Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Khối 6 - Chương trình học kì 2

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”

 (Ngữ văn 6- tập 2, trang 3)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy?

Câu 4: Liệt kê các phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng.

Câu 5: Đoạn văn đề cập tới vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn, có ý kiến cho rằng: “Dế Mèn có vẻ đẹp của một thanh niên cường tráng”. Em có đồng ý với ý kiến đó không, hãy chứng minh.

 

docx 35 trang linhnguyen 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Khối 6 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Khối 6 - Chương trình học kì 2

Tổng hợp đề đọc hiểu Ngữ văn Khối 6 - Chương trình học kì 2
tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì.......
- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng:
- Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!"
 (Ngữ văn 6- tập 2, trang 33)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? 
Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Giải thích vì sao nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy?
Câu 4: Tìm các phó từ trong đoạn văn trên? Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho các động từ/ tình từ nào và bổ sung ý nghĩa gì?
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 :Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về kết thúc văn bản trong phần phần I. Đọc – hiểu
Câu 2 : Em hãy tả lại quang cảnh sân trường em vào giờ ra chơi
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trích trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”
- Tác giả: Tạ Duy Anh
Câu 2: 
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 3: 
- ngỡ ngàng: Người anh bất ngờ trước việc cô em gái vẽ chân dung mình để dự thi trong khi hằng ngày mình luôn xét nét, quát mắng em. Ngỡ ngàng trước tài năng của em gái mà bấy lâu nay người anh vẫn cố tình phủ nhận.
- hãnh diện: vì thấy mình trong tranh đẹp đến hoàn hảo, bức tranh lại được treo ở nơi trang trọng giữa phòng trưng bày. Hãnh diện vì (bức tranh em gái vẽ mình được giải nhất) mình là anh trai của cô em gái tài năng. 
- xấu hổ: vì đã coi thường em, xa lánh, ghen tị với em, thấy mình hèn kém, ích kỉ, nhỏ nhen (vậy mà em vẫn coi mình là người thân thuộc nhất); soi vào bức tranh ấy, người anh đã nhận ra những hạn chế của mình, thấy mình không xứng đáng với tấm lòng nhân hậu của em gái
Câu 4: 
- Các phó từ: 
+ “chẳng”: bô sung cho “hiểu” về sự phủ định
+ “phải”: bổ sung cho “bám chặt” về sự cầu khiến
+ “rồi”: bổ sung cho “đến” về quan hệ thời gian
+ “trên”: bổ sung cho “đề” về hướng
+ “đã” bổ sung cho “nhận” về thời gian
+ “ra” bổ sung cho “nhận” về hướng
+ “vẫn” bổ sung cho “hồi hộp” về quan hệ thời gian
+ “Không” bổ sung cho “ trả lời”, “phải” về sự phủ định
+ “quá” bổ sung cho “muốn khóc” về mức độ
+ “sẽ” bổ sung cho “nói” về quan hệ thời gian
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: Phát biểu cảm nghĩ về kết thúc truyện
Mở đoạn: Kết thúc văn bản Bức tranh của em gái tôi đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc
Thân đoạn
Trình bày cảm nhận: * Cảm nhận về kết thúc truyện: 
+ Người anh trai muốn khóc vì thấy xấu hổ khi nhận ra sự ích kỉ của mình: đố kị, ghen ghét với tài năng và sự thành công của em gái; mặc cảm tự ti khi thấy mình yếu kém hơn em;
+Người anh trai muốn khóc còn vì xúc động trước tấm lòng bao dung độ lượng của cô em gái. Chính sự bao dung độ lượng của em gái đã giúp người anh nhận ra khuyết điểm và cố gắng tự sửa chữa lỗi lầm và hoàn thiện bản thân. Tâm trạng của người anh trai tạo cho câu chuyện một kết thúc có hậu.
Liên hệ bài học: - Trước thành công và tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui, sự chia sẻ chân thành;
- Có lòng nhận hậu, độ lượng, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác
 Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của đoạn truyện
ĐỀ 9:
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến ...”
(Ngữ văn 6, tập 2, trang 32)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của tác giả nào?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? 
Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? 
Câu 4: Trong đoạn trích, người anh có hành động gì đối với Mèo? Theo em, trong đời sống, chúng ta có nên làm những hành động như vậy không? Vì sao?
Câu 5: Tìm một phép so sánh có trong đoạn trên. Cho biết đó là kiểu so sánh nào? 
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 :Hãy viết một đoạn văn trình bày bài học em rút ra được sau khi học văn bản trong phần I. Đọc – hiểu
Câu 2 : Em hãy tả lại một cảnh đẹp quê hương em ấn tượng nhất
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trích trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”
- Tác giả: Tạ Duy Anh
Câu 2: 
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 3: 
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
- Tác dụng: Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, bằng lời của người anh. Ngôi kể này cho phép tác giả có thể miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của người anh một cách tự nhiên nhất. Đằng ngôi kể này, người anh tự bộc lộ những suy nghĩ chân thật nhất của mình đổng thời người anh cũng có dịp để tự suy ngẫm, tự soi xét lại mình và vượt lên trên sự ghen tị nhỏ nhen. Qua đó chủ đề của tác phẩm cũng được bộc lộ rõ hơn => Câu chuyện trở nên chân thực hơn
Câu 4: 
- Hành động người anh: Lén xem trộm những bức vẽ của Mèo
- Trong cuộc sống, chúng ta không nên có những hành động như vậy, vì xem đồ của người khác khi chưa nhận được sự đồng ý của họ là thiếu lịch sự, văn hóa
Câu 5: Hình ảnh so sánh: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến ..=> so sánh không ngang bằng 
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: Phát biểu cảm nghĩ về kết thúc truyện
Mở đoạn: Văn bản Bức tranh của em gái tôi đã đem đến cho em nhiều bài học sâu sắc
Thân đoạn
Trình bày bài học: 
- Trước tài năng và thành công của người khác chúng ta không nên ghen tị, mặc cảm, tự ti mà nên trân trọng, chia sẻ niềm vui thực sự chân thành.
- Tình cảm trong sáng, chân thành và lòng nhân hậu, độ lượng có thể giúp con người nhận rõ được những sai lầm của mình, tự vượt lên bản thân mình, làm cho con người xích lại gần nhau. => Trong cuộc sống, cần lòng nhận hậu, độ lượng, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác
- Văn bản còn cho ta thấy sức mạnh của nghệ thuật chân chính giúp con người tự hoàn thiện mình=> chúng ta nên trân trọng, đề cao các tác phẩm nghệ thuật chân chính
Kết đoạn: Liên hệ bản than, khẳng định lại vấn đề
VƯỢT THÁC
ĐỀ 10
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.”
(Ngữ văn 6, tập 2, trang 38)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của tác giả nào?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 3: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn văn. Qua đó, em thấy Dượng Hương Thư đang thực hiện công việc gì?
Câu 4: Tìm biện pháp tu từ trong câu văn sau:  “Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.”
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc – hiểu
Câu 2 :Hoàng hôn buông xuống, nắng chiều đỏ rực là một hình ảnh đep. Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy tả lại cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trích trong văn bản Vượt thác
- Tác giả: Võ Quảng 
Câu 2: 
- PTBĐ chính: Miêu tả
Câu 3: 
- Chi tiết miêu tả:
Ngoại hình: đánh trần, 
Hành động: đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, trụ lại
Dượng Hương Thư đang vượt thác
Câu 4: 
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Văn bản Vượt thác mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc
Thân đoạn
Nội dung
Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên , đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn.
Nghệ thuật
Từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác, tác giả phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả.
Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiềù liên tưởng.
Kết đoạn: Có thể thấy, chính giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc đã làm nên thành công của văn bản Vượt thác nói riêng và tác phẩm Đất rừng phương Nam nói chung.
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
ĐỀ 11:
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Tôi bước qua hàng ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lục đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp,, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa.
(Ngữ văn 6, tập 2, trang 52)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản.
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn văn trên
Câu 3: Tại sao nhân vật “tôi” cảm thấy “lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng”?
Câu 4: Tìm và xác định ý nghĩa của phó từ trong câu:“Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lục đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng”
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Dựa vào đoạn văn trên kết hợp với cảm nhận của riêng em, hãy miêu tả hình ảnh người thầy giáo trong buổi học này.
Câu 2 : Em đã từng chứng kiến cảnh bão lũ nơi mình sinh sống hay trên ti vi. Hãy nhớ lại và miêu tả lại cảnh tượng đó.
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trích trong văn bản Buổi học cuối cùng
- Tác giả: An – phông- xơ Đô- đê
- Hoàn cảnh sáng tác: Lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến trang Pháp – Phổ năm 1870- 1871, khi nước Pháp thua trận và phải cắt 2 vùng An –dát và Lo – ren cho Phổ, truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở môt trường thuộc An-dat 
Câu 2: 
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 3: 
- Nhân vật tôi cảm thấy: ““lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng” bởi cậu thấy người thầy giáo của mình ăn mặc khác bình thường , lớp học lại có sự hiện diện của những người dân làng và cụ Ho-de. Lớp học khác thường bởi hôm nay là buổi học cuối cùng.
Câu 4: 
- Phó từ:
+ đã: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “hoàn hồn” về quan hệ thời gian
+ hơi: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “hoàn hồn” về mức độ
+ mới: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “nhận” về quan hệ thời gian
+ ra: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “nhận” về hướng
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: 
Mở đoạn: Hình ảnh người thầy giáo Ha – men trong buổi học cuối cùng hiện lên khác những ngày thường.
Thân đoạn
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc . Buổi học kết thúc, nghẹn ngào, không nói được hết câu, thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Kết đoạn: Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ
ĐỀ 12
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 “Mơ hồ thấm từng âm thanh tiếng mẹ
Tôi bỗng tỉnh ra. Tới giây phút lạ lùng
Tôi chợt hiểu, người chữa tôi khòi bệnh
Chẳng thể là ai, ngoài tiếng mẹ thân thương.
Những tiếng khác dành cho dân tộc khác
Cũng sẽ khiến cho lành bệnh bao người!
Tôi chỉ biết nếu tiếng tôi biến mất
Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt, buông xuôi.”
 (R.Gam – da – top, Ngữ văn 6, tập 2, trang 56)
Câu 1: Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? 
Câu 2: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.
Câu 3: Văn bản em vừa tìm được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 4: Tại sao tác giả lại khẳng định: 
“Tôi chỉ biết nếu tiếng tôi biến mất
Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt, buông xuôi.”?
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa văn bản em vừa tìm được
Câu 2 : Em đã từng chứng kiến cảnh bão lũ nơi mình sinh sống hay trên ti vi. Hãy nhớ lại và miêu tả lại cảnh tượng đó.
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trích trong văn bản Buổi học cuối cùng
Câu 2: 
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 3: 
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
- Người kể: chú bé Phrăng
Câu 4: 
- Tác giả khẳng định như vậy bởi ông nhận ra vai trò to lớn của tiếng nói dân tộc. Đó không phải chỉ là phương tiện để đồng bào hiểu nhau mà còn là nơi lưu giữ cả lịch sử, văn hóa độc đáo, riêng biệt của mỗi một đất nước. Tiếng nói dân tộc cũng đồng thời là biểu hiện của lòng yêu nước, là chìa khóa giúp dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ 
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: Trình bày ý nghĩa văn bản Buổi học cuối cùng
Mở đoạn: Truyện ngắn Buổi học cuối cùng mang ý nghĩa sâu sắc
Thân đoạn
Truyện thể hiện lòng yêu nước, thái độ trân trọng, yêu quý tiếng nói của dân tộc. Câu chuyện ngắn gọn giản dị nhưng giúp chúng ta hiểu một điều hết sức lớn lao, đó là phải biết yêu quý tiếng nói của dân tộc mình vì tiếng nói dân tộc không chỉ là niềm tự hào tự tôn dân tộc mà đó còn là chìa khóa chốn lao tù khi đất nước rơi vào vòng nô lệ
Kết đoạn: Chính ý nghĩa nhân văn ấy đã khiến người đọc thêm yêu quý tiếng nói dân tộc họ, tác phẩm vì thế càng khăng định được sức lan tỏa của mình
LƯỢM
 ĐỀ 13: 
Phần I. Đọc hiểu
Đọc ngữ liếu sau và trả lời câu hỏi:
 “Ngày Huế đổ máu...”
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ đầu trong một bài thơ em đã học 
Câu 2. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? 
Câu 3: Nhân vật chính trong bài thơ đó là ai? Đặt 1 câu nói về phẩm chất của nhân vật chính có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Là gì?”
Câu 4. Nêu nội dung chính của khổ thơ trên.
Câu 5. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên và xác định kiểu? Em cho biết việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội khổ thơ ấy
Phần II. Tập làm văn 
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn trình giá trị nghệ thuật văn bản em vừa tìm được
Câu 2: Viết bài văn miêu tả hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- HS chép tiếp các câu thơ tiếp theo: 
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè”
Câu 2: 
- Bài thơ: Lượm
- Tác giả: Tố Hữu
Câu 3: 
- Nhân vật chính: Lượm
- Đặt câu: Lượm là một chú bé hồn nhiên và dũng cảm
Câu 4: 
- Nội dung khổ thơ: Cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi giữa chú – tác giả và Lượm
Câu 5: 
Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên:
Hoán dụ “đổ máu”(Kiểu hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)
Hoán dụ “Huế” (Kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những đau thương mà chiến tranh gây ra cho Huế
+ Cho biết về hoàn cảnh gặp gỡ giữa “chú” và “cháu” là hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: Trình bày giá trị nghệ thuật văn bản Lượm
Mở đoạn: Lượm không chỉ là một bài thơ mang nội dung cảm động mà còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc
Thân đoạn
-Bài thơ sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
-Tác giả sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã thể hiện một cách thành công vẻ đáng yêu, đáng mến của chú bé Lượm
- Bài thơ kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự và miêu tả.
- Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiện sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả khi hay tin Lượm hi sinh.
- Tác phẩm được xây dựng với kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm khắc sâu hình ảnh của nhân vật, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm..
- Mặt khác, những câu hỏi tu từ, những đoạn điệp khúc kết hợp với sự thay đổi cách xưng hô: chú bé, cháu, chú đồng chí nhỏ, Lượm cũng góp phần biểu lộ xúc động những sắc thái tình cảm khác nhau của người viết.
Kết đoạn: Chính những đặc sắc về nghệ thuật đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của bài thơ.
ĐỀ 14: 
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang 
 Như con chim chích 
 Nhảy trên đường vàng”
 (Ngữ văn 6, tập 2, trang 72 - 73)
Câu 1: Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn thơ nhắc đến nhân vật nào?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên
Câu 3: Chỉ ra những từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai và nêu rõ tác dụng của nó.
Phần II: Tập làm văn 
 Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn tả lại hình ảnh nhân vật “chú bé”.
Câu 2 : Hãy miêu tả hình ảnh mẹ/cha khi em được điểm tốt
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Bài thơ: Lượm
- Tác giả: Tố Hữu
- Đoạn thơ nhắc đến nhân vật Lượm
Câu 2: 
PTBĐ chính: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả
Câu 3: 
Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh
Câu 4: 
Biện pháp tu từ nổi bật”: so sánh và ẩn dụ
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con chim chích nhảy trên đường vàng”. 
Tác dụng gợi hình: Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch, nhanh nhẹn của chú. 
Gợi cảm: Người đọc trân trọng vẻ đáng yêu, hồn nhiên và sự nhanh nhẹn của chú bé Lượm
Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũngcó thể hiểu là hình ảnh ẩn dụ chỉ con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
Gợi ý: Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Nhiệm vụ gấp gáp, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ng

File đính kèm:

  • docxtong_hop_de_doc_hieu_ngu_van_khoi_6_chuong_trinh_hoc_ki_2.docx