Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1, Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Về tri thức:

- Học lịch sử là học những sự kiện cụ thể , sát thực có căn cứ khoa học.

- Học lich sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, hs cần có phương pháp học tập tích cực.

2. Về kỹ năng:

Giúp hs có kĩ năng trình bày và lí giải các sự kiện ls khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xđịnh phương pháp học tập tốt.

3. Về thái độ:

- Bồi dưỡng cho hs những quan niệm đúng đắn về bộ môn ls & p2 học tập, khắc phục quan niệm sai lầm, sai lệch trước đây là : học ls chỉ cần học thuộc lòng.

- Gây hứng thú cho các em trong học tập, để hs yêu thích môn ls.

B. Chuẩn bị:

1. Thầy:

- Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo-> soạn bài.

- Bảng phụ bài tập trắc nghiệm.

- Tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám.

2. Trò:

Trả lời các câu hỏi trong sgk.

C. Tiến trình các hoạt động trên lớp.

I. Ổn định tổ chức:

- GV kiểm tra sĩ số lớp

II. Kiểm tra bài cũ:

- KT sự chuẩn bị bài của hs.

- GV hướng dẫn hs chuẩn bị bài ở nhà.

 

doc 4 trang linhnguyen 5820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1, Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1, Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử

Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 1, Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử
NS: 07/09/09
Tiết: 01
Bài 1
Sơ lược về môn lịch sử
A.mục tiêu cần đạt:
1.Về tri thức:
- Học lịch sử là học những sự kiện cụ thể , sát thực có căn cứ khoa học.
- Học lich sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, hs cần có phương pháp học tập tích cực.
2. Về kỹ năng: 
Giúp hs có kĩ năng trình bày và lí giải các sự kiện ls khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xđịnh phương pháp học tập tốt. 
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng cho hs những quan niệm đúng đắn về bộ môn ls & p2 học tập, khắc phục quan niệm sai lầm, sai lệch trước đây là : học ls chỉ cần học thuộc lòng.
- Gây hứng thú cho các em trong học tập, để hs yêu thích môn ls.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy:
- Nghiên cứu sgk, sgv, tài liệu tham khảo-> soạn bài.
- Bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
- Tranh Văn miếu Quốc Tử Giám.
2. Trò:
Trả lời các câu hỏi trong sgk.
C. Tiến trình các hoạt động trên lớp.
I. ổn định tổ chức:
- GV kiểm tra sĩ số lớp
II. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị bài của hs.
- GV hướng dẫn hs chuẩn bị bài ở nhà.
III. Bài mới:
Giới thiệu bài:
- ở lớp dưới các em đã được học bộ môn ls, em hiểu thế nào là ls? 
( GV gọi 1 số hs trả lời)
- Để hiểu rõ cụm từ này & học ls để làm gì? bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?
?
?
HS
?
*
?
HS
*
*
?
?
HS
?
HS
?
*
?
*
?
HS
?
HS
?
*
?
?
GV gọi 1 hs đọc mục 1 sgk/ 3.
Em hãy nêu quá trình phát triển của 1 số sự vật xung quanh em?
- 1 cái cây, ls 1 ngôi nhà, con người....
Con người và mọi vật trên thế giới này đều phải tuân theo quy luật gì của thời gian?
- Con người và mọi vật trên thế giới này đều phải trải qua 1 quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu.
=> Những gì các em thấy ngày hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử.
Em hiểu lịch sử là gì?
GV : Trong chương trình chúng ta chỉ giới hạn học tập LSXH loài người từ khi loài người xuất hiện trên trái đất này( cách đây mấy triệu năm) trải qua các giai đoạn dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột dần dần trở thành văn minh tiến bộ công bằng.
GV giới thiệu tiến trình phát triển của xã hội loài người trải qua 5 giai đoạn:
Nguyên thuỷ- CHNô lệ- TBCN- XHCN- CNCS
Có gì khác nhau giữa ls 1 con người và ls xh loài người?
- LS của 1 con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.
- LS XH loài người là ko ngừng phát triển, là sự thay thế của 1 xh cũ = xh mới tiến bộ và văn minh hơn.
- Con ngưới chỉ là 1 cá thể nhỏ trong xh loài người.
GV: cho hs làm bài tập 1+ 2 : sách câu hỏi và bài tập trắc nhiệm ls 6( trang 8)
Gv hướng dẫn hs xem hình 1 sgk & yêu cầu các em nhận xét?
1 hs miêu tả cảnh lớp học trong hình? Lớp học hiện tại để thấy sự khác nhau?
- Thầy:
- Trò:
- Bàn ghế:
- Trường:
Vì sao có sự khác nhau đó?
Do xh loài người ngày càng tiến bộ, đk học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn.
=> Như vậy, mỗi con người, mỗi xóm làng, mỗi quốc gia, dân tộc đều trải qua những thay đổi theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo ra.
Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó ko? Vậy học ls để làm gì?
=> Các em phải biết quí trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó & xác định cho mình cần phải làm gì cho đất nước, cho nên học ls rất quan trọng.
Em hãy lấy vd trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải biết ls?
- Gia đình: ai đỗ đạt cao & có công với nước...
- Quê hương: sự phát triển của móng cái...
GV cho hs hoạt đông nhóm bài tập 3 sách câu hỏi & bài tập trắc nghiệm.
 Dẫn dắt:
Đặc điểm của bộ môn ls là sự kiện ls đã xảy ra ko được diễn lại, ko thể làm thí nghiệm như các môn khoa học khác, cho nên ls phải dựa vào các tài liệu là chủ yếu để khôi phục lại bộ mặt chân thực của quá khứ.
1 hs đọc mục 3 sgk/ 4+5
GV hướng dẫn hs xem hình 2 sgk: bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám làm = gì?
- Đó là bia đá.
-> Là hiện vật của người xưa để lại.
Trên bia đá ghi gì?
Ghi tên, tuổi, địa chỉ, năm sinh& năm đỗ của tiến sĩ.
Quan sát hình 1& 2, theo em đó là những loại tư liệu nào?
GV bổ sung:( thời Lý- Trần)
- 1070: Văn miếu được xây dựng thờ Chu Công, Khổng Tử & các vị tiên hiền- là nơi dành riêng để dạy học cho hoàng thái tử.
- 1076: mở trường Quốc Tử Giám chỉ có các quí tộc quan lại & con em của họ được theo học.
-Thời Trần: Quốc Tử Giám có tên gọi mới( Quốc Tử Viện, Quốc Học Viện).
- Thời vua Lê Thánh Tông, có lệnh cho khắc tên những người thi đỗ tiến sĩ lên bia đá & dựng lên ở hai bên điện Đại Thành trong Văn miếu.Năm bắt đầu khắc và dựng bia là năm 1484, nhưng khắc lại khoa thi từ năm 1442 trở đi. Như vậy phải có 117 hoặc 124 bia nhưng nay chỉ còn 82 bia. Có lẽ 1 số bia đã bị huỷ trong các cuộc chiến tranh.
Bên cạnh 2 tư liệu trên người ta còn dựa vào tư liệu nào? 
GV yêu cầu hs kể lại 1 số câu chuyện truyền thuyết đã biết( Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh)
=> Trong ls cha ông ta luôn phải đấu tranh với thiên nhiên & giặc ngoại xâm để duy trì sản xuất, đảm bảo cuộc sống & giữ gìn độc lập dân tộc.
Dựa vào đâu để biết và dựng lại ls?
Hs tổng kết.
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xh loài người trong quá khứ.
2. Học lịch sử để làm gì? 
- Cội nguồn dân tộc.
- Truyền thống lịch sử của dân tộc.
- Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
- Hiện vật người xưa để lại( tư liệu hiện vật).
- Tư liệu chữ viết.
- Tư liệu truyền miệng.
IV. Củng cố:
? Lịch sử là gì? học ls để làm gì? dựa vào đâu để biết và dựng lại ls?
? Hãy kể 1 số loại tư liệu truyền miệng mà em biết?
? GV cùng hs làm 1 số bài tập trắc nghiệm?
V. Hướng dẫn hs về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Hoàn thành các bài tập trong sgk.
- Soạn bài 2 : Cách tính thời gian trong lịch sử.
D. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_6_tiet_1_bai_1_so_luoc_ve_mon_lich_su.doc