Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1

ĐỀ 1: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

 “Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.”

 (Trích “Thánh Gióng” - Ngữ văn 6, Tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên kể về việc gì?

Câu 2: Ghi lại một chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra một cụm danh từ và một cụm động từ có trong đoạn trích.

Câu 4: Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước” có ý nghĩa gì?

GỢI Ý:

1 Gióng lớn lên kì lạ trong sự đùm bọc của dân làng.

2 Gióng vụt lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

3 - Chỉ ra một cụm danh từ. Ví dụ: Hai vợ chồng

- Chỉ ra một cụm động từ. Ví dụ: gặp sứ giả

4 - Học sinh có thể nêu các ý sau:

+ Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.

+ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh đoàn kết toàn dân.

 -> Đề cao hình tượng người anh hùng.

 

doc 52 trang linhnguyen 17/10/2022 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1

Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình học kì 1
ng từ sau:
Cụm 1: Yêu thương nàng hết mực
Cụm 2: Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng
3.HS xác định được các số từ: (có thể phân chia làm hai loại số từ như sau hoặc không phân làm hai loại mà xác định gộp chung tất cả vẫn cho điểm tối đa là 0.5 điểm)
- Số từ chỉ số lượng: một, hai, một trăm, chín.
- Số từ chỉ thứ tự: mười tám
Từ “đôi” trong cụm từ “mỗi thứ một đôi” không phải là số từ.
Giải thích: từ “đôi” ở trong cụm từ “mỗi thứ một đôi” là danh từ chỉ đơn vị; “một đôi” không phải là số từ ghép như “một trăm”.
4Yêu cầu HS phải sắp xếp được các từ thành hai nhóm và gọi tên từng nhóm ( sắp xếp đúng mỗi nhóm từ cho đúng.
ĐỀ 16: Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi:
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Ngữ văn 6, tập 1 NXB GD Việt Nam)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: (0.5 điểm) Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: (1.0 điểm) Trong câu: “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” Có những cụm động từ nào?
Câu 4: (1.0 điểm) Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên.
Câu 5: (2.0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay.
GỢI Ý: 
1.Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 
2.Kể theo ngôi thứ 3 
3.Có 4 cụm động từ:
- Bốc từng quả đồi
- Dời từng dãy núi
- Dựng thành lũy đất
- Ngăn chặn dòng nước lũ 
4.Nội dung: Thể hiện sức mạnh vượt bậc của Sơn Tinh trong trận đánh với Thủy Tinh
5.Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.
Trình bày được những thiệt hại do lũ lụt gây ra
Thiên tai lũ lụt gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống của người dân:
- Gây thiệt hại về tính mạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người
- Tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, gây thiệt hại lớn về kinh tế
- Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn
- Cần bảo vệ môi trường để hạn chế tác hại của thiên tai lũ lụt
THẠCH SANH
ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.”
Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản trên?
GỢI Ý: 
a+ Văn bản: “Thạch Sanh” 
+ Tác giả: Dân gian 
b. + Nội dung: 
- Truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. 
- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo và yêu hòa bình của nhân dân ta.
+ Nghệ thuật: Tưởng tượng thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa.
ĐỀ 2: Cho đoạn trích sau:
	“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”
1, Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Văn bản có chứa đoạn trích thuộc thể loại nào? 
2, Xét theo nguồn gốc, từ “gia tài” trong đoạn trích trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ “gia tài”?
3, Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu nêu cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh có trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một cụm danh từ (Gạch chân và chỉ rõ cụm danh từ ấy)
4, Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũng viết cùng thể loại với văn bản có chứa đoạn trích trên? Nêu đặc điểm của thể loại ấy?
GỢI Ý: 
1
- Văn bản: “Thạch Sanh”
- Thể loại: Truyện cổ tích
2
- Từ mượn (từ Hán Việt)
- Giải thích từ:
+ Gia tài: Của cải riêng của một người, một gia đình
3
- Thạch Sanh ra đời vừa bình thường, vừa khác thường. Điều đó báo hiệu một con người sẽ làm được những việc phi thường.
- Thạch Sanh đã lập nên được những chiến công lớn: giết chằn tinh, diệt đại bàng cứu công chúa và con vua thủy tề, đánh tan quân 18 nước chư hầu
-> Thạch Sanh thật thà, dũng cảm, nhân hậu, bao dung độ lượng, tài năng, nhân đạo, yêu hòa bình.
4
- Kể tên một văn bản viết cùng thể loại
- Đặc điểm thể loại
ĐỀ 3: Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
	 (Ngữ văn 6 - Tập 1)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? 
Câu 2. (1,0 điểm) Xác định số từ và lượng từ trong đoạn văn trên? 
Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra cụm danh từ trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử”. 
Câu 4. (2,0 điểm) Đoạn văn thể hiện phẩm chất nào ở nhân vật Thạch Sanh, Qua đó, tác giả dân gian muốn gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? 
GỢI Ý: 
Câu 1 
- Văn bản: Thạch Sanh;
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2 
- Số từ: hai (mẹ con)
- Lượng từ: mọi (người) mọi (sự)
Câu 3
HS chỉ ra cụm danh từ: hai mẹ con Lí Thông
Câu 3 
- Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lí Thông thể hiện chàng là người nhân nghĩa, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha.
 - Qua đó gửi gắm ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo...
ĐỀ 4 ; Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.”
Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản trên?
GỢI Ý 
a.+ Văn bản: “Thạch Sanh”+ Tác giả: Dân gian
b.+ Nội dung: 
- Truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. 
- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo và yêu hòa bình của nhân dân ta.
+ Nghệ thuật: Tưởng tượng thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa.
ĐỀ 5: Đọc các câu văn và trả lời câu hỏi:
“Vua có cô công chúa vừa đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng.”
1/ Những câu văn trên nằm trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Em biết gì về thể loại truyện dân gian đó? (1 điểm)
2/ Nêu và cho biết ý nghĩa của 02 chi tiết kì ảo hoang đường trong truyện? (2 điểm)
3/ Kể tên 02 văn bản khác cùng thể loại truyện dân gian (ở nước ta) mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập I? (0.5 điểm)
4/ Nêu ra ít nhất 03 danh từ có trong câu “Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng.”? (0.5 điểm)
GỢI Ý: 
1/ Những câu văn trên nằm trong văn bản Thạch Sanh (1.0đ) 
- Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian: Cổ tích 
- Em biết gì về thể loại truyện dân gian (cổ tích): 
+ Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (0.25đ)
+ Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công (0.25đ)
2/ Nêu và cho biết ý nghĩa của 02 chi tiết kì ảo hoang đường trong truyện: 2đ
- Tiếng đàn Thạch Sanh: 
+ Làm tăng hấp dẫn của truyện 
+ Giúp nhân vật được giải oan, thể hiện ước mơ về công lý 
+ Làm lui quân 18 nước chư hầu, là vũ khí đặc biệt cảm hóa kẻ thù. 
- Niêu cơm thần kỳ: 
+ Làm tăng hấp dẫn của truyện 
+ Thể hiện sức mạnh phi thường của Thạch Sanh 
+ Thể hiện, tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoàn bình của nhân dân ta. 
3/ HS kể được tên 02 văn bản sau: 0.5đ, 
+ Sọ Dừa/ Em bé thông minh.
4/ HS nêu được ít nhất 03 danh từ trong các danh từ sau đạt 0.5đ, nêu 02 danh từ 0.25đ
+ Hoàng tử/ nước/ công chúa/ vợ / ai/ ý /nàng.
ĐỀ 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
	“ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.”
	 (Ngữ văn 6, tập 1, trang 64, 65)
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản đó?
2. Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
3. Xác định loại cụm từ được gạch chân trong đoạn văn trên.
GỢI Ý: 
1. - Đoạn văn trên trích từ văn bản: "Thạch Sanh" . Văn bản đó thuộc thể loại truyện cổ tích.
 - Nội dung, ý nghĩa:
+ Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược.
+ Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự
3. - Cụm từ “ các nước chư hầu”: cụm danh từ.
- Cụm từ “ lại đầy”: cụm tính từ.
ĐỀ 7: Cho đoạn trích sau:
“ Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai”
a. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản đó?
b. Nêu ý nghĩa của văn bản trên ? 
GỢI Ý: 
a. - Đoạn trích trên thuộc văn bản: Thạch Sanh
- Thể loại: Truyện cổ tích
- Nhân vật chính: Thạch Sanh
b. Ý nghĩa của truyện :
- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
ĐỀ 8: Đọc các câu văn và trả lời câu hỏi:
“Vua có cô công chúa vừa đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng.”
1/ Những câu văn trên nằm trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào? Em biết gì về thể loại truyện dân gian đó? (1 điểm)
2/ Nêu và cho biết ý nghĩa của 02 chi tiết kì ảo hoang đường trong truyện? (2 điểm)
3/ Kể tên 02 văn bản khác cùng thể loại truyện dân gian (ở nước ta) mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập I? (0.5 điểm)
4/ Nêu ra ít nhất 03 danh từ có trong câu “Hoàng tử nhiều nước sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không ai vừa ý nàng.”? (0.5 điểm)
GỢI Ý: 
1/ Những câu văn trên nằm trong văn bản Thạch Sanh 
 Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian: Cổ tích.
 Em biết gì về thể loại truyện dân gian (cổ tích): 
+ Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc 
+ Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công 
2/ Nêu và cho biết ý nghĩa của 02 chi tiết kì ảo hoang đường trong truyện: 
- Tiếng đàn Thạch Sanh: 
+ Làm tăng hấp dẫn của truyện 
+ Giúp nhân vật được giải oan, thể hiện ước mơ về công lý 
+ Làm lui quân 18 nước chư hầu, là vũ khí đặc biệt cảm hóa kẻ thù. 
- Niêu cơm thần kỳ: 
+ Làm tăng hấp dẫn của truyện. 
+ Thể hiện sức mạnh phi thường của Thạch Sanh 
+ Thể hiện, tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoàn bình của nhân dân ta. 
3/ HS kể được tên 02 văn bản sau: 0.5đ, kể 01 văn bản 0.25đ
+ Sọ Dừa/ Em bé thông minh.
4/ HS nêu được ít nhất 03 danh từ trong các danh từ sau đạt 0.5đ, nêu 02 danh từ 0.25đ
+ Hoàng tử/ nước/ công chúa/ vợ / ai/ ý /nàng.
ĐỀ 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 	“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng”
 (Ngữ văn 6, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Xác định thể loại của văn bản ấy?
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn văn?
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong đọan trích?
Câu 4 (1,0 điểm). Chi tiết “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” có ý nghĩa gì? 
GỢI Ý: 
1- Đoạn trích trên nằm trong văn bản “Thạch Sanh”.
- Thể loại: Truyện cổ tích.
2- Nội dung của đoạn trích: Kể về sự việc Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa và chiến thắng quân xâm lược mười tám nước chư hầu bằng tiếng đàn thần kì.
3- Từ loại: 
+ Danh từ: công chúa, kinh kì, Thạch Sanh
+ Động từ: từ hôn, tức giận, cầm
+ Tính từ: tưng bừng
+ Lượng từ: cả
+ Số từ: mười tám
+ Chỉ từ: kia
 4. Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý:
- Chi tiết “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” thể hiện cách kết thúc có hậu phổ biến trong truyện cổ tích.
- Kết thúc này cho thấy: Người thật thà, tốt bụng, tài năng, dũng cảm, có công lớn... sẽ có phần thưởng xứng đáng. 
- Cách kết thúc có hậu này thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội, thể hiện ước mơ về một sự đổi đời của nhân dân ta.
ĐỀ 10: Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạc Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước chư hầu bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn ra một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không buồn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạnh Sanh rồi kéo nhau về nước”.
(Thạch Sanh- Sách Ngữ văn 6 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (1,0 điểm): “Thạch Sanh” là một truyện cổ tích. Em hãy nêu khái niệm truyện cổ tích?
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu sự việc được kể trong đọc văn trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định cụm động từ trong câu văn: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh”
Câu 4 (2 điểm): Theo em, trong đoạn văn trên, chi tiết tiếng đàn thần kì và niêu cơm bé xíu ăn hết lại đầy có ý nghĩa gì?
GỢI Ý: 
Câu 1 (1 điểm): 
HS nêu được khái niệm truyện cổ tích:
 Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật.
Câu 2 (1,0 điểm):
Đoạn văn trên kể về việc nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, thái tử của mười tám nước chư hầu kéo quân sang gây chiến. Thạch sanh đã dùng tiếng đàn để cảm hóa giặc, dùng niêu cơm thần để thiết đãi kẻ thù. Tướng sĩ mười tám nước chư hầu xin hàng và kéo quân về nước.
Câu 3 (1,0 điểm):
- Trong câu văn: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh” có cụm động từ: gả công chúa cho Thạch Sanh.
Câu 4 (2,0 điểm):
Chi tiết tiếng đàn thần kì và niêu cơm bé xíu ăn hết lại đầy có ý nghĩa:
- Đó là những chi tiết kì ảo, làm câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn.
- Tiếng dand thần kì giúp TS đánh giặc. Tiếng đàn có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược, khiến cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho mong muốn hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm ăn hết lại đầy khẳng định sự tài giỏi phi thường của TS khiến các nước chư hầu phải thán phục; tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta. Đồng thời, thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
ĐỀ 11: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu :
 Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa 	Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
 (Trích “ Thạch Sanh” Ngữ văn 6, tập một, NXBGD Việt Nam 2016,tr64)
Câu 1: (0,5 điểm): Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại truyện nào?
Câu 2: (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3: (1,0 điểm): Việc Thạch Sanh tha chết cho mẹ con Lí Thông giúp em nhận ra được phẩm chất nào ở nhân vật Thạch Sanh?
Câu 4: (1,0 điểm): Chi tiết mẹ con Lí Thông hóa kiếp thành bọ hung, theo em nhân dân muốn gửi gắm ước mơ gì?
GỢI Ý: 
1
Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích.
2
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: Tự sự.
3
Việc Thạch Sanh tha tội chết cho mẹ con Lí Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung và giàu lòng vị tha.
4
Chi tiết mẹ con Lí Thông bị hóa kiếp thành bọ hung, gửi gắm ước mơ , niềm tin của nhân dân về công lí xã hội “Ở hiền gặp hiền, ở ác gặp ác”
(Học sinh có thể diến đạt theo cách khác miễn là hợp lí)
ĐỀ 12: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu :
“Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, giao lại cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
(Trích Ngữ Văn 6, tập Một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ truyện dân gian nào? Truyện thuộc thể loại gì?
Câu 2. Chỉ ra một cụm danh từ có trong câu: “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, giao lại cho Thạch Sanh xét xử”.
Câu 3. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ trong câu: “Truyện đã phơi ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân

File đính kèm:

  • doctong_hop_de_doc_hieu_ngu_van_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc