Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Phẩm chất, năng lực YCCĐ
Năng lựctìm hiểu lịch sử Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
Nêu được khái niệm "lịch sử'và "môn Lịch sử'.
Giải thích được vì sao cẩn thiết phải học lịch sử.
Nhận diện và phân biệt được các nguổn sử liệu cơ bản.
Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.
Năng lựcvận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Bắt đẩu hình thành Năng lựcquan trọng này trong bối cảnh sống quen thuộc của HS. Khi hướng dẫn HS, GV khuyến khích các em tập trung vào trải nghiệm tích cực cho hoạt động này và nhấn mạnh sự cần thiết của tính khách quan sử học khi các em tập tìm hiểu lịch sử giống như một nhà sử học (Bài tập 3 và 4).
Bài tập 5, HS vận dụng kiến thức đã học để lí giải về một vấn để của thực tiễn hiện nay - việc làm với các di tích lịch sử qua ví dụ vể cửa Bắc, thành cổ Hà Nội.
PHẨM CHẤT Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử.
Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại.
Tôn trọng kỉ vật của gia đình.
Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
rang 60). Kĩ năng phân tích, tổng hợp thòng tin (câu 1 trong phẩn Luyện tập - Vận dụng). Năng lựcnhận thức và tưduy lịch sử Nêu và nhận xét được ảnh hưởng của điếu kiện tự nhiên tới sự phát triển của La Mã - mức độ biết và hiểu. Trình bày được cơ cấu tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại - mức độ hiểu. Nêu được những thành tựu nổi bật về văn hoá của La Mã - mức độ biết. Năng lựcvận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Vận dụng kiến thức lịch sửphần III để mô tả một số thành tựu văn hoá của La Mã vẫn hiện diện trong cuộc sống ngày nay. Những phẩm chất Có ý thức tôn trọng các di sản văn hoá trên thế giới; khâm phục sức lao động, sáng tạo của nhân dân qua các thời kì. Hiểu được "La Mã không được xây dựng trong một ngày" (Roma wasn't built in one day), vì thế nếu HS không ngừng chăm chỉ, cố gắng, các em cũng có thể tạo nên những điểu kì diệu. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV - SGV, SGK, tranh ảnh, tài liệu 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV có thể dùng bảng hỏi KWL hoặc dựa vào dẫn nhập để tổ chức hoạt động khởi động, hoặc có thể kết nối với bài học trước bằng trò chơi Giải mã ô chữ. Giải mã ô chữ: Câu 1. (có 13 chữ cái): Cơ quan quyền lực tối cao của Athens. Câu 2. (có 7 chữ cái): Những người có quyển bỏ phiếu. Câu 3. (có 6 chữ cái): Thành phố được coi là thủ đô chính trị và văn hoá của toàn Hy Lạp cổ đại. Câu 4. (có 9 chữ cái): Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Hy Lạp cổ đại. Câu 5. (Có 5 chữ cái): Tác giả của bộ sử thi nổi tiếng I Iliad và Odyssey. Câu 6. (Có 5 chữ cái): Tầng lớp giàu có nhất và có - GV dẫn vào bài từ những kết quả ô chữ: Người La Mã vẫn tự nhận họ là học trò của người Hy Lạp khi họ chiến thắng và chiếm đóng Hy Lạp vào thế kỉ I TCN. La Mã có những điểm tương đồng gì với Hy Lạp về điểu kiện tự nhiên, lịch sử và văn hoá? Tại sao ngạn ngữ cổ lại nói "Mọi con đường đểu đổ vể Roma", "Vinh quang thuộc vể Hy Lạp và sự vĩ đại thuộcvềLaMã"? Hãy bắt đầu cuộc hành trình khám phá một trong những nhà nước hùng mạnh nhất thời cổ đại của nhân loại. I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN a. Mục tiêu: HS chỉ ra được tác động vế điểu kiện tự nhiên đối với sự hình thành, phát triển của nển văn minh La Mã b. Nội dung: GV Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu về vị trí địa lí, đất đai, khíhậu, tài nguyên,... c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nên văn minh La Mã? B2: Thực hiện nhiệm vụ - Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu về vị trí địa lí, đất đai, khíhậu, tài nguyên,... Từ đó kết luận: so với Hy Lạp, La Mã thuận lợi hơn để phát triển toàn diện kinh tế bao gổm nòng nghiệp (trổng trọt và chăn nuôi), thủ công nghiệp (luyện kim, chế tác đá, bê tông), ngoại thương (buôn bán với các quốc gia trong khu vực). Với vị trí ở trung tâm Địa Trung Hải, La Mã không chỉ có thuận lợi trong tiến hành buôn bán với các vùng xung quanh Địa Trung Hải mà còn dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Nơi phát sinh ban đẩu của La Mã cổ đại là bán đảo l-ta-ly (Italy). Vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông Pô (Po) và sông Ti-brơ thuận lợi cho việc trổng trọt. Miền Nam và đảo Xi-xin (Sicily) có những đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi. Trong lòng đất chứa nhiều đồng, chì, sắt,... nên các ngành thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Đặc biệt, bán đảo l-ta-ly có hàng nghìn km đường bờ biển, lại nằm ở vị trí trung tâm ĐịaTrung Hải, rất thuận lợi cho giao thương và các hoạt động hàng hải. II. TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC LA MÃ CỔ ĐẠI a. Mục tiêu: HS chỉ ra được tổ chức nhà nước La Mã cổ đại b. Nội dung: GV cho HS biết vế nhà nước La Mã thời kì cộng hoà, đặc biệt là vai trò của Viện Nguyên lão qua hình 11.3: GV chỉ cho HS thấy quyền lực của Viện Nguyên lão c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát lược đồ 11.2, em hãy xác định địa bàn ban đầu của La Mã cổ đại và phạm vi lãnh thô của La Mã thời đế chế. B2: Thực hiện nhiệm vụ Qua phân tích lược đồ 11.2, GV hướng dẫn HS đọc hiểu lược đồ và hình mô phỏng về Viện Nguyên lão. Hướng dẫn HS đọc hiểu lược đổ bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở: Dựa vào lược đổ 11.2, em hãy xác định địa bàn ban đâu của La Mã cổ đại? (lưu ý HS vể bán đảo Italy mang hình chiếc ủng duỗi dài xuống ĐịaTrung Hải); Hãy xác định ranh giới lãnh thổ đế chế La Mã thời cực thịnh ở các phía đông, tây, nam, bắc; Quan sát lược đổ, em hãy thử giải thích: Vi sao nói: "Vào đổu Công nguyên, La Mã đã biến Địa Trung Hải thành ao nhà của nó"? B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Từ một thành bang nhỏ bé ở miền trung bán đảo l-ta-ly, La Mã đã dẩn mở rộng lãnh thổ và trở thành một đế chế rộng lớn. Vào đầu thế kỉ II, lãnh thổ của đế chế La Mã bao gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh. B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại. B2: Thực hiện nhiệm vụ - Để tìm hiểu cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước đế chế, GV cẩn cho HS biết vế nhà nước La Mã thời kì cộng hoà, đặc biệt là vai trò của Viện Nguyên lão qua hình 11.3: GV chỉ cho HS thấy quyền lực của Viện Nguyên lão (trong tay 300 thành viên là quyển để xuất luật, quyết định hoà bình hay chiến tranh, để cửChấp chính quan). - HS sử dụng thông tin ở cuối trang 59 đẩu trang 60 để mô tả cơ cấu tổ chức nhà nước thời đế chế (trên cơ sở so sánh với thời cộng hoà); giải thích được tại sao sang thời đế chế, Viện Nguyên lão mất quyền lực thực tế . B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS. GV có thể mở rộng thêm: Viện Nguyên lão ở thời Cộng hoà có quyển lực nhất nhưng sang thời đế chế thì mất quyền lực vì bị hoàng đế thao túng, chức năng giảm thiểu chỉ còn quyển thông qua luật, không được để xuất (quyển của hoàng đế), không có quyền phủ quyết. - Đầu thế kỉ VITCN, La Mã thiết lập hình thức nhà nước cộng hoà không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra. Tuy nhiên, thực chất quyền lực nằm trong tay 300 thành viên của Viện Nguyên lão, thuộc các gia đình giàu có nhất của giới chủ nô La Mã. - Từ năm 27 TCN, dưới thời của ốc-ta-vi-út (Octavius), La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế. Nhà nước thời đế chế thực chất là nền quân chủ khoác áo cộng hoà III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU a. Mục tiêu: HS rút ra được một số thành tựu b. Nội dung: HS khai thác và sử dụng các tư liệu từ 11.4 đến 11.7,từđó lựa chọn một thành tựu văn hoá để trình bày. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập NV1: Hãy chọn một thành tựu của người La Mã mà em ấn tượng nhất và lí giải sự lựa chọn đó. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS khai thác và sử dụng các tư liệu từ 11.4 đến 11.7,từ đó lựa chọn một thành tựu văn hoá để trình bày. Tư liệu 11.4: chữ viết của người La Mã, nhấn mạnh đây được xem là một trong những đóng góp vĩ đại của cư dân La Mã cho loài người. Nhiều chữ ngày nay vẫn được sử dụng như A, B, L, 0, Q, X, Y,z,... Nhiều danh từ chung được dùng phổ biến hiện nay nhưsenat (thượng viện), politic (chính trị), republic (cộng hoà),... đểu xuất phát từ La Mã. Tư liệu 11.5: dù không còn được dùng trong tính toán, nhưng vẫn được dùng để đánh số để mục hoặc sửdụng đánh số trên đề mặt đổng hổ,... Tư liệu 11.6: cho thấy trình độ kĩ thuật của người La Mã trong xây dựng đến đài, cẩu cống, đường sá mà nhiều đoạn đường ngày nay vẫn được sử dụng. B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS. GV có thể mở rộng thêm kiến thức: ví dụ người La Mã đã sáng tạo ra loại bê tông siêu bền từ cao su, vôi sống, cát, tro bụi núi lửa. Để xây dựng hệ thống đường sá mà nay vẫn còn sử dụng được, người La Mã đào sâu xuống 3m, rổi lót các tảng đá lớn, sau đó đổ đầy cát sỏi, lấp các lỗ hổng. Trên mặt đường, họ ốp những phiến đá lớn, có các rãnh để thoát nước khi trời mưa. Trên dọc tuyến đường đều có đánh số km kể từ km số 0 ở Quảng trường La Mã toả đến các tỉnh trong đế chế (câu thành ngữ:"mọi con đường đều đổ về Roma" là vì thế). Hầu hết những thành tựu đó ngày nay vẫn được sử dụng (chữ viết, chữ số, bê tông,...). Hệ thống chữ La-tinh ra đời trên cơsởtiếp thu chữ cái của người Hy Lạp. Nó bao gồm 26 chữ cái, là nền tảng cho hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay. Người La Mã còn tạo ra hệ thống chữ số với 7 chữ cái cơ bản, gọi là chữ số La Mã. Hệ thống luật La Mã được coi là tiến bộ nhất thời cổ đại và trở thành nền tảng cho việc xây dựng luật pháp ở các nước Âu - Mĩ sau này. Nhờ phát minh ra bê tông, Người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập NV1: Em hãy sử dụng chữ sổ La Mã để thể hiện phép tính sau đây: 350 + 270. Em có nhận xét gì về việc dùng chữ so La Mã để tỉnh toán ? B2: Thực hiện nhiệm vụ Trong vai một HS La Mã thời cổ đại, HS biết biểu diễn phép tính toán đơn giản để giải quyết bài toán: 350 +270. Viết theo số La Mã là: CCCL + CCLXX= DCXX. Trong khi đó, một HS khác biểu diễn phép tính theo chữ số Ả Rập: 350+ 270 = 620 . B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS. Nhận xét: tính toán bằng chữ số La Mã rất phức tạp, cổng kềnh, nhất là với phép tính nhiều con số. Bởi vậy, việc phát minh ra chữ số Ả Rập là một thành tựu vĩ đại và từ đó loài người đã sử dụng số Ả Rập trong tính toán. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập; d. Tổ chức thực hiện: Câu 1: Kết hợp kiểm tra kiến thức với luyện tập Năng lựcmô tả và tái hiện để chỉ rasựgiống nhau giữa điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại và Hy Lạp cổ đại. Giống Hy Lạp: ba mặt giáp biển; núi cao án ngữ phía bắc; trong lòng đất có nhiều khoáng sản; đường bờ biển dài, thuận lợi xây dựng các bến cảng. Câu 2: Kiểm tra Năng lựcphân tích tư liệu của HS. Thời cộng hoà, Viện Nguyên lão có quyển tối thượng (nêu các ý trong hình 11.3). Sang thời đế chế, sự khác biệt lớn nhất là Viện Nguyên lão chỉ có danh nghĩa, không có quyển hành thực tế, hoàng đế thâu tóm mọi quyền lực. D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà c. Sản phẩm: bài tập nhóm d. Tổ chức thực hiện: Câu 3: Kiểm tra kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. GV có thể cho HS lập bảng sau: Lĩnh vực Thành tựu Vận dụng ngày nay Luật học và lịch -Luật 12 bảng, sau này hoàn chỉnh thành Luật La Mã. - Lịch Caesar. Các nước Âu - Mĩ hiện này đểu xây dựng luật dựa trên nển tảng Luật 12 bảng. Lịch Caesar sử dụng phổ biến đến tận thế kỉ XVI; là cơ sở để Giáo hoàng Gregory XII cải tiến và hoàn thiện Công lịch được dùng đến hiện nay. Chữ viết và chữ số Chữ La tinh. Chữ số La Mã. Cơ sở của 200 ngôn ngữ và chữ viết trên thế giới. Chữ La tinh ngày nay vẫn là ngôn ngữ quốc tế; vẫn dùng phổ biến trong y dược học. Chữ số ngày nay vẫn dùng đánh số các đề mục lớn; đánh số trên đổng hổ, những trang nằm trước phẩn chính của một quyển sách, đánh số cho một số hoạt động nào đó (ví dụ đại hội Đảng,...). Kiến trúc - Mái vòm. - Xây dựng các nhà thờ, công trình công cộng. Kĩ thuật - Xi măng, bê tông, xây dựng đường sá, cẩu cống. - Xây dựng nhà cửa, công trình công cộng, đường sá, cầu cống, quy hoạch đô thị. ****************************** CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X BÀI 12: CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ Ở ĐÔNG NAM Á I. MỤC TIÊU Phẩm chất, năng lực YCCĐ Năng lựctìm hiểu lịch sử Khai thác và sửdụng được thông tin có trong tư liệu, hình thành kĩ năng đọc bản đổ, lược đồ để xác định mối liên giữa các quốc gia cổ với các quốc gia Đông Nam Á hiện tại. Năng lựcnhận thức và tư duy lịch sử Trình bày được vị trí địa lí của khu vực - mức độ hiểu và vận dụng. Miêu tả được sự xuất hiện của các vương quốc cổ trước thế kỉ VII - mức độ biết và vận dụng. Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thê kỉ X - mức độ biết và vận dụng. phẩm chất Nhân ái, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nển văn hoá, học hỏi để hoà nhập. Có ý thức bảo tổn và phát huy các giá trị văn hoá chung của khu vực Đông Nam Á. Giáo dục tinh thẩn chung thống nhất của khu vực và hướng tới cộng đổng chung ASEAN. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV - SGV, SGK, tranh ảnh, tài liệu 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC A: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: Gợi ý 1: trò chơi Ai nhanh hơn và Thử thách IQ. + Bước 1: GV đề nghị HS quan sát hình, nhận diện quốc kì của 11 nước Đông Nam Á. + Bước 2: Thử thách IQ-Ai nhanh hơn? GV đề nghị HS quan sát hình, xác định tên các quốc gia Đông Nam Á qua quốc kì. + Thử thách IQ: phát hiện quy luật - các quốc gia xếp theo alphabet và theo chiều kim đổng hồ. Gợi ý 2:GN có thể khởi đẩu bài học bằng chuỗi các câu hỏi nêu vấn để để HS trả lời + Dựa vào lược đồ, cho biết khu vực Đông Nam Á có những quốc gia nào? + Vị trí địa lí của Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt? + Em biết gì vể lịch sử/địa danh/di sản văn hoá của khu vực?GV dẫn vào bài: một Đông Nam Á như hiện tại đã bắt đẩu từ những vương quốc nhỏ bé ra đời cách nay trên dưới 2000 năm. I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA ĐÔNG NAM Á a. Mục tiêu: Xác định được vị trí Đông Nam Á b. Nội dung: GV hình thành cho HS kĩ năng đọc bản đổ ở mức độ đơn giản c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào bản đồ 12.1 và thông tin trong phần I, em hãy: Trình bày sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam A. Bản đồ các nước Đông Nam Á ngày nay. Kể tên các nước Đông Nam A ngày nay. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao. - GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS. Mở rộng: Nằm ở Đông Nam châu Á: nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối toàn bộ lục địa Á-Âu với châu Đại Dương. Từ thời cổ đại, Đòng Nam Á đã là cẩu nối giữa hai nển văn minh sớm nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều: là quê hương của cây lúa nước và các loại gia vị, hương liệu quý hiếm. Tên các quốc gia Đông Nam Á ngày nay Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực này được xem là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa lục địa Á-Âu với châu Đại Dương. II. SỰ XUẤT HIỆN CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THÊ KỈ VII a. Mục tiêu: HS xác định được vị trí các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đẩu Công nguyên đến thế kỉ VII, liên hệ những vị trí đó với bản đổ hành chính ngày nay. b. Nội dung: GV cho HS quan sát lược đồ, rút ra đặc điểm chung của những vị trí xuất hiện các vương quốc cổ. c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào lược đồ ỉ2.2, em hãy: Kể tên các vương quốc cổ đầu tiên của khu vực Đông Nam A. Quan sát thêm bản đồ 12.1, xác định vị trí các vương quốc cổ đỏ thuộc quốc gia Đông Nam A nào ngày nay. B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV cho HS quan sát lược đồ, rút ra đặc điểm chung của những vị trí xuất hiện các vương quốc cổ: nơi có những dòng sông lớn đổ ra biển, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao lưu với thê giới bên ngoài - GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ 12.1 và lược đổ 12.2 để xác định vị trí các vương quốc cổ đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. Những vương quốc đó hiện nay thuộc về quốc gia nào? (nên hướng dẫn các em quan sát theo hai khu vực: lục địa và hải đào) B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình. - HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS . Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Các nhà nước đẩu tiên của khu vực như: Phù Nam, Chăm-pa, Đốn Tốn, Xích Thổ, muộn hơn là Chân Lạp, Thaton, Pegu. Các tiểu quốc nhỏ vùng hải đảo như Cantoli, Melayu, Taruma cũng lẩn lượt ra đời. Những vương quốc đó hiện nay: Pegu, Thơton —> Myanmar Chăm-pa, Phù Nam Việt Nam Đốn Tốn, Xích Thố Miền Nam Thái Lan và Malaysia. Malayu, Taruma —> Indonesia III: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIÊN TỪTHÊ KỈ VII ĐẾN THÊ KỈ X a. Mục tiêu: HS xác định được những vương quốc xuất hiện _ trong giai đoạntừthếkỉVII đến thế kỉ x trên bản đồ. b. Nội dung: GV nêu vấn để bằng hệ thống câu hỏi dựa vào lược đổ 12.3. Cho HS nghiên cứu tư liệu tích hợp kiến thức địa lí, tự giải quyết vân đề c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Em hãy xác định trên lược đồ ỉ2.3 những vương quốc phong kiến ở Đông Nam A từ thế kỉ VII đến thế kỉX. Tham khảo lược đồ 12.1 và các thông tin bên dưới, cho biết vị trí của các vương quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam A nào ngày nay? B2: Thực hiện nhiệm vụ -
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_c.docx