Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?

Gợi ý

Những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử: Từ những chiếc mãy cũ kĩ, nhiều chi tiết linh kiện đến những chiếc máy hiện đại.

Sự thay đổi theo thời gian được gọi là Lịch sử.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Lịch sử là gì?

Câu hỏi: Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể.

Gợi ý

Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.

Ví dụ:

• Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người)

• Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam

• Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần

 

docx 98 trang linhnguyen 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm

Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
ng công dân Spart nam từ 30 tuổi trở lên. Hội đồng trưởng lão lại bầu ra hai vị vua (sở dĩ họ bầu ra hai vua vì muốn hạn chế tối đa sự chuyên quyền). Thực chất, Spart là một thành bang bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế, một nhà nước quân phiệt, tàn bạo và kìm hãm sự phát triển xu hướng dân chủ ở các thành bang khác.
+ Nhà nước Athens hình thành trên cơ sở tự nguyện của 4 bộ lạc hợp thành, không có sự can thiệp, xâm lược của thế lực bên ngoài. Chính vì vậy, nhà nước Athens được xây dựng theo hướng dân chủ chủ nô, trải qua các cuộc cải cách của Têdê, Xôlông, Clixten, Ephiantét, Pêricơlét đã trở thành mô hình nhà nước điển hình của thế giới cổ đại. Nhà nước Athens cũng có Đại hội công dân gồm các công dân tự do nam từ 18 tuổi trở lên. Hàng năm, Đại hội công dân sẽ bầu ra Hội đồng 400 người (mỗi bộ lạc 100 người) có chức năng như cơ quan lập pháp. Hội đồng 400 người sẽ bầu ra các Chấp chính quan có chức năng như cơ quan hành pháp. Dưới thời của Pêricơlét thế kỷ V tr. CN, ba cơ quan này tiếp tục bầu ra Tòa án tối cao gồm 6000 người nhằm thực hiện chức năng tư pháp.
=> Ưu điểm: có thể nói, Athens được thành lập trên cơ sở liên minh tự nguyện, bình đẳng của 4 bộ lạc tạo thành, do đó không có sự áp bức của bộ lạc này đối với bộ lạc kia. Thiết chế nhà nước Athens là một thể chế dân chủ hết sức đề cao và bảo đảm những quyền lợi kinh tế, chính trị của những công dân tự do. Thiết chế đó được phát triển trong hòa bình, do đó mức độ dân chủ được phát huy cao nhất trong các thành bang của Hy Lạp là chế độ chiếm nô điển hình thời cổ đại. Vì thế, người ta cho rằng, dân chủ là sản phẩm của người Hy Lạp.
3. Nhà nước đế chế La Mã cổ đại
Dựa vào sơ đồ trên, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã
Gợi ý
Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã:
- Theo truyền thuyết, thành Roma do Romullus xây dựng vào năm 753 TCN trên bờ sông Tibres thuộc miền trung bán đảo Ý, nơi quần cư của 3 bộ lạc người Latin. Mỗi bộ lạc này bao gồm 100 thị tộc, cứ 10 thị tộc được gọi là một Curi (bào tộc). Các thành viên của các thị tộc này đều có quyền bình đẳng với nhau về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân Roma.
- Quản lý xã hội thị tộc của người Roma thời kỳ này là 3 cơ quan: Đại hội nhân dân (Curi), Viện nguyên lão (Senat) và "Hoàng đế" (Rex).
+ Đại hội nhân dân: được coi là đại hội cổ xưa nhất của người Roma. Thành viên của Đại hội này gồm tất cả đàn ông của 300 thị tộc, mỗi người đại diện cho một lá phiếu quyết định những vấn đề quan trọng như tuyên chiến hay nghị hòa, xét xử, tế lễ và bầu ra một Hoàng đế (Rex).
+ Viện nguyên lão: gồm 300 người là những thủ lĩnh của 300 thị tộc. Là cơ quan quyền lực tối cao, quyết định hầu hết các công việc quan trọng của người Roma, được quyền thảo luận trước về những đạo luật, quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của Đại hội nhân dân.
+ Hoàng đế (Rex): Do Đại hội nhân dân và Viện nguyên lão bầu ra, không được cha truyền con nối và có thể bị Đại hội nhân dân bãi nhiệm. Thực chất, Rex chỉ là thủ lĩnh quân sự của 3 bộ lạc, là tăng lữ tối cao và xét xử những vụ kiện trong nội bộ.
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy lạp, La Mã
Hãy kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay?
Gợi ý
Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại:
Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,...) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.
Văn học Hy Lạp, La Mã cổ đại phong phú về thể loại (thần thoại, kịch và thơ). Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm Hi-át và Ô-đi-xê (Hy Lạp), nhà soạn kịch Xô-phốc với vở ơ-địp làm vua (Hy Lạp),..
Từ những hiểu biết khoa học của nguời phương Đông có đại, nguời Hy Lạp đã khái quát thành những định , định đề, đặt nền mỏng cho sự ra đời của các khoa học sau này như định LÍ Pi-ta-go, dịnh lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét.
Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời Đó là dương lịch.
Các nhà sử học tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã thời cổ đại là Hê-rỔ đột với Lịch sử chiếntranh Hy Lạp - Ba Tư, Tuy-x-dit với Lịch sử chiến tranh Pg10-pôn-net, PO-li-bl-ut với bộ Thông sử
Nhiều tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại vẫn là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cho đến nay như các pho tượng Thần Vệ nữ Mi-lô, Lục sĩ ném đĩa, Nữ thn A-tê-na, thần Hec-met và những phủ điều trên Khải hoàn môn,...
Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng. Trong đó, nhiều công trình còn được bảo tồn đến ngày nay.
- Thành tựu nào còn được bảo tồn đến ngày nay:
Thần thoại Hi Lạp: Các vị thần như thần Dớt của Hy Lạp trở thành Giupite của La Mã. – Thần Nêva – vợ thần Dớt của Hy Lạp thành thần Giumông – vợ của Giupite của La Mã...
Kịch: Kịch Hy Lạp có hai loại: bi kịch và hài kịch, có những nhà soạn kịch nổi tiếng như: Etsin, Xôphốc, Ơripit.
Kiến trúc: đền Páctênông, đền Dớt ở Ơlempi, các đền thờ ở mốt số thành phố Hy Lạp trên đảo Xixin; các công trình kiến trúc ở La Mã nổi tiếng nhất là đền Păngtêông, rạp hát, các khải hoàn môn.
Điêu khắc: lực sĩ ném đĩa, nữ thần Atêna, người chỉ huy chiến đấu, người cầm giáo, nữ chiến sĩ Amadông bị thương”, thần Hêra
Hy Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng về các mặt toán học, thiên văn học, vật lí học, y học Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Talet, Ơclit, Acsimet, Arixtot, Êratôtxten. Thành tựu khoa học rất lớn của Hy Lạp đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới và tiền đề quan trọng cho sự phát triển của xã hội văn minh thế giới.
Ngoài ra, còn có một số nhà khoa học nổi tiếng Eratơxten, Piliniut, Hipôcrat (ông tổ thầy thuốc của y học phương Đông)
Phần luyện tập và vận dụng
1/ Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã?
2/ Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?
3/ Có ý kiến cho rằng: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ là do tiếp thu những thành tựu của người phương Đông cổ đại. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
4/ Dựa vào nội dung của bài và tìm kiếm thêm thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu ngắn gọn về một thành tựu của nền văn minh cổ đại mà em ấn tượng nhất và chia sẻ với bạn.
Gợi ý
1/ Điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã:
Đặc điểm chung:
- Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).
- Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việ trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
- Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải - loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.
- Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.
- Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)
2/ Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có sự khác nhau:
Nhà nước thành bang ở Hy Lạp
Nhà nước đế chế ở La Mã
Đặc điểm hình thành
- Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới danh những quốc gia thành bang (polis) đọc lập về kinh tế, chính trị, lực lượng vũ trang và luật lệ riêng. 
- Không có nhu cầu hợp nhất hay sáng lập thành một quốc gia thống nhất 
- Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộ chiến tranh xâm lược và bảo vệ lãnh thổ, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác.
Tổ chức nhà nước
- Đứng đầu là vua (không nắm toàn bộ quyền hành). Tiêu biểu là tổ chức Nhà nước thành bang A-ten: 
- Đại hội nhân dân:
+ Gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên
+ Có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước
- Đại hội nhân dân bầu ra:
+ Hội đồng 500 người
+ Tòa án 6000 người
+ Hội đồng 10 tư lệnh 
- Đứng đầu là Hoàng đế
- Đại hội công dân, gồm:
+ Đại hội Xăng tu ri: Là đại hội tổ chức theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp. CÓ quyền hành lớn.
+ Đại hội nhân dân: Mọi công dân La Mã đến tuổi trưởng thành đều được tham gia. Tuy nhiên sự dân chủ này chỉ mang tính hình thức.
- Viện nguyên lão: Là cơ quan quyền lực của nhà nước, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, gồm các quý tộc giàu sang, có thể lực. Cơ quan hành pháp bao gồm 2 hội đồng Hội đồng chấp chính và Hội đồng quan án đều do Đại hội Xăng tu ri bầu ra và hoạt động có nhiệm kỳ.
- Viện giám sát: Do Hội đồng nhân dân bầu ra để bảo vệ quyền lợi cho giới bình dân. Tuy vậy, quyền lực của Viện giám sát rất hạn chế.
→ Thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nền cộng hòa La Mã. Đó là chính thể Cộng hòa quý tộc chủ nô
Hình thức nhà nước
Hai hình thức chính thể cộng hòa (cộng hòa quý tộc chủ nô và cộng hòa dân chủ chủ nô)
Hình thức cộng hòa quý tộc chủ nô -> chính thể nhà nước quân chủ chuyên chế (cuối TK II)
Nguồn luật
- Các đạo luật do Hội nghị công dân thông qua
- Những tập quán bất thành văn
 - Các quyết định của các hoàng đế La Mã, các quyết định của lực cao nhất (viện nguyên lão), các quyết định của tòa án.
- Các tập quán pháp
- Văn bản pháp luật – là sản phẩm của hoạt động hệ thống hóa pháp luật. → Nguồn luật rất phong phú,
3/ Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đạt được những thành tựu văn hoá rực rỡ không những do tiếp thu mà còn phát triển, sáng tạo những thành tựu của người phương Đông cổ đại: 
So với Phương Đông nền văn minh Phương Tây ra đời chậm hơn đến cả thiên niên kỷ. Khi Phương Đông đã gặt hái được những thành tựu rực rỡ của văn minh thì Phương Tây đang đắm chìm trong lạc hậu và dã man. Họ đã tiếp thu những thành tựu văn minh của người phương Đông thông qua người Ả Rập để làm giàu thêm kho tàng tri thức của mình. Những phát minh vĩ đại của người Phương Đông (Trung Quốc) đã được người phương Tây sử dụng một cách hiệu quả cho sự phát triển.
Kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in thay vì dùng để in lá bùa, chú... phục vụ cho cúng bái của người Trung Quốc đã được người phương Tây sử dụng phục vụ để in tài liệu phổ biến khoa học và in sách giáo khoa phục vụ cho cho giáo dục nhà trường. Trường học ra đời sớm và giáo dục phát triển là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội Tây Âu vào thời hậu kỳ trung đại và thời cận đại đã bứt phá một cách ngoạn mục để lại phương Đông trì trệ ở đằng sau.
 4/ HS tự làm
Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
Phần mở đầu
Em đã được học về Trung Quốc và Ấn Độ – những nền văn minh lớn của nhân loại. Giữa hai trung tâm văn mình này là khu vực Đông Nam Á, với v tri rất quan trọng, là "ngã tư đường" của thế giới. Từ những thổ kỉ trước đến đầu Công nguyên, ở đây đã hình thành các quốc gia đầu tiên. Quả trình đó diễn ra như thế nào? Các quốc gia đó đã phát triển ra sao? Đó là điều sẽ được làm rõ trong bài này.
Gợi ý
+ Cuối thế kỷ II, nhân dân Tượng Lâm giành độc lập, giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ấp.
+ Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.
+ Khoảng thế kỉ VII, tên nước đổi thành Chăm-pa.
Câu hỏi giữa bài
1. "Cái nôi" của nền văn minh lúa nước
Dựa vào thông tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ hình 1 (tr53), hãy mô tả vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
Gợi ý
Do vị trí địa Ií nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền glữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương:
- Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
=> Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
1/ Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr.53).
2/ Các tư liệu (tr. 53) và hình 2, 3 chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên.
Gợi ý
1/ Một số quốc gia sơ kì ở khu vực Đông Nam Á: Mô-giô-pa-hít, Chân Lạp, Lâm Ấp, Đại Việt, Champa, Lan Xang, Pa-gan, Ăng-co, Phù Nam, Ma-lay, Ta-ru-ma,
2/ Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên đã có sự giao lưu thương mại. Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng phát đạt. Một số thành thị đồng thời là những hải cảng sầm uất đã xuất hiện như Óc eo (Việt Nam), Ta-co-la (bán đảo Mã Lai, nay thuộc Thái Lan). Đồng tiền vàng La Mã xuất hiện là minh chứng cho sự trao đổi, buôn bán của người dân các quốc gia này. 
Phần luyện tập và vận dụng
1/ Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á như thế nào?
2/ Sưu tầm thêm thông tin từ sách, báo, internet về quá trình hình thành của một quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á mà em thích và chia sẻ với bạn.
3/ Sưu tầm nhüng câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo.
Gợi ý
1/ Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á:
- Mang lại kinh tế cao, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí v.v...) và nhất là những sản vật thiên nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến ...).
- Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, mang lại sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực
- Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
2/ Quá trình hình thành của quốc gia Chăm-pa:
Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.
3/ Những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn
Lúa khô nước cạn ai ơi
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!
     Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng
Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển 
của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á 
(từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
Phần mở đầu
Trong quá trình phát triển, các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á đã dàn tạo lập được những cơ sở đưa đến sự ra đời của các vương quốc phong kiến đầu tiên. Những nền tảng kinh tế đã được tạo dựng vững chắc như thế nào để tạo ra bước phát triển mới cho Đông Nam Á trong giai đoạn thịnh vượng sau này?
Gợi ý
Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực: Giúp trao đổi hàng hóa, đa dạng các sản phẩm, giao lưu thương mại đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, tiêu dùng; giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao và mở rộng. Tất cá những điều đó đã tạo nền tảng kinh tế cho sự ra đời của các quốc gia Đông Nam Á.
Câu hỏi giữa bài
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến
Quan sát lược đồ hình 1 (tr.53) và thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Gợi ý
Từ thế kỉ VII đến thế kỷ X, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt như:
+ Các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miền (ở lưu vực sông l-ra-oa-đi);
+ Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn,
+ Vương quốc Chân Lạp của nguời Khơ-me (ở lưu vực sông Mê Nam);
+ Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra);
+ Vương quốc Ca-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a (trên đảo Gia-va).
2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
1/ Khai thác các tư liệu trên và cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của các vương quốc Sr V-giay-a và Ma-ta-ram?
2/ Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
Gợi ý
1/ Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi các sản phẩm gia vị của các vương quốc Sri-Vi-giay-a và Ma-ta-ram. Một số sản phẩm gia vị gồm: tiêu bắc, quế, hồi, trầm hương, gừng, đinh hương,...
2/ Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:
Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.
Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay)....
Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.
Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.
Phần luyện tập  và vận dụng
1/ Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?
2/ Hoạt động giao lưu thương mại đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế các quốc gia phong kiến Đông Nam

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_trong_sach_giao_khoa_lich_su_lop_6_sac.docx