Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

Câu hỏi mở đầu

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh)

Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?

Gợi ý

Câu thơ của Bác muốn dạy chúng ta phải học, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và tương lại. Biết về quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.

 

docx 93 trang linhnguyen 20/10/2022 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
hành bang ở Hy Lạp
Hãy kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten
Gợi ý
Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp:
Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.
Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.
Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.
Các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten:
quý tộc chủ nô
nông dân
người làm công thương nghiệp (chủ xưởng, chủ thuyền, thương nhân...)
3. Tổ chức nhà nước đế chế
? Quan sát lược đồ hình 9.2 (sgk trang 43), các hình 9.4, 9.5 và đọc thông tin, hãy trình bày tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã?
Gợi ý
Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:
Thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn đã xâm chiếm các thành thị trên bán đảo I-ta-li-a và trở thành một đế chế.
Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị La Mã và nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng tối cao).
Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng.
4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
Quan sát các hình từ 9.6 đến 9.12 và đọc thông tin, hãy nêu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã.
Những thành tựu văn hóa nào của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay
Gợi ý
Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã:
Cả Hy Lạp và La Mã đều biết làm ra lịch dương
Hy Lạp sáng tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ. La Mã dựa vào hệ thống chữ Hy Lạp tạp ra mẫu tự La-tin.
Người La Mã dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã. Hy Lạp xuất hiện thể loại văn học thần thoại, với hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê.
Hy Lạp và La Mã đều xuất hiện nhiều nhà sử học nổi tiếng.
Hy Lạp là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học nổi tiếng.
Cả người Hy Lạp và La Mã đã tạo ra nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, tuyệt mỹ
Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay:
Con người vẫn sử dụng dương lịch để tính ngày.
Sử dụng hệ thống chữ cái và chữ số La Mã
Áp dụng các định lí như ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit, Ác-si-mét,...
Một số công trình kiến trúc như: Tượng lực sĩ ném đĩa, Đấu trường Cô-li-dê... vẫn còn được lưu giữ và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập 1
Trình bày những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã
Gợi ý
Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã:
Hy Lạp: khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng nho và ô-liu. Có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng... có nhiều vịnh, hải cảng cho tàu thuyền đi lại và trú ẩn.
La Mã: có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt... đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển thuận lợi cho hoạt động hàng hải.
Luyện tập 2
Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã
Gợi ý
Bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã:
Người Hy Lạp
Người La Mã
Biết làm ra lịch
Tạo ra hệ thống chữ cái trên cơ sở mẫu tự cổ
Văn học thần thoại ra đời sớm với hai bộ sử thi: I-li-át và Ô-đi-xê
Sản sinh ra nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực
Tạo ra các công trình kiến trúc:
Đền Parthenon thờ nữ thần Athena.
Đền thờ thần Zeus.
Thành cổ Acropolis
Biết làm ra lịch
Tạo ra mẫu tự La-tin
Dùng chữ để viết số, gọi là số La Mã
Tạo ra các công trình kiến trúc:
Đấu trường La Mã
Thánh đường Severan
Lăng mộ Hadrian
Cầu dẫn nước Pont Du Gard
Vận dụng 3
Hãy tìm kiếm thông tin và giới thiệu một công trình kiến trúc, điêu khắc của Hy Lạp hoặc La Mã mà em ấn tượng
Gợi ý
Giới thiệu đấu trường La Mã.
Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.
Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sĩ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.
Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.
Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.
Bài 10: Sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á
Câu hỏi mở đầu
Đông Nam Á là một khu vực địa lí - lịch sử - văn hoá mang sắc thái riêng biệt. Với địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho phát tiển cây lúa nước. Vào những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phố biến đồ sắt, kinh tế nông nghiệp phát triển. Đồng thời, chịu ảnh hướng văn hoá Ấn Độ. Trung Quốc, nhiều vương quốc cổ đã xuất hiện và dẫn hình thành nên các quốc gia phong kiến ở khu vục này.
- Đông Nam Á có vị trí địa lí như thế nào?
- Các vương quốc ở Đông Nam Á đã ra đời và phát triển như thế nào ?
Gợi ý
- Vị trí địa lí của Đông Nam Á:
+ Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
+ Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
+ Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Các vương quốc cổ đã hình thành ở ĐNA từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
+ Ở Việt Nam đã xuất hiện nước Văn Lang, Âu Lạc...
+ Lưu vực sông Mê Nam, người Môn thành lập vương quốc Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a
+ Lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Môn thành lập vương quốc Tha-tơn và Pê-gu...
+ Trên đảo Mã Lai hình thành vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic.
Câu hỏi giữa bài
1. Ví trị địa lí của Đông Nam Á
? Dựa vào lược đồ hình 10.1, hãy xác định vị trí địa lí của Đông Nam Á
Gợi ý
Vị trí địa lí của Đông Nam Á:
Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
2. Qúa trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ VII
? Dựa vào lược đồ hình 10.2 và đọc thông tin, hãy trình bày quá trình xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
Gợi ý
Các vương quốc cổ đã hình thành ở ĐNA từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
Ở Việt Nam đã xuất hiện nước Văn Lang, Âu Lạc...
Lưu vực sông Mê Nam, người Môn thành lập vương quốc Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a
Lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Môn thành lập vương quốc Tha-tơn và Pê-gu...
Trên đảo Mã Lai hình thành vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic...
3. Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
? Dựa vào lược đồ hình 10.3 và đọc thông tin, hãy cho biết từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á hình thành và phát triển như thế nào?
Gợi ý
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, một số vương quốc phong kiến ở khu vực ĐNA đã hình thành và phát triển:
Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Kse-tra của người Pi-u, Pa-gan của người Miên hình thành
Tại lưu vực sông Mê Nam, vương quốc Đva-ra-va-ti thành lập
Trên đảo Su-ma-tơ-ra xuất hiện vương quốc Vi-giay-a
Trên đảo Gia-va vương quốc Ca-lin-ga cũng được hình thành
Ở hạ lưu sông Sê Mun, vương quốc Chân Lạp được hình thành.
=> Bộ máy các nước được tổ chức quy củ, hệ thống và hoàn thiện. Các vương quốc lục địa phát triển nông nghiệp, các vương quốc hải đảo phát triển thương nghiệp, hải cảng...
Luyện tập và vận dụng
Câu 1: Trình bày sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Với vị trí địa lí như vậy, các vương quốc ở Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng bên ngoài như thế nào trong quá trình ra đời và phát triển?
Câu 2: Viết một đoạn mô tả về quá trình ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII dựa vào những từ khóa sau, nhiệt đới, lúa nước, đồ sắt, Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.
Câu 3: Ghép các vương quốc cổ ở Đông Nam Á với tên địa danh ra đời ở cột tương ứng trong bảng dưới đây:
Gợi ý
Câu 1: Vị trí địa lí của Đông Nam Á:
Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
=> Đông Nam Á có vị trí quan trọng, là cửa ngõ giao thương, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Tuy nhiên, đây cũng là nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
Câu 2: Sau Ấn Độ và Trung Quốc, từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII các vương quốc cổ đã hình thành ở Đông Nam Á. Cụ thể là: Ở Việt Nam đã xuất hiện nước Văn Lang, Âu Lạc...Trên lưu vực sông Mê Nam, người Môn thành lập vương quốc Đva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a. Mặt khác, ở lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Môn cũng đã thành lập vương quốc Tha-tơn và Pê-gu...Trên đảo Mã Lai hình thành vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic...
Sau khi thành lập, các vương quốc đã tổ chức lại bộ máy chính quyền và phát triển kinh tế. Với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, các vương quốc lục địa đã tận dụng để phát triển nông nghiệp lúa nước.  Ở hải đảo, các vương quốc phát triển thương nghiệp, hàng hải,...
Câu 3: Ghép tên vương quốc:
Phù Nam - Hạ lưu sông Mê Công
Chăm Pa - Miền trung Việt Nam
Đva-ra-va-ti - Mê Nam
Tha-tơn - Lưu vực sông I-ra-oa-đi
Kê-đa - Bán đảo Mã Lai
Ma-lay-u - In-đô-nê-xi-a
Câu 4: Sưu tầm tư liệu về sự hình thành và phát triển của một vương quốc ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X để giới thiệu cho các bạn
Gợi ý
Ví dụ: Vương quốc Phù Nam
Phù Nam là tên gọi được đặt cho một quốc gia cổ của Campuchia trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến Thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Mã Lai.
Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7(sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp(Campuchia). Mãi đến thế kỷ 17-thế kỷ 18, 1 phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.
Yếu tố sắc tộc-ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn còn đang được tranh luận, chưa thể đưa ra được kết luận cụ thể từ các bằng chứng hiện có. Một số giả thuyết cho rằng đa phần dân cư Phù Nam nói các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, giả thuyết khác cho rằng Phù Nam là một xã hội đa sắc tộc.
Bài 11: Giao lưu thương mại 
và văn hóa ở Đông Nam Á
Câu hỏi mở đầu
Ngay khoảng đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á có thể đóng được thuyền lớn, đi biển được nhiều ngày, buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc.
Qúa trình giao lưu thương mại và văn hóa tác động đến Đông Nam Á như thế nào?
Gợi ý
Tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á là:
- Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở một số cảng thị lớn như Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a,...
- Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
=> Với nguồn sản vật phong phú, Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công => Đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á - Âu.
Câu hỏi giữa bài
1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại
? Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào?
Gợi ý
Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X: 
Từ thế kỉ I, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở một số cảng thị lớn như Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a,...
Từ thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
=> Với nguồn sản vật phong phú, Đông Nam Á trở thành nơi cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công => Đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á - Âu.
2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
? Quan sát các hình từ 11.4 đến 11.7 và đọc thông tin, hãy cho biết tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào.
Gợi ý
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:
Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.
Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra,  họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.
Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.
Luyện tập và vận dụng
Câu 1: Ghi vắn tắt nội dung theo hướng dẫn trong bảng dưới đây thể hiện sự tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:
Tác động của quá trình giao lưu thương mại
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á
Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á
?
?
?
?
Câu 2: Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa đặc sắc ở Đông Nam Á (từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X).
Gợi ý
Câu 1: Hoàn thành bảng:
Tác động của quá trình giao lưu thương mại
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á
Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á
Thương nhân Trung Quốc mở rộng quan hệ buôn bán
Tiếp thu chữ cổ Ấn Độ, sáng tạo ra chữ viết riêng của người Mã Lai, Chăm, Khơ-me...
Đông Nam Á cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công
Kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng phật, phù điêu.
Câu 2: Giới thiệu tháp Chăm
Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
Lịch sử xây dựng các đền tháp Chăm kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Đây là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là "lăng". Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là Các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)... hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.
Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.
Bài 12: Nhà nước Văn Lang
Câu hỏi mở đầu
Khi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
"Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Các Vua Hùng đã dựng nước như thế nào?
Gợi ý
Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã quây quần ở lưu vực các con sông lớn Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sống lớn, đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.
Câu hỏi giữa bài
1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
Hãy xác định phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang trên lược đồ hình 12.2
Gợi ý
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, cư dân Lạc Việt đã sống quây quần ở lưu vực các con sống lớn, đời sống sản xuất có nhiều chuyển biến, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Do nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.
Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang: Chủ yếu ở lưu vực các sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
 2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
? Dựa vào sơ đồ hình 12.3, hãy trình bày và nhận xét về tổ chức Nhà nước Văn Lang
Gợi ý
Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:
Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu
Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.
Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.
=> Nhận xét: nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho em biết gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
Dựa vào các hình 12.7 và 12.8 đọc thông tin, em hãy mô tả đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
Gợi ý
Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho ta thấy được cuộc sống vật chất của con người thời bấy giờ: 
Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn
Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước
Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền...
Đời sống tinh thần của người dân Văn Lang:
Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm, trong những dịp đó mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa, ca hát...
Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình..
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần sông, núi, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ dùng hằng ngày hoặc trang sức quý giá.
Luyện tập và vận dụng
Câu 1: Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang và nêu nhận xét
Câu 2: Trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, em ấn tượng nội dung nào nhất. Trình bày hiểu biết của em về nội dung đó.
Câu 3: Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ?
Gợi ý
Câu 1: Sơ đồ nhà nước Văn Lang:
=> Nhận xét: Mặc dù nhà nước Văn Lang còn rất sơ khơi nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển, đấu tranh chống giắc ngoại xâm c

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_trong_sach_giao_khoa_ngu_van_lop_6_sac.docx