TIÊU.
Việc xác định giá trị của công cụ đánh giá kết quả học tập chú yếu là xác định được những bằng chứng liên quan tới nội dung. Trước hết phải đi từ các mục tiêu học tập, đồng thời nội dung đánh giá phải xuất phát từ nội dung trong chương trình quy định và tương ứng với trình độ nhận thức của học sinh. Phải có một danh mục các mục TIÊU được thiết kế một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng mà học sinh cần đạt được, trong đó bao gồm cả những mục TIÊU nhỏ sẽ đưa vào kiểm tra, đánh giá. Đồng thời, cần xây dụng được bản kế hoạch để mô tả chi tiết các nội dung cần đánh giá, từ đó xem xét nội dung nào sẽ được lấy mẫu cho các mục TIÊU.
YÊU cầu đâm bảo tính tin cậy.
Tính tin cậy chỉ sự chính xác của đánh giá, tức là phản ánh đúng kết quả học tập của người học như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục TIÊU đã đề ra. Tính tin cậy cho biết những kết quả đánh giá ở những thời điểm khác nhau đều cho những kết quả tương tự. Có nhiều yếu tổ ảnh huởng đến tính tin cậy của đánh giá. chẳng hạn, những yếu tổ bên trong như: sức khoe, tâm trạng, động cơ, nhận thức, kỉ năng thực hiện của đổi tương đánh giá. Những yếu tổ từ bên ngoài như: chất lượng của công cụ đánh giá, hướng dẫn làm bài, điều kiện môi trưởng diễn ra quá trình thực hiện đo lường và đánh giá. Để năng cao tính tin cậy của đánh giá, cần lưu ý: hạn chế được các yếu tổ chủ quan của ngưởi đánh giá; đảm bảo các bước của quy trình đánh giá; hạn chế tổi đa những ảnh hưởng từ bên ngoài; các đánh giá phải có kết quả nhất quán; giáo dục cho học sinh ý thức, động cơ đứng đắn đổi với kiểm tra, đánh giá; hình thành cho học sinh kỉ năng tự kiểm tra, tự đánh giá.
YÊU cầu đảm bảo công bằng.
Phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội như nhau để thể hiện kết quả học tập và kết quả đánh giá phải thể hiện đứng kết quả học tập của họ.
Để thực hiện yêu cầu này, cần lưu ý:
- Không có sự phân biệt và thiên vị khi đánh giá;
- Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tổ chủ quan khi đánh giá;
- Tránh những ảnh hưởng từ các yếu tổ như chủng tộc, giới tính, nguồn gổc, dân tộc, địa vị kinh tế - xã hội, môi trường sống. Những yếu tổ này cần tránh không chỉ trong quá trình đánh giá của giáo viên mà ngay cả trong nội dung của các bài kiểm tra, đánh giá;
- Cần cho tất cả học sinh đuợc biết về phạm vi sẽ đánh giá nhằm giúp học sinh định hướng trong quá trình học tập, ôn tập, lất nhiên không phải là những nội dung đánh giá cụ thể;
- Giúp cho học sinh có kĩ năng để làm bài kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, chẳng hạn biết cách xem xét cẩn thận những chỉ dẫn khi làm bài, hoặc biết cách lựa chọn những phần nào làm trước, phần nào làm sau, điều này có thể gây thiệt thòi đối với những học sinh chưa có kĩ năng làm bài.
YÊU cầu đảm bảo tính hiệu quả.
Đảm bảo tính hiệu quả của đánh giá là:
- Đánh giá phải phù hợp với công sức và thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá. Thông thường, đánh giá với sự chi phí ít nhưng đảm bảo giá trị và tin cậy sẽ là có hiệu quả.
	- Để năng cao hiệu quả đánh giá, cần có sự phù hợp về thời gian sử dụng để thực hiện quá trình đánh giá, bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian thời gian tổ chức thực hiện, thời gian chấm điểm, công bổ kết quả. Tuy nhiên, thời gian cho mỗi khâu này là khác nhau đổi với mỗi phuơng pháp sử dụng để đánh giá.
	- Đánh giá phải tạo ra động lực để đối tượng đuợc đánh giá vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực. Kết quả học tập của mỗi học sinh trong quá trình học tập thể hiện trình độ nhận thức riêng của học sinh đó. Kết quả này thể hiện ở điểm số của các bài kiểm tra chính thức, đó là căn cứ để đưa ra kết luận về kết quả học tập của ngưởi học. Tuy nhiên, trong suổt quá trình học tập, những kết quả đánh giá không chính thức chỉ phản ánh một thời điểm của hoạt động nhận thức, thông qua đó giáo viên liên tục thu thập thông tin để giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập, tiếp tực nổ lực phấn đẩu vươn lên không ngừng để đạt được mục tiêu học tập. Do vậy đòi hỏi đánh giá không chính thức phải linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng khích lệ, động viên, tạo động lực cho sự học tập của học sinh. Tính mềm dẻo không có nghĩa là bỏ qua chuẩn về chất lượng mà nỏ là sự điều chỉnh linh hoạt ở từng thời điểm học tập đảm bảo cho chất lượng và hiệu quả chung của cả quá trình.
	- Tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá phải được công bổ công khai và kịp thời cho học sinh.
Trong quá trình đánh giá kết quả học tập, tất cả các yêu cầu trên có mối quan hệ với nhau, chứng cần phải được thực hiện đồng thời nhằm thực hiện tốt các chức năng của đánh giá.
Các xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay
Đánh giá kết quả học tập phải dựa vào các bằng chứng được thu thập từ nhiều hoạt động khác nhau. Các phương pháp đánh giá rất đa dạng như: kiểm tra tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, thực hành... Các phương pháp phải được lựa chọn, sử dụng phù hợp với mục tiêu dạy học và tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nó phải là bộ phận khăng khít của quá trình dạy học. Ngày nay, xu hướng của đánh giá kết quả học tập là:
Chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình, đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn nội dung môn học, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn để thể hiện mình và giảm bớt sức ép từ việc kiểm tra, đánh giá.
Từ đánh giá các kỉ năng riêng lẻ, các sự kiện sang các kỉ năng tổng hợp. Không phải chỉ là đánh giá khả năng nhớ và hiểu mà còn đánh giá khả năng hiểu sâu, lập luận, đánh giá kỉ năng vận dụng kiến thức, nhấn mạnh đến kỉ năng tư duy, làm việc nhóm.
Từ đánh giá dựa trên ít thông tin sang đánh giá dựa trên nhiều thông tin đa dạng, người học tự đánh giá và đánh giá từ các chủ thể khác nhau.
Chuyển từ xem xét đánh giá như là một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang là một bộ phận tích hợp của quá trình dạy học. chúng được tiến hành liên tục trong quá trình giảng dạy nhằm giúp cho giảng viên có những quyết định phù hợp trong các thời điểm giảng dạy, giúp sinh viên tích cực hơn trong học tập.
Kiểm tra, đánh giá chuyển từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí sang công khai các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá.
BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG 1
Trình bày cách hiểu của bạn về: kiểm tra, đánh giá, đo lường kết quả học tập. Chỉ ra các đặc trưng của đo lường kết quả học tập, minh hoạ những đặc trung này trong thực tiến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường THCS.
Phân tích vai trò của đánh giá kết quả học tập, minh hoạ bằng thực tiến để chứng minh cho vai trò đã phân tích.
Các chức năng của đánh giá kết quả học tập là gì? Đưa ra các mình hoạ cụ thể để chứng minh cho từng chức năng của đánh giá.
Nhận xét việc thực hiện các chức năng của đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thực tiến ở nhà trưởng mà bạn đuợc biết.
Phân tích các yêu cầu đổi với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS.
Đánh giá thực trạng việc thực hiện các yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trưởng hiện nay.
Đề xuất biện pháp năng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS.
Nội dung 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT quả học tập CỦA HỌC SINH
MỤC TIÊU
Mô đuợc tả các phuơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS.
Vận dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với môn học cụ thể.
Thực hiện quá trình kiểm trạ, đánh giá phù hợp với xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay.
CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Xác định ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trưởng THCS.
Nêu khái niệm và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp thưòng được sử dựng trong môn học mà bạn gianrg dạy qua việc hoàn thành bảng sau:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Khái niệm, uu điểm và hạn chế
Khái niệm
Ưu điểm
Hạn chế
Làm bài viết dạng tự luận
Làm bài trắc nghiệm khách quan
Quan sát
Vấn đáp
Từ thực tiễn kiểm tra, đánh giá quả học tập ở môn học mà anh (chị) đang giảng dạy, hãy hoàn thành bảng sau:
Phuong pháp kiểm tra, đánh giá
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
ỉtkhi
Không bao giò
Mục đích sử dụng và trong trường họp nào?
Làm bài viết dạng tự luận
Làm bài trắc nghiệm khách quan
Quan sát
Vấn đáp
Bạn hãy đối chiếu những nội dung vừa viết với những thông tin dưới đây và tự hoàn thiện những nội dung đã viết.
Thông tin phản hồi
Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận
Khái niệm
Kiểm tra viết dạng tự luận là phương pháp dùng bài kiểm tra viết dạng tự luận để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được ở một lĩnh vục cụ thể. Một bài kiểm tra viết dạng tự luận thường có ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết nhiều câu để trả lời và cần phải có nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, cho phép một sự tự do tương đối để trả lời các vấn đề đặt ra.
Câu trả lời thể hiện ở hai dạng: (1) Câu có sự trả lời mở rộng: Là loại câu có phạm vi rộng và khái quát, học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức; (2) Câu tự luận trả lời có giới hạn: Các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi đuợc nêu rõ để người trả lời biết được độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn bài có câu tự luận có sự trả lời mở rộng.
b ) Uu điểm
Bài kiểm fra viết dạng tự luận có khả năng đo lường được các mục tiêu cần thiết, có thể đo lường và đánh giá tùy theo mức độ hiểu, tổng hợp, đánh giá.
Kiểm tra viết dạng tự luận là phuơng pháp rất có hiệu quả để đánh giá mức độ hiểu sâu, khả năng nắm bắt thông tin phức tạp, yêu cầu phải giải thích các quy trình hoặc kết hợp các sự kiện riêng lẻ lại thành một chỉnh thể có ý nghĩa.
Câu hỏi dạng tự luận khi được soạn một cách cẩn thận có thể tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng suy luận, sắp xếp dữ kiện, khả năng phê phán, đưa ra những ý tưởng mới. Tuy nhiên, giáo viên cần chuẩn bị trước cho học sinh thể hiện và học sinh cũng biết rằng mục đích chính của bài kiểm tra là để chứng minh được những năng lực đã nêu.
Bài kiểm tra với dạng câu tự luận thường dễ chuẩn bị và mất ít thời gian hơn so với các loại câu trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, để có được câu tự luận hay vẫn đòi hỏi thời gian chuẩn bị cẩn thận.
c) Hạn chế
Một bài kiểm tra viết với dạng bài tự luận thường có số lượng ít câu hỏi, do đó khó cung cấp một mẫu tổng thể về lượng kiến thức cần đánh giá, tức là khó đại diện đầy đủ cho nội dung.
Khi làm bài kiểm tra viết tự luận, học sinh thường tập trung vào học các chủ đề, thể loại, các mối quan hệ và cách tổng hợp, sắp xếp thông tin.
Việc chấm điểm bài tự luận thường khó khăn và tốn nhiều thời gian, đặc biệt là khi muốn đưa ra những kết luận thật chính xác và có hiệu quả về khả năng của học sinh.
Khó xác định các tiêu chí đánh giá hơn trắc nghiệm khách quan. Bài kiểm tra khó đánh giá được một cách tuyệt đối là đúng hay sai, việc đánh giá chủ yếu phản ánh mức độ giá trị của bài.
Quá trình chấm điểm có rất nhiều yếu tố làm thiên lệch điểm số, chẳng hạn như: sự khắt khe ở mọi ngưởi, tâm trạng, sự mệt mỏi, sự đãng trí, đặc biệt là trình độ chuyên môn... chính vì vậy mà điểm số có độ tin cậy không cao.
Phưong pháp trắc nghiệm khách quan
Khái niệm
Trắc nghiệm khách quan là phương pháp dùng bài trắc nghiệm khách quan để đo lường mức độ mà cá nhân đạt được các mục tiêu đặt ra.
Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản, hay một từ hoặc một cụm từ.
Các loại câu trắc nghiệm khách quan bao gồm:
Loại câu nhiều lựa chọn: Là loại câu thông dụng nhất, còn gọi là câu đa phương án, gồm hai phần: phần câu dẫn và phần lựa chọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (câu chưa hoàn tất) tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Người trả lời sẽ chọn một phuơng án trả lời duy nhất đúng hoặc đúng nhất, hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phuơng án cho trước. Những phuơng án còn lại là phương án nhiều.
Loại câu đúng - sai: Câu trắc nghiệm loại này thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết định là đúng hay sai.
Loại câu điền vào cho trống: Loại câu này đòi hỏi trả lời bằng một hay một cụm từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa đầy đủ.
Câu ghép đôi: Loại câu này thường bao gồm hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Hai dãy thông tin này có số câu không bằng nhau, một dãy là danh mục gồm các tên hay thuật ngữ và một dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm... Nhiệm vụ của người làm bài là ghép chúng lại một cách thích hợp.
b ) Ưu điểm
Sử dụng phuơng pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập có khả năng đo được các mức độ của nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá).
Điểm số có độ tin cậy cao.
Bài trắc nghiệm bao quát đuợc phạm vi kiến thức rộng nên đại diện được cho nội dung cần đánh giá.
c) Hạn chế
Dùng bài trắc nghiệm khách quan sẽ khó khăn trong việc đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới.
Quá trình chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm khách quan là khó khăn và mất nhiều thời gian.
Việc tiến hành xây dụng câu hỏi cần tuân theo những bước chặt chẽ hơn so với câu tự luận.
Phương pháp kiểm tra vấn đáp
Khái niệm
Kiểm tra vấn đáp là phuơng pháp hỏi và đáp giữa người dạy và người học nhằm làm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu dã học hoặc từ những kinh nghiệm đã đuợc tích luỹ trong cuộc sống.
Ưu điểm
Phương pháp kiểm tra vấn đáp đuợc sử dụng trong quá trình dạy học, nếu được vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng giúp cho giáo viên thu được tín hiệu ngươc nhanh chóng ở mọi đối tượng học sinh, thúc đẩy học sinh học tập thường xuyên có hệ thống, kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Phuơng pháp kiểm tra vấn đáp có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học cũng như trong khi thi cuối học kì hoặc cuối năm học, học sinh cần trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói.
Phương pháp vấn đáp được dùng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giúp cho giáo viên và học sinh biết được mức độ nắm tri thức của học sinh qua câu trả lời của họ, giúp kiểm tra tri thức của học sinh một cách nhanh chóng đồng thời giúp học sinh tự kiểm tra tri thức của mình một cách kịp thời.
Kiểm tra vấn đáp kích thích học sinh tích cực, độc lập tư duy, tìm ra câu trả lời chính xác, đầy đủ, gọn gàng nhất, tức là tìm đuợc câu trả lời tối ưu một cách nhanh chóng nhất.
Nếu vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng dễ điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kích thích học sinh tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học.
Hạn chế
Phương pháp kiểm tra vấn đáp cũng có những hạn chế nhất định là nếu vận dụng không khéo léo sẽ mất thời gian, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện kế hoạch.
Nếu đặt câu hỏi khó hiểu, không rõ ràng, thiếu chính xác, hoặc câu hỏi quá khó, hoặc việc dẫn dắt học sinh

File đính kèm:

  • doctang_cuong_nang_luc_kiem_tra_va_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua.doc