Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân ở Trung học Cơ sở

1.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước: " Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ”, trong giảng dạy môn GDCD, không chỉ đơn giản truyền thụ tri thức cho học sinh, mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động, qua hoạt động hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức và hành vi pháp luât. Đặc biệt hình thành thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi học sinh. Cần tránh lối dạy thiên về lí thuyết, truyền thụ một chiều, học sinh ghi bài dài, không khắc sâu kiến thức, khó nhớ. Học sinh không vận dụng những điều đã học vào trong thực tế cuộc sống .

 

doc 20 trang linhnguyen 2060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân ở Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân ở Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân ở Trung học Cơ sở
ên thế giới  , sự đổi mới, phát triển đi lên của quê hương đất nước . 
-Áp dụng các trò chơi gây hứng thú học sinh trong tiết học như: Thực các trò chơi qua chương trình ,dạy giáo án điện tử.Với phương pháp dạy học phát huy tính tích cực ,lấy học sinh làm trung tâm là phương pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục nhân cách , giúp người học khi tiếp thu tri thức ,không bao giờ thụ động nhồi nhét tri thức ,mà luôn tự mình suy nghĩ ,tiếp cận tri thức ,rèn luyện phẩm chất năng lực ,phát huy đượctính năng động sáng tạo.
b- Qua thực tế giảng dạy :
-Không ngừng tìm tòi học hỏi từ :sách ,báo, tư liệu, thông tin ,truyền thanh
-Tiếp thu sự đóng ý kiến ,học hỏi kinh nghiệm của bạn đồng nghiệp ,nhằm bổ sung khiếm khuyết của bản thân.
- Qua tham khảo ý kiến của HS về bộ môn, qua kiểm tra chất lượng, qua họat động của học sinh trên mỗi tiết dạy, giáo viên có thể đánh giá kết quả giảng dạy của mình rút kinh nghiệm để dạy tốt hơn.
B-NỘI DUNG :
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước: " Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học”, trong giảng dạy môn GDCD, không chỉ đơn giản truyền thụ tri thức cho học sinh, mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động, qua hoạt động hình thành cho các em tình cảm, niềm tin đạo đức và hành vi pháp luâït. Đặc biệt hình thành thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi học sinh. Cần tránh lối dạy thiên về lí thuyết, truyền thụ một chiều, học sinh ghi bài dài, không khắc sâu kiến thức, khó nhớ. Học sinh không vận dụng những điều đã học vào trong thực tế cuộc sống .
2- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
 - Học sinh của trường DTNT, là con em dan toc nen cac em han che .. Nếu giáo viên không hướng dẫn cách học ở nhà không dặn dò kĩ sau mỗi tiết dạy, thì chắc chắn trong tiết học sau học sinh rất thụ động, chỉ tiếp thu những gì mà giáo viên truyền đạt, không tham gia tích cực trong các hoạt động, không nêu lên được nhận xét, ý kiến của mình về những vấn đề, những tình huống đã gặp trong thực tế,không đóng góp ý kiến xây dựng bài, dẫn đến tiết học không hứng thú sinh động. Với việc học tập như vậy, kéo theo tình trạng, học sinh không vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống như: Đã học bài “Lễ độ”; bài“ Đoàn kết -Tương trợ”; bài“Trung thực”, mà còn tình trạng học sinh vô lễ với thầy cô, nói tục chửi thề, gây gỗ đánh nhau, lấy cắp đồ dùng học tập, không biết giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh chung 
Khi thực hiện phương pháp giảng dạy, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, cứ sau mỗi tiết học giáo viên cần chú ý khâu hướng dẫn về nhà, theo yêu cầu mỗi bài cần chuẩn bị vấn đề gì cho tiết sau như:
- Câu hỏi thảo luâïn nhóm.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về những chuẫn mực đạo đức, pháp luật có liên quan đến bài học
- Xay dung tiểu phẩm.
- Phân công sắm vai , chia nhóm thảo luận ( tùy mỗi bài nếu có ).
Học sinh có chuẩn bị tốt những vấn đề nêu trên, thì tiết học mới có thể huy động tốt, sự hoạt động tích cực của các em, các em sẽ chủ động sáng tạo trong suốt tiết học. Đồng thời qua đó cũng khắc phục tình trạng nhàm chán thiên về lí thuyết, khô khan xa rời thực tiễn .
- GV có biện pháp xử lí kịp thời, khi giảng dạy mà còn một số HS không chú tâm theo dõi, lơ là không tham gia tích cực hoạt động .Ví dụ : Khi GV đang giảng giải về một vấn đề nào đó, có HS ngồi nói chuyện, nên gọi HS đó nhắc lại lời GV vừa giảng , nếu nói không được phạt đứng tại chỗ, hay trong lúc HS đọc phần truyện đọc, lớp chăm chú lắng nghe , có HS lơ là không chú ý, GV gọi ngay HS đó đọc tiếp , nếu không đọc đúng phần tiếp theo, phạt cho đứng tại chỗ và gọi HS khác đọc tiếp. Hay khi cho lớp thảo luận nhóm, chỉ HS khá giỏi đóng góp ý kiến, còn HS trung bình, yếu không tích cực tham gia thảo luận, không đóng góp ý kiến, GV phải quan sát, nhắc nhơ,û động viên các em, và khi đến phần nhận xét tinh thần thảo luận của nhóm, cần nêu lên vấn đề này để rút kinh nghiệm sửa chữa .Trong tiết học HS nào trả lời được câu hỏi tư duy hoặc có ý kiến hay, nên cho điểm để khích lệ tinh thần.
3- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
-Sau khi được dự các lớp thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy và khi về trường thực hành trên lớp, quả thực bản thân tôi rất lúng túng, bỡ ngỡ khi sử dụng phương pháp mới , chưa phát huy nhiều về tính tích cực của học sinh và khâu dặn dò sau mỗi tiết dạy chưa cụ thể sâu sát . Vài năm sau khi thay sách, giáo viên có kinh nghiệm về cách sử dụng phương pháp mới, cũng như có sự đầu tư nghiên cứu, cách giảng dạy phương pháp mới, tích lũy được kinh nghiệm, bài học có nội dung phong phú, phần hướng dẫn dặn dò sâu sát cụ thể hơn ,nhắc nhở học sinh những vấn đề nào cần đi sâu, những nội dung nào cần khai thác, xây dựng các hoạt động phù hợp với bản thân học sinh. Học sinh tự đặt mình vào vị trí tự học, tự diễn đạt trả lời, phần truyện đọc, tình huống, ở sách giáo khoa, tự lực suy nghĩ trả lời câu hỏi thảo luận nhóm ở phần dặn dò về nhà của giáo viên. Khi vào lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh chủ động hoạt động. Chính vì vậy, trong những năm gần đây,việc giảng dạy bộ môn GDCD tương đối nhẹ nhàng và thoải mái, tiết dạy không còn nặng nề, gò bó, GV nghiên cứu lựa chọn các phương pháp cần thực hiện, qua sử dụng phương pháp đó, học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức .
 Phương pháp và hình thức giảng dạy môn GDCD rất đa dạng và phong phu,ù giáo viên phải biết cách sử dụng sáng tạo các phương pháp truyền thống kết hợp vận dụng linh hoạt các phương pháp hiện đại . Học sinh hoạt động theo cá nhân, theo nhóm, theo lớp  
Để đạt hiệu quả chất lượng bộ môn, ngay trong mỗi bài, mỗi tiết dạy phải đảm bảo hiệu quả chất lượng. Trước khi dạy bài mới cần phải kiểm tra bài cũ,bất kì dưới hình thức nào, có thể kiểm tra ở đầu tiết dạy, có thể lồng ghép trong suốt tiết dạy . Đây là khâu quan trọng, giúp giáo viên biết được sự tiếp thu kiến thức bài cũ của học sinh, ổn định nề nếp học sinh vào đầu tiết ,học sinh chú tâm theo dõi bài, tiếp thu bài mới có kết quả hơn. Có thể tổ chức cho HS hoạt động thi đua trong suốt tiết học, chia lớp làm hai đội để thi đua trong từng hoạt động của tiết dạy, khi xong các hoạt động mới tổng kết thi đua (giúp HS cósự tranh đua trong các hoạt động của tiết) .
Trong tiết dạy có thể vận dụng các phương pháp giảng dạy, tùy theo mỗi bài, sau cho phù hợp. 
Một số phương pháp được vận dụng cụ thể như sau:
1- Dong não
-Sử dụng trong kiểm tra bài cũ :
Giáo viên ghi câu hỏi, bài tập trăùc nghiệm, bài tập tình huống (bảng phụ).
-Sử dụng trong giảng bài mới :
Ở phẩn đăït vấn đề ,truyện đọc ,tình huống ,thông tin ,sự kiện ,GV chỉ định HS bất kì đọc .Để HS lớp chú tâm nghe không lơ là ,khi HS đọc hết một đoạn, GVcó thể gọi một HS khác đọc tiếp ,GV theo dõi và uốn nắn cách đọc. .GVcó thể phân vai HS đọc tình huống trong phần đặt vấn đề,làm cho lớp sinh động hơn.
+ Cho HS đọc câu hỏi gợi ý .
+HS tự suy nghĩ và trả lời(bằng cách giơ tay).
+HS nhận xét câu trả lời của bạn và bổ sung ý kiến của mình .
+GV nhận xét ,ngợi khen HS có câu trả lời đúng chính xác.(Có thể cho điểm, để động viên tinh thần cácem) .
+Động viên HS chưa phát biểu ,hay phát biểu chưa đúng.
 Hoăïc GV nêu lên vấn cần được tìm hiểu trước lớp.
 +Cho HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt . 
 +Ghi tất cả các ý kiến phát biểu trên bảng, không loại trừ ý kiến nào (trừ ý kiến trùng lập).
+ Phân loại các ý kiến.
+Phân tích làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ ràng .
+Tổûng hợp ý kiến HS. Chốt lại vấn đề từ ý kiến HS (đây là kết quả sự tham gia chung của HS.)
2- Phương pháp thảo luận nhóm :
Đây là phương pháp hiện đại được sử dụng rộng rãi, nhằm giúp HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập .HS có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiếùn hay của mình, để giải quyết một vấn đề nào đó về đạo đức hay pháp luật .
a)Chuẩn bị: Để đạt hiệu quả cao, khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị :
 GV chuẩn bị bảng phụ để ghi câu hỏi thảo luận nhóm, 
- HS chuẩn bị bảng phụ để ghi ý kiến đóng góp của các bạn trong nhóm, 
b)Cách thực hiện :
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ ( 6 đến 8 )HS, có đủ các thành phần giỏi, khá trung bình, yếu .
- Phân công nhóm trưởng, thư kí ghi ý kiến (luân phiên thay đổi thư kí, để HS thể hiện kĩ năng của mình).
- Khi thảo luận, các thành viên của nhóm ngồi đối diện nhau, nhóm trưởng điều khiển thảo luận, động viên các bạn của nhóm đóng góp ý kiến. Thư kí ngồi giữa để ghi ý kiến của các thành viên vào bảng phụ .
Thường chủ đề thảo luận là:Tìm biểu hiện, ý nghĩa, các rèn luyện của một chuẩn mực đạo đức, pháp luật nào đó
- GV yêu cầu HS bất kì đọc câu hỏi thảo luận (
- Qui định thời gian thảo luận :3 phút .+ Nếu chỉ có một câu hỏi thảo luận à cho nhóm thảo luận cùng câu hỏi đó. (Trong khi HS thảo luận ,GV cần bao quát lớp, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn HS chưa chú tâm còn lơ là  ).
 Khi hết thời gian thảo luận. GV yêu cầu HS đại diện nhóm mang kết quả thảo luâïn nhóm mình lên bảng treo, và chọn 1 trong 6 nhóm, có nội dung phù hợp với yêu cầu câu hỏi nhiều nhất, cho trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét bổ sung . 
 + Nếu có nhiều câu hỏi thảo luậnà có thể phân công 2 nhóm hoặc 3 nhóm thảo luận cùng một câu hỏi. Khi hết thời gian thảo luận, các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng.
 - Yêu cầu HS đại diện (hoặc chỉ định HS bất kì ), nêu nội dung thảo luận của nhóm mình.(Nếu nhóm này trình bày, thì nhóm còn lại nhận xét bổ sung) . Cho cả lớp nhận xét bổ sung .
- GV chốt lại vấn đề qua kết quả thảo luận, phù hợp với yêu cầu câu hỏi .
- GV nhận xét tinh thần thảo luận của các nhóm, tuyên dương nhóm cóù ý đúng nhiều nhất, động viên các nhóm chưa tốt .
Ví dụ :Khi dạy bài 9 : “XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ” - GDCD7
GVcho HS thảo luận nhóm tìm hiểu :Tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá. Trách nhiệm của HS trong việc xây dựng gia đình văn hoá .
GV chia lớp ra làm 6 nhóm .
Thảo luận theo câu hỏi (ghi ở bảng phụ ).Cho HS đọc câu hỏi:
Câu 1: Vì sao phải xây dựng gia đình văn hoá ?
Câu 2: Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không ?
GV phân công :- Nhóm 1,2,3 thảo luận câu 1.
 - Nhóm 4,5,6 thảo luận câu 2.
Qui định thời gian: 3 phút .
 Khi hết thời gian thảo luận.Yêu cầu các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng.
-GV giải quyết câu 1: Trong 3 nhóm (1,2,3, GV chọn nhóm có kết quả thảo luận tương đối phù hợp với yêu cầu câu hỏi nhiều nhất để trình bày
+ Yêu cầu HS đại diện (hoặc chỉ định HS bất kì )của nhóm 1, nêu nội dung thảo luận của nhóm mình:
Trả lời:Phải xây dựng gia đình văn hoá vì:
. Gia đình thật sự là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
.Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh ,tiến bộ.
+Nhóm 2,3 nhận xét bổ sung :
 *Nhóm 2 nhận xét:Nhất trí với ý kiến của nhóm 1, có bổ sung thêm ý: 
 .Gia đình có bình yên thì xã hội mới ổn định .
 *Nhóm 3 nhận xét :Nhất trí với ý kiến của nhóm 1 và nhóm 2, và bổ sung:
 .Vì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có văn hoá thì xã hội mới tốt đẹp.
+ Cho cả lớp nhận xét bổ sung (gọi HS bất kì của lớp):Nhất trí với ý kiến của nhóm 1,2,3.
- GV chốt lại vấn đề qua kết quả thảo luận, phù hợp với yêu cầu câu hỏi .
- Nhận xét tinh thần thảo luận nhóm của 1,2,3.
Giải quyết câu 2: Trong 3 nhóm (4,5,6), GV chọn nhóm có kết quả thảo luận tương đối phù hợp với yêu cầu câu hỏi nhiều nhất để trình bày 
- Yêu cầu HS đại diện của nhóm , nêu nội dung thảo luận của nhóm mình: 
Trả lời:Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá .Chăm ngoan học giỏi . .Kính trọng giúp đỡ ông ,bà ,cha ,mẹ.
 .Không đua đòi ăn chơi.
 - Nhóm 4 và nhóm 6 nhận xét bổ sung :
 * Nhóm 4 nhận xét: nhất trí với ý kiến của nhóm 5, bổ sung thêm:
 . Trong gia đình anh chị em phải thương yêu nhau.
 *Nhóm 6 nhận xét : Nhất trí với ý kiến của nhóm 5,4.không bổ sung.
 - Lớp nhâïn xét :nhất trí với ý kiến của nhóm 5,4 ,bổ sung: 
 Học sinh không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
-GV nhận xét tinh thần thảo luận của các nhóm: 
 +Tuyên dương nhóm 5 có ý đúng nhiều nhất . 
 +Động viên các nhóm 6 thảo luận chưa tốt .
-Nhận xét tinh thần thảo luâïn chung cả lớp. 
3- Phương pháp đóng vai :
Đây là một trong những phương pháp gây hứng thú cho HS .
a)Chuẩn bị :
-Tình huống sắm vai, có chủ đề sát với nội dung bài học. (GV cung cấp cho HS ở phần dặn dò của tiết trước hoặc nêu nội dung tình huống để HS tự xây dựng tình huống sắm vai )
- Phân công: Có thể cho HS lớp, cho Nhóm hoặc cho đội.
- HS tự phân vai (có thể để HS tình nguyện nhâïn vai ), tập vợt ở nhà ) .
b) Cách tiến hành (thường thực hiện ở gần cuối giờ ):
Chọn HS (lớp, nhóm hoặc đội ): Làm người điều khiển:
+ Giới thiệu chủ đề tiểu phẩm .
+Giới thiệu các vai diễn (lần lượt xếp hàng ngang cuối chào khán giả).
+ Tuyên bố tiểu phẩm săm vai của chúng em xin được bắt đầu .
- Người dẫn chuyện đọc tình huống hay câu chuyện, to và rõ mới gây hứng thú cho người nghe.
- Các vai diễn phải nhập vai, có hoá trang đơn giản, thu hút sự chú ý của người xem.
-GV: Nhận xét :
 +Tiểu phẩm sắm vai ,cách thể hiện các vai diễn .
+Ngợi khen cách diễn xuất tốt nhập vai.
+Đôïng viên các vai di ễn còn lúng túng chưa nhập vai.
Ví dụ: 
Khi dạy bài 17:”QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở” -GDCD6
GV cho HS sắm vai: 
Tình huống : “Hai chú công an, đang rượt đuổi một phạm nhân trốn trại, đã có lệnh truy nã. Hắn chạy vào một ngõ hẹp rồi mất hút .Hỏi ông Tá, ông Tá nói không thấy, hai chú công an đề nghị ông Tá cho vào nhà khám nhưng ông Tá không đồng ý. Biết rằng chỉ cần lơi lỏng một chút là tên này xổng mất, nên hai chú công an bàn nhau, quyết định cứ vào nhà ông Tá khám”.
a) Chuẩn bị:
 - GV cung cấp tình huống ở phần dặn dò của tiết 16.
 - HS phân công sắm vai tập vợt (cả lớp thực hiện ).
Ngưới dẫn chuyện bắt đầu đọc tình huống .(Đọc to và rõ)
Cùng lúc đó, tên trốn trại chạy từ cửa lớp vào tìm chỗ trốn .
Hai chú công an chạy rượt đuổi theo.
Ông Tá đứng cản ngăn hai chú công an .
-Hai chú công an xin ông Tá cho vào nhà khám .
-Ông Tá khoát tay không cho vào nhà khám.
-Hai chú công an đi lại kề tai nói nhỏ với nhau .Và cả hai cùng xông vào nhà khám mặc cho ông Tá cản ngăn.
Câu 1 : Hai chú công an có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá không? 
Câu 2 : Theo em, hai chú công an nên làm thế nào ?
-HS trao đổi .
-GV dẫn dắt HS trả lời cá nhân .
-GV cho HS đọc Qui định Điều73 của Hiến Pháp 1992: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép” .
Trả lời : Dựa vào qui định trên.
Câu 1:
Hai chú công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá .Vì ông Tá không đồng ý cho vào nhà khám.
Câu 2:Theo em hai chú công an nên làm: Để một người ở lại canh giữ tên tội phạm, còn người kia đi xin giấy phép khám nhà. Khi có giấy phép mới được vào nhà khám và bắt tên tội phạm.
-Nhận xét các vai diễn : 
 + Ngợi khen các vai diễn tốt nhập vai.
 + Động viên các vai diễn chưa tốt .
4-Phương pháp giải quyết vấn đề :
Khi sử dụng phương pháp này, trước tiên GV nêu lên vấn đề hay tình huống. Gợi ý HS phát hiện ra cách giải quyết vấn đề. 
Ví dụ: Khi dạy bài 2: “TỰ CHỦ” - GDCD 9.
Tình huống: Trong giờ kiểm tra, không làm bài được, bạn kế bên cho xem bài, em phải ứng xử như thế nào trứơc tình huống trên?
Cho HS suy nghĩ, phân tích sự lợi, hại :
 - Chép bài của bạn, mình sẽ được điểm cao, nhưng điểm đó là điểm của bạn, sau này mình chủ quan không học bài, chỉ biết dựa dẫm vào bạn.
- Nhìn bài bạn trong giờ kiểm tra là mắc thái độ sai.
- Không nên chép bài của bạn, tự suy nghĩ mà làm, măïc dù lần này làm không được bài, nhưng bản thân thấy được thiếu sót cuả mình, rút kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn.
GV: Qua các cách ứng xử trên, cách nào làcách ứng xử đúng ?
HS xác định cách ứng xử đúng là:
 -Không chép bài của bạn, tự suy nghĩ mà làm, măïc dù lần này làm không được bài bị điểm kém, nhưng bản thân thấy được thiếu sót cuả mình là chưa chuẩn bị bài tốt, rút kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn.
GV : Cách ứng xử trên thể hiện dức tính gì ?
HS : Thể hiện đức tính tự chủ.
5-Phương pháp tổ chức trò chơi:
Trong mỗi bài GV cần tổ chức trò chơi để gây hứng thú, phát huy được tính chủ động tích cực, nâng cao sự chú ý, làm giảm đi sự căng thẳng mệt mỏi, rèn luyện kĩ năng ứng xử giao tiếp .
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học GV sáng tạo trò chơi :
a)Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
GV ra một số câu hỏi sát nội dung, mục tiêu bài học và mỗi câu được xếp thành một cái hoa gắn vào cành cây. Được đặt trước lớp.
Cho HS thi đua giữa các nhóm .
Đại diện nhóm lên hái hoa và trả lời .
Qui định luật chơi:
- HS đại diện nhóm lên hái hoa, trả lời đúng, thì được:10 điểm, 
- Nếu HS nhóm bổ sung đúng: 5 điểm.
 - HS nào lên hái hoa rồi thì không được lên hái nữa.
 -Tổng kết điểm: Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng .
 -Thời gian cho trò chơi (3 phút).
b) “Trò chơi tiếp sức” :
Chia lớp ra làm 2: Đội Avà Đội B.( Đội A và Đội B chia 2cột trên bảng).
Mỗi đội chọn đại diện 5 HS.Sử dụng phấn khác màu cho mỗi đội .
Ví dụ:
Khi dạy bài 5 “TÔN TRỌNG KỈ LUẬT” -GDCD6
Cho HS chơi trò chơi” Tiếp Sức” .
Câu hỏi : Nêu hành vi biết tôn trong kỉ luật ?
Giáo viên : Chia lớp làm 2 đội A vàB( chia bảng làm 2cột : cột A ,cột B ).
 ĐỘI A 
 ĐỘI B
-Nghỉ học phải xin phép.
-Đi học đúng giờ .
-Biết giúp đỡ bạn .
-Chấp hành tốt Luật giao thông .
-Mặc đồng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_b.doc