Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý chí, nghị lực

Giải thích

 Ý chí nghị lực là lòng quyết tâm, sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực làm việc gì đó và đạt được mục đích mà mình đề ra.

 Nếu là câu tục ngữ “Có chí thì nên”

o “Chí” là lòng quyết tâm, sự kiên trì, nhẫn nại, tự mình phấn đấu, vươn lên, không ỷ lại vào người khác .

o “ Nên” có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được .

o Câu tục ngữ nêu lên một bài học sâu sắc. Nó khẳng định 1 chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc.

 Biểu hiện

o Việc tập kiên nhẫn có thể được thể hiện qua những việc làm hàng ngày: xếp hàng mua một món ăn, ở thang máy, ở các ngã tư đông đúc giờ tan tầm mà không cáu gắt. Kiên nhẫn ở việc ngồi hàng giờ viết một bài văn, chờ hệ thống mạng chậm chạp trong trạng thái điềm tĩnh, tươi vui để làm việc.

o Sự kiên nhẫn còn thể hiện ở việc bạn bỏ thời gian hàng giờ ra suy nghĩ để giải một bài toán khó, bạn theo đuổi tín hiệu trả lời từ một cô gái mà không nóng vội phá dở mọi chuyện, bạn kiên nhẫn xây dựng một công ty mà không bỏ cuộc vì một vài khó khăn ban đầu

 

docx 9 trang linhnguyen 18/10/2022 1980
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý chí, nghị lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý chí, nghị lực

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý chí, nghị lực
g gặp nhiều may mắn. Mỗi lần vấp ngã và đứng dậy sẽ giúp bạn tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Đó sẽ là những "sự giàu có" giúp bạn thành công trong tương lai. Chừng nào bạn còn quyết tâm với mục tiêu của cuộc đời, thì những thăng trầm mà bạn gặp phải có là gì? “Thất bại đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại theo cách trí tuệ hơn – Hen ry Ford- 
Có lẽ đó là câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở ĐH, lập công ty phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại. Chung zu Zung, chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân đến ông chủ tập đoàn Huyn đai là cả một quá trình "gian nan rèn luyện mới thành công".
Kiên trì là gốc rễ của sự thành thạo bởi sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong thời gian dài chắc chắn sẽ giúp bạn thành thạo một việc gì đó. 
Kiên trì giúp bạn mạnh mẽ hơn "Thứ không đánh bại được bạn sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn" giúp ta vượt qua những giới hạn của bản thân phát hiện ra những khả năng của bản thân mà trước đây ta chưa biết. Sau khi cố gắng nỗ lực rồi, bạn sẽ phát hiện ra bản thân xuất sắc hơn mình tưởng tượng rất nhiều. Phải trải qua nỗ lực, mới thấy rằng không có gì là khó nhọc. “Biển lặng không làm nên người thủy thủ tài ba”- Quà tặng cuộc sống.
Kiên trì dạy bạn cách xử lý khủng hoảng. Bất cứ ai cũng sẽ gặp khủng hoảng trong đời Tính kiên nhẫn giúp ta biết quan sát tình huống để đưa ra quyết định tốt hơn! Những người thành công thường có khuynh hướng quan sát và đánh giá tình huống trước khi chính thức “lâm trận”, đưa ra bất cứ kết luận hay quyết định nào. Họ không vội vàng để rồi làm hỏng việc. Bằng cách kiên nhẫn, quan sát và phân tích, những quyết định của họ thường tự tin, chắc chắn hơn.
Có ý chí giúp ta thay đổi số phận, thay đổi thế giới: ông chủ KFC 1009 lần chào hàng công thức gà rán, Thomas Edison 10000 lần thử bóng đèn.. Nếu họ làm vài lần và bỏ cuộc thì thế giới đâu phát triển như hôm nay. 
Có ý chí giúp ta tránh được những cám dỗ của cuộc sống. Nếu có lỡ vướng vào tệ nạn xã hội thì họ cũng sẽ vượt qua
Kiên trì giúp ta sống lạc quan, yêu đời, đem đến cơ hội trong những lúc bạn nghĩ rằng mình đã hết cơ hội.
Giúp ta trân quý những giá trị của cuộc sống, rèn được cho mình nhiều phẩm chất tốt đẹp: biết yêu thương, biết khoan dung, khiêm tốn, bao dung, biết tự lập tự chủ, tự tin trong cuộc sống. Từ đó ta có thể chung sống và tự khẳng định giá trị của bản thân.-> được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ
Người có ý chí luôn truyền cho mọi người một nguồn cảm hứng, nguồn năng lượng tích cực để họ học hỏi vào noi theo. Biết bao người thành công bởi họ luôn coi những người có ý chí là những tấm gương. 
Người có ý chí nghị lực giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển
b.Dẫn chứng: Đã nêu đan xen ở các ý . Tham khảo thêm các dẫn chứng sau
Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.
 Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng năm “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã dũng cảm và mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người. Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế."Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của cô đầy nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến tận cuối đời, Aya vẫn giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người. Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ: “Cảm ơn”.
Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng anh có sự thông minh và nghị lực sống phi thường. Năm 2003, Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin. (Báo nguoiduatin.vn)
Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc cho giới trẻ: "Một là, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không có công việc. Ba là, nếu còn đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng để nó vuột mất khỏi tầm tay".
 Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra: Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.
“Nghịch cảnh chính là động lực giúp tôi thành công. Vì nghèo khó mà tôi có thể viết “Cô bé bán diêm”, vì bị chê là xấu xí nên tôi mới sáng tác “Con vịt xấu xí”- An đéc xen
c. Phê phán mặt trái
Biểu hiện
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người có ý chí nghị lực và đạt được thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần lên án.
Hậu quả: ngược với ý nghĩa ở trên
3.Bài học nhận thúc và hành động.
Về nhận thức, ta thấy ý chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người.
Về hành động ta cần: rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; 
Để có được tính kiên trì, mỗi chúng ta phải đặt ra mục đích ban đầu, việc làm này cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích.	
Lên kế hoạch cụ thể để thực hiện mực tiêu.
Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích.
Hãy nhắc nhở bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại.	
Tích cực học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực, học cả những thất bại và thành công của họ.
Hàng ngày, mỗi người rèn cho mình một số thói quen tốt trong một thời gian dài: dậy sớm thể dục, học bài; chưa học bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi, đã làm cái gì là làm đến cùng
Khi được giao việc thì nghiêm chỉnh chấp hành nội quy quy định, k kêu ca phàn nàn
Để vượt nỗi sợ thất bại, bạn hãy tập yêu thất bạiĐiều này thật đơn giản nhưng lại không nhiều người làm được. Bạn chỉ cần thay đổi cách nhìn, biến tất cả nỗi sợ trên thành điều mình mong muốn và yêu thích:
Bạn hãy yêu thất bại để được mọi người phán xét và chê cười, vì điều đó chứng tỏ bạn đang làm một điều mà họ không làm được, và bạn sẽ càng có động lực cố gắng hơn để chứng tỏ với họ là họ sai.
Bạn hãy yêu thất bại để khám phá thêm những cách mới để thành công, kể cả khi nỗ lực ban đầu của mình đã không thành. Bởi vì cuộc sống có vô số cơ hội để bạn khám phá và đón nhận, bởi vì thành công là một dòng chảy vô tận, và hãy tin rằng điều tốt hơn nữa vẫn đang đón chờ bạn.
Bạn hãy yêu thất bại vì nó cho bạn cơ hội được bỏ hết sức ra làm, phấn đấu hàng ngày vì một mục đích sống lớn hơn chính mình, không bỏ phí một giây phút nào để từ đôi tay mình tạo ra những thành quả giúp cho cuộc sống bạn và cả cuộc sống của những người khác ngày một tốt hơn.
Đừng nhìn vào thành công của những người khác và ước nó là của mình. Hãy nhìn vào thất bại của họ và ước rằng bạn cũng có cơ hội được trải qua những thất bại như họ để có những kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc như vậy. Vì những người thất bại nhiều nhất, sớm nhất luôn là những người lên trên cao nhanh nhất và ở trên đó lâu nhất.
Ý chí nghị lực là đức tính không thể thiếu của mỗi con người Giúp con người thành công trong mọi việc. Chính vì thế, chúng ta phải luôn biết rèn luyện bản thân
Muốn vậy, cần phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân thật tốt, để có đủ trình độ, tri thức làm hành trang vững chãi vì thành công mà chỉ có ý chí, sự kiên trì là không đủ.
Luôn tin tưởng vào bản thân mình, lạc quan, không run sợ, tự ti rồi ta sẽ đạt được thành tựu như ta mong muốn mà thôi.
Martin Luther King từng nói: “Nếu bạn không thể bay thì hãy chạy, nếu bạn không thể chạy thì hãy đi bộ, nếu bạn không thể đi thì hãy bò, nhưng tất cả những gì bạn phải làm là tiến về phía trước”.
Nhà Triết học Mỹ - Benjamin Franklin (1706 – 1790) đã chỉ rõ: “Chỉ kẻ nào có lòng kiên nhẫn, kẻ đó mới mong đạt được điều mình mong muốn” (He that can have patience can have what he will).
+ Nhà Triết học J. Heywood (1546) đã dạy: “Kiên nhẫn là một bông hoa quý không phải vườn nhà nào cũng mọc” (La patience est une fleur qui ne pousse pas dans tous les jardins). 
Hãy thất bại và yêu những thất bại của mình -
Nhiều bạn trẻ hỏi Chi Anh cách để tránh được thất bại, hoặc hỏi Chi Anh làm thế nào để vượt qua được thất bại trong kinh doanh của mình. Trong đầu các bạn, “Thất bại" dường như vẫn là cái gì đó tiêu cực, nguy hiểm lắm, trong khi thất bại có thể xảy ra trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống, từ tình cảm, đến kinh doanh, sự nghiệp và cả với sức khoẻ của chính mình. Nếu thất bại thường trực ở mọi nơi như vậy, nếu chúng ta suốt ngày chỉ nghĩ làm thế nào để không bị thất bại, học hỏi kinh nghiệm người khác để chính mình “tránh" được, thì sẽ không bao giờ thực sự được “sống", được trải nghiệm, và sẽ không cho phép bản thân mình có những cơ hội vượt trội để mở mang kiến thức, bay cao lên phương trời mới. Vì vậy, nhiệm vụ của Chi Anh hôm nay là khiến bạn thay đổi cách suy nghĩ và cách nhìn này, và dần trở nên biết “yêu quý” những thất bại của chính mình!
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao thất bại lại “đáng sợ" đến thế? Tại sao bạn sợ thất bại?
1. Bạn sợ thất bại vì bạn sợ bị người thân phán xét, bị xã hội chê cười
Tôi nghĩ không nhiều người phải trải qua môt thất bại lớn trong sự nghiệp một cách công khai như tôi, và trở thành một tiêu đề bàn tán của nhiều người, nhiều trang báo, mạng xã hội như vậy. Vậy mà Chi Anh của ngày hôm nay vẫn hoàn toàn ổn. Những bàn tán, phán xét đó có ảnh hưởng đến sự nghiệp và kinh doanh hôm nay của Chi Anh không? Không. Nó có ảnh hưởng đến những gì người thân, đối tác, đồng nghiệp nghĩ gì về Chi Anh không? Không. Bởi vì cái nói lên mạnh nhất về mình là những hành động, lựa chọn của mình. Vì vậy cho dù có bị phán xét, bình luận, thì những lời nói đó sẽ bay đi rất nhanh và mọi người cũng sẽ chóng quên đi để quay lại với những vấn đề của riêng mình. Chốt cho cùng, thì không ai thực sự bận tâm đến bạn đâu, vậy thì tại sao bạn phải quan tâm đến họ?
Nhưng giới trẻ ngày nay quá quan tâm đến hình thức - đến những ý kiến, những nút “like” (thích) hay lời bình trên mạng xã hội, đến việc phụ huynh, người yêu, bạn bè nghĩ gì về mình và muốn mình là người như thế nào. Họ quá sợ phá vỡ hình ảnh “hoàn hảo" của bản thân trước bao nhiêu con mắt đang theo dõi trên “timeline” của mình.
Dù làm gì chăng nữa, bạn cũng không thể ngăn chặn được việc người ngoài sẽ phán xét, chê cười hay bàn tán về thất bại của bạn. Vậy bạn cố né tránh điều này để làm gì? Điều duy nhất bạn nên quan tâm là suy nghĩ, quan điểm của chính mình, bởi mỗi ngày, bạn sẽ về nhà với chính mình, bạn sẽ ngủ và thức dậy với những suy nghĩ trong đầu mình, và cuối cùng thì mình  cũng từ bỏ thế gian này cùng với những hối hận của đời mình. Bạn có muốn bản thân bị dày vò cả quãng đời dài vì mình đã không cố gắng hết sức, dũng cảm bước vào một lĩnh vực mới, bất chấp rủi ro để thất bại không? Những dày vò đấy mới là nguyên nhân gây bất hạnh nhiều nhất ở chúng ta, khiến chúng ta không những khiển trách bản thân mà cả người thân của mình, oán hận vì họ đã “ngăn cản" mình khỏi giấc mơ của mình. Cái đó mới là cái đáng sợ hơn nhiều việc thất bại.
Một khi bạn giải thoát nỗi sợ bị phán xét, thì thất bại sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều. Rốt cuộc thì bạn không phải là người họ nghĩ bạn là ai, thậm chí bạn cũng không phải là người chính bạn nghĩ mình là ai. Con người đích thực của chúng ta nhiều khi tốt hơn nhiều những gì mình nghĩ về chính mình. Vì vậy, bạn không phải là doanh nghiệp hay sự nghiệp của mình, cũng không phải là những thành tích hay thất bại của mình, và càng không phải là những mối quan hệ đã tan vỡ và những lỗi lầm mình đã gây ra. Bạn chỉ là bạn - bạn tồn tại trên thế giới này vì một lí do và nhiệm vụ của bạn là khám phá đủ mọi cách để có thể phục vụ được thế giới này ngày một tốt hơn bằng hết khả năng của mình. Sẽ chỉ có bạn làm được những gì bạn làm được. Vì vậy, càng thất bại nhiều, càng nhiều sự kết thúc, thì sẽ có càng nhiều sự bắt đầu và cơ hội để hiểu con người mình hơn nữa, tiến gần thêm một bước đến người mà bạn muốn trở thành.
Nếu không có thất bại, bạn sẽ không có cơ hội được lắng nghe chính mình khi ở dưới đáy. Khi đó mới là lúc chúng ta nhìn được rõ nhất chúng ta là ai, muốn gì, và trong bóng tối sâu thẳm đó, chúng ta mới nhìn được ánh sáng trong tâm hồn để chỉ dẫn mình đến cánh cửa mở ra một con đường mới tốt đẹp hơn.
Nếu không có thất bại, bạn sẽ không có cơ hội đánh giá lại chính mình và những người xung quanh mình. Loại bỏ những ai không thực sự tốt cho mình, và vẽ ra cho mình những kế hoạch mới để mình có thể được gần với bản chất mình hơn.
Kể cả nếu bạn phải là một điều gây xấu hổ cho gia đình khi bạn thất bại, thì hãy nhớ rằng mình chỉ là một sự xấu hổ ngắn hạn của họ bây giờ để về lâu dài, bạn sẽ trở thành niềm tự hào lớn lao của họ hơn vì bạn sẽ thành công trên con đường của chính mình.
Chi Anh của ngày hôm nay đang sống một cuộc sống rất hạnh phúc, được làm những dự án mình yêu thích, với những người mình quý mến, có nhiều tình yêu trong cả công việc và gia đình. Nhưng trên hết, Chi Anh giờ là người bạn thân nhất của chính bản thân, loại bỏ được nhiễu sóng và lời nói, ý kiến bên ngoài để luôn lắng nghe và ưu tiên nguyện vọng của mình, để mình có thể là người hạnh phúc nhất, có ích nhất cho gia đình và xã hội.
2. Bạn sợ thất bại vì bạn nghĩ rằng trong đời bạn chỉ có một cơ hội để thành công
Nhiều người trong chúng ta nghĩ trong đời chỉ có một kiểu “thành công”, tuỳ thuộc vào những điều gì bố mẹ, thầy cô đã dạy chúng ta suốt tuổi thơ ấu. Đối với một số người, đó là trở thành bác sĩ, hoặc luật sư. Đối với người khác, “thành công” lại là đạt được những cột mốc như sở hữu một căn nhà của riêng trước tuổi 30, vân vân Nhưng sự thật là trong cuộc sống, không có thành công nào là “tuyệt đối".
Thành công, cũng như thất bại, sẽ xuất hiện rất nhiều lần trong đời bạn ở muôn hình muôn vẻ, nếu bạn đủ mở lòng để nó xảy ra. Hãy nghĩ về thành công như một “dòng suối" năng lượng luôn tồn tại và chảy qua xuyên suốt cuộc đời bạn. Nếu nó không chảy vào cuộc sống bạn lúc này, thì nó sẽ chảy vào lúc khác, chỗ khác, nơi bạn sẵn sàng đón nhận nó.
Đa số chúng ta tự “chặn" dòng suối đó khi nghĩ rằng một khi thất bại là “xong”, rằng cơ hội để thành công sẽ không quay lại nữa, rằng chúng ta không đủ khả năng, kinh nghiệm, bản lĩnh để thành công. Vì vậy nhiều người đã từ bỏ giấc mơ ngay sau khi trượt đại học, hay khi thất bại lần đầu trong kinh doanh.
Để thực sự tạo điều kiện cho sự thành công “chảy" vào cuộc sống của bạn và ở bên bạn, bạn phải tự định nghĩa được cho mình “cảm xúc" khi sống một cuộc sống thành công đối với chính bạn là thế nào, thay vì hình dung “kết quả" thành công của bạn là gì. Khi mình nhìn thành công như một thành tích gì đó cụ thể phải đạt được thay vì là một cảm xúc, thì bạn sẽ luôn theo đuổi thành tích đó, và kể cả khi đạt được, bạn cũng sẽ chưa cảm thấy thực sự thoả mãn, và sẽ muốn đạt thành tích cao hơn nữa, có nhiều hơn nữa. Như vậy, thành công sẽ không thực sự ở bên bạn lâu bền, mà nó sẽ điều khiển và dày vò bạn thay vì giúp bạn trở thành người tốt hơn và phục vụ được sâu sắc hơn cho xã hội.
Đúng rồi, sự thành công có thể chỉ là một cảm xúc! Chỉ cần bạn cảm thấy hạnh phúc nhất có thể với chính mình và cuộc sống của mình, thì đó chính là thành công lớn nhất bạn có thể đạt được. Và để đạt cảm xúc đó thì có vô số cách. Đây chính là sự “bừng tỉnh" lớn nhất của Chi Anh từ trước đến giờ - đó là có nhiều cách thức, nhiều lĩnh vực để mình thành công cùng một lúc, và kể cả khi mình thất bại ở đâu đó, thì mình vẫn đang thành công hàng ngày nếu mình luôn cảm thấy hạnh phúc và “đầy" trong trái tim.
3. Bạn sợ thất bại vì bạn ngại “vất vả"
Đây có lẽ là lý do phổ biến nhất của chúng ta khi không muốn đối mặt với thất bại. Thực ra không phải là bạn sợ thất bại, mà bạn ngại phải bỏ sức ra phấn đấu, vất vả một thời gian dài để thành công. Việc bạn muốn “tránh" thất bại thực ra chỉ là một lý do để biện hộ cho việc bạn không muốn phải làm việc, không muốn phải cố gắng. Trong trường hợp này bạn đã chính thức thất bại ngay từ đầu vì bạn không chịu bỏ công ra xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình.
Người ta có câu “Giấc mơ sẽ không tự trở thành hiện thức trừ phi bạn bỏ sức ra làm" (Dreams don’t work unless you do). Bạn có thể mơ ước, hình dung đủ kiểu và viết ra những mục tiêu của mình, nhưng nếu bạn không làm mọi cách để hiện thực hoá những mục tiêu đó bằng chính nỗ lực của bản thân thì nó sẽ chỉ là những ý tưởng vô nghĩa trên giấy. Có quá nhiều người thời buổi này muốn đi đường tắt đến thành công, hoặc muốn học một khoá học để ngay lập tức đủ tư cách làm CEO hoặc giám đốc marketing, thậm chí nhiều người còn muốn biết nói một thứ ngoại ngữ trước khi cả bỏ công ra học và thực hành ngôn ngữ đó hàng ngày hàng giờ. Nhưng mọi chuyện đâu có dễ dàng như vậy. Không có gì tự nhiên mà có, mà nếu nó dễ dàng vậy thì ai cũng đã thành công. Vì vậy ngoài việc bạn phải “yêu quý” thất bại, bạn còn phải “yêu quý” công việc và hành trình vất vả, lặn lội từ ngày này qua ngày khác để đến với thành công của chính mình để thay đổi cuộc sống này. Nếu không bỏ sức ra làm, thì cả khi rơi vào thất bại, bạn cũng sẽ không học được điều gì cho mình để lần sau làm tốt hơn, và bạn sẽ chỉ tốn thời gian suy nghĩ, tính toán những “ý tưởng", kế hoạch hão huyền mãi mãi không thành hiện thực.
Hãy nghĩ đến cuộc sống như một cầu thang đi lên. Chúng ta ai cũng muốn trèo lên đỉnh, nhưng để lên cao, bạn phải làm điều khó: đó là bỏ sức ra để leo cầu thang.
Thất bại và thành công là những bậc thang nối tiếp mà bạn phải bước lên theo đúng trình tự của nó. Không thể “nhảy cóc" bậc nào cả, cũng như bạn không thể tránh thất bại mà vẫn thành công, hoặc nếu chỉ thành công mà không thất bại, bạn cũng sẽ không bao giờ lên được đỉnh cao. Chúng ta cần phải đi mãi, vấp ngã, rồi lại đứng dậy, rồi lại ngã... Chu kỳ đó sẽ không bao giờ hết, nhưng chắc chắn là bạn sẽ ngày càng tiến xa hơn và lên cao hơn. Một khi bạn chấp nhận điều đó, bạn sẽ có thể giải phóng nỗi sợ thất bại và đón nhận mọi thất bại cũng như

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_y_chi_nghi_luc.docx