Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ

- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để tạo nên một hình ảnh cụ thể hàm súc cho sự diễn đạt . Nghĩa là đem cái chưa biết, chưa rõ đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.

Khi dạy bài này, bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc của nó.

Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế.

- Vế A ( Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

- Vế B ( Nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế a)

Giữa hai vế thường có:

- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

- Từ ngữ so sánh

 

doc 21 trang linhnguyen 5660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ
iết chưa cao, dẫn chứng trong bài dạy còn nghèo, chưa biết dùng đoạn văn mẫu để các em học tập, chưa phát huy hết khả năng của học sinh.. .
Từ thực trạng đó, trong quá trình dạy các bài về biện pháp tu từ. Tôi nghĩ rằng đối với một giáo viên dạy ngữ văn đặc biệt khi dạy phần này cần chú ý những yêu cầu sau:
- Phải khơi gợi hứng thú cảm nhận cho các em, tạo cơ sở để các em phát huy cảm nhận về giá trị của các biện pháp tu từ.
- Phải hướng dẫn học sinh một cách cụ thể, tỉ mĩ về cách nhận biết, cách cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào bài viết của mình. 
II. Phương pháp dạy học cụ thể:
1. Phép tu từ so sánh 
a. Cách nhận biết.
- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để tạo nên một hình ảnh cụ thể hàm súc cho sự diễn đạt . Nghĩa là đem cái chưa biết, chưa rõ đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết.
Khi dạy bài này, bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép so sánh thông qua cấu trúc của nó.
Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế. 
- Vế A ( Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
- Vế B ( Nêu tên sự vật , sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế a)
Giữa hai vế thường có:
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ so sánh
Hoặc có thể vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh, hoặc vắng từ ngữ so sánh , hoặc cả hai.
Sau khi tìm hiểu giáo viên cho học sinh rút ra mô hình của phép so sánh rất đa dạng để học sinh, đặc biệt là học sinh yêú, trung bình để nhận biết. Mỗi dạng giáo viên lấy nhanh hoặc cho học sinh lấy nhanh một ví dụ để minh họa.
- Dạng đầy đủ:
Vế A +PDSS(Phương diện so sánh)+ TNSS(Từ ngữ so sánh)+ Vế B
Ví dụ : Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường 
 VA PDSS TNSS	VB	
thành vô tận
- Dạng biến đổi ít nhiều.
- Vế A + TSS + Vế B
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
 VA TSS VB
-Vế A + Vế B
Ví dụ: Tấc đất tấc vàng
	 VA VB
- TNSS + Vế B + Vế A
Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục
 TSS	 VB VB
- Vế B + Vế A
Ví dụ: Trường Sơn: Chí lớn công cha
	 VB VA
b. Cách tìm giá trị nghệ thuật.
- Trong phép so sánh, để làm rõ A ( Sự vật được so sánh) Thường người ta lấy B ( Sự vật dùng để so sánh) Bao giờ cũng cụ thể, quen thuộc với nhiều người và giàu hình ảnh.
- Sau khi học sinh đã tìm được phép so sánh trong các mẫu ví dụ giáo viên cần hướng dẫn hoc sinh phân tích nội dung, ý nghĩa của vế B thì nội dung của vế A và nội dung toàn câu sẽ được làm rõ . Muốn hiểu được vế B một cách chuẩn xác buộc chúng ta phải sử dụng vốn hiểu biết từ thực tế, vốn kiến thức văn học đã có. Khi các em làm tốt khâu này các em đã tìm được giá trị nghệ thuật đích thực của phép tu từ này.
Cụ thể khi phân tích ví dụ:
Ví dụ 1. Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc.
Trẻ em như búp trên cành
 VA TSS VB.
H: Tại sao tác giả lại so sánh “Trẻ em” với “Búp trên cành”?
-> Trẻ em và búp trên cành cũng là các sự vật đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển.
- Từ những đặc điểm về màu sắc, về trạng thái non tơ của “Búp trên cành” đã giúp người đọc liên tưởng tới đặc điểm tươi trẻ, tràn trề sức sống của trẻ em.
Ví dụ 2: 
“ Cái chàng đế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện”
 ( Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài)
- Giáo viên cho học sinh xác định cấu trúc của ví dụ.
Cái chàng đế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã 
 VA PDSS TSS
 	 nghiện thuốc phiện.
	VB
H: Em hiểu “ Gã nghiện thuốc phiện” Là người như thế nào?
-> Dáng người gầy gò, ốm yếu , da vàng tái, đi liêu xiêu
H: Thông qua hình ảnh dùng để so sánh, tác giả muốn khẳng định điều gì về anh chàng Dế Choắt?
-> Cách so sánh này làm rõ hơn cái ốm yếu , quoặt quẹo, yểu tướng của anh chàng Dế Choắt.
c. Lời bình phép tu từ so sánh 
- Hạn chế đối với học sinh: Phần lớn việc cảm nhận giá trị biện pháp tu từ so sánh của học sinh trong một bài viết cụ thể, các em chỉ nêu được phép tu từ và nêu tác dụng của vế A và vế B mà thôi, các em chưa biết dùng lời bình để làm rõ ý nghĩa của biện pháp tu từ đó trong một đoạn thơ, đoạn văn . Từ đó các em chưa cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc cũng như ý đồ của tác giả. Để giúp các em có kĩ năng dùng lời bình trong phép tu từ so sánh tôi có thể đưa ra ví dụ như sau? 
Ví dụ:
“ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa nghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”
H: Thông qua hình ảnh dũng sĩ để so sánh em thấy dượng Hương Thư hiện lên như thế nào?
Bình: Hình ảnh dùng để so sánh này gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp thể chất và sự dũng mãnh của dượng Hương Thư như một người anh hùng khi vượt thác, và thông qua hình ảnh dùng để so sánh này ta cũng thấy được dụng ý của nhà văn: Ở ngoài đời dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ , tính nết nhu mì, ai cũng gọi vâng vâng, dạ dạ nhưng khi vượt thác , dượng trở thành người hoàn toàn khác. Phải chăng, khi cần vượt qua thử thách, con người Việt Nam vốn bình thường trong cuộc sống bổng lớn dậy với vẻ đẹp phi thường.
- Khi học sinh đã nhuần nhuyễn trong cách tìm giá trị nghệ thuật của phép tu từ so sánh thì các em dễ dàng vận dụng vào tìm hiểu , tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản miêu tả.
d. Sử dụng thành ngữ so sánh.
- Khi dạy phép so sánh, giáo viên dành một ít thời gian để học sinh tìm các thành ngữ so sánh, bởi khi học sinh biết vận dụng thành ngữ so sánh thích hợp vào nói, viết sẽ tạo ra nhiều hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được nói đến. Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết sẽ tạo ra những lối nói hàm súc giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người nói, người viết.
Ví dụ: 
- Bạn ấy trắng như trứng gà bóc.
- Nó chậm như rùa
( Đen như mực, khỏe như voi, đắt như tôm tươi, cao như núi
2: Phép tu từ ẩn dụ
a. Cách nhận biết.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng.
- Khi dạy bài này, giáo viên cần phân tích làm rõ mối quan hệ gữa ẩn dụ và so sánh đã học ở tiết trước để học sinh dễ hình dung . Ẩn dụ là một loại so sánh ngầm, trong đó ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh ( Vế A) , phương diện so sánh, từ so sánh chỉ còn sự vật, sự việc được dùng so sánh ( Vế B) Vậy muốn tìm được phép ẩn dụ và hiểu được cái hay, hàm súc của ẩn dụ thì phải xuất phát từ từ ngữ ẩn dụ ( Vế B) để tìm đến vế A ( Sự vật, sự việc được so sánh) . Thông thường học sinh chỉ tìm được phép ẩn dụ mà ít tìm được giá trị nghệ thuật của nó, nếu tìm được củng chỉ sơ sài, chung chung, nhiều khi còn sai lệch về nội dung.
Để khắc phục được điều đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu được các phép ẩn dụ.
* Ẩn dụ cách thức.
- Loại ẩn dụ này được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về cách thức hành động giữa các đối tượng. ẩn dụ cách thức đã đem lại cho người đọc bao cảm xúc sâu xa.
Dòng Hương giang thơ mộng và trữ tình hiện lên trong đoạn thơ đầy nhức nhối trong khi viết về cuộc đời tủi nhục thê thảm của người con gái giang hồ 
trong chế độ cũ:
Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng’
(Tiếng hát sông Hương)
Và:
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô
(Tiếng hát sông Hương) 
Hình ảnh ẩn dụ bến - dòng dâm ô cùng với chiếc thuyền nan, chiếc thuyền không chỉ phương tiện được gắn kết liền mạch với các từ chỉ cách thức hành động như đi - vô - rời của chủ thể trữ tình tạo nên những ẩn dụ cách thức quen thuộc. Cách nói quen thuộc mà không nhàm chán bởi nhà thơ đã đưa vào đó tâm trạng chất chứa khổ đau của người kĩ nữ trong chế độ cũ. Thấm thía nỗi nhục nhã ê chề của mình, cô gái muốn thoát ra khỏi cảnh đời ô nhục bằng hành động vô bến để rời dòng dâm ô. Câu chuyện sông nước với thuyền, bến, dòng chảymà thực chất lại là chuyện cuộc đời dâu bể của con người.
* Ẩn dụ hình thức.
- Ẩn dụ hình thức được hình thành trên cơ sở nét tương đồng về hình thức giữa các đối tượng. Con đường hình thành ẩn dụ hình thức có thể xuất phát từ nét tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người .
Sự hi sinh của chú bé liên lạc là một trong những thiên anh hùng ca.
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
(Lượm)
Hình ảnh dòng máu tươi trong câu thơ cuối là cách nói ẩn ngầm chỉ sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm. Dòng máu ấy là biểu hiện ngời sáng của lòng yêu nước thương nòi, là đỉnh cao của sự dâng hiến cho quê hương. Đó cũng là cội nguồn của sức mạnh giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng:
* Ẩn dụ phẩm chất.
 - Có thể được dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung thay tên riêng hoặc lấy tên riêng thay tên chung. 
Trong câu thơ:
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Tác giả đã dùng tên riêng của đồng chí Trần Phú để chỉ những liệt sĩ cách mạng đã hi sinh như đồng chí Trần Phú. Hiệu quả của tu từ trở nên rõ nét nhờ sự xuất hiện của từ vô danh bên cạnh tên riêng Trần Phú. Các anh hùng liệt sĩ vô danh đã hóa thân cho dáng hình xứ sở "Làm nên đất nước muôn đời"
(Nguyễn Khoa Điềm).
* Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 
- Là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa vị, đa nghĩa. Ẩn dụ cảm giác được chia ra một số loại như sau:
+ Thị giác + nhiệt: Cái màu xanh này mát quá
+ Thính giác + vị giác: Câu chuyện nhạt phèo
+ Thị giác + khứu giác: Thấy thơm rồi đó
+ Khứu giác + vị giác: Một mùi đăng đắng
+ Thính giác + xúc giác: Một tiếng sắc nhọn
Ví dụ:
Đoạnvăn
“Chao ôi, trông con sông, vui sướng thấy nắng giòn tan. Sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quảng”
H: Trong cuộc sống, từ “Giòn tan”Thường dùng chỉ đặc điểm cụ thể của những vật nào?
- Dùng chỉ đặc điểm của những vật cứng cụ thể khi bị gãy, vỡ như bánh, gỗ, kính Chứ không dùng để chỉ hiện tượng tự nhiên như “Nắng”
H: Theo em, Cụm từ: “ Nắng giòn tan” Có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
- Đây là một ẩn dụ chuyển đổi cám giác của nhà văn Nguyễn Tuân ( Từ vị giác, thính giác sang thị giác)
* Ví dụ:
Khi phân tích ví dụ 1 sách giáo khoa
“ Anh đội viên nhìn Bác
 Càng nhìn lại càng thương
 Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”
 “ Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ
H: Ở đây “ Người cha” dùng để chỉ ai?
-> Chỉ Bác Hồ
H: Vì sao em biết được điều đó?
-> Nhờ ngữ cảnh của khổ thơ, bài thơ.
H: Tại sao tác giả lại dùng “ Người cha” thay thế cho “ Bác Hồ” ?
-> Giữa người cha và Bác Hồ có những phẩm chất giống nhau: Về tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo đối với con - Người chiến sĩ.
H: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt này?
-> Tạo cho câu thơ có tính hình tượng, tính hàm súc, cô đọng hơn cách diễn đạt bình thường.
Ví dụ 2: (1)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 (2)
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
 “ Viếng lăng Bác” – Viễn Phương
Đặt trong khung cảnh bài thơ, câu thơ ta thấy:
- Mặt trời (1): Là hình ảnh có thật trong tự nhiên, soi sáng, sưởi ấm cho vạn vật.
- Mặt trời (2: Là hình ảnh ẩn dụ.
H: Tác giả dùng để chỉ ai?
-> Tác giả dùng mặt trời để chỉ Bác Hồ, vị lãnh tụ của dân tộc: Người soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm để đi tới tương lai độc lập,Tự do.
Từ hai ví dụ trên ta thấy, cũng nói đến Bác Hồ nhưng ở phương diện khác nhau nên mỗi tác giả đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ khác nhau để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, Từ đó các em thấy được khi tìm hiểu các văn bản nghệ thuật cần chú ý phân tích các hình ảnh ẩn dụ (Nếu có) để hiểu sâu hơn ý nghĩa của văn bản.
* Khi dạy phép ẩn dụ, giáo viên cũng nhấn mạnh thêm: 
- Ẩn dụ được dùng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày làm cho lời nói hội thoại mang đậm đà màu sắc biểu cảm, cảm xúc.
Ví dụ: Khi mẹ nựng con thường hay nói : cún con, cục vàngHoặc sử dụng nhiều ẩn dụ chuyển đổi cảm giác như:
Ví dụ: Giọng chua, nói đau, màu nóng
Cho học sinh tìm thành ngữ ẩn dụ để khi cần các em biết vận dụng vào trong giao tiếp hàng ngày, trong lập văn bản để tăng thêm giá trị hàm súc cho lời nói.
Ví dụ: Nuôi ong tay áo, gậy ông đập lưng ông, chuột sa chỉnh gạo, con nhà lính tính nhà quan
b. Phân biệt ẩn dụ tu từ với ẩn dụ từ vựng
- Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ nghĩa chuyển đã được cố định hóa trong hệ thống ngôn ngữ, được đưa vào trong từ điển và được toàn dân sử dụng.Trong khi đó, ẩn dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng. Nó được dùng với nghĩa ngữ cảnh, cách chuyển đổi tên gọi lâm thời hay những cách dùng tiếng Việt có tính cách cá nhân. Ẩn dụ loại này được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời
(Nguyễn Du)
Ở câu trên, từ chân trong cụm từ kiềng ba chân, nét nghĩa vị trí dưới cùng của chân (người) được giữ lại. Nét nghĩa này đã được cố định hóa trong nghĩa của từ trên. bởi thế, mọi người đều có thể sử dụng và sử dụng trong mọi ngữ cảnh khi cần thiết.
Ở câu dưới, Kim Trọng gọi mình là kẻ chân mây cuối trời tức là kẻ đi xa trong cuộc chia li này. Như vậy, chân trong cụm từ chân mây cuối trời được dùng để chỉ Kim Trọng. Chỉ trong văn cảnh này mới cho phép ta hiểunhư vậy, nếu tách khỏi văn cảnh thì nghĩa đó không còn nữa.
* Lưu ý: Kiến thức phép ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng được đưa vào sách giáo khoa ( Kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 ) và trọng tâm là lớp 9, chính vì thế sau này các em sẽ được học kĩ hơn. 
c. Lời bình phép tu từ ẩn dụ. 
- Hạn chế đối với học sinh: Giống như phép tu từ so sánh, đối với phép tu từ ẩn dụ cũng vậy các em còn rất lúng túng khi dùng lời bình, tác dụng rất khô cứng chỉ mang tính chất giải nghĩa mà thôi. Các em chưa làm nổi bật được giá trị của vế A, vế ẩn đi sự vật, sự việc được so sánh. 
Ví dụ:
 “con cò chết rũ trên cây
 Cò con mở lịch xem ngày làm ma
 Cà Cuống uống rượu la đà
 Chim ri ríu rít bò ra lấy phần
 Chào mào thì đánh trống quân
 Chim chích cởi trần vác mỏ đi rao”
Bình: Bài ca dao sử dụng biện pháp ẩn dụ, tác giả đã mượn hình ảnh con cò để nói về những thân phận thấp hèn của người dân lao động, tầng lớp thấp cổ bé họng nhất trong xã hội ngày xưa. Mượn cái chết của con cò để phê phán , mỉa mai tầng lớp thống trị cao hơn người dân lao động đồng thời phê phán hủ tục ma chay cũ.
d. Phân biệt tu từ ẩn dụ với tu từ so sánh.
- So sánh tu từ là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có cùng một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới về đối tượng về bản chất, ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau. Tuy nhiên cần phân biệt ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ. 
- Sự giống nhau giữa ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ chính là cách liên tưởng để rút ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ cũng như so sánh tu từ.
Ví dụ:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi
(Nguyễn Du) 
Hai đối tượng được so sánh ở đây (hoa và người con gái, con bướm và chàng trai) có sự tương đồng là sự tinh túy, xinh đẹp; sự kiếm tìm cái đẹp và 
tình yêu. Hoa gắn liền với hương thơm, màu sắc. Hoa đẹp nhưng chóng tàn, giống như người con gái đẹp nhưng tuổi xuân mau phai nhạt. Mối quan hệ của bướm với hoa (bướm say hoa, bướm gần hoa, bướm lượn vành bén hoa) là mối quan hệ để duy trì nòi giống nếu xét trên quan điểm sinh học. Thiếu sự cộng sinh ấy thì cả cây và bướm đều bị đe dọa tuyệt diệt. Từ sự tương đồng ấy, người con gái trong ca dao muốn nói tới cảnh ngộ của mình và lời oán thán đối với chàng trai nọ trong tình yêu đôi lứa.
3: Phép tu từ hoán dụ.
a. Cách nhận biết.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
- Khi giảng bài này để tránh cách dạy áp đặt đòi hỏi giáo viên phải cho học sinh hiểu thêm hoàn cảnh lịch sử ra đời của câu thơ, bài thơ trong ví dụ 1(SGK).
Khổ thơ lục bát :
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
 (Tố Hữu)
Câu thơ này nhà thơ Tố Hữu viết về người lao động của nước ta thời kì Cách Mạng T8. Thời ấy, y phục đặc trưng của người nông dân là áo nâu, của người công nhân là áo xanh.
H : Các từ in đậm trong câu thơ chỉ ai ?
->Dùng áo nâu để chỉ người nông dân, áo xanh chỉ người công nhân, nông thôn chỉ những người sống ở nông thôn , thị thành chỉ những người sống ở thành t hị.
H : Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thề nào ?
-> Dùng dấu hiệu, vật chứa đựng của sự vật để gọi sự vật. Cách diễn đạt này gọi là hoán dụ.
Sau khi học sinh đã hiểu được đặc điểm của phép hoán dụ giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh cách tìm tác dụng của hoán dụ trong các ví dụ.
H : Nêu nhận xét về hai cách diễn đạt ?
Ví dụ 1 :
Cách 1 : Áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
Cách 2 : Những người nông dân ở nông thôn và những ngừơi công nhân ở thành thị cùng đứng lên.
-> Cách 1 : Sử dụng hoán dụ có gí trị biểu cảm, gợi hình ảnh, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến .
-> Cách 2 : Mang tính chất thông báo sự kiện, không có giá trị biểu cảm.
Ví dụ 2 :
Cách 1 : Họ là hai chục người chèo thuyền, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
Cách 2 : Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
 ‘ Nguyễn Tuân »
Nội dung thông báo của hai câu trên đều giống nhau nhưng 
- Cách 1 diễn đạt bình thường
- Cách 2 dùng hoán dụ tạo ra cách nói có hình ảnh, nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật.
Từ nhận biết được và hiểu được tác dụng của phép hoán dụ , học sinh sẽ vận dụng tốt vào việc tìm hiểu văn bản, tạo lập văn bản.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm và sử dụng thành ngữ hoán dụ hợp lí vào tạo lập văn bản nói viết nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm.
Ví dụ : một nắng hai sương, chân lấm tay bùn...
Trong lời ăn tiện nói hàng ngày ta thường sử dụng :
Ví dụ : 
- Trăm người như một.
- Cả làng đi xem
- Nhà có năm miệng ăn
Sau khi học xong phần lí thuyết giáo viên phải cho học sinh phân biệt phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ
b. Lời bình phép tu từ hoán dụ. 
- Hạn chế của học sinh : Khi dùng lời bình cho phép tu từ này các em còn lẫn lộn giữa tu từ ẩn dụ với tu từ hoán dụ, chính vì thế các em chưa thấy rõ dụng ý của tác giả về giá trị gợi hình và gợi cảm.
Ví dụ: « áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay »
Những câu thơ như những âm thanh đồng vọng, hình ảnh cuộc chia li giữa người ở lại và người ra đi. Chỉ với hai  dòng thơ mà Tố Hữu diễn tả được trạng thái của tâm hồn con người cụ thể sâu sắc. Hình ảnh “áo chàm” một hình ảnh để lại ấn tượng về sự độc đáo, đó  là hình ảnh tả thực vừa là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng. Đồng bào các dân tộc Việt Bắc thường mặc áo nâu chàm, một thứ màu sắc giản dị của con người vốn hiền lành, chất phác nhưng son sắc thủy chung gắn bó với con người nơi đây. Màu chàm rất bền, ít phai do đó Tố Hữu đã mượn ý nghĩa của màu chàm bền chặt để chỉ tình cảm của con người cũng bền chặt để chỉ tình cảm của con người cũng bền chặt thủy chung. Cảm xúc như vỡ òa cùng những giọt nước mắt nghẹn ngào. Cuộc chia tay giữa người ra đi và người ở lại trong câu thơ của Tố Hữu cho ta hình dung một tình cảm lặng lẽ nhưng bình dị và thiết tha.
4 : Phân biệt tu từ ẩn dụ và tu từ hoán dụ 
* Giống : Cùng là biện pháp chuyển đổi tên gọi và về chức năng.
- Lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này (A) để gọi sự vật hiện tượng khác ở(B) dùng A để gọi B.
- Dựa trên sự so sánh hai sự vật có nét chung ( So sánh ngầm) chỉ có một vế ( vế biểu hiện), còn vế kia ( vế được biểu hiện) bị che lấp đi
- Có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
* Khác :
- Ấn dụ :
+ Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó ( Hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất, cảm giác)
Ẩn 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_khi_day_cac_phep_tu.doc