Những bài văn mẫu Lớp 6

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh

vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ

dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây

ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa

phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào

một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để

tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng

đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát

những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật.

Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây

ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn

cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy màu sắc. Chúng như đang lượn

vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa

xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới

mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như

người ta vừa dát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như

tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuân đầy sức sống

đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong

ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

pdf 113 trang linhnguyen 21/10/2022 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn mẫu Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những bài văn mẫu Lớp 6

Những bài văn mẫu Lớp 6
làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem 
xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền 
tổ quốc. 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 53 
Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy 
hết sức mạnh lợi hại của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khí của nghĩa quân 
Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt 
vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức mạnh của vũ khí 
thần kỳ đã làm nên chiến thắng vẻ vang. 
Chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu 
để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể 
hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng 
chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, 
tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. 
Lúc ở nhà Lê Thận, lưỡi gươm tỏa sáng trong góc nhà tối giống như cuộc khởi 
nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã được nhen nhóm từ trong 
nhân dân. Ánh sáng thanh gươm thúc giục mọi người lên đường. Ánh sáng phát 
ra lấp lánh từ gươm thiêng phải chăng là ánh sáng của chính nghĩa, của khát vọng 
tự do, độc lập muôn đời. 
Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp mọi người. Gươm thần tung hoành ngang 
dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng dáng 
một tên giặc Minh nào trên đất nước ta. 
Đánh tan quân xâm lược, non sông trở lại thanh bình. Lê Lợi lên ngôi vua, đóng 
đô ở Thăng Long. Một ngày nọ, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng 
trước kinh thành. Nhân dịp này, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và 
Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. Long Quân cho Lê Lợi 
mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại. 
Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm 
đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng 
của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 54 
quốc. Những hình ảnh thần kỳ trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. 
Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ 
tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, 
bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu - hùng khí của tổ tiên lại 
trở về cõi thiêng liêng. 
Hình ảnh Lê Lợi trả gươm đã nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Dân tộc 
Việt Nam yêu hòa bình, không thích chiến tranh nhưng kẻ nào xâm phạm đến chủ 
quyền độc lập, tự do của đất nước này đều sẽ được một bài học nhớ đời. Việc cho 
mượn gươm và đòi lại gươm của Long Quân như một lời răn dạy chí tình của ông 
cha ta đối với vị vua mới Lê Lợi: trừng trị kẻ thù thì phải dùng bạo lực, còn cai 
trị nhân dân thì nên dùng ân đức. 
Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở 
Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết 
này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ 
đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hốt được 
tư tưởng yêu hòa bình và tỉnh thần cảnh giác của toàn dân tộc. 
Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm 
(hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn 
còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có 
tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn 
toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình 
đã thành truyền thống của dân tộc ta. 
Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời 
gian, với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu nước. 
Bài 26: Kể lại tâm trạng của người anh trong Bức tranh của em gái tôi 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 55 
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức 
tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong 
ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ 
dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua 
đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo 
ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương 
- 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời 
trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư 
thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. 
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và 
chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong 
lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ 
nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét 
khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kỹ để vẽ chân 
dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi 
thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” 
yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó 
ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! 
Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào! 
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó 
linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được 
trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố 
kỵ đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến 
tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, 
hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó 
cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài 
hoa. 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 56 
Bài 27: Kể về những đổi mới ở địa phương em (nơi em ở). 
Nơi em ở hiện nay là thị xã Châu Đốc, nằm cạnh bên dòng sông Hậu hiền hòa, 
thơ mộng.Trước đây, Châu Đốc vốn là một thị xã gặp nhiều khó khăn, đời sống 
người dân chủ yếu là buôn bán nhỏ, làm ruộng, chăn nuôiNhưng giờ đây Châu 
Đốc quê em đã có nhiều đổi mới. 
Trước kia, đường xá Châu Đốc thường nhỏ hẹp, thường xảy ra tai nạn giao thông, 
đến mùa lũ đường xá bị ngập nước, việc đi lại rất khó khăn. Bây giờ, các con 
đường đã được mở rộng, nâng cao và tráng nhựa, các ngã tư đường đều có lắp đặt 
đèn báo hiệu giao thông. Về sản xuất, trước đây người dân chỉ làm lúa hai vụ 
trong năm do nước lũ tràn về. Giờ đây, chính quyền địa phương quan tâm đến 
việc đắp đê ngăn lũ nên nông dân trồng được ba vụ lúa trong năm. Nhờ vậy, sản 
lượng lúa thu hoạch tăng cao, không những đảm bảo cung cấp lương thực cho 
nhân dân mà còn xuất khẩu gạo ra nước ngoài. 
Về chăn nuôi, nổi bật nhất là nuôi cá bè, nào là cá tra, cá ba-sa, cá điêu 
hồngngoài việc làm nguồn thực phẩm, cá còn làm khô và chế biến thực phẩm 
xuất khẩu. Thị xã Châu Đốc thay đổi lớn nhất là phát triển du lịch và giáo dục. 
Hằng năm, lễ hội chùa Bà Chúa Xứ núi Sam đã thu hút đông đảo khách du lịch 
trong và ngoài nước đến tham quan. Bên cạnh đó, giáo dục cũng không ngừng 
phát triển, nhiều trường học được xây dựng khang trang và người dân rất quan 
tâm đến việc học tập của con em. Vì vậy, so với những năm trước đây các bạn 
học sinh đến trường nhiều hơn, không còn tình trạng thất học. 
Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương về phát triển kinh tế, văn hóa, 
giáo dục nên đời sống của người dân quê em ngày càng ấm no, hạnh phúc. Em 
nhủ lòng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để sau này góp phần xây dựng thị xã ngày 
càng giàu đẹp. 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 57 
Bài 28: Cảm nghĩ về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. 
Truyện Ếch ngồi đáy giếng là ngụ ngôn mượn chuyện loài vật để bóng gió, kín 
đáo nói về chuyện con người. 
Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái 
miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn 
hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố 
gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo. 
Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể 
về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phẩn hai kể về hậu quả 
tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người. 
Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp 
nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một 
vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen 
thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung 
quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. 
Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân 
vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới 
đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thấy bầu trời bé xíu như cái 
vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng 
ngần ấy mà thôi. 
Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, 
ốc Mỗi khi ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang đông, các loài vật kia đều hoảng sợ. 
Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại 
sau, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai 
có việc gì thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường 
hào ác bá tha hổ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành. 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 58 
Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. 
Chưa bao giờ nó được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho 
nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch 
lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói 
quen, thành tật xấu của nó. 
Một tình huống bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả. Sau một cơn mưa lớn, nước 
giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ 
một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh 
mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên 
đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu 
nay và nó vẫn là chúa tể. Nhưng mặt đất thì mênh mông mà bầu trài thì bát ngát. 
Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch 
nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu “Ồm ộp”. Cơn mưa lớn chỉ làm 
thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch 
mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó. 
Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì 
vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không 
chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh 
trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh 
nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng 
học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ 
quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và 
trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ 
nên tự biến mình thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung. 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 59 
Bài 29: Cảm nghĩ về truyện Thầy bói xem voi. 
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn 
chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. 
Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. 
Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học 
nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống. 
Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng 
người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các 
thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. 
Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy 
bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự 
vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để 
tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm. 
Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình 
huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của 
mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch 
nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch. 
Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện 
gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình 
cờ đúng lúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền 
biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy rù no chung 
một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của 
con voi mà thôi. 
Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu 
hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu 
thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển. 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 60 
Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, 
thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Thầy nào sờ được bộ phận nào 
thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun 
như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai 
khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: 
- Nó sừng sững như cái cột đình. 
Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy 
kia, Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: 
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. 
Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thu 
con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động 
và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các 
thầy. 
Mâu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu ai vì người nào cũng cho rằng mình 
đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng 
một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc 
thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng 
khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con 
voi. 
Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con 
voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy 
đều bị mù, Không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới 
dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại. 
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của 
mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả nám 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 61 
thầy không ai chịu ại. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng 
không thể dẫn đến chân lý khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. 
Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng 
đánh nhau mà cười ra nước mắt. Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong 
truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi. 
Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, 
nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ 
được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều 
đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ 
đều sai lầm trầm trọng bởi vì đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật 
để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.. Cả 
năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát 
toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết 
cần có của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương 
pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người 
làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng 
cũng rất thâm thúy. 
Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa 
muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu 
chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có 
được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, 
con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kỹ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì 
phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những 
suy đoán mò mẫm thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 62 
Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay 
tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem 
voi. 
Bài 30: Cảm nghĩ về Lợn cưới áo mới. 
Lợn cưới, áo mới là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện 
cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính 
xấu ấy biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ. 
Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ 
giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe 
con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may. 
Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta 
có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc 
nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không 
còn tâm trí nào để khoe khoang. 
Khi đi tìm lợn, lẽ ra anh ta chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây 
không ? Hoặc nói rõ con lợn ấy là lợn gì, to hay nhỏ, trắng hay đen, thi anh ta lại 
hỏi: Bác có thấy con lợn CƯỚI của tôi chạy qua đây không ? Câu hỏi thừa từ 
cưới, vì từ cưới không phải là từ thích hợp để chỉ đặc điểm của con lợn bị sổng 
và cũng không phải là thông tin cần thiết đối với người được hỏi. Người được hỏi 
không cần biết con lợn ấy được dùng vào việc gì (đám cưới hay đám tang). Thế 
nhưng nó lại rất quan trọng đối với anh đi tìm lợn vì nó là cái cớ để anh ta khoe 
con lợn của mình. Thành ra câu hỏi của anh ta vừa có mục đích tìm lợn, vừa có 
mục đích khoe của, nhưng để khoe của là chính. 
Anh có áo mới cũng thích khoe đến mức may được cái áo, không đợi ngày lễ, 
ngày Tết hay đi chơi mới mặc mà đem ra mặc ngay. Tính thích khoe của đã biến 
anh ta thành trẻ con. (Già được bát canh, trẻ được manh áo mới). Nhưng trẻ con 
 Những bài văn mẫu lớp 6 
 Tổng hợp Download.vn 63 
thích khoe áo mới thì đó là lẽ thường tình bởi chúng ngây thơ, trong sáng; còn 
nhân vật trong truyện cười này mặc áo mới với mục đích là để khoe của. 
Cách khoe của anh ta cũng thật buồn cười: đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua 
người ta khen. Vì nôn nóng khoe áo mới mà anh ta đã đứng mãi từ sáng tới chiều, 
kiên nhẫn đợi để khoe bằng được. Đợi mãi chẳng thấy ai hỏi đến, anh ta tức lắm. 
Đang lúc cụt hứng vì không có ai để mà khoe áo mới thì anh chàng mất lợn chạy 
tới hỏi thăm. Mừng như bắt được vàng, anh có áo mới vội giơ ngay vạt áo ra để 
khoe và trả lời rằng: Từ lúc tôi mặc CÁI ÁO MỚI này

File đính kèm:

  • pdfnhung_bai_van_mau_lop_6.pdf