Tài liệu dùng để soạn giáo án bộ Sách Chân trời sáng tạo

Câu hỏi gợi ý Ý kiến của em

Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở? Em cảm thấy còn nhiều bỡ ngỡ vì trường mới, lớp mới, bạn bè và nhiều môn học mới. Em cũng cảm thấy có buồn khi không còn được học cùng những người bạn cũ thân thiết từ tiểu học.

Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới? Trong môi trường lớp 6 mới, điều thuận lợi với em là em được học cùng cô giáo chủ nhiệm rất hiền, thân thiện và tận tình quan tâm chúng em. Khi có điều gì không hiểu rõ, cô đều tận tình giảng giải và chỉ bảo, khiến chúng em cảm thấy cô rất gần gũi.

Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới? Trong môi trường lớp 6 mới, điều khó khăn với em là :

- Lớp 6 có nhiều môn học mới, mỗi môn học là một thầy giáo hoặc cô giáo khác nhau nên chúng em chưa quen cách học.

- Mỗi ngày chúng em đều phải học rất nhiều môn học nên có nhiều bài tập về nhà và bài cũ phải học thuộc.

- Trong lớp em có rất nhiều bạn học giỏi và tích

cực trong các hoạt động vì vậy em sẽ luôn phải cố gắng phấn đấu để đạt thành tích học tập tốt.

 

docx 119 trang linhnguyen 19/10/2022 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu dùng để soạn giáo án bộ Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dùng để soạn giáo án bộ Sách Chân trời sáng tạo

Tài liệu dùng để soạn giáo án bộ Sách Chân trời sáng tạo
t cuộc sống công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
Các trạng ngữ:
từ xưa đến nay (trạng ngữ chỉ thời gian).
vì đó là thế giới của những điều diệu kì, những giấc mơ đẹp; vì muốn giúp đỡ mẹ (trạng ngữ chỉ nguyên nhân).
Đọc 4: Non-bu và Heng-bu (Truyện dân gian Hàn Quốc)
Tìm hiểu chung
Thể loại: Truyện cổ tích Hàn Quốc.
PTBĐ chính: Tự sự.
Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1 (Đầu đến bước trở về): Giới thiệu hoàn cảnh của hai anh em.
+ Phần 2 (Tiếp đến trở nên vô cùng giàu có): Người em hiền lành, tốt bụng được đền đáp.
+ Phần 3 (Còn lại): Người anh tham lam, xấu xa nhận quả báo.
Tóm tắt:
Luyện tập
Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí.
Ngày xưa, ở làng nọ có hai anh em Non-bu và Heng-bu.
Heng-bu biết tin đến tìm và bảo gia đình anh trai về ở cùng. Non-bu khóc ôm lấy Heng-bu.
Heng-bu nhờ anh giúp đỡ nhưng người anh cáu gắt đuổi đi.
Chim mang tới hạt bầu. Khi Heng-bu hái quả xuống mở ra toàn trân châu, hồng ngọc, vàng bạc. Heng-bu trở nên giàu có.
Non-bu biết vậy đến mắng Heng-bu vì nghĩ ăn trộm. Sau khi nghe việc liền mua đôi chim nhạn.
Non-bu thậm chí bẻ gãy chân của chim rồi tự băng lại. Chim cũng mang đến hạt bầu. Sau khi có quả mở ra chỉ toàn nhóm tráng sĩ, trộm cướp, yêu tinh. Non-bu thành ăn mày.
Non-bu lấy hết tài sản của người em nhưng Heng-bu không oán trách.
Heng-bu cứu con chim khỏi chăn, băng bó vết thương cho chim.
Kiểm tra
Đọc hiểu văn bản
Người anh (Non-bu)
Người em (Heng-bu)
Tính cách.
Tham lam, xấu tính.
Tốt bụng, hiền lành.
Chuyện chia tài sản.
Giành hết tài sản, khi em khó khăn nhờ giúp đỡ nhưng giận dữ quát tháo và đuổi Heng-bu ra khỏi nhà.
Không nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng. Khi gặp người có hoàn cảnh nghèo khó hơn mình, chàng thường tìm cách giúp đỡ. Dù không được giúp đỡ nhưng không oán trách, lê bước trở về.
Chuyện chim nhạn và những quả bầu.
Đôi chim nhạn là mua về nuôi khi được nghe người em kể chuyện.
Tự bẻ gãy chân chim rồi băng bó và còn đòi nó trả ơn.
Bầy nhạn cũng đem đến hạt bầu. Tuy nhiên trong
Đôi chim nhạn tự bay đến làm tổ, đẻ trứng và nuôi nấng chim non.
Cứu con chim non khỏi con trăn, băng bó vết thương bằng mảnh vải nhỏ để chim mau lành.
Bầy nhạn đem đến hạt bầu để người em gieo trồng. Quả bầu đầu tiên được bổ ra, trân châu tuôn ào
quả bầu chỉ có các tráng sĩ tay cầm gậy đánh khắp mình còn yêu cầu nộp 5000 lượng mới tha, bọn cướp dữ dằn nhảy xổ ra đập vỡ nhà và lấy hết tài sản lúa gạo mang đi, một đám yêu tinh hung tợn.
ạt. Quả bầu thứ hai bên trong đầy hồng ngọc. Quả bầu thứ ba, thứ tư toàn tiền vàng, tiền bạc.
Kết cục.
Trở thành ăn mày.
Sau cùng cũng nhận ra lỗi lầm của mình, ôm chầm lấy em khóc nức nở.
Trở nên giàu có.
Nghe tin anh trai nghèo khó, suy sụp chạy đến tìm và mời gia đình anh trai sống cùng mình.
Luyện tập
Sắp xếp các từ vào cột sao cho hợp lí.
Tham lam, xấu tính.
Cứu chim nhạn bởi con trăn và chữa lành chân cho chim.
Bẻ gãy chân chim nhạn.
Cuối cùng trở nên giàu có.
Trong quả bầu chỉ có nhóm tráng sĩ, đoàn cướp, yêu tinh.
Sẵn sàng giúp đỡ người anh.
Siêng năng, tốt bụng.
Không chịu giúp đỡ người em.
Trong quả bầu có vàng bạc, hồng ngọc, trân châu.
Cuối cùng thành ăn mày.
Kiểm tra
Tổng kết
Nội dung
Non-bu
Heng-bu
Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng, kẻ độc ác bị trừng trị.
Nghệ thuật
Các yếu tố hoang đường, kì ảo.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non- bu và Heng-bu.
Cốt truyện: truyện kể theo trình tự thời gian, bắt đầu từ “ngày xưa” và kết thúc có hậu, người ở hiền gặp lành, kẻ độc ác bị trừng trị. Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo: người em bổ hạt bầu ra, nhả ra trân châu, hồng ngọc, tiền bạc; người anh bổ quả bầu thì hiện ra các tráng sĩ, yêu tinh
Kiểu nhân vật: truyện thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại, phải trải qua nhiều thử thách và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu.
Phẩm chất nhân vật: thông qua những hành động, các nhân vật thể hiện phẩm chất của mình. Nhân vật người em bộc lộ phẩm chất hiền lành, tốt bụng, có tấm lòng nhân hậu. Người anh trai tham lam, độc ác, tàn nhẫn.
Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng, kẻ độc ác bị trừng trị.
Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản này?
Qua văn bản này, em rút ra được bài học là: Trong cuộc sống cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống hiền lành, thiện lương, không lam tham và chỉ biết lợi ích của bản thân.
Viết: Kể lại một truyện cổ tích
Em đã từng đọc, được nghe kể nhiều truyện cổ tích hay. Có những truyện để lại ấn tượng rất sâu đậm trong kí ức của em. Có khi nào em muốn tự mình kể lại cho mọi người nghe những câu chuyện thú vị đó hay không? Cách thức kể như thế nào?... Bài học này sẽ hướng dẫn những bước cơ bản để em biết cách kể lại một truyện cổ tích.
Kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện, trong đó, người viết kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của mình.
Yêu cầu đối với kiểu bài:
Người kể sử dụng ngôi thứ ba.
Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian.
Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường.
Bài văn gồm có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu truyện cổ tích sẽ kể lại (tên truyện, lí do chọn kể,...).
Thân bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Trình bày những sự việc đã xảy ra trong câu chuyện theo trình tự thời gian.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể
Luyện tập
Đâu không phải yêu cầu khi viết kể lại một truyện cổ tích?
Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường.
Người kể sử dụng ngôi thứ ba.
Các sự việc được trình bày theo trình tự không gian. Bài văn gồm có ba phần.
Kiểm tra
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Kể lại truyện cổ tích "Cây khế".
Mở bài: Giới thiệu tên truyện và lí do muốn kể lại truyện (Tôi yêu chuyện cổ nước tôi... là Cây khế.).
Thân bài:
Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (Chuyện kể rằng,... trĩu trên cành).
Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra theo trình tự thời gian.
Kể lại các yếu tố kì ảo.
(Một ngày kia,... trở lại núi rừng)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về truyện (Mỗi câu chuyện cổ tích... gặp quả ấy).
Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn kể lại truyện Cây khế, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
Người kể có nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện hay không? (Có)
Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế hay không? (Có)
Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không? (Có)
Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích? (Phải đảm bảo những yêu cầu: Sử dụng ngôi thứ 3, kể đầy đủ các sự việc và các chi tiết kì ảo theo trình tự thời gian, nêu cảm nghĩ về truyện)
Đề bài: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
Hướng dẫn quy trình viết Luyện tập
Sắp xếp quy trình khi viết kể lại một truyện cổ tích.
Thu thập tài liệu.
Xác định đề tài.
Tìm ý.
Rút kinh nghiệm.
Lập dàn ý.
Xem lại và chỉnh sửa.
Viết bài.
Kiểm tra
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài
Em cần đọc kĩ đề bài để xác định:
Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
Kiểu bài mà đề yêu cầu là gì?
Thu thập dữ liệu
Em hãy tìm đọc một số truyện cổ tích. Trong những truyện đó, truyện nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất...?
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Em hãy đọc kĩ truyện đã chọn và trả lời những câu hỏi dưới đây:
Truyện có tên là gì? Vì sao em chọn kể lại truyện này?
Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào?
Truyện có những nhân vật nào?
Truyện gồm những sự việc nào? Các sự việc xảy ra theo trình tự nào?
Truyện kết thúc như thế nào?
Cảm nghĩ của em về truyện?
Lập dàn ý
Em hãy sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý. Cụ thể như sau:
Mở bài
Giới thiệu:
Tên truyện.
Lí do muốn kể lại truyện.
Thân bài
Trình bày:
Nhân vật.
Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Kể chuyện theo trình tự thời gian:
Sự việc 1.
Sự việc 2.
Sự việc 3.
Sự việc 4.
- ...
Kết bài
Nêu cảm nghĩ về truyện vừa kể.
Bước 3: Viết bài
Dựa vài dàn ý trên, viết thành một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. Khi viết cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Xem lại và chỉnh sửa
Sau khi viết xong, em có thể tự kiểm tra lại bài viết của mình theo những gợi ý sau:
Bảng kiểm bài viết kể lại một truyện cổ tích
Các phần của bài viết
Nội dung kiểm tra
Đạt/ Chưa đạt
Mở bài
Nêu tên truyện.
Nêu lí do em muốn kể lại truyện. Dùng ngôi thứ ba để kể.
Thân bài
Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc.
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí.
Thể hiện được các yếu tố kì ảo.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.
Tiếp theo, đọc lại câu chuyện của mình lần thứ hai và kiểm tra, điều chỉnh bài viết bằng cách:
Đọc kĩ toàn bài và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó, sửa lại các lỗi đó.
Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).
Em hãy trình bày bài viết cho các bạn trong nhóm nghe và nhờ bạn góp ý để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Tiếp theo, hãy đọc bài viết của các bạn khác và giúp bạn hoàn chỉnh văn bản theo cách mà em đã làm với bài của mình.
Rút kinh nghiệm
Nếu được viết lại bài này, em sẽ điều chỉnh như thế nào để bài viết tốt hơn?
Gợi ý
Thị ơi thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.
Truyện cổ tích luôn mở ra thế giới nhiệm màu, kì ảo với những bài học sâu xa mà người xưa gửi gắm. Truyện cổ tích gắn bó với tuổi thơ của đứa trẻ, với lời mẹ ru, lời bà kể. Mỗi khi nghe đến một câu quen thuộc, ta liền được gợi nhắc đến một truyện cổ tích nào đó. Và câu thơ trên đã nhắ nhớ tôi đến truyện Tấm Cám.
Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám - cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô.
Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn. Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường.
Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng
vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung.
Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão.
Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình - Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo.
Truyện Tấm Cám thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện, ta còn thấy được ước mơ nhân dân về chiến thắng cái thiện và cái ác, về hạnh phúc gia đình, công bằng xã hội, về năng lực và phẩm chất tuyệt vời của con người.
Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích
Em đã viết xong một bài văn kể lại truyện cổ tích mà em yêu thích. Bây giờ, em hãy dùng ngôn ngữ nói để kể lại câu chuyện của mình cho các bạn nghe.
Luyện tập
Sắp xếp các bước thực hiện nói và nghe kể lại một truyện cổ tích theo trình tự hợp lí.
Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
Trao đổi, đánh giá.
Tìm ý và lập dàn ý.
Luyện tập và trình bày.
Kiểm tra
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
Đề tài: Kể lại truyện cổ tích.
Để xác định không gian và thời gian nói, em hãy trả lời câu hỏi: Em dự định sẽ nói ở đâu và trong thời gian bao lâu?
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
Ý tưởng cho bài nói chính là truyện cổ tích mà em đã kể lại bằng bài viết ở trên. Em có thể sử dụng hình ảnh, tranh vẽ đề bài nói thêm sinh động.
Em hãy lập dàn ý của bài nói dựa trên dàn ý bài viết.
Bước 3: Luyện tập và trình bày.
Em hãy đứng trước gương để tập kể lại câu chuyện.
Chú ý sử dụng giọng điệu (cao, thấp, to, nhỏ, nhanh, chậm,...) phù hợp khi kể về các nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung kể được hấp dẫn hơn.
Khi trình bày, em nên tóm tắt ngắn gọn nội dung nói dưới dạng từ, cụm từ và sắp xếp các nội dung ấy theo thứ tự, đồng thời lựa chọn những từ ngữ thích hợp với ngôn ngữ nói, tránh dùng ngôn ngữ viết hoặc đọc lại bài viết.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá.
Trong vai người nghe và người kể câu chuyện, hãy dùng bảng kiểm dưới đây để góp ý cho bạn và tự đánh giá bài kể của mình.
Bảng kiểm bài nói kể lại một truyện cổ tích
Nội dung kiểm tra
Đạt/ Chưa đạt
Bài nói có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Người kể trình bày chi tiết các sự việc xảy ra.
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
Các hành động của nhân vật được kể đầy đủ.
Người kể dùng ngôi thứ ba để kể lại câu chuyện.
Người kể sử dụng các yếu tố kì ảo đã xuất hiện trong truyện cổ tích.
Người kể thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung được kể.
Người kể tự tin, cử chỉ, điệu bộ hợp lí.
Người kể sử dụng từ ngữ thích hợp với ngôn ngữ nói khi kể.
Luyện tập
Đâu không phải nội dung khi kiểm bài nói kể lại một truyện cổ tích? Người kể trình bày chi tiết các sự việc xảy ra.
Người kể dùng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện. Các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
Người kể tự tin, cử chỉ, điệu bộ hợp lí. Kiểm tra
Gợi ý
Thị ơi thị rụng bị bà
Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.
Truyện cổ tích luôn mở ra thế giới nhiệm màu, kì ảo với những bài học sâu xa mà người xưa gửi gắm. Truyện cổ tích gắn bó với tuổi thơ của đứa trẻ, với lời mẹ ru, lời bà kể. Mỗi khi nghe đến một câu quen thuộc, ta liền được gợi nhắc đến một truyện cổ tích nào đó. Và câu thơ trên đã nhắc nhớ tôi đến truyện Tấm Cám.
Truyện kể rằng ở ngôi làng kia có hai chị em cùng cha khác mẹ. Cô chị tên là Tấm, mồ côi mẹ từ nhỏ sống cùng cha và mẹ ghẻ. Cha cô đổ bệnh mà qua đời khiến Tấm khổ cực hơn. Cám - cô em cùng cha của Tấm, được mẹ nuông chiều chỉ biết rong chơi không chịu làm việc. Tấm phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng và sống cùng đứa em đầy mưu mô.
Tấm và Cám được mẹ sai đi hớt tép và mẹ có treo thưởng. Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ trong khi Cám chỉ mải mê rong chơi. Khi Cám nhìn thấy giỏ tép đầy của Tấm, Cám đã bày mưu lừa trút hết giỏ tép đầy kia. Tấm bị lừa ngồi bưng mặt khóc. Tấm khóc và bụt hiện lên giúp đỡ. Bụt hỏi Tấm xem trong giỏ còn thứ gì không và Tấm đã tìm thấy một chú cá bống còn sót lại. Bụt dạy Tấm cách chăm sóc cá bống, ngày ngày Tấm đều phần cơm cho cá bống ăn. Mẹ con nhà Cám rình Tấm và biết được sự có mặt của cá bống dưới giếng liền lập mưu giết chết cá bống của Tấm. Tấm về nhà theo thói quen thường ngày cho cá bống ăn nhưng gọi mãi chả thấy bống đâu và Tấm lại khóc. Bụt lại hiện lên và bảo Tấm đi tìm xương cá bống còn sót lại, kiếm bốn cái lọ cho xương cá bống vào đó rồi chôn xuống chân giường.
Nhà vua cho mở hội già trẻ gái trai ai cũng đều nô nức. Tấm xin dì ghẻ cho đi chơi hội nhưng dì ghẻ đã trộn gạo lẫn thóc và bắt Tấm ở nhà nhặt cho bằng xong rồi mới được đi chơi hội. Uất ức Tấm bật khóc. Lúc này, Bụt lại hiện lên và giúp đỡ cho Tấm nhặt thóc bằng cách gọi bầy chim sẻ đến. Bụt còn chỉ cho Tấm cách có quần áo, giày đẹp, ngựa để đi trẩy hội bằng cách đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường lên. Khi đi qua cầu Tấm đánh rơi một chiếc giày. Ngựa của nhà vua có đi qua chiếc cầu đó và sai quân lính xuống mò xem cái gì và phát hiện chiếc giày xinh đẹp. Vua sai lệnh cho người dân ướm thử, ai vừa sẽ lấy người đó làm vợ. Ai ai cũng muốn ướm thử và mẹ con nhà Cám cũng vậy. Tấm cũng muốn thử và khi đến lượt Tấm thì chiếc giày vừa như in, giống với chiếc giày trong túi của Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu và được vào cung.
Tấm tuy quen với cuộc sống sung sướng nhưng vẫn chẳng quên ngày giỗ của cha mình. Cô đã xin phép nhà vua cho mình trở về làm giỗ cho cha cùng dì và em. Mẹ con Cám có mưu giết hại Tấm và cho Cám vào cung thay thế. Khi Tấm chết, Tấm hóa thành chim vàng anh ngày ngày ở bên cạnh vua. Mẹ con Cám thấy tức với chim vàng anh bèn lập tức giết vàng anh và bỏ lông ra góc vườn. Góc vườn mọc lên hai cây xoan đào, tỏa bóng mát. Nhà vua thấy thích bèn sai quân lính mắc võng ở đây và nằm ngủ. Mẹ con Cám lại bày mưu chặt cây xoan lấy gỗ làm khung cửi. Khung cửi khi dệt toàn vang lên những tiếng chửi rủa khiến Cám sợ hãi và đem đi đốt, vứt tro tại nơi đó mọc lên một cây thị thơm ngào ngạt nhưng chỉ có duy nhất một quả. Một hôm, có bà lão đi qua đem lòng yêu mến bèn hứng túi ra xin thị về ở với bà. Quả thị rơi ngay túi bà và từ đó ngày ngày bà đi chợ Tấm đều xuất hiện từ trong quả thị chui ra ngoài giúp bà lão dọn nhà, nấu cơm. Bà cụ phát hiện nên đã rình và bắt được. Bà xé nát vỏ thị và từ đó Tấm ở lại làm con gái của bà lão.
Một hôm vua vi hành nhận ra cánh trầu têm giống với cách têm trầu của vợ mình. Vua liền gọi bà lão ra hỏi và nhận ra con gái của lão chính là người vợ đã chết của mình - Tấm. Sau đó vua đón Tấm trở lại cung. Khi về, Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên đem lòng ghen ghét, hỏi Tấm cách làm trắng da. Cám làm theo sự hướng dẫn của Tấm và chết thảm. Mẹ Cám khi hay tin con gái mình chết cũng lăn đùng ra chết theo.
Truyện Tấm Cám thể hiện giá trị tư tưởng giữa mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và ngoài xã hội. Qua câu truyện,

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_dung_de_soan_giao_an_bo_sach_chan_troi_sang_tao.docx