Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

Câu hỏi gợi ý Ý kiến của em

Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở? Em cảm thấy:

- Vui vẻ, phấn khởi khi được vào học ở ngôi trường mình luôn mong ước

- Lo lắng, hồi hộp khi phải làm quen với môi trường mới, bạn bè, thầy cô mới

- Tràn đầy nhiệt huyết, quyết tâm cho hành trình học tập mới

Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới? Điều thuận lợi với em trong môi trường mới là:

- Thầy cô rất nhiệt tình, quan tâm đến học sinh

- Điều kiện vật chất ở trường rất tốt và hiện đại

- Chương trình học được sắp xếp hợp lí, giúp em có nhiều cơ hội rèn luyện

- Có các câu lạc bộ giúp em được tự tin thể hiện bản thân

Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới? Thử thách với em trong môi trường mới là:

- Có những môn học mới, lần đầu tiên được học

- Phương pháp học, kiểm tra khác lạ so với tiểu học

- Xung quanh là môi trường, thầy cô, bạn bè mới nên em phải làm quen lại từ đầu

- Chương trình lớp 6 có những khó khăn, thử thách hơn so với chương trình lớp 5

 

docx 140 trang linhnguyen 20/10/2022 900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo

Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
vinh” dùng để chỉ một giai đoạn phát triển tốt, giàu có, thịnh vượng. Mà ở câu thơ đầu, tác giả muốn miêu tả vẻ đẹp phồn hoa đô hội của Long Thành, nên chỉ dùng từ “phồn hoa” chứ không dùng từ “phồn vinh” được.
b.
- Câu thơ “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” sử dụng biện pháp tu từ so sánh, từ so sánh đã được ẩn đi, cụ thể:
So sánh phố với mắc cửi
So sánh đường với bàn cờ
- Tác dụng: hình ảnh so sánh giúp câu thơ trở nên hấp dẫn và sinh động hơn, đồng thời giúp người đọc dễ dàng liên tưởng và tưởng tượng ra hình ảnh phố phường ở Long Thành đông đúc, tập nập, náo nhiệt, đầy ắp những cửa hàng cửa hiệu.
c.
- Từ láy đã được sử dụng: ngẩn ngơ
- Tác dụng của từ láy: giúp miêu tả chân thực trạng thái ngỡ ngàng, thơ thẩn vì quá tập trung, quá mê say khi nhớ về khung cảnh phồn hoa náo nhiệt chốn Long Thành mà mình từng được chiêm ngưỡng của tác giả.
d.
- Không thể sử dụng cụm từ “bút đây” để thay thế cho cụm từ “bút hoa” được.
- Từ “bút hoa” được dùng với dụng ý như một lời tự gọi, tự xưng mang sự tự hào về bản thân của nhà thơ. “Hoa” ở đây là tài hoa, là hào hoa, “bút hoa” là ngòi bút của người tài hoa phong nhã, ý chỉ chính nhà thơ. Cách xưng hô này thể hiện sự tự tin, tự hào về bản thân và văn chương của nhà thơ, nó có giá trị nghệ thuật nhiều hơn cụm từ “bút đây” trong trường hợp này.
Câu 2. 
Đọc bài ca dao sau:
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?
b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên.
Hướng dẫn trả lời
a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười.
b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.
Câu 3. 
Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A:
A Câu
B Từ điền vào chỗ trống
1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động  những phương án giải quyết.
a. hoàn thành
2. Bạn Nga  bạn Nam làm lớp trưởng
b. con
3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang  bà một ít cam ạ!
c. chú
4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã  cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.
d. lung linh
5. Một bài văn  cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
đ. long lanh
6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ  những bài tập còn lại nhé!
e. đề xuất
7. Người thợ săn bị một  hổ tấn công.
g. đề cử
8.  mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.
h. biếu
9. Đôi mắt nó  như hai hòn bi ve.
i. hoàn chỉnh
10. Bóng trăng trên mặt nước
k. tặng
Hướng dẫn trả lời
 Nối câu
1e – 2g - 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d
Câu 4. 
Đọc đoạn văn sau:
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha vừa sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”
(Bùi Mạnh Nhi, Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng)
Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Hướng dẫn trả lời
. Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.
Viết ngắn
Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem. (Lưu ý: nêu rõ nguồn tìm kiếm hình ảnh)
Hướng dẫn trả lời
Tìm trên Internet về cảnh đẹp của ruộng bậc thang Sa Pa, rừng mơ Mộc Châu, vịnh Hạ Long, bãi biển Đà Nẵng, Nha Trang.
Đoạn văn tham khảo:
Đất nước Việt Nam mang dáng hình chữ S, được thiên nhiên ưu ái ban tặng biết bao cảnh đẹp trên khắp mọi miền đất nước. Đó là vùng rừng núi Tây Bắc hoang sơ, những ngọn núi chập chùng trong sương sớm, những cánh đồng ruộng bậc thang mùa lúa chín như tấm thảm vàng được dệt giữa nền trời xanh biếc. Xa xa, thấp thoáng là những mái nhà bình yên nép dưới chân đồi. Bên cạnh đó, đất nước Việt Nam còn có những bãi biển tuyệt đẹp như bãi biển vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, nước biển trong xanh, bãi cát trắng trải dài, bầu không khí trong lành đã thu hút bước chân du khách trong và ngoài nước. Từ vùng núi đến đồng bằng, từ rừng xanh đến biển thẳm đều là khung cảnh say đắm lòng người. Cùng đến và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
HOA BÌM
Câu 1. 
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.
Hướng dẫn trả lời
Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ Hoa bìm là:
- Câu thơ: sau 1 dòng thơ 6 tiếng là dòng thơ 8 tiếng (lục - bát)
- Gieo vần:
Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát (bìm - tìm, ngơ - hờ, sai - vài, dim - chìm, gầy - đầy, tơ - nhờ, mèn - đèn, lau - nhàu, đưa - chưa)
Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng tiếp theo (thơ - ngơ, gai - sai, chim - dim, mây - gầy, mơ - tơ, sen - mèn, mưa - đưa)
- Ngắt nhịp: hầu hết các câu thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, 4/4, 4/2, như:
Rung rinh/ bờ dậu/ hoa bìm
Màu hoa tim tím/ tôi tìm tuổi thơ
Có con chuồn ớt/ lơ ngơ
Bay lên bắt nắng/ đậu hờ nhành gai
- Thanh điệu:
Các tiếng thứ 2, 4, 6 trong câu thơ lục được gieo thanh B - T - B (bằng - trắc - bằng)
Các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 trong câu thơ lục được gieo thanh B - T - B - B (bằng - trắc - bằng - bằng)
Có ri(B) ri tiếng(T) dế mèn(B)
Có bầy(B) đom đóm(T) thắp đèn(B) đêm thâu(B)
Câu 2. 
Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện trong bài thơ.
Hướng dẫn trả lời
Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, trân trọng, tự hào với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
Câu 3. 
Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.
Hướng dẫn trả lời
- Nét độc đáo của bài thơ:
+ Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu nhẹ nhàng thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. 
+ Hình ảnh gần gũi, thân quen của chốn thôn quê.
+ Biện pháp tu từ: điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy
=> Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.
VIẾT
Làm một bài thơ lục bát
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
1. Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 lại là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?
2. Dựa vào hiểu biết về thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau (làm vào vở):
3. Cảnh sắc của thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ, hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?
4. Cảm xúc của tác giả trong bài thơ thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?
5. Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?
6. Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?
Hướng dẫn trả lời
1.
Câu thơ “Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro” được ngắt nhịp lẻ 3/3/2 khác với ba câu thơ được ngắt bằng nhịp chẵn ở trên, nhằm tạo ra một khoảng lặng, một nhịp lắng hơn, để thể hiện cảm xúc bâng khuâng, nuối tiếc man mác của nhà thơ khi hoàng hôn buông xuống sau một chiều rong ruổi.
2.
1
2
3
4
5
6
7
8
Lục
B
B
T
T
B
B
đồng
Bát
T
B
B
T
T
B
đông
B
B
nhiều
Lục
T
B
T
T
B
B
diều
Bát
T
B
T
T
T
B
chiều
B
B
3.
- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người được miêu tả bằng một vài chi tiết tiêu biểu.
- Tác dụng: vừa giúp phác họa một cách khái quát, toàn cảnh bức tranh thiên nhiên rộng lớn trên cánh đồng mùa đông vừa gặt, với những đứa trẻ sung sướng thả diều, nướng khoai; vừa để lại không gian cho người đọc tưởng tượng, liên tưởng và cảm nhận vẻ đẹp và những tình cảm bâng khuâng, xao xuyến trong từng dòng thơ.
4. Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông. Tất cả đã hoà quện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.
5. Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, rạ rơm (hữu hình) với gió đông (vô hình). Đó còn là sự liê tưởng độc đáo: củ khoai nướng bị cháy hồng rực đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.
6. Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ, tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.
Bảng kiểm 
Phương diện
Nội dung kiểm tra
Đạt / Chưa đạt
Hình thức
Bài thơ gồm các dòng lục (6 tiếng) và dòng bát (8 tiếng) xen kẽ
Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp chẵn
Cách hiệp vần: tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó
Tiếng thứ tám của dòng bát đó vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế tiếp
Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói
Các hình ảnh sống động, thú vị
Nội dung
Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống
Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài: Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự vật mà em từng được chứng kiến
Hướng dẫn trả lời
Bước 1: Các định đề tàu: Cảm xúc, suy tư về những cái ta nhìn thấy, cảm nhận tương tự
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
Bước 3: Làm thơ lục bát:
Ví dụ:
Thu tàn trời đã sang đông
Bồi hồi tấc dạ nhớ mong cô thầy
Người trao khát vọng hôm nay
Chắp cho đôi cánh em bay vào đời
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
1. Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không?
2. Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?
3. Nội dung câu mở đoạn là gì?
4. Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?
5. Nội dung của câu kết đoạn là gì?
Hướng dẫn trả lời
- Đoạn văn đã trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát: gợi cho tôi những cảm xúc sâu lắng.
- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm xúc.
- Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu bài ca dao và trình bày cảm xúc chung của nhân vật “tôi”.
- Phần thân đoạn gồm các câu văn phân tích từ ngữ trong bài và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Nội dung của câu kết đoạn nói về bài học thấm thía mà người viết nhận được khi đọc bài ca dao này.
Hướng dẫn quy trình viết
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.
Tham khảo:
Mẫu 1
Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc : " Việt Nam đất nước ta ơi...... sớm chiều". Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Chỉ bằng 4 dòng thơ đầu thôi, cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu
Mẫu 2
       Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,. Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,
Bảng kiểm 
Các phần của đoạn văn
Nội dung kiểm tra
Đạt / Chưa đạt
Mở đoạn
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng
Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ
Thân đoạn
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu
Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ
Kết đoạn
Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn
NÓI VÀ NGHE
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Các bước 
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Bảng kiểm 
Nội dung kiểm tra
Đạt / Chưa đạt
Bài chia sẻ có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc
Trình bày rõ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ
Thể hiện rõ cảm xúc của người nói về bài thơ
Dùng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói
Sử dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) và giọng nói phù hợp để góp phần thể hiện nội dung nói
ÔN TẬP
Câu 1. 
Tóm tắt nội dung của các văn bản sau và xác định thể loại của chúng bằng cách điền vào bảng (làm vào vở):
Hướng dẫn trả lời
Văn bản
Nội dung
Thể loại
Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn, trù phú, tươi đẹp của đất nước ta với những địa danh cụ thể, cùng những người anh hùng vĩ đại sinh ra từ mảnh đất ấy.
Ca dao
Việt Nam quê hương ta
Khắc họa đất nước Việt Nam với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc. Ở đó, có những con người lao động cần cù, chịu khó, thủy chung và kiên cường, dù bao khó khăn vất vả cũng chẳng thể nào khuất phục được những con người nhỏ bé ấy.
Lục bát
Câu 2. 
Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài ca dao sau:
Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt qua lướt lại như là bướm bay.
(Nguyễn Xuân Kinh, Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Kho tàng ca dao người Việt, tập 3, NXB Văn hóa - Thông tin, 1985)
Hướng dẫn trả lời
- Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có 4 dòng, hai dòng lục (6 tiếng) và hai dòng bát (8 tiếng). Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất (ngần – gần). Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai (xa - hoa - là). Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng thanh trắc trong bài thơ.
- Về ngôn ngữ: từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi, diễn tả cảnh thuyền buồm tấp nận trên dòng sông Tô
- Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá (thuyền buồm chạy gần chạy xa), so sánh (Lướt qua lướt lại như là bướm bay) khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen với con người.
Câu 3. Dựa vào gợi ý sau, em hãy nêu những đặc điểm của một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ lục bát:
Phương diện
Đặc điểm
Hình thức
Đoạn văn được đánh dấu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn xuống dòng.
Nội dung
Hướng dẫn trả lời
Câu 4. 
Nêu hai kinh nghiệm mà em có được khi viết và trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát đã đọc.
Hướng dẫn trả lời
Các kinh nghiệm khi làm bài:
- Trước khi viết hoặc nói, phải xác định mục đích là gì, người đọc/ người nghe là những ai. Điều đó giúp em định hướng được nội dung bài viết, tăng hiệu quả giao tiếp.
- Thứ hai, cần tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ. Từ đó, phân tích cái hay, cái đẹp của bài và nêu cảm xúc của mình.
Câu 5. 
Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí mỗi người không giống nhau, đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là “con sông xanh biếc”, với nhạc sĩ Hoàng Hiệp, quê hương gắn liền với những kỉ niệm trên dòng sông tuổi thơ Vậy hình ảnh quê hương trong tâm trí em là gì? Quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta? Em có thể làm gì để quê hương ngày càng đẹp hơn?
Hướng dẫn trả lời
- Với em, quê hương là chốn bình yên, được tự do vui chơi và nô đùa, được đi thả diều trên triền đê, ăn những trái cây chín mọng trong vườn của ông bà nội thoả thích.
- Quê hương có ý nghĩa quan trọng với mỗi người bởi đó là đó là nơi chôn nhau cắt rốn, có tổ tiên, ông bà, họ hàng để nhắc nhở ta nhớ về cội nguồn của chính mình.
- Để quê hương ngày càng đẹp hơn, theo em, mỗi người cần có trách nhiệm đóng góp và xây dựng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: giữ gìn vệ sinh, không đổ rác bừa bãi, trồng thêm cây xanh, tôn tạo các công trình văn hoá như đền chùa, di tích lịch sử Bên cạnh đó, mỗi người con của quê hương cần phấn đấu học thật giỏi và sau này quay về xây dựng, phát triển kinh tế để quê hương ngày càng giàu đẹp.
BÀI 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI
Yêu cầu cần đạt
Nhân ái, khoan dung với người khác; biết tôn trọng những giá trị của cuộc sống.
Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại.
Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra
Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
Viết được bài văn kế lại một trải nghiệm của bản thân.
Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
ĐỌC
Kiến thức ngữ văn
1. Tri thức đọc hiểu
Truyện đồng thoại là thể loại văn học đành cho thiểu nhị. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đỗ vật được nhân hoá. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.
2. Tri thức tiếng việt
Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.
Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin 

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_trong_sach_giao_khoa_ngu_van_lop_6_sac.docx