Chuyên đề Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thanh Hoàn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Nắm được bối cảnh lịch sử- xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.

 - Biết và chỉ ra được những đặc trưng của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (theo hai dòng chính là: văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực).

 - Cảm nhận được tâm trạng của nhân vật “ tôi” buổi đầu tiên đến trường.

- Hiểu và phân tích được tính thống nhất về chủ đề trong văn bản.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, phân tích tâm trạng của nhân vật .

3. Thái độ: - Xác định đúng đắn động cơ học tập.

 - Biết cảm thông chia sẻ với những cuộc đời bất hạnh.

4. Năng lực hướng tới: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, thưởng thức văn học.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 286 trang linhnguyen 20/10/2022 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thanh Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thanh Hoàn

Chuyên đề Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thanh Hoàn
 Dàn ý: 
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).
2. Thân bài.
a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)
 *  Số câu, số tiếng:
 - Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
 - Số câu:  Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.
 Một bài thơ lục bát: có thể có một câu,  hai câu, ba câu  hay có thể có nhiều câu nối dài.
 *  Cách gieo vần:
- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.
 -Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.                          
 *  Phối thanh:
- Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.
- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).
- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc
 *  Nhịp và đối trong thơ lục bát:
 - Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4 ; Nhịp 3/3                                        
 * Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.
b. Trường hợp Ngoại lệ:  Lục bát biến thể:
- Số chữ tăng lên: vần lưng tất nhiên còng xê dịch theo.
- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:   
- Gieo vần: có thể gieo vần trắc:
c. Tác dụng của thơ lục bát:
- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.
- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.
3. Kết bài
- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du 
- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu 
-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.
* Viết bài:
Tiết 3: LUYỆN TẬP (tiếp)
HĐ của GV và HS
Kiến thức bài học
HS lập dàn bài cho đề bài trên.
HS viết bài, đọc trước lớp, lớp nghe, nhận xét, giao viên chốt.
Bài 2 (HS khá, giỏi) : Hãy thuyết minh đặc điểm chính của Truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học (Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng )
* Gợi ý:
1. MB:
 -Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng riêng
 - Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu.
(Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự (kể chuyện), tức là dùng lời kể để tái hiện lại những việc làm, những biến cố nhằm dựng lại một cuộc đời, một số phận như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết.)
2. TB:
- Giới thiệu nội dung truyện ngắn:
Nội dung truyện ngắn còng kể về người và việc giống như truyện vừa hoặc tiểu thuyết, nhưng khác ở chỗ là số trang viết không nhiều, chỉ từ vài trang đến vài chục trang trở lại. Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ. Bài giới thiệu này chỉ đề cập đến những đặc điểm cơ bản nhất của truyện ngắn.
- Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:
 1. Đặc điểm thứ nhất của truyện ngắn là tác giả dùng lời kể và lời miêu tả của mình để tái hiện những việc làm, những biến cố xung quanh cuộc đời của một hay nhiều nhân vật. Thông qua đó nhằm dựng lại một bức tranh đời sống trong giai đoạn lịch sử nào đó đang diễn ra một cách khách quan. Từ đó bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá thái độ và quan điểm của người viết về một vấn đề xã hội nào đó. 
(Ở truyện Tôi đi học, Thanh Tịnh diễn tả cảm nghĩ về kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Qua truyện, người đọc còn thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân của Nam Cao. Truyện Chiếc lá cuối cùng thể hiện thái độ trân trọng của nhà văn trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.)
 2. Đặc điểm thứ hai của truyện ngắn là cốt truyện, nghĩa là phải có các sự kiện, tình tiết, các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp sau cái kia, hoặc là cái này làm nảy sinh cái kia, dồn đẩy nhau đến điểm đỉnh của mâu thuẫn, buộc phải giải quyết, giải quyết xong vấn đề thì truyện kết thúc.
 (Cốt truyện của tác phẩm Tôi đi học là xâu chuỗi những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên trong buổi đầu tiên đi học hiện lên rõ ràng, tươi mới trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh sau mấy chục năm. Năm nào còng vậy, cứ vào độ cuối thu, từ con đường đến trường, hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các cậu bé học trò bỡ ngỡ nép bên chân mẹ, chờ thầy giáo gọi tên vào lớp, không gian ấy lại gợi cho nhà văn nhớ về ngày tựu trường vào lớp Một. 
 Cốt truyện Lão Hạc của Nam Cao là cuộc đời nghèo khó bất hạnh của một lão nông dưới thời thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vợ chết, con thất tình phẫn chí bỏ nhà vào tận Nam Kì làm ăn, lão Hạc sống cô đơn thui thủi dưới mái tranh xiêu vẹo, chỉ có con chó vàng làm bạn sớm hôm. Để giữ cho con trai mảnh vườn và số tiền ít ỏi, lão Hạc đã lo liệu xong xuôi và cuối cùng, lão tự chọn cái chết để giải thoát khỏi mọi nỗi khổ đau.
  Cốt truyện Chiếc lá cuối cùng của 0’Henri xoay quanh cuộc sống nghèo nàn, bệnh tật và bế tắc của cô họa sĩ trẻ tên là Giôn-xi. Viêm phổi nặng giữa mùa đông rét buốt, không có tiền để chạy chữa, Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng, mong đợi cái chết đến từng ngày. Cô xác định là mình sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng trên bức tường đối diện với cửa sổ rụng nốt. Thương xót cho cảnh ngộ của Giôn-xi, cụ Bơ-men, một họa sĩ vô danh đã giấu mọi người, thức suốt đêm, lặng lẽ vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá thật đã rụng. Nhờ vậy mà Giôn-xi có thêm nghị lực vượt qua cơn hiểm nghèo, trở về với cuộc sống. Còn cụ Bơ-men đã chết vì viêm phổi.)
 3. Đặc điểm thứ ba là truyện ngắn có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời ; miêu tả tính cách, số phận nhân vật qua hình dáng, tâm trạng, lời nói và hành động biểu hiện hằng ngày hay trong những tình huống, biến cố đặc biệt. Tùy theo cách kể của tác giả mà nhân vật có thể được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết trong sinh hoạt lẫn đời sống tâm lí, qua cách sử dụng ngôn ngữ Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu đậm. Số lượng nhân vật của truyện ngắn thường rất ít, chỉ độ vài ba nhân vật trong đó có một nhân vật chính, trong khi truyện dài có tới hàng chục, hàng trăm nhân vật.
 (Trong truyện Tồi đi học, nhân vật chính là một cậu bé nhà quê ở một làng nghèo miền Trung thời trước cách mạng tháng Tám 1945. Nhân vật được đặt vào một sự kiện đặc biệt là buổi đi học đầu tiên trong đời. Sự kiện ấy làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận của cậu bé. Cậu nhìn cảnh vật hai bên đường từ nhà đến trường thấy cái gì còng lạ, bầu trời dường như còng trong xanh hơn. Đứng trước ngôi trường, cậu thấy mình mới bé nhỏ làm sao.
  Giống như các bạn cùng trang lứa, cậu bỡ ngỡ nấp bên chân mẹ, vừa lo lắng vừa hồi hộp, háo hức, tựa như bầy chim non đứng bên cửa tổ, nhìn trời rộng muốn cất cánh bay nhưng vẫn còn e ngại. Cái cảm giác kì lạ mà buổi học đầu tiên đem lại đã ghi dấu ấn không thể phai mờ trong tâm tưởng của nhà văn – cậu bé của hờn ba mươi năm trước.
 Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một nông dân nghèo khổ, bất hạnh nhưng rất yêu thương con và giàu lòng tự trọng. Có thể nói nhân vật này vừa có ý nghĩa riêng biệt vừa có ý nghĩa khái quát, tiêu biểu cho những người nông dân phải sống một cuộc sống cơ cực dưới thời thực dân, phong kiến.
 Đọc tác phẩm, chúng ta thương xót ông lão có vẻ ngoài gàn dở nhưng bên trong lại là một phẩm chất trong sạch đáng quý biết nhường nào. Lão sống thui thủi một mình vì vợ chết sớm, có mỗi đứa con trai thì nó lại phẫn chí bỏ nhà đi xa. Gia tài của lão chỉ có mỗi túp nhà xiêu vẹo, dúm dó giữa mảnh vườn vài ba sào đất cằn cỗi, hoa lợi bòn mót được từ đó chẳng đáng là bao. Lão vừa già yếu lại vừa ốm đau, chẳng ai thuê mướn cả. Vì vậy, lão kiếm được gì ăn nấy, sống lay lắt qua ngày và cố không làm phiền đến ai vì lòng tự trọng. Sợ ăn vào số vốn ít ỏi dành dụm cho con nên lão đã quyết định nhờ ông giáo giữ hộ mảnh vườn và mấy chục đồng bạc chờ nó về trao lại; còn lão đã âm thẩm chọn cái chết để giải thoát khỏi cảnh ngộ túng quẫn và bế tắc. Cái chết bi thảm của lão Hạc làm cho người đọc rơi nước mắt. Hình tượng lão Hạc sống mãi trong văn chương chính là nhờ vào nghệ thuật xây dựng nhân vật rất thành công của nhà văn Nam Cao.
 Nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lả cuối cùng của 0’Henri còng là một con người khá đặc biệt. Vừa mới bước vào đời, cô đã gặp nhiều bất hạnh, mà bất hạnh lớn nhất là sự nghèo khổ. Giữa mùa đông rét buốt, cô cùng người bạn gái tên là Xiu phải thuê gác xép trên sân thượng của ngôi nhà trọ tồi tàn để ở. Vì mặc không đủ ấm nên Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Không có tiền mua thuốc nên bệnh của cô ngày càng trầm trọng. Giôn-xi buồn bã và tuyệt vọng, không thiết sống. Sáng sáng, cô nhờ Xiu kéo rèm cửa sổ để cho cô trông thấy cây dây leo bám trên bức tường cũ kĩ. Mấy chiếc lá thường xuân lần lượt rụng và Giốn-xi nghĩ bụng chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì mình còng lìa đời. Tâm trạng Giôn-xi giống như bầu trời mùa đông ảm đạm. Cô sẵn sàng đợi cái chốt đến đem cô đi, dù cuộc sống của cô mới thực sự bắt đầu.
 Điều kì diệu mà chiếc lá vẽ của cụ Bơ-men đã đem lại cho cô là hi vọng và nghị lực để trở về với cuộc đời. Thấy chiếc lá cuối cùng gan góc chống lại với mưa tuyết đêm đông, Giôn-xi tự trách mình nhu nhược, không bằng chiếc lá nhỏ bé kia. Chiếc lá đã cho cô bài học về ý chí tồn tại giữa khó khăn, thử thách của hoàn cảnh và số phận.
Hình ảnh tương phàn hoàn toàn của người họa sĩ già Bơ-men góp phần làm nổi bật nhân vật Giôn-xi và tô đậm, nâng cao tính chất nhân đạo của câu chuyện. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng không ngờ lại là bức họa quý giá nhất của cụ Bơ-men vì nó đã cứu sống được một mạng người – một họa sĩ tài hoa trong tương lai.)
 4. Đặc điểm thứ tư của truyện ngắn là sự phong phú, linh hoạt về ngôn ngữ. Truyện ngắn có nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ của người kể còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Bên cạnh lời đối thoại giữa các nhân vật còn có lời độc thoại nội tâm của từng nhân vật. Lời kể có khỉ là lời tác giả, có khi lại hòa nhập vào lời nhân vật và ngược lại. Vì vậy mà ngôn ngữ trong truyện ngắn sinh động và đa dạng.
(Thử tìm hiểu đặc điểm này trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta sẽ thấy nội dung truyện kể bằng ngôi thứ nhất (tôi). Nhân vật xưng tôi là ông giáo làng, hàng xóm của lão Hạc, được lão nhờ cậy những việc quan trọng như giữ hộ mảnh vườn và số tiền mà lão dành dụm được. Bởi là người trực tiếp tham gia câu chuyện nên những gì mà nhân vật tôi kể ra đều tự nhiên, chân thực, khiến cho người đọc hình dung ra như cảnh thật trước mắt: Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tồi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội
 Đoạn đối thoại giữa ông giáo và lão Hạc còng thể hiện khá rõ đặc điểm ngôn ngữ của từng nhân vật:
 Tôi an ủi lão :
  - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.
 Lảo chua chát bảo:
  - Ông giáo nói phải ! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút !
Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
     - Kiếp ai còng thế thôi, cụ ạ ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
  - Thế thì không biết nếu kiếp người còng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?
 Đoạn cuối truyện là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật ông giáo:
 Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”.)
 5. Đặc điểm thứ năm của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Với dung lượng nhỏ hơn truyện vừa và cốt truyện gồm những sự kiện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, truyện ngắn thường được người đọc đọc liền một mạch không nghỉ. Truyện ngắn thường miêu tả một mảng của cuộc sống, một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, thể hiện một mặt của vấn đề nào đó trong xã hội. Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề và khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật, truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén để trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn xuất sắc vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn.
  Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có những nhà văn được đánh giá là bậc thầy của truyện ngắn như Nguyễn Tuân với Chữ người tù tù, Nam Cao với Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Trăng sáng, Đôi mắt. Kim Lân với tác phẩm Vợ nhặt, Nguyễn Công Hoan với Kép Tư Bền, Đào kép mới Nguyễn Minh Châu với Mảnh trăng cuối rừng, Bức tranh Tuy dung lượng từng truyện không lớn nhưng giá trị lại vô cùng lớn, góp phần tôn vinh tên tuổi của nhà văn và đem lại diện mạo phong phú cho nền văn học nước nhà.
3. KB: Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học.
* Viết bài:
 4. Củng cố: 
 - Học sinh hệ thống lại nội dung kiến thức của bài.
5. Dặn dò
 - Học bài, biết, hiểu được cách viết văn thuyết minh về một thể loại văn học.
 - Bài tập: Viết hoàn chỉnh các đề trên.
Kí duyệt TCM: 14/01/2021
TP
Nghiêm Thị Vinh
BUỔI 15
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày dạy: 8 A2:26/01/2021
 8A3: 25/01/2021
 8A4: 29/01/2021
Tiết 1: 
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
 - Bồi dưỡng năng lực đọc – hiếu văn bản nghệ thuật
- Biết viết bài văn cảm thụ về một đoạn thơ, văn hay cả văn bản
- Nâng cao kỹ năng phân tích vai trò và tác dụng của một số biện pháp tu từ tiếng Việt khi cảm thụ tác phẩm
 2. Kĩ năng: 
 - Thực hành viết bài văn cảm thụ văn học
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn dạt câu đúng, chính xác, đúng thể loại.
 3.Thái độ: 
 - GD học sinh ý thức nghiêm túc khi học văn học.
II.Chuẩn bị.
Thầy : Soạn giáo án,đọc tài liệu.
Trò : Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
III.Phương pháp
 - Phương pháp vấn đáp.Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .Phương pháp thuyết trình .
IV.Tiến trình giờ học.
 1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ 
 Em hãy nhắc lại hệ thống tên tác giả và tác phẩm thơ ca đã học từ đầu kì 2 đến nay.
 3 . Bài mới	
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
GV: Muốn tìm hiểu, phân tích bình giảng đánh giá một tác phẩm văn học, các em cần phải nắm được một số hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học.
GV: Tác phẩm là sự kết hợp giữa thế giới khách quan và những tư tưởng chủ quan của con người....Dù nhân vật là người hay vật... thì đó cũng là chuyện của con người, về con người...
Hình thức TPVH có thể là những tác phẩm dài hay ngắn...
+ TPVH được chia làm 3 loại hình lớn: Tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự, tác phẩm kịch....
GV: Trong đời có thể nói: Tôi rất nhớ anh...
Nhưng với ngôn ngữ văn học có thể: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi. Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm...
- Hình tượng văn học hiểu theo nghĩa rộng: Là toàn bộ bức tranh cụ thể về cuộc sống và con người tức là toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn được tái tạo và MT trong tác phẩm...
Thật khó mà dùng ngôn từ để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở về Tổ Quốc sau 30 năm xa cách bằng mấy câu thơ.
GV lưu ý:
Tiếng Việt giàu thanh điệu-> tạo nên tính nhạc cho câu...
Giáo viên giới thiệu và phân tích để học sinh nắm được cách viết một bài cảm thụ văn học?
I-Những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học:
 1. Thế nào là TPVH?
- Nội dung: TPVH bao giờ cũng là một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người. Qua bức tranh đó, người viết luôn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện một thái độ của mình trước cuộc sống.
- Hình thức: Về hình thức tồn tại của TPVH, người ta thường nói văn học là nghệ thuật của ngôn từ. TPVH là một công trình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu, có hình thức và quy mô rất đa dạng, phong phú.
Đặc trưng của TPVH:
a- TPVH là một văn bản ngôn từ nghệ thuật:
- Ngôn từ nghệ thật trong tác phẩm mang tính đa nghĩa, giàu tính hình tượng và màu sắc biểu cảm.
- Mang đậm dấu ấn cá nhân
Ví dụ: Cùng diễn đạt nội dung đánh giặc là truyền thống của dân tộc:
+ Tố Hữu: Lớp cha trước, lớp con sau.
 Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
+Hoàng Trung Thông:
 Ta lại viết bài thơ trên báng súng
 Con lớn lên viết tiếp thay cha
 Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
 Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.
+ Trinh Đường: 
 Cha còn đeo quân hàm
 Con đã ra nhập ngũ
 Một hòn đá Trường Sơn
 Cha con cùng gối ngủ...
+ Lưu Trọng Lư:
Xưa tiễn chồng đi rười rười tóc xanh
Nay lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc.
- Ngôn từ nghệ thuật cũng đòi hỏi tính chính xác cao độ ( Khác với tính chính xác của ngôn từ khoa học)
- Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
- Vèo trông lá rụng đầy sân( Tản Đà)
-> Khi tìm hiểu TPVH cần chú ý khai thác những yếu tố trên...
b- Hình tượng văn học:
- Do việc sử dụng ngôn từ làm chất liêụ nên hình tượng văn học là hình tượng ngôn từ.
 VD: Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
 ( Nguyễn Du)
-> Goí cả 4 mùa trong một câu thơ bằng ngôn từ nghệ thuật.
+ Theo nghĩa rộng: Là toàn bộ bức tranh cụ thể về cuộc sống và con người tức là toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn được tái tạo và MT trong tác phẩm...
+ Theo nghĩa hẹp: Là những đặc điểm và phẩm chất của một sự vật, một nhân vật nào đó mà nhà văn thể hiện.
Ví dụ: Hình tượng chị Dậu...
-> Hai phương diện trên đều được và chỉ được thể hiện qua chữ nghĩa và các hình thức dấu câu của một văn bản ngôn từ.
II. Các phương diện của hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích TPVH
Dấu câu và cách ngắt nhịp:
- Dấu câu được coi là 1 loại từ, là hình thức của chữ trong tác phẩm. Ngay cả cách ngắt nhịp trong văn bản cũng được coi như một từ đa nghĩa.
Ví dụ: “Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41.
 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
 Bác về... Im lặng. Con chim hót.
 Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”.
 ( Theo chân Bác- Tố Hữu)
-> Dấu câu đặt giữa câu thơ -> Có sự đặc biệt để diễn tả sự xúc động đến vô cùng khi được đón bác trở về... Dường như mọi vật đều im lặng trong phút giây đó...thật thiêng liêng...
- Cách ngắt nhịp khác nhau đôi khi tạo ra những cách hiểu khác nhau.:
Ví dụ: Một chiếc xe/ đạp băng vào bóng tối.
 Một chiếc xe đạp / băng vào bóng tối.
->Tạo ra những cách hiểu khác nhau...
* Kết luận: Chú ý đến dấu câu và cách ngắt nhịp để đọc diễn cảm -> Cảm nhận được những vẻ đẹp về nội dung cũng như nghệ thuật.
2.Vần điệu, âm hưởng và nhạc tính:
 - Những vần bằng thường diễn tả sự nhẹ nhàng, bâng khuâng, chơi vơi...
 - Còn vần trắc thường diễn tả sự trúc trắc nặng nề, khó khăn, vấp váp...
-> Khi cần khắc sâu một ấn tượng, một cảm xúc nào đó, tác giả thường dùng liên tiếp một loại vần:
Ví dụ: 
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
 ( Xuân Diệu)
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.
 ( Bích Khê)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 ( Quang Dũng)
-> Khi phân tích đặc biệt là thơ hãy tập trung phân tích những điểm đặc biệt này để chỉ ra giá trị vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.
3.Cách viết một bài cảm thụ thơ:
 Tham khảo chủ đề tự chọn:
“Một số yếu tố hình th

File đính kèm:

  • docchuyen_de_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_202.doc