Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 21: Kiểm tra giữa kì 1 - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống lại kiến thức đã học về mạng máy tính và Internet
- Hiểu được lí do vì sao chúng ta phải bảo vệ thông tin máy tính
- Hiểu được khái niệm thư điện tử và cấu trúc của thư điện tử.
- Biết được mặt trái của tin học và máy tính trong xã hội tin học hóa và ý thức của con người.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng trình duyệt Web.
- Thực hiện được việc tạo hòm thư, gửi và nhận thư điện tử trên mạng Internet.
3. Giáo dục:
- Thông qua Internet giúp HS hiểu biết thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích.
- Sử dụng máy tính đúng cách để bảo vệ thông tin máy tính.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài:
- HS hệ thống lại kiến thức đã học về mạng máy tính, Internet, Tin học và máy tính trong xã hội tin học hóa.
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Soạn đề kiểm tra cho HS
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa, học từ bài 1 đến bài 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 21: Kiểm tra giữa kì 1 - Năm học 2020-2021
Tuần 11 Ngày soạn: 02/11/2020 Tiết: 21 Ngày dạy: 17/11/2020 KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hệ thống lại kiến thức đã học về mạng máy tính và Internet - Hiểu được lí do vì sao chúng ta phải bảo vệ thông tin máy tính - Hiểu được khái niệm thư điện tử và cấu trúc của thư điện tử. - Biết được mặt trái của tin học và máy tính trong xã hội tin học hóa và ý thức của con người. 2. Kỹ năng: - Sử dụng trình duyệt Web. - Thực hiện được việc tạo hòm thư, gửi và nhận thư điện tử trên mạng Internet. 3. Giáo dục: - Thông qua Internet giúp HS hiểu biết thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích. - Sử dụng máy tính đúng cách để bảo vệ thông tin máy tính. 4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: - HS hệ thống lại kiến thức đã học về mạng máy tính, Internet, Tin học và máy tính trong xã hội tin học hóa. 5. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Soạn đề kiểm tra cho HS 2. Chuẩn bị của HS: - Sách giáo khoa, học từ bài 1 đến bài 7 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định: 2. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL VDT VDC TN TL TN TL Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính Biết được thiết bị dùng để kết nối mạng, mạng diện rộng Biết sự giống và khác nhau giữa mạng LAN và mạng WAN Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1 (C1,C2) 1,0 đ 10% 1 (C1) 1,5 đ 15% 3 2,5 đ 25% Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet Biết các thành phần chính trên trang tính. Biết các ứng dụng trên Internet. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1 (C5) 0,5 đ 5% 1 (C6) 0,5 đ 5% 2 1,0đ 10% Bài 3: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet Biết thế nào là trình duyệt web. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1 (C7) 0,5 đ 5% 1 0,5đ 5% Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử Hiểu được cách gửi và nhận thư điện tử. Hiểu được thế nào là thư điện tử, địa chỉ thư điện tử. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1 (C4) 0,5 đ 5% 1 (C2) 1,0 đ 10% 2 1,5đ 15% Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính Nhận biết được các loại phần mềm diệt virus. Hiểu được vì sao chúng ta cần phải bảo vệ thông tin máy tính. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1 (C8) 1 (C3) 0,5 1,5 5% 15% 2 2,0 đ 20% Bài 7: Tin học và xã hội Biết được tác động của tin học và máy tính đối với xã hội. Biết được mặt trái của tin học và máy tính. Ý thức của con người trong xã hội tin học hóa. Số câu: Số điểm: Tỷ lệ: 1 (C3) 0,5 đ 5% 1 (C4) 2,0 đ 20% 2 2,5 đ 25% Tổng số câu 8 3 1 12 Tổng số điểm 5,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 10 điểm Tỷ lệ 50% 30% 20% 100% Trường THCS KPĂ KLƠNG Họ và tên :. Lớp :.. KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Tin Học 9 Thời gian: 45 phút Điểm Nhận xét của giáo viên Đề bài A. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất Câu 1: Thiết bị nào dưới đây có thể dùng để kết nối Internet. A. Modem ADSL B. Chuột C. Máy in D. Tất cả các thiết bị trên Câu 2: Mạng diện rộng là. A. Mạng LAN B. Mạng Wifi C. Mạng Internet D. Mạng WAN Câu 3: Tin học và máy tính đã trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần. A. Phát triển kinh tế và xã hội B. Tiếp cận được thông tin C. Làm tăng hiệu quả sản xuất D. Cung cấp dịch vụ và quản lý Câu 4: Để nhận và gửi thư người dùng phải có. A. Tiền thanh toán cước B. Tài khoản hòm thư trên Internet C. Có người vận chuyển D. Người nhận phải tham gia trực tuyến Câu 5: Em hiểu “www” là gì. A. World Wide Web B. Word Wan Web C. World Wifi Web D. Word Wide Web Câu 6: Các ứng dụng nào sau đây không là ứng dụng trên Internet. A. Đào tạo qua mạng B. Thương mại điện tử C. Chuyển phát nhanh D. Hội thảo trực tuyến Câu 7: Phần mềm được sử dụng để truy cập các trang Web và khai thác các tài nguyên trên Internet được gọi là. A. Trình lướt web B. Trình duyệt web C. Trình truy cập web D. Trình soạn thảo web Câu 8: Phần mềm nào sau đây không phải là phần mềm diệt Virut. A. BKAV B. Norton Antivirus C. Adobe Photoshop D. Avira Free Antivirus B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1:(1,5đ) Nêu sự giống và khác nhau giữa mạng LAN và mạng WAN? Câu 2:(1,0đ) Thư điện tử là gì? Nêu cấu trúc của địa chỉ thư điện tử? Lấy ví dụ Câu 3:(1,5đ) Vì sao chúng ta cần bảo vệ thông tin máy tính? Câu 4:(2,0đ) Em hãy nêu những mặt trái của tin học và máy tính? Trong xã hội tin học hóa thì em cần phải làm gì? Đáp án và biểu điểm: A. Trắc nghiệm khách quan (4đ): Mỗi câu đúng 0,5điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D A B A C B C B. Tự luận (6đ) Câu 1 (1,5đ) Giống nhau: Mạng LAN và mạng WAN đều là hai mạng được phân loại theo phạm vi địa lí để kết nối các máy tính lại với nhau Khác nhau: LAN WAN - Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau - Khoảng cách: < 200m như kết nối các máy tính và thiết bị trong cùng một căn phòng, tòa nhà, - Là mạng kết nối các máy tính ở xa nhau và có thể liên kết được các mạng LAN - Khoảng cách: hàng nghìn km như kết nối các máy tính và thiết bị ở các thành phố, đất nước, lục địa, 0.5đ 1đ Câu 2 (1,0đ) Thư điện tử là dịch vụ chuyển thư dưới dạng số trên mạng máy tính (chẳng hạn Internet) thông qua các hộp thư điện tử. Cấu trúc của địa chỉ thư điện tử: @ VD: xuanmai@gmail.com 0.5đ 0.25đ 0.25đ Câu 3 (1,5đ) Vì: - Thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy tính ngày càng nhiều, chúng rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên - Nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy tính - Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn. 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 4 (2,0đ) Mặt trái của tin học và máy tính: - Hiện tượng có những người mải mê với các trò cờ bạc, cá độ trên mạng, - Học sinh trốn học sa đà trong các quán trò chơi điện tử. - Nhiều người bỏ hàng giờ để chat, nhắn tin trên các trang mạng xã hội. Trong xã hội tin học hóa, em cần: - Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin. - Có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng internet. - Có văn hóa trong ứng xử trên môi trường internet và có ý thức tuân thủ pháp luật (Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin 1đ 1đ
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_9_theo_cv3280_tiet_21_ki.doc