Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Giải thích được vì sao cần học lịch sử.

2. Về kĩ năng, năng lực

Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như:

- Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.

- Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.

3. Về phẩm chất

Bổi dưỡng các phẩm chất yêu nước, nhân ái,.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

- Máy tính, máy chiếu , bài powerpoit

2. Học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

A: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát triển của các loại hình máy tính qua thời gian.

 

doc 169 trang linhnguyen 20/10/2022 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
, động viên HS.
HS nêu được một số di sản tiêu biểu của văn minh Hy Lạp, La Mã và tự tin trình bày được trước lớp.
Bước 4: 
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Dựa trên sự tiến bộ và trình độ phát triển cao về kinh tế công thương nghiệp và thể chế dân chủ, cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đểlại rất nhiều di sản có giá trị cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực: chữ viết, văn học, khoa học tự nhiên, lịch, luật pháp, kiến trúc và điêu khắc,...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về 
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; 
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1. HS nêu được những đặc điểm đặc biệt vế điếu kiện tự nhiên của Hy Lạp, La Mã: đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi để xây dựng các hải cảng, riêng La Mã vế sau có đổng bằng, đồng cỏ để trồng trọt, chăn nuôi. Cả Hy Lạp, La Mã đều có nhiều khoáng sản.
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà 
c. Sản phẩm: bài tập nhóm
Câu 2. Có thể tổ chức HS theo nhóm, dựa vào những kiến thức đã học để tranh luận, có thể đưa ra ý kiến, khác nhau hoặc cùng ý kiến, nhưng quan trọng là có lí lẽ đúng để bảo vệ cho ý kiến của mình.
Câu 3. GV hướng dẫn HS tham khảo, đọc nội dung SGK, tìm kiếm thông tin trên một số website và sách báo để tìm hiểu và giới thiệu những thành tựu văn hoá của Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được bảo tổn đến ngày nay. HS có thể tự do sáng tạo các hình thức giới thiệu nhưng đảm bảo được nội dung thông tin, kèm hình ảnh minh hoạ cho nội dung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HS tìm hiểu trên internet về:
Đền Pác-tê-nông
Pê-ri-clét
Đấu trường Cô-li-dê
Tượng lực sĩ ném đĩa
Xê-da là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới, đồng thời là nhà sử học, nhà văn lớn của La Mã cổ đại. Ông có vai trò lớn trong việc chuyển đổi từ nền Cộng hoà sang Đế chế La Mã. Câu nói nổi tiếng bằng tiếng La-tinh “Veni, Vidi, Vici” (có nghĩa là “Ta đến, Ta thấy, Ta chinh phục”) được cho là câu nói nổi tiếng của Xê-da.
Bảng chữ số La Mã: Số La Mã hay chữ số La Mã là hệ thống chữ số cổ đại do người La Mã sáng tạo. Hệ thống này dựa trên một số ló tự La-tinh nhất định. Chữ số La Mã được sử dụng cho đến khi đế chế La Mã suy tàn và cho đến thế kỉ XIV thì nó đã không còn được sử dụng rộng rãi mà được thay thế bởi hệ chữ số Ả Rập tiện dụng hơn (được tạo thành bởi các số từ 0 đến 9). Tuy nhiên, hiện nay, chữ số La Mã vẫn còn được sử dụng trong việc đánh số trên mặt đổng hổ, để gắn vị trí hợp âm trong âm nhạc, các sự kiện lớn và đánh dấu thứ tự những người lãnh đạo chính trị (Sác-lơ I, Sác-lơ II,...)
CHƯƠNG 4. ĐỘNG NAM Á TỪ NHỮNG THÊ KÌ TIẾP GIÁP ĐẤU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THÊ KỈ X
GIỚI THIỆU CHƯƠNG 4
Bước 1: GV có thể hướng dẫn HS đọc nhanh đoạn kênh chữ, quan sát kênh hình và trục thời gian. 
Bước 2: GV gợi mở vấn đề: Kênh hình gợi cho em suy nghĩ gì về khu vực Đông Nam Á? Em hãy thử suy đoán dụng ý của các tác giả biên soạn sách khi giới thiệu những kênh hình này là gì?... Trên cơ sở định hướng của GV, HS có thể ghi nhanh ra giấy nháp/giấy nhớ những cầu hỏi/vấn đề mà các em muốn được khám phá hay giải đáp khi tìm hiểu về chương này.
Bước 3: Gv giới thiệu nội dung chương 4
Bước 4: Gv cho HS quan sát các hình và giới thiệu:
Hình “Ruộng bậc thang Ba-na-u tại núi I-phu-gao (Phi-líp-pin) - Di sản văn hoá thế giới”: Ruộng bậc thang của người I-phu-gao ở Phi-líp-pin đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới bởi sự đồ sộ với chiểu cao hàng nghìn mét, là minh chứng về sức sáng tạo, kĩ thuật canh tác của người xưa. Tổ tiên của những người I-phu-gao ban đầu đã sử dụng đá và bùn để xây dựng nên những công trình này với đầy đủ phần ruộng canh tác và hệ thống dẫn nước tưới tiêu từ đỉnh núi trong khu rừng. Hình ảnh này gợi sự liên hệ về nền nông nghiệp lúa nước, nền tảng kinh tế cơ bản của Đông Nam Á - nơi được coi là quê hương của cây lúa nước.
Hình “Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a) - Di sản văn hoá thế giới”: Phật giáo và Ân Độ giáo là hai tôn giáo lớn, được truyền bá từ Ân Độ và Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á, có ảnh hưởng rất sâu sắc trên nhiều lĩnh vực của văn hoá khu vực này và để lại nhiều giá trị cho đến ngày nay.
Bô-rô-bu-đua là một kì quan kiến trúc Phật giáo cổ kính, tinh xảo được xây dựng từ năm 750 đến năm 842, ở trung tâm đảo Gia-va, In-đô-nê-xi-a. Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới thời Vương triều Sai-len-đra (thế kỉ VIII đến thế kỉ IX) vốn sùng đạo Phật. Đền toạ lạc trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đổng bằng phì nhiêu. Ở ba tầng trên cùng có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người còn gọi tháp Bô-rô-bu-đua là “sọt Phật Gia-va”. Bô-rô-bu-đua không chỉ là một lò quan đáng ngưỡng mộ của người In-đô-nê-xi-a mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại và giá trị nhất của thế giới Phật giáo. Hằng năm, đây là nơi hành hương của Phật tử In-đô-nê-xi-a trong dịp lễ Vê-sác truyền thống.
Hình ảnh này gợi sự liên hệ về những di sản nổi tiếng của Đông Nam Á, trong đó có nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc có ảnh hưởng của Phật giáo.
BÀI 11. CÁC QUỐC GIA SƠ KÌ Ở ĐÔNG NAM Á
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Sau bài học này, giúp HS:
Về kiến thức
Trình bày được sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
Về kĩ năng, năng lực
Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đổ.
Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
Về phẩm chất
Yêu đất nước, tự hào về khu vực Đông Nam Á; có ý thức xây dựng Cộng đồng Đông Nam Á đoàn kết và cùng phát triển.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên
Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
Lược đồ Các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc dùng file trình chiếu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Học sinh
-SGK.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
A: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
GV có thể sử dụng một trong hai cách sau đây để khởi động vào bài:
Cách 1: Được coi là “ngã tư đường” của thế giới, Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. Vị trí này đã mang lại những thuận lợi gì cho việc hình thành các quốc gia đầu tiên? Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nào? Quá trình đó diễn ra như thế nào?
Cách 2: Trong câu chào của người dân các nước Đông Nam Á đều mang ý nghĩa: “Đã ăn cơm chưa?”. Bởi vì nông nghiệp lúa nước từ lâu trỏ’ thành mẫu sổ chung của nền văn minh Đông Nam Á, lúa gạo là nguổn lương thực chính của cư dân nơi đây. Vậy điều kiện thuận lợi nào khiến Đông Nam Á trở thành quê hương của cây lúa nước? Các quốc gia đầu tiên được hình thành ở khu vực Đông Nam Á dựa trên cơ sở nào và có diện mạo ra sao?
Sau khi nhận được thông tin phản hồi ban đầu của HS vê' những câu hỏi gợi mở, GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục 1: Cái nôi của nền văn minh lúa nước
a. Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ. HS nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình của Đông Nam Á.
b. Nội dung: GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 1 (tr.52), kết hợp khai thác thông tin trong SGK để khai thác
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:
GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 1 (tr.52), kết hợp khai thác thông tin trong SGK để mô tả vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
Bước 2:
GV có thề cho một số HS lên chỉ trên lược đổ và trình bày vị trí địa lí của Đông Nam Á: Nằm ở phía đông nam của châu Á, tiếp giáp hai nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ân Độ, nằm trên con đường hàng hải nối Thái Bình Dương với Ân Độ Dương.
HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ.
Bước 3:
GV tiếp tục yêu cầu HS khai thác thông tin trên lược đồ để trình bày đặc điểm, vị trí địa hình nổi bật của khu vực Đông Nam Á: bị chia cắt thành hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Điểu này dẫn tới sự đa dạng về khí hậu, đất đai, nguồn động, thực vật, văn hoá,... trong khu vực
HS nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình của Đông Nam Á.
Bước 4: 
GV có thể mở rộng kiến thức bằng việc yêu cầu HS xác định trên lược đó hình 1 tên những con sông lớn ở Đông Nam Á lục địa. Sau đó, GV có thể chia lớp thành hai nhóm: một nhóm phân tích vẽ những thuận lợi, một nhóm phân tích những khó khăn mà những con sông này mang đến cho cuộc sống của cư dân Đông Nam Á.
HS có kiến thức nến tảng để tìm hiểu những nội dung kiến thức sau. HS nêu được tên những con sông lớn ở Đông Nam Á lục địa như: I-ra-oa-đi, Mê Công, Chao Phray-a, sông Hống. HS hiểu được: Những con sông này mang lại thuận lợi, khó khăn gì.
- Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á: nằm trên con đường hàng hải nối liền giữa An Độ Dương với Thái Bình Dương; là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với An Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
Địa hình bị chia cắt thành Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa khác biệt nhau.
Yếu tố gió mùa, lượng mưa lớn mang lại những thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước và nhiều cầy trồng khác.
Mục 2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
a. Mục tiêu: HS rút ra được quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
b. Nội dung: GV có thể tổ chức HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:
GV có thể tổ chức HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận và chỉ trên lược đổ một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.
HS kể được một số quốc gia sơ kì trong khu vực: Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (thuộc Việt Nam), các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (thuộc Thái Lan) và các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.
Bước 2:
GV có thê’ mỏ’ rộng cho HS: Em có nhận xét gì về phạm vi hình thành của các quốc gia sơ kĩ ở Đông Nam Á.
+ HS quan sát lược đồ và rút ra nhận xét.
Bước 3:
GV tổ chức cho HS đọc tư liệu và quan sát hình 2, 3 để trả lời câu hỏi: Tư liệu và hình ảnh chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên? Để HS trả lời được, GV có thể gợi ý cho HS một số câu hỏi:
+ Đoạn tư liệu và các hình ảnh nhắc đến những di chỉ khảo cổ ở đâu?
+ Ở các di chỉ đó, người ta tìm thấy những gì?
+ Những hiện vật được tìm thấy cho em biết điểu gì?
+ Tư liệu cho em biết điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á với các nước trên thê'giới?
HS biết đọc tư liệu, tìm từ khoá để trả lời câu hỏi. Từ đó, HS thấy được những bằng chứng về giao lưu thương mại Đông Nam Á với các nước trên thế giới. 
Bước 4: 
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. -GV có thể mở rộng cho HS về trình độ phát triển kinh tế, chính trị của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á.
Sự hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ VIITCN đến thế kỉ VII:
+ Cơ sở hình thành: Trước hết, đó là sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của các tộc người ở Đông Nam Á vào những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước và kĩ thuật luyện kim càng ngày càng tiến bộ. Mặt khác, sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc cũng là nền tảng quan trọng đưa đến sự ra đời các quốc gia sơ kì Đông Nam Á.
Người Đông Nam Á đã học tập cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, chữ viết, tôn giáo, hệ tư tưởng,... từ Ấn Độ, Trung Quốc, thông qua việc giao lưu, buôn bán hàng hoá.
+ Một số quốc gia sơ kì trong khu vực: Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (thuộc Việt Nam), các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (thuộc Thái Lan) và các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.
Nét nổi bật về kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước, cây gia vị, buôn bán đường biển rất phát đạt, xuất hiện nhiều thương cảng quốc tế như Óc Eo, Ta-cô-la,...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về 
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; 
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1. HS cần phân tích được các ý chính sau đây:
Thông qua giao lưu thương mại, kích thích nền kinh tế các vương quốc Đông Nam Á sơ lờ phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
Đồng thời, qua đó, tăng cường tiếp xúc, giao lưu văn hoá với các nến văn hoá lớn, học tập chữ viết, cách tổ chức nhà nước, kĩ thuật, nghệ thuật, tư tưởng,...
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà 
c. Sản phẩm: bài tập nhóm
Câu 2. Sưu tầm thông tin từ sách báo và internet về một quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á mà em thích và chia sẻ với bạn.
Dựa vào những kiến thức đã được học, HS biết vận dụng để tự sưu tầm tư liệu vế một quốc gia sơ kì. GV có thể hướng dẫn các em tìm tài liệu vê' Âu Lạc, Lâm Ấp, Chân Lạp hoặc Ma-lay-u. Liên quan đến những quốc gia này thì có nhiều tài liệu để các em dễ tìm kiếm hơn.
GV hướng dẫn HS tìm thông tin cơ bản: Thời gian tồn tại của các quốc gia đó, bộ máy nhà nước được tổ chức thế nào, hoạt động kinh tế nổi bật là gì,...
Câu 3. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo.
GV hướng dẫn HS su’u tẩm để thấy được văn hoá nông nghiệp trổng lúa nước được phản ánh qua thành ngữ, tục ngữ của người Việt nói riêng và cu’ dân Đông Nam Á nói chung như thế nào:Chuột sa chĩnh gạo
Gạo đổ bốc chẳng đầy thưng
Gạo thóc về ngài, tấm cám vê tôi
Cơm hẩm cà thiu
Cơm hàng cháo chợ
Cơm hẩm ăn với rau dưa
Quan họ làm khách em chưa hài lòng
Cơm khô là cơm thảo
Cơm nhão là cơm hà tiện
Cơm không ăn gạo còn đó
Cơm là gạo áo là tiền
Cơm lạnh canh nguội
Cơm nắm muối vừng
Cơm nặng áo dày
Cơm sôi bớt lửa chồng giận bớt lời
Cơm sôi cả lửa thì khê
Việc làm hay hỏng là lề thế gian
TÀI LIỆU TH AM KHẢO
Quê hương của cây lúa nước ở đâu?
Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ỏ’ Trung Quốc hay Ấn Độ, mà là ỏ’ vùng Đông Nam Á, vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng để phát triển nghề trồng lúa. Theo các nhà khảo cổ học, cây lúa ở vùng Đông Nam Á được trồng từ khoảng 10 000 năm TCN. Từ Đông Nam Á, nghế trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc.
Về đồng tiền vàng La Mã ở di chỉ Óc Eo:
Ngoài những nội dung như hướng dẫn ở phẩn trên, GV có thể khai thác thêm thông tin liên quan trên internet.
*****************************************
Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM
 https://www.facebook.com/groups/thuvienstem
BÀI 12. SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐÁU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIÊN ỞĐÕNG NAM Á 
TỪTHẼ KÌ VII ĐẾN THÊ KỈ X)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẨU
Sau bài học này, giúp HS:
Về kiến thức
Trình bày được quá trình hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).
Kể tên được một số quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế 1<Ì X.
Về kĩ năng, năng lực
Đọc và chỉ được ra thông tin quan trọng trên lược đố.
Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV
Về phẩm chất
Tự hào về Đông Nam Á từ xa xưa đã là điểm kết nối quan trọng trên tuyến đường thương mại giữa phương Đông và phương Tây, đây là nẽn tảng để Đông Nam Á phát huy những lợi thế sẵn có, hoà nhập vào thương mại Thái Bình Dương sôi động bậc nhất thế giới hiện nay.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
Lược đồ Các quốc gia sơ lờ và phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc file trình chiếu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Học sinh
SGK.
Tranh, ảnh, tư liệu (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cẩu của GV.
A: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
GV có thể sử dụng Hình 1. Một số sản phẩm gia vị chủ yếu ở Dông Nam Á (tr.55, SGK), yêu cấu HS nhận biết tên của các loại gia vị trong hình. Từ đó, GV dẫn dắt: Không chỉ là quê hương của cây lúa nước, Đông Nam Á còn có rất nhiều cây hương liệu và gia vị quý. Do đó, với lợi thế về vị trí địa lí, các thương cảng Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm buôn bán gia vị khá sôi động, nơi gặp gỡ giao lưu của thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới. Dựa trên nền tảng những quốc gia sơ kì, các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á đã được hình thành ra sao và sự phát triển kinh tế, sự hoàn thiện về bộ máy chính trị của các vương quốc đó thể hiện thế nào? Đó là những nội dung chính của bài học này.
B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến
a. Mục tiêu: Quá trình hình thành các vương quốc phong kiến
b. Nội dung: Lược đồ hình 1 (tr.52): GV khai thác lược đổ này để HS kể được tên các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á được hình thành từ thế kì VII đến thế kì X; có thể liên hệ với các quốc gia Đông Nam Á hiện đại.
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:
- GV có thể yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 (tr.52) và đọc thông tin: Nêu tên và xác định nơi hình thành các vương quốc phong kiến Đông Nam Á trên lược đồ.
Bước 2:
HS kể được: quốc gia Đại Cồ Việt (Bắc Việt Nam); các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi); Vương quốc Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me (ở lưu vực sông Chao Phray-a); Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra); Vương quốc Ka-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a (trên đảo Gia-va).
Bước 3:
GV có thể mở rộng: Em có nhận xét gì về phạm vi hình thành các vương quốc phong kiến này?
- HS rút ra được nhận xét: các vương quốc phong kiến hình thành trên cơ sở các quốc gia sơ kì trước đây.
B4: 
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Quá trình hình thành các vương quốc phong kiến:
+ Thời gian: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
+ Quá trình: Trên cơ sở những quốc gia sơ kì với nhiều bộ tộc cùng sinh sống, dần dẩn đã hình thành những quốc gia lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt. Bộ máy nhà nước của các vương quốc phong kiến dần được tổ chức quy củ hơn, quyền lực của nhà vua được tăng cường, quân đội, luật pháp ngày càng hoàn thiện.
Mục 2. Hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thê kỉ X
a. Mục tiêu: HS nắm được hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thê kỉ X
b. Nội dung: GV có thể phát Phiếu học tập yêu cầu HS viết ra những từ/cụm từ trong đoạn tư liệu nói về sự phát triển kinh tế của các vương quốc Đông Nam Á, đăt các câu hỏi gia

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc