Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học Cơ sở

Do cấu trúc chương trình và sách giáo khoa được sắp xếp khá khoa học, lấy văn bản làm ngữ liệu chính cho cả ba phân môn nên hầu hết giáo viên đã làm được yêu cầu tích hợp. Nghĩa là khi giảng dạy các tiết tập làm văn, về kiểu bài tự sự giáo viên đã bám vào các văn bản đã học để tổ chức cho học sinh nắm được khái niệm, cốt truyện, chi tiết, sự việc, ngôi kể, lời kể, nhân vật, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự đồng thời vừa soi sáng thêm một số kiến thức, kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học mà một tiết đọc - hiểu văn bản chưa có điều kiện đề cập tới hoặc đề cập chưa sâu.

 Một số giáo viên đã quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng nhận diện, cách viết từng đoạn văn tự sự cơ bản như đoạn mở bài, các đoạn thân bài. đoạn kết bài và cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận vào trong từng đoạn văn. Do đó các em đã phần nào phân biệt được đoạn văn tự sự có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận khác với đoạn văn miêu tả biểu cảm hay nghị luận.

Một số học sinh đã biết cách liên kết các đoạn văn một cách chặt chẽ, sáng tạo. Nghĩa là thầy giáo đã phần nào phát huy được tính tích cự, chủ động của học sinh, một trong những yêu cầu cơ bản của dạy học hiện đại.

 

doc 22 trang linhnguyen 06/10/2022 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh Trung học Cơ sở
ột số cặp trao đáp liên kết với nhau về ngữ nghĩa (một chủ đề duy nhất) hoặc về ngữ dụng( tính duy nhất về đích).
Cấu trúc tổng quát của một đoạn thoại có thể là:
Đoạn mở thoại.
Thân cuộc thoại.
Đoạn thoại kết thúc.
Điều đó có nghĩa là, mặc dù có nhiều cặp trao đáp nhưng chỉ hướng đến duy nhất một nội dung thì phần văn bản mà chúng ta xem xét vẫn chỉ là một đoạn văn.
 Ví dụ1:
“ Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:
Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
 Nghĩ lại, thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa”
Ví dụ2:
Vị quan nọ bảo:
Được tôi sẽ đưa anh vào gặp vua với điều kiện, anh phải chia đôi một nửa phần thưởng của nhà vua. nếu không thì thôi.
Người nông dân đồng ý, viên quan nọ liền dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo:
Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ?
Ngừơi nông đân bèn thưa:
Xin bệ hạ hãy thưởng cho thần năm mươi roi....Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai lăm roi..”
Xét hai phần văn bản trên, chúng ta nhận thấy tương ứng với các nội dung sau: 
 Phần văn bản 1: Tâm trạng của bà mẹ và thái độ của Sọ Dừa.
Phần văn bản 2: Sự tham lam của viên quan và thái độ, hành động ứng xử thông minh của người nông dân.
 Đó là những đoạn văn tự sự trình bày những sự việc, những hành động liên quan đến các nhân vật. Từ những khái niệm trên ta có thể khẳng định: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia trong một thời gian không gian nhất định, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
 Bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Đoạn ( các đoạn) mở bài giới thiệu câu chuyện; các đoạn thân bài kể lại diễn biến của các sự việc; đoạn ( các đoạn) kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng đối với suy nghĩ, cảm xúc của người đọc người nghe. Xuất phát từ đặc trưng của kiểu văn bản tự sự nên đoạn văn tự sự có thể giới thiệu về nhân vật(lai lịch, họ tên, quan hệ, tính tình, tài năng...) hoặc kể về việc làm, hành động, lời nói, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
 Đoạn văn tự sự còn là những đoạn đối thoại giữa các nhân vật, góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật và sự phát triển của câu chuyện. Do đó khái niệm đoạn văn tự sự liên quan trực tiếp đến cấu trúc hội thoại, các nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, tình huống giao tiếp...Vì vậy cần có cái nhìn đa chiều hơn về đoạn văn tự sự để tránh tình trạng học sinh chỉ viết được những đoạn văn tự nhiên mà không rèn luyện để viết được những đoạn văn có lời thoại giữa các nhân vật. Những đoạn có lời đối đáp giữa các nhân vật, thường tương ứng với một đoạn thoại, tức là đoạn thoại ấy nhằm hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ nội dung của văn bản. Đoạn thoại có thể gồm nhiều cặp thoại cùng hướng đến một nội dung nào đó trong toàn bộ cuộc thoại. 
 Như vậy phần văn bản(1) trích dẫn ở trên là một đoạn văn tự sự tương ứng với nội dung:
 Tâm trạng của bà mẹ sau khi sinh con và thái độ của Sọ Dừa khi nói với mẹ. 
Phần văn bản(2) gồm hai đoạn văn tự sự, tương ứng với hai nội dung: 
 + Mong muốn được dâng ngọc quý cho vua của người nông dân và điều kiện của viên quan.
+ Thái độ của nhà vua và câu trả lời thông minh của người nông dân.
 Việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh THCS có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, phải bắt đầu từ việc viết đoạn văn, tức là từ việc rèn luyện các kỹ năng bộ phận để tiến tới hoàn chỉnh bài văn. Đây là đơn vị không lớn lắm về dung lượng nhưng lại có khả năng rèn luyện được các năng lực khác như : năng lực dùng từ, năng lực viết câu,
 năng lực sử dụng lời kể, năng lực chọn ngôi kể... trong văn tự sự. Đứng ở khía cạnh đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc tích cực, tích hợp, việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn tự sự còn có khả năng tích hợp được những tri thức của phần đọc- hiểu tác phẩm văn học và phần tiếng Việt có hiệu quả nhất. Học sinh sẽ có khả năng tốt hơn khi phân tích một văn bản tự sự, đặc biệt là khi vận dụng những tri thức về đoạn văn để hiểu rõ hơn về dụng ý của nhà văn khi xây dựng nhân vật, hoặc khi miêu tả một sự việc nào đó trong diễn biến câu chuyện. Những tri thức về từ, câu, về hội thoại...sẽ được cụ thể hoá trong khi học sinh viết đoạn văn tự sự. Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến cần phải có sự đổi mới trong kiểm tra, đánh giá. Thay vì dành quá nhiều thời gian để viết một bài văn, học sinh chỉ cần tập trung rèn luyện viết một phần trong bài văn, tương ứng với một hoặc hai, ba đoạn văn. Các kỹ năng bộ phận của Tập làm văn sẽ được rèn luyện kỹ hơn, sâu hơn.
IV. Tổ chức cho HS viết đoạn văn tự sự :
 Đoạn văn tự sự chỉ là một bộ phận của bài văn tự sự, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho HS cần phải lưu ý:
 Cần có sự lựa chọn cho HS tập viết đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài. Bởi vì cùng một lúc không thể rèn kĩ năng viết cả bài văn mà phải rèn kĩ năng viết từng đoạn thì thời gian mới cho phép và không quá sức học sinh. Nhưng phải khẳng định rằng, chúng ta chỉ rèn kĩ năng viết đoạn văn thôi thì chưa tiến tới mục tiêu của việc dạy học. Cần phải rèn cho học sinh biết viết đoạn, liên kết giữa các đoạn trong bài với nhau để tạo nên một bài văn hoàn chỉnh.
 Như chúng ta đã biết mở bài và kết thúc câu chuyện đều quan trọng. Mở đầu sao cho cuốn hút người đọc vào câu chuyện sắp kể. 
Rèn kĩ năng viết đoạn văn mở bài cho bài văn tự sự có rất nhiều phương pháp.
 Ví dụ:
 * Mở bài trực tiếp:
+ Mở bài bằng cách giới thiệu về nhân vật hoặc sự việc.
 Cách mở bài này tiết kiệm được thời gian, đi thẳng vào nội dung câu chuyện. Khi giới thiệu về nhân vật, cần chú ý tới lai lịch, họ tên, tính tình, tài năng và ý nghĩa của nhân vật. Nếu mở bài bằng cách giới thiệu về sự việc thì phải chọn sự việc có ý nghĩa nhất liên quan đến nhân vật trong câu chuyện.
 Ví dụ:
Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế còn dùng nó để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
 (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi).
Hoặc: Thôi Sinh ở Lâm Thanh, thuộc Sơn Đông, nhà sa sút, vườn tược bỏ hoang, tường rào lở đổ. Mỗi buổi sáng, thường thấy một con ngựa ô, có vằn trắng, đuôi ngựa bị lửa đốt xém một đoạn, nằm trong đám cỏ đẫm sương ở vườn sau nhà. Đuổi, lại thấy đến. Cũng không biết ngựa từ đâu tới?
 ( Ngựa tranh- theo Liêu Trai chí dị)
* Mở bài gián tiếp.
 + Mở bài bằng cách nêu tình huống hoặc sự cố nào đó hay kết cục câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu, nêu chủ đề câu chuyện.
 Cách mở bài như thế này có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi phải có sự tư duy, sự lựa chọn khá kĩ của học sinh.
Ví dụ:
 Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.
 ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê).
+ Mở bài bằng tả cảnh:
 Rét dữ dội, tuyết rơi. Trời đã tối hẳn. Đêm nay là đêm giao thừa.
 Giữa trời đông giá rét, một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.
 (An-đec- xen, Cô bé bán diêm).
+ Mở bài bằng một tâm trạng, một ý nghĩ.
 Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.
 (An-phông-xơ-Đô-đê, Buổi học cuối cùng).
+ Mở bài bằng hồi tưởng:
 Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
 (Thanh Tịnh, Tôi đi học).
	 Đối với việc hướng dẫn học sinh viết các đoạn thân bài cần xác định các hình thức như sau:
+ Đoạn văn xây dựng sự việc : sự việc trong văn tự sự là chuỗi sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả...Sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp theo một trình tự diễn biến hợp lý, sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. Vì vậy khi viết đoạn văn xây dựng sự việc cần hướng dẫn, tổ chức cho học sinh biết cách chọn sự vệc chính, sự việc phụ và biết sắp xếp các sự việc ấy theo một trình tự hợp lý.( Tuỳ theo từng khối lớp) mà yêu cầu cho phù hợp.
 Đối với lớp 6: Viết đoạn văn kể lại việc Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mị Nương liền nổi giận đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh?
 Đối với lớp 8 : Viết đoạn văn kể về cuộc sống của Lão Hạc từ khi anh con trai xa nhà (yêu cầu học sinh phải biết kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm).
Đối với lớp 9: Viết đoạn văn kể về kỉ niệm sắc với người bà của Bằng Việt trong những ngày ấu thơ (yêu cầu học sinh phải biết kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm các yếu tố độc thoại, độc thoại nội tâm và nghị luận).
 - Đoạn văn xây dựng nhân vật : Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc và là người thể hiện trong văn bản. Một tác phẩm tự sự có nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện của tác phẩm. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, ngoại hình, lai lịch, tính nết, hành động, tâm trạng...GV có thể tuỳ vào nhận thức của HS để vận dụng thích hợp.
 Đối với lớp 6: Cho HS viết đoạn văn khoảng 10 câu kể về nhân vật Sơn Tinh trong chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”...
 Đối với lớp 9: Cho HS viết đoạn văn kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông hoạ sỹ, cô kỉ sư, và anh thanh niên trong chuyện “ Lặng lẽ Sa Pa”... 
 + Đối với đoạn văn miêu tả ngoại hình: cần chú ý chọn những chi tiết tiêu biểu để miêu tả nhằm mục đích góp phần nổi bật đặc trưng nhân vật, cần tránh sa vào văn miêu tả. 
VD: Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa cô đã tưởng người ta chọc ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. 
 ( Thạch Lam- Hàng nước cô Dần)
 Hoặc yêu cầu cao hơn đối với lớp 8: Dựa vào đoạn thơ sau, viết một đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm:
 Tiếng gà trưa
Tay bà khom soi trứng
 Dành từng quả chắt chiu
 Cho con gà mái ấp
 Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
 Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.
(Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa)
HS viết đoạn văn dựa theo mạch thơ, nhưng cần phải chú ý chi tiết tả người bà, dù ít thì mới làm nổi bật nhân vật xuất hiện trong mạch truyện kể.
+ Đoạn văn miêu tả tính cách: cần chú ý đến nội tâm của nhân vật, đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác qua cái nhìn và nhận xét của người kể chuyện.
VD: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và nhữg hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu)
Hoặc viết đoạn văn tự sự có lời thoại của em bé nói với mẹ trong bài “Mây và sóng” của Ta-go. Đối với lớp 9
Rèn kĩ năng viết đoạn kết bài:
Đoạn kết bài trong bài văn tự sự cũng rất quan trọng. Khác với kết bài của một bài văn nghị luận(chủ đề được nhấn mạnh bằng ngôn ngữ trực tiếp). Kết bài của bài văn tự sự rất linh hoạt, tuỳ theo ý nghĩa mà người kể muốn gửi gắm vào câu chuyện(chủ đề). Có rất nhiều cách kết bài khác nhau, người kể chuyện thường muốn đem lại cho độc giả:
Một cảm giác đột ngột ý vị.
Một dư âm ngân mãi trong lòng.
Một ấn tượng sâu sắc, sự ám ảnh khôn nguôi về ý nghĩa câu chuyện.
Tựu trung, đối với đoạn văn kết bài, có thể tập trung rèn luyện theo các hình thức sau :
+ Kết bài kể về kết thúc câu chuyện.
+ Kết bài nâng cao, mở rộng chủ đề câu chuyện.
Ví dụ:
- Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá, bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”
( Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi).
Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi:
“ Kết thúc rồi... đi đi thôi”
(An-phông-xơ-Đô-đê, Buổi học cuối cùng).
Để viết đoạn văn tự sự, giáo viên nên cho HS hình dung lại toàn bộ sự việc, diễn biến câu chuyện, lựa chọn những sự việc, những chi tiết tiêu biểu nhất, sau đó mới kể lại sự việc theo các yêu cầu : nhân vật trong câu chuyện, địa điểm, thời gian, quá trình, nguyên nhân, kết quả.
Muốn viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài không thể không hình dung các sự việc các nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện. Có như thế đoạn văn được xây dựng mới có tính thống nhất trong toàn bài văn.
Khi viết đoạn văn tự sự giáo viên nên định hướng cho HS những tri thức lý thuyết về đoạn văn tự sự trên hai phương diện : nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn.
Tuỳ theo sự xuất hiện của đoạn văn mà có đoạn giới thiệu về nhân vật, vừa kể việc, có đoạn văn biểu hiện tâm trạng của nhân vật hoặc của người kể chuyện. Ngoài ra còn có những đoạn văn tả cảnh, tả người hoặc ghi lại những cuộc thoại những độc thoại nội tâm của nhân vật...
Cùng với nhiệm vụ cụ thể tuỳ theo vị trí xuất hiện, các đoạn văn dù ở vị trí nào, thể hiện nội dung gì cũng đều tập trung làm nổi bật chủ đề, nội dung của văn bản.
Rèn luyện cho HS kĩ năng viết đoạn văn tự sự cần hướng dẫn cho HS nhất quán ngôi kể, các kiểu câu phù hợp với nội dung trong từng đoạn. Ngoài ra, cần phải chú ý sử dụng phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc chặt chẽ.
V. Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh THCS viết đoạn văn tự sự.
Khái niệm đoạn văn và những vấn đề liên quan đến đoạn văn đến lớp 9 học sinh mới tiếp thu một cách đầy đủ và có hệ thống. Nhưng ngay từ lớp 6 học sinh đã phải viết đoạn văn tự sự và miêu tả...Vì vậy trước khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tự sự, giáo viên cần cung cấp một số vấn đề liên quan đến khái niệm đoạn văn và những yêu cầu cụ thể khi viết đoạn văn. Đặc biệt tạo cho học sinh kĩ năng xác định câu chủ đề trong đoạn văn và viết những đoạn văn có câu chủ đề.
Một đoạn văn bao giờ cũng phải liên quan chặt chẽ với các đoạn văn khác trong bài văn, nghĩa là đoạn văn ấy phải chịu sự chi phối của phong cách văn bản. Đoạn văn tự sự phải mang màu sắc của văn bản tự sự, tức là phải kể người, kể việc, về hành động của các nhân vật. Khi dạy về văn bản tự sự giáo viên không chỉ dạy học sinh viết những đoạn văn tự nhiên mà điều quan trọng hơn là cần phải nhận diện các đoạn văn đối thoại và hướng dẫn học sinh viết cả những đoạn văn có lời đối thoại giữa các nhân vật. Bởi vì lời đối thoại của các nhân vật là yếu tố không thể thiếu trong việc thể hiện và xây dựng tính cách nhân vật. Đó cũng là một cách để phát triển tư duy cho học sinh đa dạng và phong phú hơn.
Muốn viết được những đoạn văn tự sự cần phải cung cấp cho học sinh
những tri thức về văn bản tự sự, phân biệt bước đầu sự khác nhau giữa văn bản tự sự và các kiểu văn bản khác. Nhưng điều quan trọng nhất trong tiết dạy rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự chính là việc xây dựng hệ thống bài tập. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 (trang 60) có 2 dạng bài tập: Bài tập nhận diện – phân tích( bài 1) và bài tập tạo lập văn bản(bài 4).Tuy nhiên đây vẫn là dạng bài rèn luyện viết những đoạn văn chưa có lời đối thoại giữa các nhân vật. Giáo viên cần tạo ra được những tình huống đối thoại giữa các nhân vật với nội dung cho trước để học sinh có thể tạo lập được những đoạn văn tự sự trong đó học sinh bước đầu hoá thân vào nhân vật, thể hiện tính cách nhân vật và hiểu rõ hơn về đặc trưng của văn bản tự sự, bức tranh muôn màu của cuộc sống.
Cho HS nắm vững vài kết cấu về loại văn này trong một đoạn văn:
2. Miêu tả sự vật 1
Biểu cảm sự vật 1
Miêu tả sự vật 2
Biểu cảm về sự vật 2
1. Sự kiện 1
biểu cảm sự kiện 1
 Sự kiện 2
Biểu cảm sự kiện 2
3.Sự kiện 1
Biểu cảm về sự kiện 1
Nhận xột, đỏnh giỏ
Sự kiện 2
Biểu cảm về sự kiện 2
Nhận xột, đỏnh giỏ...
4. Miêu tả sự vật 1
Biểu cảm về sự vật 1
Miêu tả sự vật 2
Biểu cảm về sự vật 2
Nhận xét đánh giá
5. Sự kiện 1
 Sự kiện 2
Đến sự kiện 10
Biểu cảm về 10 sự kiện trên
6. Miªu tả về sự vật 1
Biểu cảm về sự vật 1
Kể về sự kiện 1
Biểu cảm về sự kiện 1
Nhận xét đánh giá về sự kiện 1
Miêu tả về sự vật 2, 3...
VI. Tổ chức cho học sinh viết đoạn văn tự sự bằng hoạt động tích cực và tương tác.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học theo quan hệ tương tác giữa HS với HS, giữa giáo viên với HS có khả năng tối ưu nhất trong việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho HS
THCS. Với hoạt động này HS hoàn toàn chủ động sáng tạo trong việc tạo ra thành quả học tập của chính bản thân mình, tránh được tình trạng học tập thụ động một chiều.
Trong hoạt động tương tác, thảo luận theo nhóm là hình thức hoạt động có ý nghĩa quan trọng. Dạy học hợp tác theo nhóm “ Là một thuật ngữ để chỉ các dạy học trong đó HS được tổ chức thành các nhóm một cách phù hợp, được giao nhịêm vụ và được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau giữa các thành viên để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm”.
Tương tác chính là một hoạt động giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Hình thức hoạt động tương tác tạo điều kiện để từng cá nhân tích cực hoạt động, tích cực đóng góp vào kết quả của bài học. với hoạt động này, mỗi cá nhân sẽ tìm thấy lợi ích cho mình và cho tất cả các thành viên trong nhóm. Trong hoạt động hợp tác theo nhóm, HS có cơ hội bộc lộ mình, phát triển các kĩ năng, khắc phục được hạn chế của bản thân. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm còn tạo điều kiện để hình thành mối quan hệ của các thành viên trong lớp. Về phía giáo viên hoạt động đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu, phải lựa chọn được những nội dung phù hợp và thiết kế được những hình thức chuyển tải các nội dung một cách hợp lý nhất. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh. Hoạt động thảo luận nhóm là hình thức học tập tích cực tương tác. Giáo viên cho cả lớp tiến hành viết đoạn văn tự sự dựa trên nội dung đã xác định ở trên. Có thể viết đoạn văn tuỳ theo sở thích của HS ...
Lưu ý: Cần phải lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với nội dung câu chuyện, nội dung đoạn trích. Chú ý tới ngôi kể, lời kể...
VD: Đối với những đề sau:
Đối với lớp 6: Viết đoạn văn kể lại việc Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mị Nương liền nổi giận đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh?
Đối với lớp 8 : Viết đoạn văn kể về cuộc sống của Lão Hạc từ khi anh con trai xa nhà.
Đối với lớp 9: Viết đoạn văn kể về kỉ niệm sắc với người bà của Bằng Việt trong những ngày ấu thơ.
- HĐ: Cho cả lớp thảo luận nhóm về các đề trên và rèn luyện cho HS viết đoạn văn tự sự. Khi tổ chức cho HS chuẩn bị, cần hướng dẫn cho HS nhất quán ngôi kể, các kiểu câu phù hợp với nội dung trong từng đoạn. Ngoài ra, cần phải chú ý sử dụng phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc chặt chẽ.
Muốn sử dụng hình thức thảo luận nhóm để luyện tập cho HS viết đoạn văn tự sự ngay ở lớp đạt kết quả cao nhất. Có thể hình dung được các bước tổ chức cho HS viết đoạn văn tự sự bằng hình thức thảo luận nhóm.
Đối với lớp 6, là những đoạn văn tự sự có kết cấu đơn giản như các truyện truyền thuyết, cổ tích trong chương trình đã học, hoặc những câu chuyện sưu tầm thêm ...
VD: Một đêm em nằm mơ được gặp mẹ Thánh Gióng và được nghe bà kể về con trai mình.
GV cho HS chuẩn bị viết đoạn mở bài, thân bài và kết bài theo nhóm, sau đó cho các nhóm trình bày, nhận xét bài của nhau và liên kết thành bài.
Hoặc cho các nội dung chính của phần thân bài.
+ Thánh Gióng là cậu bé khác thường.
+ Thánh Gióng được mọi người góp sức để chuẩn bị ra trận.
+ Thánh Gióng đánh giặc Ân.
+ Thánh Gióng bay về trời.
- GV tổ chức cho HS chuẩn bị các đoạn văn theo các bước để thảo luận như đã nói trên. ..Các nhóm tiến hành viết đoạn văn tự sự các thành viên trong nhóm đều làm việc độc lập, sau đó trình bày 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_tu_su.doc