Tuyển tập 70 đoạn văn nghị luận xã hội

Đề 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói được nêu trong văn bản ở phần Đọc - hiểu: “Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển.”

Trả lời: Viết đoạn văn 200 chữ:

Gợi ý trả lời:

- Mở đoạn: Trong cuộc sống bộn bề của công việc, ai ai cũng cần phải có nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn.

- Phát triển đoạn:

+ Giải thích:

• Thời gian rảnh rỗi là khoảng thời gian không dành cho học tập và công việc.

• Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”, nghĩa là nhàn rỗi rất vô bổ, có thể dẫn đến những việc làm có hại.

• Nhưng xét về mặt tích cực, nhàn rỗi với những hình thức thư giãn lại thể hiện chính nền văn hóa và sự phát triển của đất nước đó.

• Câu nói khuyên chúng ta nên đưa ra những lựa chọn văn hóa để thời gian nhàn rỗi không trở nên vô nghĩa.

 

doc 58 trang linhnguyen 18/10/2022 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 70 đoạn văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tuyển tập 70 đoạn văn nghị luận xã hội

Tuyển tập 70 đoạn văn nghị luận xã hội
hận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Hành động của cậu bé 8 tuổi ở Hải Phòng lỡ làm vỡ gương ô tô đã viết giấy gửi lời xin lỗi và số điện thoại ngỏ ý đền bù cho chủ nhân chiếc ô tô để trước cổng trường mà báo chí đưa tin trong suốt thời gian qua khiến chúng ta phải suy ngẫm. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự trọng trước những sai lầm của bản thân.
28. Viết đoạn văn Nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về “Ước mơ – Khát vọng”
“Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!”. Quả thật là vậy, chúng ta sẽ chỉ là tồn tại nếu không có ước mơ và mục tiêu cho riêng mình. Ước mơ là khát vọng là những điều tốt đẹp mà ta luôn muốn hướng tới. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết ước mơ biết phấn đấu. Sống là phải biết ước mơ phải nghĩ tới những điều cao đẹp. Chính ước mơ làm cuộc sống chúng ta thêm động lực. Và ước mơ cũng chính là ngọn núi lửa luôn âm ỷ cháy trong tim ta và hối thúc, đánh thức chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta có ước mơ và hoài bão thì cuộc sống chúng ta trở nên lãng mạn hơn, bay bổng hơn. Nó chính là liều thuốc tinh thần kích thích chúng ta nỗ lực phấn đấu. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt được giữa ước mơ và tham vọng. Tham vọng có thể hướng đến những điều tốt đẹp nhưng nó mang tính chất cá nhân ích kỷ, háo thắng và phần lớn kẻ tham vọng bao giờ cũng thất bại. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ sống thiếu ước mơ, sống không hoài bão. Họ giống như những loài côn trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm mà không biết đâu là ánh sáng. Và mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hãy chăm chút cho ước mơ lớn lên và trưởng thành mỗi ngày. Vâng! “đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” và chắc chắn đủ ước mơ bạn sẽ gặt hái được thành công.
29. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Niềm tin”
Bạn có thể bị lừa dối nếu bạn tin tưởng quá nhiều nhưng nếu bạn không có lòng tin thì bạn sẽ không tồn tại được. Đúng là như vậy, niềm tin là sự tin tưởng đặt hết mọi thứ vào người khác hoặc điều gì đó. Nếu bạn là một người có niềm tin thì đảm bảo với bạn rằng bạn là một trong những người hạnh phúc nhất. Vì niềm tin chính là một loại thuốc tăng lực một nguồn động lực tuyệt vời cho chúng ta. Nó giúp chúng ta tự tin vào bản thân mình vượt qua mọi trở ngại và đạt được thành công vượt bậc trong cuộc sống. Tại sao lại có những người khuyết tật những trở thành huyền thoại chỉ đơn giản là họ có niềm tin vào bản thân và vào cả thế giới. Câu hỏi đặt ra là cuộc sống sẽ như thế nào nếu chúng ta không có niềm tin vào bất cứ thứ gì? Chắc chắn với bạn rằng sẽ vô cùng khủng khiếp. Chúng ta sẽ chẳng có động lực làm bất cứ điều gì trong cuộc sống và thậm chí cũng chẳng thể có nổi một ước mơ. Vì có mơ bạn cũng chẳng tin tưởng vào bản thân để thực hiện nó. Bạn sẽ luôn ở trong tâm trạng ngờ vực không tin vào bất cứ điều gì. Nếu vậy thì bạn sẽ không thể nào tồn tại chứ đừng nói đến chuyện tiến bộ. Đã sống ở trên đời thì phải có cho mình một niềm tin. Chỉ có niềm tin và sự quyết tâm mới có thể đưa bạn đến thành công. Nhưng phải nhớ rằng niềm tin và sự mù quáng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hãy luôn luôn tỉnh táo để vượt qua được những cám dỗ và không bao giờ mù quáng tin vào những điều không có thật. Hãy tập cho mình một thói quen tốt nên tin vào những điều tốt đẹp. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần bạn tin là mình có thể làm được thì bạn lại có thêm lý do để thực hiện điều đó.
Bùi Nhật Quỳnh Anh
12D3 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
Bài số 2
Steven Jobs – cựu CEO của đại gia công nghệ Apple – đã nói một câu mà tôi rất tâm đắc: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Nhưng đừng bao giờ đánh mất niềm tin”. Vậy, niềm tin được nhắc đến trong câu nói trên được hiểu như thế nào? Đó chính là một trạng thái tinh thần tồn tại trong ý thức của mỗi người, thường gắn với những cảm xúc tích cực, với ước mơ, khát vọng về tương lai. Trong cuộc sống của tất cả chúng ta, niềm tin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trong cuộc sống, chẳng phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra tốt đẹp, ai rồi cũng có lúc vấp ngã hay thất bại thảm hại. Rơi vào tình huống ấy, nếu mất đi niềm tin, sẽ chẳng còn nguồn sức mạnh nào có thể nâng bạn dậy và bước tiếp con đường đã chọn. Thử hỏi, trong những tháng ngày bôn ba nơi đất khách quê người, thiếu đi sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn cho dân tộc, liệu rằng Bác Hồ có thể tìm được con đường cách mạng vô sản và dùng nó để giải phóng đất nước ta hay không? Vậy nhưng, một thực trạng đáng buồn hiện nay là một bộ phận giới trẻ ngày nay quá dễ dàng gục ngã trước thử thách khó khăn, trở nên tự ti, bi quan. Số khác lại quá tự phụ, dẫn đến những niềm tin sai lệch, hão huyền về bản thân. Thế hệ trẻ ngày nay cần xa rời những lối sống như vậy, nghiêm túc học tập và rèn luyện, phát triển các kĩ năng sống và khám phá được khả năng tiềm ẩn của mình. Bởi chỉ khi biết được mình là ai, mình có thể làm được những gì, chúng ta mới có thể xây dựng được một niềm tin vững chắc cho tương lai.
30. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Vị Tha”
“Chúng ta đầy khiếm khuyết và sai lầm; hãy để chúng ta cùng tha thứ cho sự nực cười của nhau - đó là luật đầu tiên của tự nhiên” (Voltaire). Cuộc sống sẽ bớt đi những điều nực cười nếu bạn và tôi biết nuôi dưỡng cho mình lòng vị tha. Chỉ là một cái gật đầu chấp nhận lời xin lỗi, một nụ cười là một lời tha thứ sau lỗi lầm của người khác hay hi sinh vì lợi ích chung nhưng cũng đủ để xóa tan những sắc màu ma mị đang làm sầu não tâm hồn con người. Vị tha không đơn thuần là một đức tính tốt mà còn là liều thuốc chữa lành vết thương, là chìa khóa mở cánh cửa cơ hội hoàn thiện bản thân mà ta nên trao cho người đang cần.Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn mình học tốt. Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai. Chắc chắn cuộc sống chúng ta sẽ tươi đẹp hơn, tập thể vững mạnh hơn, đó cũng chính là cách bạn đang gieo trồng một hạt giống tốt lành cho tâm hồn nhân loại, cho quá trình trưởng thành của nhân cách một con người. Song vẫn còn không ít cá nhân nhỏ nhen, khép mình vào khuôn khổ của sự khắt nghiệt, như mảnh đất cằn cỗi chẳng bao giờ chịu nuôi dưỡng hạt giống nào. Giữa thế giới lung linh vạn ánh sáng nhân ái và khu vườn tăm tối với hơi thở của sự lạnh lùng, đâu sẽ là nơi hạnh phúc được lớn dần? Học cách tha thứ là học cách sống đẹp cho người và cho bản thân. Đó cũng là cách bạn tận hưởng và tận hiến giữa cuộc đời!
Quảng Võ Kim Nhung
12D1 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 - 2017
31. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về Giá Trị Của Sách
Triết gia Pháp Rene Descartes từng nói “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua”. Sách là kết tinh của tri thức, trí tuệ và tâm hồn. Như một ngọn lửa bé nhỏ mà sáng rực, sách không những bồi đắp cho dòng chảy tri thức con người giàu phù sa, là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ mà còn có sức mạnh thắp sáng tâm hồn nhân loại. Xóa tan u buồn, thất vọng hay nhắc nhở những ai còn non trẻ tránh sai lầm là sứ mệnh của “người bạn trung thành” này, bởi lẽ sách sinh ra là vì sự tiến bộ không ngừng của con người. Bầu bạn với sách là cách dễ nhất để tâm tĩnh tại, tầm nhìn rộng mở để rồi khám phá được muôn điều hay, mới lạ, trong đó có cả cái hay của tác giả lẫn cái tốt của giá trị cuộc sống, tri thức từ xa xưa đến nay. Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao với những tấn bi kịch người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám phải gánh chịu để hiểu rõ được bất công của xã hội và càng thấm thía hơn giá trị cuộc sống tự do, công bằng, bác ái. Hay “Hạt giống tâm hồn” với các câu chuyện cổ tích đời thường, bài học nhân văn, lời khuyên quý báu để ta vững chắc từng bước đi trên đường đời. Bên cạnh đó, vẫn còn những loại sách vô bổ đang làm xấu vầng hào quang trí tuệ, chúng ta cần có sự chọn lọc thích hợp để làm giàu Trí và Tâm một cách hoàn hảo nhất.
Quảng Võ Kim Nhung
12D1 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 – 2017
Bài 2: Đề văn Nghị luận xã hội 200 chữ: Văn hóa đọc
Văn hóa đọc là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức tăng cường khả năng tư duy cũng như hướng con người đến gần hơn với “chân-thiện-mĩ”. Vì vậy, có thể nói, quốc gia nào đẩy mạnh được văn hóa đọc, trình độ dân trí sẽ cao và tỉ lệ tội phạm sẽ thấp hơn rất nhiều. Nhật Bản, quốc gia hiếm hoi trên thế giới có số lượng sách xuất bản hằng năm tăng, là một ví dụ điển hình. Thế nhưng, giới trẻ Việt Nam ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách, để lại những hệ quả tiêu cực cho mỗi cá nhân cũng như sự phát triển của toàn dân tộc. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ sự bùng nổ của công nghệ thông tin với sự xuất hiện của mạng xã hội, game online hay vô số các chương trình truyền hình. Vậy, giải pháp nào để phát triển văn hóa đọc ở nước ta? Thiết nghĩ, ta nên tổ chức thêm nhiều ngày hội sách, phát động phong trào đọc sách trong trường học cũng như các cơ quan, tổ chức, tận dụng công nghệ để đa dạng hóa các loại hình phục vụ, tạo thêm hứng thú cho người đọc. Tóm lại, tất cả chúng ta cần hiểu và trân trọng hơn văn hóa đọc, biến đọc sách trở thành một sở thích hàng ngày. Bởi đúng như Cựu Tổng thống Hoa Kì Barack Obama từng nói: “Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.”
32. Viết đoạn văn Nghị luận xã hội ngắn (khoảng 200) chữ bàn về lối sống Ích Kỉ
Viên thuốc độc duy nhất bóp chết tâm hồn con người bởi vị đắng và vị của sự khắc nghiệt có lẽ là ích kỉ. Nó sinh ra từ chính sự đố kị, ghen ghét, không gian chật hẹp trong trái tim bạn khi ở trong một tập thể, cộng đồng. Ích kỉ thể hiện ở nhiều mặt, có thể là không thích san sẻ vì sợ bản thân thiệt thòi hơn, là nhỏ nhen trước sự hối lỗi của người khác...Song thử hỏi trong cuộc sống này ai hạnh phúc hơn ai, ai thành công hơn ai? Biết chia sẻ với mọi người có nghĩa là bạn đang ghép cho trái tim mình những tế bào nhân ái mạnh khỏe, còn ích kỉ giữ khư khư dẫu những gì nhỏ nhặt nhất cũng đủ làm già nua gốc rễ tâm hồn. Bởi bạn đang tự tách mình khỏi mối quan hệ với mọi người, cộng đồng, khỏi tình cảm ấm áp của nhân loại. Chưa đủ, ích kỉ chính là con virus đẩy lùi sự phát triển văn minh con người, rõ nhất là hệ lụy của nó-căn bệnh vô cảm.Chỉ vì chỉ ích kỉ, xem trọng bản thân mà không quan tâm đến người khác mà không ít những vụ vợ chồng , anh em,.. sát hại nhau vì một câu nói, hành động không vừa mắt, hay vì của cải cha mẹ chia không vừa ý. Chúng ta cần lên án những kẻ vị kỉ cá nhân nghiêm trọng kia, giúp đỡ những ai còn đang mềm yếu trước virus ích kỉ và ca ngợi, trân trọng lòng tốt của mọi người.Cuộc sống nồng nàn hương vị hạnh phúc khi ta đối mặt với tinh xấu-ích kỉ, đương nhiên sẽ ngập tràn oán hờn nếu lựa chọn xuôi theo nó.
Quảng Võ Kim Nhung
12D1 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 - 2017
33. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Đừng Dối Trá”
Một trong những chiếc gai xuất hiện trong đời thường làm trái tim đau đớn chính là Dối Trá. Dối trá là sự thiếu trung thực, nói không thật, không đúng với sự thật nhằm che giấu sự thật hoặc mưu cầu một lợi ích nào đó. Dối trá là không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp. Sự dối trá để lại nhiều tác hại nghiêm trọng. Nói dối, làm giả làm suy giảm lòng tin giữa con người với con người. Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất vấn đề. Dối trá làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng. Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định. Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá. Cần phân biệt nói dối và sự dối trá, bản chất của chữ Dối đã là xấu, Dối trá lại càng xấu hơn nhưng nói dối thì đôi khi không phải là xấu. Một người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng người thân giấu người bệnh nguồn tin ấy cũng là điều tốt; người cha người mẹ nói dối với con cái về sức khoẻ của mình cũng là để cho con cái yên tâm công việc mà không phải bận lòng lo lắng. Qua đây chúng ta cần lên án thói dối trá và rèn cho mình đức tính trung thực, sống đúng với lương tâm và sống cao thượng cho xứng đáng với danh nghĩa Con Người.
34. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Bình yên”
Khi bạn rời xa vòng tay của bố mẹ đó cũng là lúc bạn trưởng thành. Bạn bị cuốn vào những bộn bề lo toan của cuộc sống. Và bạn biết đó không ai có cuộc đời trải đầy hoa hồng cả sẽ có những lúc mọi thứ quay lưng lại với bạn khiến bạn bế tắc tuyệt vọng, điều bạn cần ngay lúc đó là gì? Đó chính là sự bình yên ngay trong chính tâm hồn của bạn. Vậy bình yên là gì nhỉ? Hẳn mỗi người đều có câu trả lời cho riêng mình. Nhưng tôi chắc chắn nếu có thứ gì đó đọng lại sau những biến cố thăng trầm của cuộc đời thì đó chính là bình yên. Bình yên đơn giản là mỗi sáng sớm nhâm nhi tách cà phê bên những giọt nắng rơi trên cửa sổ. Bình yên là dù bạn có đi đâu vẫn có người chờ bạn quay trở về. Bình yên là khi bạn biết có người yêu thương bạn vô điều kiện, chấp nhận việc bạn sống như một đứa trẻ. Đơn giản và mộc mạc thế thôi. Vậy hà cớ gì bạn không cho bản thân cơ hội tận hưởng điều tuyệt vời đó? Ngưng sự buồn phiền toan tính lại hãy để cho bản thân cảm nhận được cảm giác an toàn và hạnh phúc nhất cuộc đời này. Hãy để bình yên tiếp cho bạn sức mạnh để vượt qua những nỗi đau trong cuộc sống bất ổn này. Hãy bỏ qua ngày tháng mệt mỏi để tìm sự bình yên cho mình. Bạn sẽ hiểu rằng có những thứ không ai có thể dạy bạn được mà chính bản thân bạn phải cảm nhận tự nắm bắt lấy. Bình yên không ở đâu xa nó tồn tại trong tâm hồn của bạn. Suy cho cùng bình yên đâu phải thứ gì đó quá xa xỉ phải không tôi?
35. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Hãy sống trung thực”
Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực không chỉ là một chính sách. Nó có thể là một nguyên tắc. Có một sự khác biệt giữa chính sách và nguyên tắc. Một chính sách có thể được thay đổi khi nó không còn đem lại hiệu quả. Còn quy tắc, cái mà bạn không thể thay đổi ngay cả khi nó gây ra thiệt hại. Có những nguyên tắc buộc ta phải bỏ đi theo thời gian và thời đại chứ không bất biến. Lòng trung thực là cần thiết cho một cuộc sống thật sự. Một người có thể lừa cả thế giới nhưng làm sao anh có thể lừa gạt tâm hồn của chính mình? Một người không trung thực luôn sợ cái gì đó. Điều này làm cho họ có cảm giác sợ hãi. Một người trung thực có thể là một người nghèo, phải sống một cuộc sống khó khăn. Tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc. Nhưng ngày nay, hầu như mọi người đều không tập cho mình làm quen được với tính trung thực. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.
36. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về mạng xã hội Facebook
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàngNhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.
37. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về thói vô trách nhiệm
Như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm có thể ăn mòn cả xã hội của chúng ta. Thật vây, trách nhiệm là có ý thức, có tính tự giác, làm tròn bổn phận của mình với những công việc được giao. Còn vô trách nhiệm là vô tâm, cẩu thả, không quan tâm đến đúng sai, phải trái. Bởi thế, thói vô trách nhiệm để lại những hậu quả nghiêm trọng. Thói vô trách nhiệm làm chậm sự tiến bộ của xã hội và gây ra những thất thoát, lãng phí. Kẻ vô trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ dẫn đến mất lòng tin của mọi người. Đôi khi sự vô trách nhiệm của bản thân cũng mang đến những thất bại ê chề. May mắn thay, thói vô trách nhiệm ấy chỉ là một bộ phận nhỏ, còn bên cạnh đó là cả một dân tộc với những con người luôn đề cao trách nhiệm và sống hết mình vì những nhiệm vụ cao cả. Vì vậy, chúng ta cần rút ra bài học cho riêng mình: cần phải có trách nhiệm với bản thân với gia đình và xã hội, đừng để sau này chúng ta phải hối hận vì hành động vô trách nhiệm của mình.
38. “Mất mát lớn nhất của đời người là đánh mất niềm tin”
Con người ta không thể sống mà không có niềm tin vào bất cứ thứ gì, vì thế đối với mỗi con người khi đánh mất niềm tin thì đó chính là một sự mất mát lớn khó có thể lấy lại được. Để hiểu được điều đó đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được niền tin là gì? Niềm tin là vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống. Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành. Trong cuộc sống, có biế

File đính kèm:

  • doctuyen_tap_70_doan_van_nghi_luan_xa_hoi.doc