Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 19+20, Bài 7: Tin học và xã hội - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

+ Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.

+ Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.

+ Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.

2.Kỹ năng

+ Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính để giải thích được các câu hỏi liên quan.

3.Thái độ

+ Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.

4.Xác định nội dung của bài

 - Vai trò của máy tính trong xã hội hiện đại

5.Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp

 - Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin, tư duy.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Bảng

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án.

2.Chuẩn bị của học sinh

- Các kiến thức liên quan đến bài học, SGK Tin học 9.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: + Giải quyết vấn đề vấn đáp, đàm thoại, làm việc nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm.

 

doc 5 trang linhnguyen 6840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 19+20, Bài 7: Tin học và xã hội - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 19+20, Bài 7: Tin học và xã hội - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Tin học 9 theo CV3280 - Tiết 19+20, Bài 7: Tin học và xã hội - Năm học 2020-2021
Tuần: 09	Tiết: 18	
Ngày soạn: 27/10/2020	Ngày dạy: 04/11/2020
Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
+ Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
+ Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
2.Kỹ năng
+ Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính để giải thích được các câu hỏi liên quan.
3.Thái độ
+ Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
4.Xác định nội dung của bài
 - Vai trò của máy tính trong xã hội hiện đại
5.Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp
	- Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin, tư duy.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án.
2.Chuẩn bị của học sinh
- Các kiến thức liên quan đến bài học, SGK Tin học 9.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: + Giải quyết vấn đề vấn đáp, đàm thoại, làm việc nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KIỂM TRA BÀI CŨ (3 phút)
Câu hỏi: Virus máy tính có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn. Tác hại đó là gì?
Trả lời: Virus máy tính có thể gây ra những tác hại vô cùng to lớn như: Tiêu tốn tài nguyên hệ thống, phá huỷ dữ liệu và phá huỷ hệ thống, đánh cắp hay mã hoá dữ liệu để trục lợi.
2.KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp hs có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: 
- Sản phẩm: Định hướng nội dung bài học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- ? Em có thể kể ra những ứng dụng của Tin học trong thực tế mà em biết. 
- Ngoài các máy tính em đã gặp ở trường học hoặc các cơ quan còn có các thiết bị được gắn các bảng mạch để điều khiển, em có thể kể tên thiết bị nào hay không?
- Để hiểu được vai trò của tin học và máy tính đối với xã hội hiện nay chúng ta cùng tìm hiểu Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI 
- Chế tạo rôbốt, dạy học, y học
- Trả lời
- Chú ý
3.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại (17 phút)
- Mục tiêu: Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Biết vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giáo viên
- Tin học đóng vai trò to lớn trong xã hội. Các em nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Lợi ích của ứng dụng tin học?
- Giáo viên chốt kiến thức.
- Ghi nội dung bài học.
- Các em đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi Sự phát triển của tin học ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội?
- Giáo viên bổ sung - phân tích đưa ví dụ minh hoạ.
- Ghi nội dung bài học.
- Qua các vai trò của tin học ta rút ra nhận xét chung gì?
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm.
- Học sinh nghe giảng
- Học sinh chép bài.
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nghe giảng và ghi chép vào vở.
- Học sinh trả lời.
1.Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại
a.Lợi ích của ứng dụng tin học
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: Từ các ứng dụng văn phòng hay thiết kế, điều khiển các thiết bị phức tạp... từ đáp ứng các nhu cầu cá nhân cho tới việc kinh doanh và quản lý, điều hành xã hội.
- Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.
b. Tác động của tin học đối với xã hội
- Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội.
- Góp phần thay đổi phong cách sống của con người.
- Tin học và máy tính góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực KH công nghệ cũng như KHXH
* Nhận xét: Tin học và máy tính đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.
HOẠT ĐỘNG 2: Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá (18 phút)
- Mục tiêu: Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Biết xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
- Tin học và truyền thông không chỉ làm thay đổi bộ mặt xã hội hiện đại mà còn dẫn đến sự ra đời của kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
- Thế nào là kinh tế tri thức?
- Tin học và kinh tế tri thức có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Thế nào là xã hội tin học hoá?
- Tại sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền KT tri thức?
- Bổ sung- phân tích đưa ví dụ minh hoạ.
- HS nghiên cứu SGK.
- Là nền KT mà trong đó tri thức là yếu tố quan trọng tạo ra của cải vật chất.
- Cá nhân phát biểu trả lời.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Ghi nội dung.
- Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và ghi chép nội dung.
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá
a. Tin học và kinh tế tri thức
- Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.
b. Xã hội tin học hoá
- Là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hỗ trợ của các hệ thống tin học.
- Xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
Vì việc ứng dụng tin học giúp nâng cao công suất và hiểu quả công việc, giải phóng lao động chân tay... chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao.
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút)
- Mục tiêu: hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học:
- Sản phẩm: ghi nhớ nội dung tốt hơn
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- ?Hãy chỉ ra những lợi ích mà tin học và máy tính có thể đem lại? 
Lợi ích của ứng dụng tin học
- Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: Từ các ứng dụng văn phòng hay thiết kế, điều khiển các thiết bị phức tạp... từ đáp ứng các nhu cầu cá nhân cho tới việc kinh doanh và quản lý, điều hành xã hội.
- Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
	- Về nhà học bài, chuẩn bị nội dung tiếp theo của “Bài 7: Tin học và xã hội” 
--—&–--
Tuần: 10	Tiết: 19	
Ngày soạn: 02/11/2020	Ngày dạy: 10/11/2020
Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (tiết 2)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
+ Nhận thức được ngày nay tin học và máy tính là động lực cho sự phát triển xã hội.
+ Biết được xã hội tin học hoá là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế tri thức.
+ Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
2.Kỹ năng
+ Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính để giải thích được các câu hỏi liên quan.
3.Thái độ
+ Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
4.Xác định nội dung của bài
 - Con người trong xã hội tin học hóa
5.Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp
	- Năng lực chuyên biệt: công nghệ thông tin, tư duy.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Bảng
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, giáo án.
2.Chuẩn bị của học sinh
- Các kiến thức liên quan đến bài học, SGK Tin học 9.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: Giải quyết vấn đề vấn đáp, đàm thoại, làm việc nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, làm việc nhóm.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính ? (4 điểm)
Thông tin được lưu trữ trong máy tính là rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên.
- Thông tin có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân. Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là việc hết sức cần thiết. 
- Cần bảo vệ thông tin bằng cách sao lưu dữ liệu thường xuyên và phòng tránh virus.
Câu 2: Virus máy tính là gì? Tác hại và cách phòng tránh virus máy tính? (6 điểm)
* Virus máy tính
- Virus là một chương trình hay đoạn chương trình.
- Có khả năng tự nhân bản và lây lan rất nhanh theo nhiều con đường.
* Tác hại, cách phòng tránh virus máy tính
Tác hại của virus máy tính
 - Tiêu tốn tài nguyên hệ thống như: CPU, bộ nhớ, dung lượng đĩa cứng.
 - Phá huỷ dữ liệu.
 - Phá huỷ hệ thống: làm máy tính bị tê liệt hay làm máy chạy chậm, treo máy, tắt và tự khởi động lại, không mở được tệp
 - Đánh cắp dữ liệu như chứng từ, thẻ tín dụng,  để trục lợi.
 - Mã hoá dữ liệu để tống tiền.
 - Gây khó chịu khác như làm ẩn tệp, thư mục, 
Cách phòng tránh virus máy tính
Cách phòng tránh virus máy tính tốt nhất là cảnh giác và ngăn chặn trên chính những con đường lây lan của chúng và cập nhật phần mềm diệt virus và diệt virus thường xuyên.
2.KHỞI ĐỘNG (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp hs có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: 
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi có liên quan
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- ? Em có thể kể ra những ứng dụng của Tin học trong thực tế mà em biết. 
- Ngoài các máy tính em đã gặp ở trường học hoặc các cơ quan còn có các thiết bị được gắn các bảng mạch để điều khiển, em có thể kể tên thiết bị nào hay không?
- Để hiểu được vai trò của tin học và máy tính đối với xã hội hiện nay chúng ta cùng tìm hiểu Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI 
- Chế tạo rôbốt, dạy học, y học
- Trả lời
- Chú ý
3.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Con người trong xã hội tin học hoá (23 phút)
- Mục tiêu: + Nhận thức được thông tin là tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội tin học hoá cần có trách nhiệm đối với thông tin được đưa lên mạng và Internet.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
- Phương tiện dạy học: Bảng
- Sản phẩm: Biết cần có trách nhiệm với thông tin đưa lên mạng
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Giáo viên
- Yêu cầu hs đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Trong xã hội tin học hoá hiện nay con người cần phải làm gì?
- Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
- Nhận xét, chốt kiến thức.
- Học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận và trả lời.
- Học sinh khác nhận xét và bổ sung thêm.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm.
- Lắng nghe và ghi chép.
3. Con người trong xã hội tin học hoá
Con người cần phải:
- Có ý thức bảo vệ thông tin và các tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người và của toàn xã hội .
- Cần có trách nhiệm đối với mỗi thông tin đưa lên mạng Internet.
- Xây dựng phong cách sống khoa học có tổ chức, đạo đức...
4.LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (2 phút)
- Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng và Internet?
- Thế nào là xã hội tin học hoá? Tại sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề cho sự phát triển của nền KT tri thức?
5. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
VI.HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2 phút)
Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tin_hoc_9_theo_cv3280_tiet_1920.doc