Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 - Chương trình học kì 2

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả: Thế Lữ ( 1907 – 1945)

- Quê Bắc Ninh. Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT

- Hồn thơ dồi dào, lãng mạn.

+ Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ, bút danh đặt theo cách chơi chữ, nói lái; còn có hàm ý là người lữ khách trên trần thế chỉ biết đi tìm cái đẹp:

2. Văn bản

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- In trong tập Mấy vần thơ( 1943)

- Tiêu biểu, mở đầu cho sự thắng lợi của Thơ mới.

- Bài thơ sáng tác năm 1934 lúc đó nước ta đang là thuộc địa của Pháp. Nhân dân ta đang sống trong than phận nô lệ bị mất tự do, bị áp bức bóc lột đủ đường.

b. Thể thơ: tự do 8 chữ vần liền; vần bằng, trắc hoán vị đều đặn.

c. Bố cục:

- Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1: Đoạn 1, 4:Con hổ trong vườn bách thú.

+ Phần 2: Đoạn 2, 3: Con hổ thời quá khứ

+Phần 3: Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn.

d. Giá trị nghệ thuật:

- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

e. Giá trị nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. Tài liệu của Thu Nguyễn

 

doc 60 trang linhnguyen 18/10/2022 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 - Chương trình học kì 2

Tài liệu ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 - Chương trình học kì 2
à khẳng định nhận định: 
Phần này học sinh có thể lồng ghép trong các phần của bài làm
Nhớ rừng của Thế Lữ là một bài thơ hay, tiêu biểu của phong trào Thơ mới và của tác giả trên hai phương diện: tính điêu luyện, phóng khoáng, già dặn của Thơ mới và tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm.
	+ Điêu luyện: đạt đến trình độ cao, do được trau dồi, luyện tập nhiều (thường nói về nghệ thuật, kĩ thuật) Tài liệu của Thu Nguyễn
	+ Phóng khoáng: không bị gò bó, trói buộc bởi những điều vụn vặt. Ở đây cần hiểu là không bị gò bó về những gì có từ trước đó, những khuôn mẫu về nghệ thuật và nội dung của thơ ca.
+ Già dặn: đã trưởng thành, vững vàng về mọi mặt, do đã từng trải, được rèn luyện nhiều.
+ Tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm: Không bộc lộ một cách trực tiếp mà thể hiện qua hình ảnh biểu tượng, kín đáo trong ngôn từ.
>> Đánh giá về tài năng nghệ thuật của Thế Lữ trong “Nhớ rừng”: Đã đạt đến trình độ cao, không hề bị gò bó bởi khuân mẫu, đã đạt đến giá trị cao về cách viết Thơ mới. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện nội dung tư tưởng yêu nước một cách gián tiếp khéo léo.
2. Chứng minh tính đúng đắn của ý kiến: 8đ
HS có thể chứng minh song song cả hai phương diện ở từng đoạn thơ, khổ thơ hoặc tách riêng các phương diện để chứng minh. Dưới đây là các ý định hướng cần có:
* Trong việc chọn đề tài và xây dựng hình tượng trung tâm 
- Thế Lữ không lấy những hình tượng đã trở thành khuôn mẫu của thơ ca trung đại (cánh chim, cá chậu chim lồng vv) mà lấy hình tượng mới mẻ với tính chất cao cả, hùng vĩ đó là mãnh hổ, chúa tể đại ngàn bị giam hãm trong cũi sắt vườn bách thú
=> thể hiện khuynh hướng đặc sắc của thơ Mới đó là phát huy tối đa cá tính sáng tạo của nhà thơ, giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những quan niệm, khuôn khổ, hình tượng đã trở thành sáo mòn của thơ ca trung đại
- Đề tài này bề ngoài khẳng định không phải viết về con người (lời tựa) nhưng lại khơi gợi sự suy diễn, liên tưởng của người đọc, càng đọc càng thấy thấm thía bởi sự lồng ghép điêu luyện: khát vọng tự do, chán ghét thực tại tầm thường giả dối, tù túng của con hổ hay chính là tâm sự gửi gắm của người sáng tác và cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. 
=>Đề tài thể hiện sự điêu luyện, phóng khoáng, già dặn trong nghệ thuật nhưng cũng đã thể hiện sâu sắc nội dung tư tưởng yêu nước thầm kín: 
* Trong ý tưởng: 
- Thông qua thế giới hoài niệm của mãnh hổ ( khổ 2,3) ca tụng quá khứ huy hoàng của nó cũng đã giúp tác giả khẳng định quan niệm thẩm mỹ đầy phóng khoáng: cái đẹp nằm ở những cái phi thường, cao hơn cuộc sống hằng ngày buồn tẻ, đơn điệu, bé nhỏ, tầm thường (hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng)
* Trong chuyển đổi tình cảm và giọng điệu thơ, cấu tứ độc đáo của bài thơ:
- Hai dòng đầu giới thiệu hiện trạng và tình cảm của con hổ:
+ Từ “gậm”> tự mình gậm nhấm, nhấm nháp khối căm hờn của mình.
+ Khối căm hờn>tình cảm căm hờn to lớn, nguyên vẹn, chưa tan
+ Tư thế nằm dài> sự chán ngán, bất lực, hổ đã đánh mất tư thế uy nghi của nó.
- 6 dòng thơ tiếp theo thể hiện tâm hồn bên trong của hổ vẫn còn nguyên là con hổ với những kỉ niệm mãnh liệt, với những tình cảm ngang tàng
- 22 dòng tiếp kể về tình thương nỗi nhớ một thời oanh liệt đã mất.
- Đoạn cuối bài thơ thể hiện tình cảm tha thiết nhưng bi đát, vô vọng.
=> chủ đề nhớ rừng lúc chậm chạp, buồn nản ở phần đầu, dâng cao, dạt dào khi trở về quá khứ, lại tắt lặng đi một cách nặng nề, uất nghẹn khi chứng kiến hiện tại tù túng, tầm thường. Và cuối cùng lại nhớ rừng với sự thiết tha, nuối tiếc.
=> Bằng việc luôn chuyển đổi tình cảm và giọng điệu thơ, Thế Lữ đã diễn tả hết cung bậc cảm xúc của một tâm trạng cô đơn và đầy day dứt.
* Điêu luyện, phóng khoáng, già dặn trong nội dung tư tưởng) 
- Bài thơ là khát vọng tự do, phóng khoáng, khát vọng làm chủ giang sơn, đồng thời lại cất lên tiếng thở dài mang ý vị vĩnh biệt một thời oanh liệt. 
- Nhưng bài thơ cũng là tuyên ngôn quyết liệt không hòa nhập với thế giới giả tạo, tầm thường. + Dù thời oanh liệt không còn nữa, dù một đi không trở lại thì con hổ mãi mãi thuộc về thời kiêu hãnh, chứ không cam tâm làm đồ chơi, mua vui cho con người, không hòa nhập vào hoàn cảnh tầm thường đồng hóa. 
+ Con hổ biết mình chiến bại nhưng chưa chịu làm tôi tớ cho sự tầm thường, giải dối của cảnh ngục từ, nó bất lực nhưng không hoàn toàn khuất phục và thỏa hiệp.
- Sự từ chối thực tại, dẫu chỉ trong mộng tưởng đó thể hiện tình yêu nước kín đáo, âm thầm.
* Đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu, số câu thơ, số chữ trong dòng thơ, cách bỏ vần, tiết tấu âm thanh 
- Các từ mới tạo: bốn phương ngàn, giấc mộng ngàn, 
- Hình ảnh lạ, ám ảnh: chiều lênh láng máu, chết mảnh mặt trời
- Các từ khẩu ngữ kiểu như văn xuôi: bọn gấu dở hơi, len dưới nách những mô gò thấp kém,được xếp bên cạnh những từ thi vị
- Câu thơ co duỗi thoải mái, khác hẳn thơ luật truyền thống, các điệp từ luyến láy “với
- Những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt
=> Tất cả những sáng tạo trong phương diện nghệ thuật (tính điêu luyện, phóng khoáng, già dặn của Thơ mới) để nổi bật giá trị nội dung tình cảm yêu nước kín đáo, âm thầm của tác giả, của người dân Việt Nam. Tài liệu của Thu Nguyễn
* Trong chất hội họa của những hình ảnh, đường nét, màu sắc, 
Ở mỗi luận điểm học sinh đều phải lấy dẫn chứng cụ thể, phân tích dẫn chứng để làm rõ nhận định ở hai phương diện
* Kết bài 
- Khẳng định lại thành công của bài thơ ở hai phương diện.
- Liên hệ đánh giá được giá trị của văn bản.
ÔN TẬP VĂN BẢN: QUÊ HƯƠNG( TẾ HANH)
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
1, Tác giả:
- Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh (1921-2009).
- Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật trong thơ Tế Hanh.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật VN 1996.
- Các tác phẩm chính : 
 + Tập thơ : “ Hoa niên” - 1945; “Gửi miền Bắc” - 1955; “Tiếng sóng” - 1960; “Hai nửa yêu thương” - 1963 “ Câu chuyện Quê Hương” 1973...
2. Văn bản
a. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ sáng tác năm 1939, lúc tác giả 18 tuổi đang là học trò sống xa quê hương (từ Quảng Ngãi ra Huế học). Bài thơ được viết trong cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê với một tâm hồn trong trẻo.
b. Thể thơ: : tự do 8 chữ, bài thơ có nhiều khổ, số dòng trong khổ không đồng đều, gieo vần linh hoạt ở tiếng cuối mỗi dòng thơ.
c. Phương thức biểu đạt: - Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
d. Mạch cảm xúc và bố cục:
- Mạch cảm xúc: Giới thệu chung ->Tái hiện cụ thể về quê hương ->Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Bố cục: 2 phần 
+ 3 khổ đầu: Hình ảnh quê hươngtrong tâm hồn tác giả
+ Khổ cuối: Nỗi nhớ quê hương của tác giả
e. Giá trị nghệ thuật: 
- Biểu cảm kết hợp với miêu tả
- Tính từ gợi tả, những động từ mạnh, điệp ngữ, nhân hóa, so sánh
f. Giá trị nội dung:
 - Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển
- Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương làng biển.
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
Câu 1: Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiêu đôi nét về tác giả và văn bản đó?
Câu 2: Tác giả đã giới thiệu về quê hương của mình qua những chi tiết nào? Nhận xét về cách giới thiệu của tác giả về quê hương?
Câu 3: Qua cách giới thiệu đó em cảm nhận
được điều gì về quê hương của tác giả?
Câu 4: Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về hai câu thơ, trong đó có sử dụng một câu cảm thán, gạch chân câu cảm thán đó?
Gợi ý:
Câu 1: Hai câu thơ tren trích trong văn bản Que hương của tác giả Tế Hanh.
* Tác giả
- Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh (1921-2009).
- Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật trong thơ Tế Hanh.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật VN 1996.
- Các tác phẩm chính : 
 + Tập thơ : “ Hoa niên” - 1945; “Gửi miền Bắc” - 1955; “Tiếng sóng” - 1960; “Hai nửa yêu thương” - 1963 “ Câu chuyện Quê Hương” 1973... Tài liệu của Thu Nguyễn
* Văn bản
- Bài thơ sáng tác năm 1939, lúc tác giả 18 tuổi đang là học trò sống xa quê hương (từ Quảng Ngãi ra Huế học). Bài thơ được viết trong cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê với một tâm hồn trong trẻo.
- Thể thơ 8 chữ.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.
Câu 2: Giới thiệu:
- Nghề của làng: chài lưới ( đánh cá)
- Vị trí của làng: Cửa sông, ven biển, bốn bề là nước (Đi xuôi sông nửa ngày thì ra tới biển)
 Cách giới thiệu:
- 2 câu thơ đầu sử dụng nhịp 3/5 tạo nên giọng điệu nhịp nhàng, đều đặn như tâm tình, thủ thỉ.
- Cách đo khảng cách ở đây rất đắc biệt: đo bằng thời gian( nửa ngày sông) chứ không phải bằng km. Câu thơ vừa giới thiệu về nghề nghiệp, vị trí của làng, vừa giới thiệu được cách cảm, cách nghĩ rất riêng của người dân nơi đây.
-> Giới thiệu ngắn gọn, mộc mạc về làng chài ven sông cửa biển.
Câu 3: Đây là một làng quê miền biển, sống chủ yếu bằng nghề đánh cá.
Câu 4: 
* Mở đoạn(Câu chủ đề): Hai câu thơ trên trích trong văn bản “ Quê hương” của tác giả Tê Hanh đã rất thành công trong việc giới thiệu về làng quê của mình.
* Thân đoạn: 
- Chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn, Tế Hanh đã cho người đọc biết đến một vùng quê ven biển, với nghề chài lưới”. 
- Cách gọn” làng tôi” thật dân giã, thân mật, khiến câu thơ không giấu nổi niềm cảm xúc tự hào. Nhà thơ đã đặc tả cụ thể vị trí của làng “Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Ngôi làng hiện ra như một hòn ngọc giữa màu xanh trong của nước biển. Tài liệu của Thu Nguyễn
- Cách đo bằng không gian “ nửa ngày sông”, không gian của sông nước thật độc đóa tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vùng quê chài lưới thanh bình tươi đẹp.
- Như vậy, qua hai câu thơ cho ta thấy được làng quê của tác giả không chỉ có nước bao vây mà khoảng cách cũng được đo bằng nước- một cách tính mang đặc trưng rất riêng của người dân vùng sông nước. Sông được nói đến là con sông Trà Bồng- dòng sông đã tắm mát cả tuổi thơ tác giả. Tế Hanh kể: trước khi đổ ra biển, dòng sông lượn vòng ôm trọn làng biển quê tôi. Cách giới thiệu về quê hương của Tế Hanh thật bình dị, chân thật như bản chất người dân làng chài quê ông vậy. Qua đó ta thấy tình yêu làng của ông thật trong sáng và thiết tha biết bao !
* Kết đoạn: Tóm lại, với hai câu thơ giản dị, nhà thơ đã giới thiệu thật tự nhiên về làng quê của mình. Tài liệu của Thu Nguyễn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
 “Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng”
Câu 1: Chép tiếp năm câu tiếp theo để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép?
Câu 3: Trong đoạn thơ có những hình ảnh nào làm em chú ý hơn cả? Vì sao?
Câu 4: Các từ “hăng”, “phăng”, “vượt” thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ?
Câu 5: Có mấy hình ảnh so sánh trong đoạn thơ? Hãy phân tích tác dụng của các hình ảnh so sánh đó?
Câu 6: Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp từ “mạnh mẽ” thuộc từ loại gì?
Câu 7: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu thơ “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” ?
Câu 8: Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7- 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng một kiểu câu đã học, gạch chân và chỉ rõ?
Gợi ý:
Câu 1: Chép 5 câu tiếp:
Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong một buổi sáng đẹp trời.
Câu 3: Có hai hình ảnh đáng chú ý: Hình ảnh con thuyền và hình ảnh cánh buồm trắng. Đáng chú ý là vì chúng được miêu tả với nhiều sáng tạo.
Câu 4: Từ “hăng” thuộc tính từ, “phăng”, “vượt” thuộc động từ.-> góp phần diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, làm toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ.
Câu 5: Có hai hình ảnh so sánh:
- So sánh “con thuyền” như “con tuấn mã”-> Diễn tả ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi làm toát lên sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn thể hiện một bức tranh lao động đầy hứng khởi, dạt dào sức sống. Tài liệu của Thu Nguyễn
- So sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng”-> Không làm cho hình ảnh cánh buồm cụ thể hơn nhưng nó bỗng trở nên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng, và rất thơ mộng. Nhà thơ chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm
Câu 6: Xét về mặt cấu tạo ngữ pháp từ “mạnh mẽ” thuộc từ láy 
Câu 7: Dân trai tráng // bơi thuyền đi đánh cá
 CN VN
Câu 8: 
* Mở đoạn( Câu chủ đề): Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Quê hương” của tác giả Tế Hanh trích trong tập thơ “ Nghẹn ngào” năm 1939 đã rất thành công trong việc miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi trong một buổi sáng đẹp trời.
* Thân đoạn: Các ý chính:
- Đoàn thuyền xuất phát giữa cảnh bình minh trong sáng dịu mát và rực rỡ nắng mai hồng.
- Hình ảnh người lao động xuất hiện với vẻ đẹp khỏe mạnh, vạm vỡ, hăng hái trèo thuyền ra khơi.
- Chiếc thuyền được so sánh với con tuấn mã cùng với các động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” cho thấy khí thế mạnh mẽ, dũng mãnh băng mình vươn tới khi ra khơi
- Hình ảnh so sánh, giàu ý nghĩa “cánh buồm – hồn làng” làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên lớn lao, kì vĩ, thiêng liêng và rất thơ mộng. Nhà thơ chợt nhận ra cái linh hồn của làng chài quê hương trong hình ảnh cánh buồm. Phải yêu quê lắm thì Tế Hanh mới viết được hình ảnh so sánh tinh tế đến như vây?( Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc)
- Cánh buồm được nhân hóa như một con người nó đang rướn cao thân mình thu hết gió của đại dương đẩy con thuyền đi nhanh hơn. Tài liệu của Thu Nguyễn
* Kết đoạn: Tóm lại, với việc sử dụng thành công biện pháp so sánh, nhân hóa, từ láy, tính từ, động từ bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng vừa tả bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc câu thơ sau và làm theo các yêu cầu bên dưới:
 “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”
Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ đó?
Câu 3: Vì sao câu thơ thứ ba của khổ thơ lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng 
trong hai câu thơ cuối đoạn?
Câu 5: Hai câu thơ: “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng đón ghe về”
Thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào?
Câu 6: Viết đoạn văn theo kiểu quy nạp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng một kiểu câu đã học và gạch chân chỉ rõ?
Câu 7: Tình yêu quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Gợi ý:
Câu 1: Hs chép bảy câu tiếp.
Câu 2: Nội dung đoạn thơ : Cảnh đoàn thuyền trở về bến.
Câu 3: Câu thơ thứ ba của đoạn được đặt trong dấu ngoặc kép là để trích nguyên văn lời cảm tạ trời yên biển lặng cho dân chài trở về an toàn , cho chuyến ra khơi thắng lợi.
Câu 4: Các biện pháp tu từ là: nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
-> Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm giác nhận được giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền sau những phút giây vật lộn với sóng gió biển khơi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến con thuyền vô tri bỗng trở nên sống động có hồn như con người
+ Từ “nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình.
-> Hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc sống của người dân làng chài. Hai câu thơ cho ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu sự gắn bó máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.
Câu 5: Thuộc kiểu câu trần thuật-> thực hiện hành động nói trình bày.
Câu 6: 
* Mở đoạn: Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Quê hương” của tác giả Tế Hanh trích trong tập thơ “ Nghẹn ngào” năm 1939 đã rất thành công trong việc miêu tả cảnh đoàn thuyền đoàn thuyền trở về bến sau một ngày lao động vất vả.
* Thân đoạn: Các ý chính:
- Câu thơ đầu tả hình ảnh dân chài làn da ngăm đen vì nắng gió là tả thực, làm nổi bật một nét riêng của màu da dân biển. Câu thơ tiếp theo “ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” mới là sáng tạo: Nước da ngăm nhuộm nắng, gió và những chuyến đi xa của biển cả. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường. Câu thơ đầu được tả chủ yếu qua thị giác, qua cái nhìn, quan sát của đôi mắt, câu sau mới là tả tâm hồn và cảm quan lẵng mạn của nhà thơ.
- Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm giác nhận được giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền sau những phút giây vật lộn với sóng gió biển khơi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến con thuyền vô tri bỗng trở nên sống động có hồn như con người Tài liệu của Thu Nguyễn
- Từ “nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình. Hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc sống của người dân làng chài.
Hai câu thơ cho ta cảm nhận được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu sự gắn bó máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.
* Kết đoạn ( Câu chủ đề): Tóm lại, với việc sử dụng thành công biện pháp nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 8 câu thơ đã diễn tả chân thực cảnh người dân làng chài sau ngày lao động trở về và thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hương của nhà thơ Tế Hanh. Tài liệu của Thu Nguyễn
Câu 7: Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
- Được thể hiện ở cách nhìn của Tế Hanh về cảnh vật, cuộc sống quê hương mình. Trong con mắt của Tế Hanh, cảnh vật của quê hương rất đẹp : cảnh đoàn thuyền ra khơi hào hùng, hoành tráng, đầy khí thế, cảnh đoàn thuyền trở về trong sự chờ đón của dân làng, trong đông vui nhộn nhịp và cả tình yêu thương ấm áp.
- Tình yêu quê hương được thể hiện ở cách cảm nhận của tác giả về các sự vật thân thuộc, gần gũi của quê hương: Tế Hanh đã cảm nhận bằng tất cả tình yêu và tâm hồn mình nên ông nhìn thấy và nắm bắt được cái hồn, cái thần thái của từng sự vật, cảm nhận thấy chúng rất bình dị nhưng rất thiêng liêng vì những sự vật ấy đều mang trong nó cái hồn quê mặn mà, sâu lắng.
- Tình yêu quê hương được bộc lộ trực tiếp qua những câu thơ cuối, qua nỗi nhớ thương luôn thường trực, da diết, cồn cào cháy bỏng. Tình cảm của nhà thơ chân thành và bền bỉ, thiêng liêng. Tài liệu của Thu Nguyễn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Chép thuộc lòng khổ thơ cuối của bài thơ “ Quê hương” và trả lời câu hỏi
Câu 1: Các từ “xanh, bạc, nồng mặn” thuộc từ loại nào?
Câu 2: Ở đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3: Nhớ làng người thanh niên Tế Hanh nhớ những gì?
Câu 4: Tại sao tác giả lại nhớ nhất cái mùi nồng mặn của quê hương mình?
Câu 5: Trong bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh ,hình ảnh con thuyền được xuất hiện rất nhiều lần.Chép lại những hình ảnh đó.Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ vừa chép.
Câu 6: Hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng một đoạn văn?
Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người.
Gợi ý:
Câu 1: Các từ “xanh, lục, nồng mặn” thuộc từ loại: tính từ
Câu 2: Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính là: biểu cảm
Câu 3: 
- Nhà thơ bày tỏ lòng yêu thương trân trọng quê hương của mình. Dù đi xa, tác giả vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ thân cá bạc, nhớ chiếc buồm vôi, nhớ cả cảnh những chiếc thuyên rẽ sóng chạy ra khơi và nhà thơ cảm nhận được cái mùi nồng mặn xa xăm của quê biển.
Câu 4: Vì đó chính là mùi vị nồng nàn đặc trưng của quê hương lao động, cái hương vị riêng đầy quyến rũ đối với những người con vô cùng yêu quí quê hương mình. Tài liệu của Thu Nguyễn
Câu 5:
 - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Biện pháp tu từ so sánh: chiếc thuyền với con tuấn mã. Tác dụng: gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài Tài liệu của Thu Nguyễn
- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Biện pháp nhân hóa: được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn là

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_ngu_van_khoi_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc