Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị (thời kì Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.

2. Tư tưởng

Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc.

Giáo dục cho các em lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

3. Kĩ năng

Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.

Bước đầu rèn luyện kĩ năng cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử.

B. chuÈn bÞ

Bản đồ loại treo tường "Khởi nghĩa Hai Bà Trưng" do trung tâm bản đồ tranh ảnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản.

Bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN.

Bản đồ Âu Lạc thế kỉ I - thế kỉ III.

Tranh dân gian về Hai Bà Trưng khởi nghĩa, ảnh về đền thờ Hai Bà ở Hà Nội, Hà Tây.

 

doc 5 trang linhnguyen 06/10/2022 5360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Ngµy so¹n 07 /10 / 2012
Chương III
THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Tiết 19: Bài 17. CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị (thời kì Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.
2. Tư tưởng
Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc.
Giáo dục cho các em lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
Bước đầu rèn luyện kĩ năng cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
B. chuÈn bÞ
Bản đồ loại treo tường "Khởi nghĩa Hai Bà Trưng" do trung tâm bản đồ tranh ảnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản.
Bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN.
Bản đồ Âu Lạc thế kỉ I - thế kỉ III.
Tranh dân gian về Hai Bà Trưng khởi nghĩa, ảnh về đền thờ Hai Bà ở Hà Nội, Hà Tây...
C. ph­¬ng ph¸p: ThuyÕt minh, ph¸t vÊn, th¶o luËn...
D. ho¹t ®éng d¹y häc
 I. æn định lớp.
 II. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy phân tích giá trị của thành Cổ Loa( chính trị, kinh tế, quân sự)?
 III. Bài mới:
 + Giíi thiÖu bµi: GV giíi thiÖu.
 + Bµi míi:
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Néi dung cÇn ®¹t
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS nắm được những nét thay đổi của nước Âu Lạc từ TK II TCN đến TK I.
* Tổ chức thực hiện:
Châu Giao
(Thứ sử)
- GV dùng bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN, khái quát cho HS rõ nước Nam Việt và Âu Lạc là 2 quốc gia láng giềng, gần kề với nhau.
GV gọi HS đọc mục 1 trang 47 SGK.
Sau đó GV đặt câu hỏi để HS trả lời.
? Sau cuộc kháng chiến của ADV chống Triệu Đà thất bại, dân tộc ta đã ở vào tình trạng như thế nào?
-HS: Dân tộc ta bước vào tình trạng bị giặc phương Bắc đô hộ.
sSau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà đã làm gì?
sSau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu chiếm Âu Lạc, chúng đã thực hiện chính sách cai trị như thế nào?
+ Về mặt hành chính?
 GV: dùng bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN để học sinh thấy rõ chính sách thâm độc của nhà Hán (biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc).
+ Bộ máy cai trị?
- GV: hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy Châu Giao. 
Châu Giao
(Thứ sử)
Quận
(Thái thú, Đô uý)
Quận
(Thái thú, Đô uý)
Quận
(Thái thú, Đô uý)
Huyện
(Lạc tướng)
Huyện
(Lạc tướng)
Huyện
(Lạc tướng)
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
* Thời nhà Triệu:
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, biến Âu Lạc thành 2 quận của Trung Quốc là Giao Chỉ và Cửu Chân.
* Thời nhà Hán:
- Về mặt hành chính:
+ Năm 111 TCN nhà Hán thay nhà Triệu thống trị Âu Lạc, biến nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (từ Quảng Nam trở ra). 
+ Chúng hợp nhất 3 quận của ta với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao, thủ phủ của châu Giao là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)
- Bé m¸y cai trị:
+ Đứng đầu châu là Thứ sử người Hán. + Đứng đầu quận là thái thú coi việc chính trị và đô uý coi việc quân sự (đều là người Hán).
+ Đứng đầu huyện là Lạc tướng (người Việt).
+ Từ huyện trở xuống bộ máy như cũ.
 sNhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
HS: Bộ máy cai trị rập khuôn của người Hán. Nhưng từ huyện trở xuống người Hán vẫn phải thông qua người Việt để thực hiện chính sách cai trị...
 sChính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta như thế nào?
GV giải thích thêm: Chúng thực hiện chính sách đồng hóa đối với dân ta, bắt dân ta ăn, mặc, ở sinh hoạt giống người Hán, cho người Hán di cư sang nước ta lập nghiệp, bắt phụ nữ nước ta lấy người Hán...
 ? Em có nhận xét gì về những chính sách cai trị trên?
GV nhấn mạnh :
Năm 34 Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ. Hắn rất gian ác tham lam, khiến cho dân ta vô cùng cực khổ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS nắm được nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa.
* Tổ chức thực hiện:
- GV gọi HS đọc mục 2.
sVì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ?
- GV nói rõ hơn thân thế của Hai Bà Trưng: Hai Bà Trưng là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (vùng đất từ Ba Vì đến Tam Đảo thuộc tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc). Trưng Trắc đã kết duyên cùng Thi Sách con Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng đất thuộc Đan Phượng-Hà Tây và Từ Liêm-Hà Nội ngày nay). Hai gia đình Lạc tướng và ngầm liên kết với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước chuẩn bị nổi dậy. Không may, Thi Sách bị giết hại.
s Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?
* Tích hợp GDMT: 
- GV dùng lược đồ: Khởi nghĩa HBT, xác định địa điểm bùng nổ khởi nghĩa( Hát Môn- Hà Tây)
- GV: Tương truyền ngày làm lễ tế cờ (xuất quân) Trưng Trắc đã đọc 4 câu thơ:
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xư họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này."
sVới 4 câu thơ đó, em hiểu như thế nào về mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa là giành lại độc lập dân tộc (rửa sạch nợ nước) sau đó là khôi phục lại sự nghiệp của họ Hùng, hai Bà Trưng thuộc dòng dõi Hùng Vương).
Sau đó mới là mục tiêu trả thù cho chồng (kẻo oan ức lòng chồng) và góp phần cống hiến sức mình cho đất nước.
sCuộc khởi nghĩa phát triển như thế nào?
GV dùng lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã phóng to để các em dễ theo dõi, sau đó yêu cầu HS điền các danh tướng của Hai Bà Trưng ở khắp nơi kéo quân về tụ nghĩa.
sEm hãy nêu tên một số lực lượng của nhân dân ta lúc đó kéo về Mê Linh tụ nghĩa với Hai Bà Trưng.
GV giúp các em đánh dấu vào bản đồ (câm).
- Nguyễn Tam Trinh (Mai Động, Hà Nội) đem 5.000 nghĩa binh về tụ nghĩa.
- Nàng Quốc (Hoàng Xá, Gia Lâm) với 2000 tráng sĩ.
- Ông Cai (Thanh Oai - Hà Tây) mặc giả gái, mang theo hơn 3000 nghĩa quân nữ.
- Bà Vĩnh Huy (Cổ Châu - Bắc Ninh) với hơn 1000 tráng đinh.
- Bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Thánh Thiên (bắc Ninh), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hoá)...
s- Theo em, việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
- Điều đó nói lên cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng. 
- Tạo ra thực lực đánh bại kẻ thù.
sSau khi làm lễ tế cờ, được dân chúng ủng hộ, nghĩa quân đã liên tiếp thắng lợi. Em hãy kể tên những chiến thắng đó?
* Tích hợp GDMT:
 GV: Dùng lược đồ khởi nghĩa HBT, yêu cầu HS xác định những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa. 
sKết quả của cuộc khởi nghĩa ra sao?
- GV giải thích câu nói của Lê Văn Hưu đóng khung cuối bài.
+ Đây là cuộc khởi nghĩa thu hút được đông đảo dân chúng tham gia chống lại ách thống trị của nhà Hán (người chỉ huy là Hai Bà Trưng, hô một tiếng là 65 thành đều hưởng ứng).
+ Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.
=> Chúng đồng hóa dân ta, muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc.
- ChÝnh s¸ch cai trÞ:
+ Bắt nhân dân ta phải nộp các loại thuế: thuế muối, thuế sắt...
+ Hàng năm phải cống nạp: sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...
+ Bắt dân ta phải theo phong tục của Hán.
=> Chúng thực hiện chính sách áp bức bóc lột nặng nề.
2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
* Nguyên nhân:
- Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách chồng Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại. 
=> Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa. 
* Diễn biên khởi nghĩa:
- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 
dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây).
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
* Kết quả:
- Tô Định hoảng hốt bỏ thành mà chạy. Hắn phải cắt tóc, cạo râu chạy trốn về nước.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
IV. Củng cố bài
GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi cuối bài:
1. Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
2. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
3. Em có suy nghĩ gì về nhận xét của Lê Văn Hưu.
V. Dặn dò học sinh.
- Các em học theo câu hỏi cuối bài.
- Trình bày diễn biến của khởi nghĩa bằng bản đồ.
- Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- ChuÈn bÞ bµi tiÕp theo

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_6_tiet_19_bai_17_cuoc_khoi_nghia_hai_ba_trun.doc