Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo theo CV5512 - Chương trình học kì 1

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức:

 HS nắm được các nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6, một số phương pháp học tập, các trục kĩ năng

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6

- Biết được một số phương pháp học tập môn Ngữ văn

- Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập

2. Học liệu: Văn bản đọc: Khám phá một chặng hành trình

 

docx 332 trang linhnguyen 19/10/2022 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo theo CV5512 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo theo CV5512 - Chương trình học kì 1

Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo theo CV5512 - Chương trình học kì 1
S xác định được mục tiêu của bài học.
2. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “TRÒ CHƠI CƯỚP CỜ” thời gian 3 phút., GV đặt câu hỏi.
3. Sản phẩm: Ý kiến phản hồi của HS dưới sự dẫn dắt của GV
4. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Giáo viên chuẩn bị nhiều thẻ từ khóa bày ra. Học sinh chia làm nhiều đội. Giáo viên đọc câu hỏi và phát hiệu lệnh. Đại diện các đội chạy lên cướp từ khóa là đáp án của câu hỏi. Sau một số câu hỏi nhất định đội nào có nhiều thẻ đáp án nhất thì đội đó thắng.
Em hãy điền vào chỗ trống: “Trẻ em như ../Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
Em hãy tìm 1 từ láy để miêu tả hình dáng con đường trong bức tranh?
 Em hãy cho biết từ ngữ nào xuất hiện nhiều nhất trong đoạn văn:
“Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!!! Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.”
?Nêu yêu cầu cần đạt của bài học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:	- Đọc và thực hiên yêu cầu.
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:-Trình bày kết quả làm việc.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.HS nêu lại yêu cầu cần đạt của tiết học.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
TRI THỨC TIẾNG VIÊT
Từ láy
a) Mục tiêu: Giúp HS tìm được từ láy.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm và làm việc cá nhân. GV hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Sản phẩm của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
?Các từ láy: đăm đăm, mếu máo, lêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau?
?Dựa vào phân tích trên, hãy phân loại từ láy và nêu đặc điểm của từng loại? Lấy VD về mỗi loại từ láy?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:- Đọc phần VD.
HS quan sát ví dụ trên máy chiếu. Hòan thành các câu hỏi
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. 
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:-Trình bày kết quả làm việc.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình.
- Chuyển dẫn sang nội dung mới.
Có 2 loại từ láy:
 -Từ láy toàn bộ:các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn
 VD: đăm đăm, quanh quanh,
-Từ láy bộ phận:giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần
 VD mếu máo, liêu xiêu
Nghĩa của từ ngữ
a) Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu và phân biệt được nghĩa của “phồn hoa” & “phồn vinh”, “bút hoa”, “sẵn” trong câu “ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”. Từ đó thấy được sáng tạo trong việc sử dụng từ.
- Nhận biết, phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa trong các văn bản đã học trước đó.
b) Nội dung: 
- GV chia nhóm cặp đôi
- HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành. 
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Gọi HS đọc 1 số VD
 (1)Tập quán: thói quen của 1 cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống và được mọi người làm theo
(2)Lẩm liệt: hùng dũng, oai nghiêm
(3)Nao núng: lung lay, không vững lòng tin
Các chú thích trên nằm ở văn bản nào? (Tích hợp ngang)
Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
Bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ?
Nghĩa của từ ứng với mô hình nào? HS thảo luận
 Hình thức
 Nội dung
B2. Thực hiện nhiêm vụ:
HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn.
B3. Báo cáo thảo luận:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
B4. Kết luận, nhận định:
- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ hoạt động ...) mà từ biểu thị.
VD: Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
3. Biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp so sánh, điệp ngữ
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà HS hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
So sánh
B1. Chuyển giao nhiệm vụ:
-Hs theo dõi ví dụ trên máy chiếu.
- Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?
- Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
- Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy?
- So sánh như thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh)
B2. Thực hiện nhiêm vụ:
Hs thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV theo dõi, quan sát hỗ trợ HS (nếu cần)
B3. Báo cáo thảo luận:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
B4. Kết luận, nhận định:
- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.
Điệp ngữ
B1. Chuyển giao nhiệm vụ: Hs theo dõi ví dụ trên máy chiếu.
?Chỉ ra những từ ngữ được lặp lại?
? Qua VD hãy chỉ rõ ra thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ?
B2. Thực hiện nhiêm vụ:
Hs thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV theo dõi, quan sát hỗ trợ HS (nếu cần)
B3. Báo cáo thảo luận:
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
B4. Kết luận, nhận định:
- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau.
 3. HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Bài tập của HS
 d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bài 1:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.
- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả 
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.
“phồn hoa” : cảnh sống giàu có, xa hoa 
“phồn vinh” : miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. 
= > câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất.
b. So sánh: phố – mắc cửi, đường – bàn cơ => Tác dụng: tính chất sầm uất, đông vui của phố thị.
c. “ngẩn ngơ” : trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường.
d. “bút hoa” : tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ 
=> sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”.
Bài 2
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và tìm câu có biện pháp điệp từ.
GV hướng dẫn HS phát hiện ra câu có biện pháp điệp ngữ và phân tích tác dụng của biện pháp?
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
- HS báo cáo sản phẩm của mình.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.
Bài 2
a. Điệp từ “sẵn” => có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu, nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.
b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.
Bài 3
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS thể lệ trò chơi:
Cả lớp chia thành 2 nhóm.
Gv trình chiếu câu hỏi lên bảng. 
Trong vòng 2p các đội hội nhóm với nhau và tìm câu trả lời. 
Hết thời gian qui định, các nhóm cử đại diện lên trả lời. Ai trả lời đúng và nhanh nhất giành chiến thắng.
HS đọc bài tập và họp nhóm thảo luận.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm của mình.
GV theo dõi, ghi nhận kết quả.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.
3. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A
1e – 2g – 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d
Bài 4
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi:
Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong bài tập 4
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Họp nhóm và hoàn thiện các bài tập được giao.
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình.
4. Các từ láy trong đoạn văn: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến.
 => 
Nhấn mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao 
Giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.
 4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực viết và sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
Viết ngắn
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS: Tìm các hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh để làm một tập ảnh. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.
HS tìm các hình ảnh về quê hương Việt Nam và viết thành đoạn văn.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
Tìm tòi bổ sung
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Hãy tìm thêm ví dụ các bài thơ được sáng tác bằng thể thơ lục bát và chỉ ra các yếu tố của thể thơ trong bài thơ đó? 
- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài tiếp theo .
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Tri thức ngữ văn (thể thơ lục bát).
- Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
2. Về năng lực: 
- Nhận biết được một số yếu tố của thể thơ lục bát (số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp).
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu nước, trung thực, khiêm tốn; 
- Yêu tiếng nói, văn hoá dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức về thể thơ lục bát vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn (Thể thơ lục bát)
b) Nội dung: 
? Kể tên một số thể thơ mà em biết?
? Trong số các bài thơ được học, đọc, em hãy cho biết bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát?
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS 
- Xác nhận được thể loại của các bài thơ.
- Tri thức ngữ văn (thể thơ lục bát).
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Kể tên một số thể thơ mà em biết?
? Trong số các bài thơ được học, đọc, em hãy cho biết bài thơ nào được viết theo thể thơ lục bát?
? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe và suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
B3: Báo cáo thảo luận
GV: Chỉ định hai, ba HS trả lời.
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét câu trả lời của HS, chuyển dẫn vào hoạt động đọc mở rộng theo thể loại.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức về thể thơ lục bát vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn (Thể thơ lục bát)
b) Nội dung:
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Nguyễn Đức Mậu và bài thơ “Hoa bìm”
Nội dung: 
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà (Giao nhiệm vụ từ tiết trước).
? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả? 
? Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ “Hoa bìm”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK 
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu trên màn hình.
1. Tác giả
- Nguyễn Đức Mậu (1948)
- Quê quán: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
- Từng giữ chức phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm
- Thể thơ: Lục bát.
- Xuất xứ: Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, 2007.
- PTBĐ chính: Biểu cảm.
II. ĐẶC ĐIỂM THƠ LỤC BÁT THỂ HIỆN QUA BÀI THƠ “HOA BÌM”
Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài thơ SGK; 
- HS làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 
? Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên?
? Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ?
? Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân tại nhà và dự kiến kết quả làm việc của bản thân vào giấy note.
GV:Giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà vào cuối tiết hôm trước để HS chuẩn bị.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV chỉ định một vài HS chia sẻ vài tập đã chuẩn bị ở nhà trước lớp. 
- Các HS quan sát, lắng nghe. Nhận xét và bổ sung cho bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét, đánh giá về sản phẩm của HS và hướng dẫn HS chốt kiến thức về thể loại lục bát.
- Chuyển sang nội dung tiếp theo.
1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát: 
+ Câu lục: 6 tiếng
+ Câu bát: 8 tiếng.
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ
+ Tiếng thứ tám câu bát vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy
- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4
- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.
2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
3. Nghệ thuật: Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy.. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.
Hoạt động 3: Luyện tập (NỘI DUNG PHẦN THỰC HÀNH ĐỌC)
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc đọc mở rộng theo thể loại.
- Nhận biết được thanh điệu, vần, nhịp trong thơ lục bát.
b) Nội dung: HS thực hành đọc cá nhân văn bản “Hoa bìm”.
c) Sản phẩm: Đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu thể hiện được tình cảm của người viết thông qua ngôn từ, hình ảnh.
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm tại chỗ (3’)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS: cách đọc và giọng đọc. GV đọc mẫu.
HS đọc thầm theo sự hướng dẫn của GV.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS đọc trước lớp.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá bài đọc của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc phần thưởng động viên.
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Hãy tìm ví dụ về một số bài thơ lục bát về vẻ đẹp quê hương và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại trong văn bản đó? (HS chỉ cần lựa chọn một văn bản để nêu ra đặc trưng).
- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.
 VIẾT
LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Tri thức về thơ lục bát.
- Cảm xúc của người viết trước bài thơ.
2. Về năng lực: 
- Nhận dạng được một số yếu tố thơ lục bát về số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp thơ.
- Làm được bài thơ lục bát.
3. Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trân trọng thành quả của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc, bài trình bày của HS.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề
GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
 Mục tiêu: 
- Biết được kiểu bài thơ lục bát.
- Nhận biết được những yếu tố cơ bản trong một bài thơ lục bát.
 Nội dung:
- HS trả lời câu hỏi của GV
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi:
? Trong bốn bài ca dao đã học, em thích bài nào nhất? Vì sao?
? Thể thơ lục bát có những đặc điểm nào về số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp thơ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Quan sát lại bốn vb đã học.
- Suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 
- HS trả lời
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV nhận xét, nhắc lại những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát.
- Kết nối với ý thế nào là bài thơ hay trong mục “Tri thức về kiểu bài”.
Vb: Việt Nam quê hương ta.
Vì 
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI THƠ HAY
 Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với một bài thơ hay:
- Về nội dung.
- Về hình thức.
 Nội dung:
- GV chiếu bài thơ Hoa bìm, yêu cầu HS quan sát.
- GV chia nhóm lớp
- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập:
Nội dung
Hình thức
Ngôn ngữ
Các biện pháp tu từ
Cách gieo vần
Nhịp thơ
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:
? Xác định nội dung bài thơ? (Bài thơ viết về điều gì?)
? Bài thơ thể hiện tình cảm của tg đối với quê hương ntn?
? Từ nội dung bài thơ trên, em hãy nhận xét về cách viết nội dung và hình thức của một bài thơ lục bát hay?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc lại văn bản “Hoa bìm”.
- Làm việc cá nhân 4’.
- Làm việc nhóm 3

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_t.docx