Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 Sách kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học cả năm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Tô Hoài (1920 - 2014)

- Tên khai sinh: Nguyễn Sen.

- Quê quán: Hà Nội.

- Giải thưởng: 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" (1941).

- Thể loại: Truyện dài.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Bố cục: 2 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến "đứng đầu thiên hạ rồi"): Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn.

+ Phần 2 (Còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

- Tóm tắt:

Luyện tập

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự xuất hiện.

 

docx 304 trang linhnguyen 19/10/2022 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 Sách kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 Sách kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học cả năm

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 Sách kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học cả năm
 xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc. Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 4/4.
Tả cảnh sinh hoạt: Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, tả bao quát quang cảnh, tả hoạt động cụ thể của con người, sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt, nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.
Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài. Nếu được lựa chọn, em sẽ viết về đề tài tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em.
Nêu qua những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kỳ vừa qua. Những nội dung này có liên quan thế nào với những gì em đã đọc và viết?
Bám sát mục đích bài nói.
Khi trình bày, tự tin và thoải mái, điều chỉnh tốc độ nói, giọng điệu, cử chỉ phù hợp.
Chọn cách nói, cách kể tự nhiên, gần gũi.
Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I theo mẫu gợi ý sau:
Tôi và các bạn: So sánh - biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. Ví dụ: "Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.".
Yêu thương và chia sẻ: Bút pháp tương phản, so sánh.
Quê hương yêu dấu: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
Những nẻo đường xứ sở: Nhân hóa, so sánh.
BÀI 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
Đọc: Tri thức ngữ văn
Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.
Một số yếu tố của truyền thuyết
Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.
Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.
Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.
Luyện tập
Đâu không phải đặc điểm của truyện truyền thuyết?
Mạch truyển: Kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nhân vật chính: là những người anh hùng.
Lời kể: cô đọng, mang sắc thái suồng sã, giản dị, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
Đề tài: Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
Kiểm tra
Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện
Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.
Văn bản thông tin thuật lại một sự kiện dùng để trình bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia. Diễn biến của sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Luyện tập
Văn bản thuật lại một sự kiện thường được trình bày theo kiểu nào? Theo dòng cảm xúc của tác giả.
Theo trình tự không gian. Theo trình tự thời gian.
Cách trình bày linh hoạt. Kiểm tra
Dấu chấm phẩy: Thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.
Đọc 1: Thánh Gióng
Tìm hiểu chung
Thể loại: Truyền thuyết.
Bố cục
Phần 1 (từ đầu đến nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng.
Phần 2 (tiếp theo đến cứu nước): Thánh Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng.
Phần 3 (tiếp theo đến lên trời): Thánh Gióng ra trận đánh giặc.
Phần 4 (còn lại): Thánh Gióng bay về trời và những dấu tích còn lại.
Nhân vật
Các nhân vật: cha mẹ Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng.
Nhân vật chính: Thánh Gióng.
Tóm tắt
Luyện tập
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng.
Thầy Nguyễn Lý Tưởng ( Sưu tầm, tổng hợp ) – 0986.217.081
Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử.
Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con.
Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc.
Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi.
Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước.
	Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan.
Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói.
Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời.
Vua nhớ công ơn, lập đền thờ.
Kiểm tra
Đọc hiểu văn bản
Sự ra đời của Thánh Gióng
Thời gian, địa điểm: Đời vua Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
Sự ra đời của Thánh Gióng là chi tiết hoang đường, kì ảo: Ở làng Gióng có đôi vợ chồng chăm chỉ, đức phúc nhưng hiếm muộn ➞ Người mẹ ra đồng ➞ Ướm thử vào vết chân lạ ➞ Người mẹ mang thai ➞ 12 tháng sau sinh ra Thánh Gióng.
➩ Sự ra đời kì lạ, báo hiệu sự việc phi thường.
➩ Đồng thời gửi gắm thông điệp: ở hiền gặp lành.
Sự trưởng thành của Thánh Gióng
Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng
Thánh Gióng lên ba không nói, không cười, đặt đâu nằm đó. ➞ Kì ảo hoang đường.
Hoàn cảnh cất tiếng nói đầu tiên: Khi giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài cứu nước.
Câu nói đầu tiên là đòi đi đánh giặc "Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con	Ta sẽ phá tan
lũ giặc này". ➞ Giọng nói cứng cỏi, đĩnh đạc
+Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹th-
êng. Giängnãi®Ünh®¹c,®μnghoμng,cøngcáil¹thêng.Nhiệm vụ cho sự xuất hiện của Thánh Gióng: bảo vệ đất nước.
➩ Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.
Luyện tập
Thánh Gióng đã đòi sứ giả cung cấp những vũ khí gì? Một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo choàng lớn. Một con ngựa sắt, một cái roi mây, một tấm áo kim loại. Một con ngựa thép, một cái roi mây, một tấm áo giáp sắt. Kiểm tra
Gióng lớn nhanh như thổi trong sự nuôi dưỡng của cả làng
Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. ➞ Chi tiết kì ảo, cách nói cường điệu, so sánh tô đậm tính chất phi thường của nhân vật. Thánh Gióng lớn nhanh để đáp ứng nhiệm vụ đánh giặc cứu nước.
Bà con hàng xóm cùng chung sức nuôi lớn Gióng. ➞ Tinh thần đoàn kết của nhân dân.
➩ Người anh hùng từ nhân dân, được nuôi dưỡng bởi nhân dân, mang theo sức mạnh nhân dân, chiến đấu vì nhân dân.
Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời
Tư thế, hành động đánh giặc:
+ thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác ➞ Sự oai phong, lẫm liệt, không gì địch nổi.
Luyện tập
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng đã thay thế bằng vũ khí gì? Cây tầm vông.
Roi mây. Gỗ lim. Cụm tre. Kiểm tra
+ roi sắt gãy, nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
➞ Sự nhanh trí để khắc phục khó khăn.
➞ Cụm tre là thiên nhiên đặc trưng của làng quê Việt Nam: tre vừa ngay thẳng, vừa kiên cường, vừa đoàn kết như con người Việt Nam. Giặc đến thì lũy tre, tầm vông cũng thành vũ khí chống lại kẻ thù.
Thánh Gióng bay về trời: Gióng đánh giặc xong, mặc áo giáp và bay thẳng về trời. ➜
Chi tiết hoang đường kì ảo. Sự ra đời phi thường, sự ra đi cũng phi thường.
➞ Người anh hùng không màng danh lợi: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ liền ra đi.
➞ Sự thiêng liêng hóa, bất tử hóa hình tượng: Thánh Gióng là con của trời, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ bay về trời. Về với trời còn là về với bất tử, hóa vào non sông, đất nước.
Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương.
Làng Gióng.
Bụi tre đằng ngà.
Ao hồ liên tiếp.
Làng Cháy.
➜ Lòng biết ơn, trân trọng, ước mơ về người anh hùng bảo vệ đất nước.
(Đền Phù Đổng Thiên Vương)
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng
Biểu hiện của ý thức, tinh thần đoàn kết, anh dũng, chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng bảo vệ đất nước.
Tổng kết
Nội dung
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Nghệ thuật
Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
Nghệ thuật nói quá, so sánh.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.
Vào thời vua Hùng, ngày ấy giặc Ân cướp nước ta, quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận nhưng đánh không nổi, vua Hùng đã vội sai sứ giả đi khắp nơi trong nươc tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước. Gióng khi nghe mẹ nói chuyện "con của mẹ chậm đi chậm nói như vậy biết bao giờ mới đánh giặc được đây", Gióng liền bảo mẹ cho gọi sứ giải chuẩn bị một thanh gươm sắt, một giáp sắt, một nón sắt.
Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ như thế nào?
Gióng đã ra đời một cách kỳ lạ. Mẹ Gióng là một người đàn bà nhiều tuổi nhưng vẫn sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: Ôi! Bàn chân ai mà to thế
này!. Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ.Từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm, đặttên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, khôngbiết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả...
Chỉ ra ý nghĩa của các chi tiết sau:
Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.
Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.
Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc.
Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân.
Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.
Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.
Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc.
Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.
Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng của nhân dân đối với những người anh hùng.
Chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.
Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đã làm nên chiến công phi thường, đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc. Hình tượng Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì vô cùng đặc sắc. Chính vì thế đây được xem là bản anh hùng ca về những chiến công chống lại giặc ngoại xâm.
Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?
Với chủ đề đánh giặc cứu nước, truyện Thánh Gióng nằm trong hệ thống truyện dân gian thời Hùng Vương dựng nước. Chủ đề chống ngoại xâm là một chủ đề quan trọng bên cạnh chủ đề chống thiên nhiên. Từ truyện Thánh Gióng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, toát lên tinh thần chủ đạo của dân tộc ta, toát lên bản lĩnh của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về độc lập, tự do và truyền thống đấu tranh bất khuất.
Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.
Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ: "Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)".
Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng. Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước; còn đang nằm ngửa mà đòi có áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc! Trong khi chờ đợi thì lớn nhanh như thổi: "Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ". Dân gian truyền tụng rằng: ăn thì "bảy nong cơm với ba nong cà"; uống thì "uống một hơi, nước cạn đi khúc sông". Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng là con em của nhân dân. Gióng ăn nhiều, ăn khoẻ phi thường như vậy là để cho mau lớn. Phải lớn nhanh thì mới kịp đi cứu nước được chứ. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớnthật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.
Thực hành tiếng Việt 1: Nghĩa của từ, từ ghép và từ láy, cụm từ, biện pháp tu từ Nghĩa của từ
Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Hãy tìm một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.
Một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó:
Cá nhân: người (nói riêng).
Loài người: người (nói chung).
Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chi kể) có nhiều cụm từ chỉ đặc điểm của sự vật như: nặng không thê tưởng tượng nỗi (miêu tả ngựa sắt và những vật dụng được rèn cho Gióng), cao to sửng sững (miêu tả Gióng).
Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm.
Những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm:
"không thể tưởng tượng nổi" thay bằng: không ai có thể.
"sừng sững" thay bằng: lừng lững.
Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chỉ kể) có nhiều cụm từ chỉ hoạt động của sự vật như: kéo đến ầm ầm (miêu tả quân sĩ của vua khi đến nhà Gióng), hì hục khiêng (miêu tả hành động của quân sĩ nhà vua khi mang ngựa, gươm, giáp và nón cho Gióng), nằm ngổn ngang (miêu tả xác của quân giặc), trói nghiền (miêu tả hành động của quân dân vua Hùng đối với quân giặc).
Tìm những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm.
Những từ ngữ phù hợp để thay thế cho các từ ngữ in đậm:
"ầm ầm" thay bằng: rầm rầm.
"hì hục" thay bằng": khệ nệ.
"ngổn ngang" thay bằng: bề bồn.
"nghiến" thay bằng: chặt.
Biện pháp tu từ
Trong truyện Thánh Gióng (Nguyễn Đồng Chi kể) có những cụm từ dùng biện pháp tu từ so sánh như: lớn như thổi (miêu tả Gióng), hét lên một tiếng như tiếng sấm (miêu tả tiếng hét của Gióng), phi như bay (miêu tả ngựa của Gióng), loang
loáng như chớp giật (miêu tả lưỡi gươm của Gióng), khóc như ri (miêu tả tiếng kêu khóc của quân giặc). Giải thích nghĩa của mỗi cụm từ và cho biết tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ trên.
Nghĩa của mỗi cụm từ và tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh trong những cụm từ:
Lớn như thổi: lớn rất nhanh, thay đổi một cách nhanh chóng.
Hét lên như một tiếng sấm: âm thanh to vang như sấm.
Phi như bay: Tốc độ nhanh đến chóng mặt, nhanh và xa.
Loang loáng như chớp giật: Bóng nhẵn, phản chiếu ánh sáng như tia chớp.
Tác dụng của việc dùng biện pháp tu từ so sánh này: Đặc tả Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường, khẳng định sức mạnh,, tầm vóc anh hùng.
Từ láy
Tìm từ láy trong đoạn trích từ Thế rồi Gióng mặc giáp sắt đến bay thẳng lên trời. Cho biết quan hệ láy âm giữa các tiếng trong những từ láy tìm được.
Từ láy trong đoạn trích:
La liệt.
Ngổn ngang.
Đọc: Sơn Tinh, Thủy Tinh
Tìm hiểu chung
Thể loại: Truyền thuyết.
PTBĐ chính: Tự sự.
Luyện tập
Sắp xếp các sự kiện trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo trình tự hợp lí.
Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
Sơn Tinh đến trước, rước được Mị Nương.
Vua Hùng kén rể.
Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
Kiểm tra
Tóm tắt: Vua Hùng kén rể. → Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. → Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. → Sơn Tinh đến trước, rước được Mị Nương. → Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. → Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về. → Hàng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Bố cục:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến một đôi): Vua Hùng kén rể.
+ Đoạn 2 (Tiếp đến rút quân): Cuộc giao tranh của hai thần.
+ Đoạn 3 (Còn lại): Giải thích hiện tượng lũ lụt.
Đọc hiểu văn bản
Vua Hùng kén rể
Hoàn cảnh: Vua có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
Mục đích: Muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.
Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn
Tên gọi
Sơn Tinh
Thủy Tinh
Lai lịch
Ở vùng núi Tản Viên.
Ở miền biển.
Tài năng
Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi.
Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
Quyền lực
Chú vùng non cao.
Chúa vùng nước thẳm.
Nghệ thuật: chi tiết kì lạ, hoang đường.
→ Cả hai thần đều có tài cao, phép lạ, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. → Vua băn khoăn, khó xử.
Vua ra điều kiện chọn rể:
Luyện tập
Sính lễ mà vua Hùng đưa ra là gì?
100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng.
100 ván cơm nếp, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao.
100 nệp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, mỗi thứ một đôi.
100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Kiểm tra
+ Thời gian: trong 1 ngày. → Nhanh, gấp.
+ Lễ vật: 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, mỗi thứ một đôi.
→ Lễ vật cầu kì, sang trọng, quý hiếm.
Nghệ thuật: Chi tiết kì ảo.
→ Vua Hùng anh minh, sáng suốt, yêu thương con cái. Thái độ tôn thờ thần núi, coi thần núi là phúc thần.
Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
Tên gọi
Sơn Tinh
Thủy Tinh
Nguyên nhân
Đến trước, rước được Mị Nương về núi.
Đến sau, không được vợ, đuổi đánh.
Diễn biến
Không hề nao núng, bốc đồi, dời núi, chặn dòng nước.
Hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, dâng nước.
Kết quả
Vẫn vững vàng, chiến thắng.
Sức đã kiệt đành rút quân.
Ý nghĩa tượng trưng
Đại diện cho chính nghĩa, sức mạnh chế ngự thiên tai của nhân dân.
Đại diện cho cái ác, mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
→ Nghệ thuật: chi tiết tưởng tượ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_son.docx