Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

Ví dụ: Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm,.

- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về

cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật.nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái

ác, cái tốt đối với cái xấu,.

Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Cô bé quàng khăn đỏ,.

Điểm giống nhau giữa truyền thuyết và cổ tích là gì? Kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử. Đều chứa yếu tố hoang đường, kì ảo.

Mô-

típ nhân vật: nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật tài năng kì lạ. Đều không chứa yếu tố hoang đường, kì ảo.

Kiểm tra

2. Chi tiết, cốt truyện, nhân vật

- Chi tiết là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm.

Ví dụ: Thạch Sanh giải cứu công chúa, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

- Cốt truyện là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

Ví dụ: Truyện Thạch Sanh bao gồm các sự kiện chính lần lượt như sau:

Sự ra đời của Thạch Sanh. → Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông. → Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. → Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình. → Thạch Sanh giết được chằn tinh, bị Lí Thông cướp công. → Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa lại bị cướp công một lần nữa. → Thạch Sanh diệt Hồ Tinh, cứu thái tử - con trai Thủy Tề và bị bắt vào ngục. → Thạch Sanh được giải oan.

→ Chiến thắng quân mười tám nước chư hầu. → Thạch Sanh được lên ngôi vua.

- Nhân vật là người, con vật, đồ vật,. được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ.

 

docx 249 trang linhnguyen 19/10/2022 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
 cộng đồng toàn cầu hãy liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái Đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
Viết
Câu 5: Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyệt viết các kiểu văn bản đó trong sách Ngữ văn 6, tập 1 theo mẫu sau:
Viết được bài hoặc đoạn văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
Tập làm thơ lục bát.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ.
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc.
Câu 6: Nêu các bước tiến hành một văn bản, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước:
Thứ tự các bước
Nhiệm vụ cụ thể
Bước 1: Chuẩn bị
- Thu thập, lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí.
Lập dàn bài ( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài.
Bước 3: Viết
Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa
Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu chưa và cần sữa chữa gì không.
Câu 7: Nêu tác dụng của việc tập làm thơ lục bát và tập viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
Tác dụng của làm thơ theo thể thơ lục bát để nắm được cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng trong khả năng diễn tả thể hiện sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081
Tập viết bài văn kể một kỉ niệm của bản thân để rèn luyện kĩ năng viết văn bản tự sự
kể chuyện giúp các em tập cách diễn đạt kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong sáng để diễn tả lại điều muốn kể kể cả trong văn viết và văn nói.
Nói và nghe
Câu 8: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập 1. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết.
Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích.
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ.
Kể về một kỉ niệm của bản thân.
Trình bày ý kiến về một vấn đề.
Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.
→ Học nói nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về tháo độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề
Tiếng Việt
Câu 9: Liệt kê tên các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 6, tập 1 theo bảng sau:
Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy).
Bài 2: Biện phap tu từ, biện pháp tu từ ẩn dụ.
Bài 3: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.
Bài 4: Dấu chấm phẩy.
Bài 5: Mở rộng vị ngữ.
Sổ tay hướng dẫn đọc, viết, nói và nghe
BÀI 6. Truyện (Truyện đồng thoại, Truyện của Pu-skin và An-đéc-xen)
Yêu cầu cần đạt
Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhân vật, cốt truyện, người kể ngôi thứ nhất
và ngôi thứ ba,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của truyện đồng thoại; truyện của Pu-skin và An-đéc-xen.
Mở rộng được chủ ngữ trong viết và nói.
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ.
Trân trọng những ước mơ đẹp đẽ và cảm thông với người có số phận bất hạnh; biết ân hận về những việc làm không đúng; không tham lam, bội bạc.
Kiến thức ngữ văn: Truyện đồng thoại, mở rộng chủ ngữ.
Truyện đồng thoại; đề tài và chủ đề
Truyện đồng thoại là loại truyện lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hóa).
Đề tài là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.
Ví dụ: Đề tài của truyện Sự tích Hồ Gươm là đánh giặc cứu nước.
Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.
Ví dụ: Chủ đề của truyện Sự tích Hồ Gươm là tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Luyện tập
Nối.
Truyện đồng thoại
là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.
Đề tài
là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.
Chủ đề
là loại truyện lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hóa).
Kiểm tra
Mở rộng chủ ngữ
Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ; trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?.
Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ. Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ, tức là cụm từ có danh từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ.
Ví dụ: Nhờ chủ ngữ (in đậm) được mở rộng bằng câu "Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc" (Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài) có hình ảnh hơn câu "Cái răng lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.".
Sơ đồ mở rộng chủ ngữ
Luyện tập
Đâu là bộ phận chính trong chủ ngữ mở rộng của câu "Người có ảnh hưởng lớn nhất đối với cuộc đời em là bố."
Người có ảnh hưởng lớn nhất. Người.
Cuộc đời em.
Em.
 Đọc hiểu văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.	
Tìm hiểu chung
Tác giả
Tô Hoài (1920 - 2014)
Tên khai sinh: Nguyễn Sen.
Quê quán: Hà Nội.
Giải thưởng: 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm
Xuất xứ: trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" (1941).
Thể loại: Truyện dài.
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Bố cục: 2 phần.
+ Phần 1 (Từ đầu đến "đứng đầu thiên hạ rồi"): Giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn.
+ Phần 2 (Còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Tóm tắt:
Luyện tập
Sắp xếp các sự kiện theo trình tự xuất hiện.
Dế Mèn rủ Dế Choắt đi trêu chị Cốc nhưng Dế Choắt từ chối vì sợ.
Dế Mèn hay trêu ghẹo tất cả mọi người: quát mấy chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...
Chị Cốc không tìm được Dế Mèn, lại thấy Dế Choắt loay hoay ở cửa hang nên tưởng Dế Choắt trêu.
Tuy nhiên, tính cách của Dế Mèn lại rất kiêu ngạo, hống hách.
Dế Mèn ân hận vì lỗi lầm của mình và rút ra bài học.
Dế Choắt khuyên nhủ Dế Mèn rồi tắt thở.
Dế Mèn trưởng thành với thân hình cường tráng, khỏe khoắn.
Dế Mèn chê Dế Choắt xấu xí, ăn xổi ở thì,...
Chị Cốc vừa quát vừa mổ Dế Choắt đến thoi thóp.
Khi chị Cốc đi, Dế Mèn mới dám qua nhà Dế Choắt thì lúc ấy Dế Choắt đã thoi thóp rồi.
Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081
Kiểm tra
Đọc hiểu văn bản
Bức chân dung Dế Mèn
Ngoại hình: cường tráng, khỏe khoắn.
+ đôi càng mẫm bóng.
+ những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ đôi cánh thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
+ đầu to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
+ hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ sợi râu dài và uống cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
Tính cách: xốc nổi, kiêu căng, hung hăng, hống hách.
+ Hành động:
co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ khiến nõ gãy rạp.
vũ cánh lên phành phạch giòn giã.
đi đứng oai vệ, cho ra kiểu cách con nhà võ.
Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm.
quát mấy chị Cào Cào, đá một cái ghẹo anh Gọng Vó.
+ Suy nghĩ:
Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
→ Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa.
Bài học đầu tiên của Dế Mèn
Cuộc gặp gỡ với Dế Choắt
Hình ảnh Dế Choắt:
+ Ngoại hình: xấu xí, ốm yếu.
người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn.
đôi cánh bè bè, nặng nề, trông đến xấu.
ria cụt chỉ có một mẩu.
mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
+ Tính cách: tuềnh toàng, nhút nhát, yếu ớt nhưng vị tha.
Luyện tập
Hành động thể hiện sự vị tha của Dế Choắt trong truyện là gì?
Dế Choắt dù bị mổ oan nhưng không trách mà còn khuyên nhủ Dế Mèn.
Dế Choắt không giận vì Dế Mèn không chịu đào hang, đào ngách cho mình. Dế Choắt không đi trêu chị Cốc cùng Dế Mèn.
Dế Choắt bỏ qua chuyện Dế Mèn chê mình xấu xí, yếu ớt. Kiểm tra
Tính nết lại ăn xổi ở thì, có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất.
Sợ và không dám trêu chị Cốc.
Khi chết do trò đùa của Dế Mèn vẫn tha thứ và khuyên nhủ Dế Mèn.
→ Nghệ thuật: sử dụng các tình từ, động từ mạnh; từ láy; nhân hóa.
Cách Dế Mèn đối xử với Dế Choắt: trịch thượng, khinh thường, nhẫn tâm.
+ Đặt tên cho Dế Choắt một cách chế giễu và trịch thượng.
+ Vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên coi thường.
+ Chê Dế Choắt đủ điều từ ngoại hình đến cách sinh sống mà không nghe than thở.
+ Khi được Dế Choắt xin đào giúp một cái ngách sang nhà thì: hếch răng lên, xì một hơi rõ dài rồi khinh khỉnh mắng "Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!"
Dế Mèn trêu chị Cốc
Hành động: cất giọng véo von "Cái Cò, cái Vạc, cái Nông	Tao nấu, tao nướng, tao
xào, tao ăn.".
Mục đích: Nghịch ranh + Ra oai với Dế Choắt.
Diễn biến tâm lí:
+ Trước khi trêu: hào hứng, rủ Dế Choắt cùng trêu, hống hách "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!".
+ Khi trêu xong: tự tin, thách thức, tự đắc chui tọt vào hang, nằm lên giường bắt chân
chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"
+ Khi thấy chị Cốc xử lí Dế Choắt: bắt đầu sợ hãi, hết vẻ kiêu căng "Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.".
+ Khi thấy Dế Choắt thoi thóp: hoảng loạn, than thở, ân hận "Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!", "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình".
Dế Mèn nhận được bài học đầu tiên Luyện tập
Dế Mèn đã nhận được bài học về điều gì? Về sự yêu thương, chăm sóc mọi người. Về sự nỗ lực, có ý chí tiến thủ.
Về sự chăm chỉ, chịu khó.
Về sự khiêm tốn, hòa nhã với mọi người. Kiểm tra
Hậu quả nghiêm trọng của hành động: Dế Choắt chết vì trò nghịch ranh của Dế Mèn.
Dế Mèn được Dế Choắt tha thứ: "Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Những trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.".
→ Bài học: Dế Mèn học được bài học về sự khiêm tốn, biết điều và sự vi tha từ lời nói của Dế Choắt "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình".
Tổng kết
Nội dung
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
Nghệ thuật
Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.
Câu chuyện trên được kể bằng lời nhân vật Dế Mèn.
Các nhân vật trong truyện: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc,...
Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc đó trong khoảng 3 dòng.
Dế Mèn ân hận về việc đã vô tình hại Dế Choắt từ sự nghịch ranh, hống hách của mình.
Tóm tắt sự việc: Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chị Cốc nhưng Dế Choắt từ chối vì sợ. Dế Mèn bỏ mặc lời khuyên của Dế Choắt, trêu chị Cốc rồi về nằm bắt chân chữ ngũ. Chị Cốc không thấy Dế Mèn, lại thấy Dế Choắt loay hoay ở cửa hang nên tưởng Dế Choắt
trêu mình. Chị vừa quát vừa mổ Dế Choắt khiến Dế Choắt gãy xương sườn. Đến khi Dế Mèn sang thì Dế Choắt đã thoi thóp. Dế Choắt khuyên Dế Mèn rồi tắt thở. Dế Mèn ân
hận suốt đời về hành động ấy.
Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Vì sao có sự thay đổi ấy?
Diễn biến tâm lí:
+ Trước khi trêu: hào hứng, rủ Dế Choắt cùng trêu, hống hách "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!".
+ Khi trêu xong: tự tin, thách thức, tự đắc chui tọt vào hang, nằm lên giường bắt chân
chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị "Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!"
+ Khi thấy chị Cốc xử lí Dế Choắt: bắt đầu sợ hãi, hết vẻ kiêu căng "Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít.".
+ Khi thấy Dế Choắt thoi thóp: hoảng loạn, than thở, ân hận "Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm!", "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình".
Có sự thay đổi ấy vì: Dế Mèn dần phát hiện ra sự nghiêm trọng của vấn đề và ăn năn, hối hận.
Từ các chi tiết "tự họa" về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?
Tính cách của Dế Mèn: hống hách, kiêu căng, tự đắc.
Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã "đứng lặng giờ lâu" và "nghĩ về bài học đường đời đầu tiên". Theo em, đó là bài học gì?
Bài học: Dế Mèn học được bài học về sự khiêm tốn, biết điều và sự vi tha từ lời nói của Dế Choắt "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình".
Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: "Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hóa trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật.". Dựa
vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm "có thật" như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chi tiết đã được nhà văn "nhân cách hóa".
Những điểm “có thật” ở loài dế mà tác giả miêu tả:
+ Đôi càng mẫm bóng.
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
+ Đầu to ra, nổi từng tảng rất bướng.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.
Những chi tiết thực ấy được tác giả khéo léo nhân hóa, gắn với những hành động, cử chỉ, tính cách của con người như:
+ Tên nhân vật được viết hoa như tên người, nhân hóa con vật như một con người
+ Dế Mèn xưng tôi, có những hành động như người như: ăn uống điều độ, siêng tập thể dục, trịnh trọng, khoan thai, đi đứng oai vệ, cà khịa với tất cả bà con lối xóm
+ Tình cách như con người: hống hách, kiêu căng, ngạo mạn,...
 Đọc hiểu văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng.	
Tìm hiểu chung
Tác giả:
A. X. Puskin (1799 - 1837)
Vị trí: Được mệnh danh là "Mặt trời của thi ca Nga".
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: 1833, được kể lại bằng 205 câu thơ dựa trên truyện dân gian Nga, Đức nhưng có sự sáng tạo của Puskin.
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (Từ đầu đến "vợ ở nhà kéo sợi"): Giới thiệu gia cảnh của ông lão.
+ Phần 2 (Tiếp đến "làm theo ý muốn của mụ"): Sự đền ơn của cá vàng và sự đòi hỏi, vô ơn của người vợ.
+ Phần 3 (Còn lại): Kết cục của sự tham lam.
Tóm tắt: Ngày xưa, có gia đình ông lão đánh cá nghèo khổ nhưng chăm chỉ. Một ngày, ông lão thả lưới mãi mới được một con cá nhưng con cá lại than vãn xin ông thả nó ra, nó sẽ cho ông những gì ông muốn. Lúc đó, ông lão cũng thấy lạ nhưng liền thả nó đi mà không đòi hỏi gì cả. Về nhà, ông kể chuyện cho vợ nghe, mụ vợ đã rất tức giận và
bắt ông quay lại đòi một cái máng mới. Ông ra biển gọi cá và xin, về nhà đã thấy một cái máng mới cho lợn. Lòng tham vô đáy, bà vợ đòi hỏi hết thứ này đến thứ khác: ngôi nhà, thành nhất phẩm phu nhân, thành nữ hoàng. Con cá đều đáp ứng yêu cầu của ông lão. Tuy nhiên, đến lần cuối cùng ông lão ra xin vì mụ vợ muốn thành Long Vương để bắt cá vàng làm theo mình, cá vàng không nói gì mà lặn luôn xuống biển. Về đến nhà, ông lão thấy mọi thứ đều biến mất, mụ vợ thì đang ngồi cạnh cái máng sứt.
Đọc hiểu văn bản
Nhân vật ông lão
Gia cảnh khó khăn: ở trong một túp lều nát trên bơ biển, ngày ngày chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi.
Tính cách: hiền lành, nhân hậu đến nhu nhược.
+ Khi bắt được cá, nghe cá kêu van đã thả cá ra và không đòi gì cả "Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.".
+ Trước những lời mắng mỏ, đòi hỏi của vợ: răm rắp làm theo, không dám trái ý cũng không phản kháng.
Luyện tập
Sự việc ông lão đánh cá luôn chiều theo yêu cầu của mụ vợ cho thấy ông là một người như thế nào?
Trung thành. Hiền lành.
Biết điều. Nhu nhược. Kiểm tra
→ Vì tính cách nhu nhược mà ông không dám làm trái ý vợ kể cả những điều đó khiến ông đang làm trái với lời nói ban đầu với cá vàng "Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì.".
Nhân vật mụ vợ Luyện tập
Bà vợ đã sai ông lão đánh cá đòi hỏi cá vàng đáp ứng nguyện vọng mấy lần? 5.
3.
1.
7.
Kiểm tra
Là một người phụ nữ đòi hỏi:
+ Lần 1: máng lợn mới.
+ Lần 2: ngôi nhà rộng.
+ Lần 3: làm nhất phẩm phu nhân.
+ Lần 4: làm nữ hoàng.
+ Lần 5: làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.
Là người phụ nữ vô ơn bạc nghĩa:
+ Lần 1: mắng chồng là đồ ngốc.
+ Lần 2: quát to hơn - đồ ngu.
+ Lần 3: mắng và bắt chồng quét chuồng ngựa.
+ Lần 4: nổi trận lôi đình, đuổi chồng.
+ Lần 5: nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt chồng.
➞ Sự tăng tiến về những đòi hỏi cũng đi kèm với sự độc ác, vô ơn của mụ vợ.
Kết cục: "mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ"
→ Sự trừng trị trước những người tham lam, vô ơn.
Nhân vật biển cả và cá vàng
Nhân vật biển cả:
Luyện tập
Hãy sắp xếp các tính từ chỉ tính chất của biển cả theo trình tự tương ứng với 5 lần đòi hỏi của mụ vợ.
Nổi sóng.
Gợn sóng êm ả.
Nổi sóng ầm ầm.
Nổi sóng dữ dội.
Nổi sóng mù mịt.
Kiểm tra
+ Lần 1: gợn sóng êm ả.
+ Lần 2: đã nổi sóng.
+ Lần 3: nổi sóng dữ dội.
+ Lần 4: nổi sóng mù mịt.
+ Lần 5: nổi sóng ầm ầm.
→ Sự giận dữ tăng tiến trước những đòi hỏi vô lý, tham lam của mụ vợ.
➞ Phản ứng của biển cả cũng chính là thái độ của nhân dân, trời đất trước thói xấu của mụ vợ.
Nhân vật cá vàng:
+ Cá vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu của ông lão. → Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người.
+ Cá vàng trả ơn ông lão, nhưng sau đó vì sự đòi hỏi không biết điểm dừng của mụ vợ nên đã tước đoạt lại hết tất cả. → Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện. Tượng trưng cho công lí xã hội: thưởng người hiền, phạt người ác.
➩ Mô-típ: Cái kết có hậu.
Tổng kết
Nội dung
Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A. Puskin kể lại. Truyện ngợi ca lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
Nghệ thuật
Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Hãy liệt kê ra vở những chi tiết thể hiện sự đòi hỏi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão đánh cá và trạng thái của biển trong các phần 2, 3, 4, 5, 6 theo gợi ý sau:
Phần
Vợ ông lão đánh cá
Ông lão đánh cá
Biển
2
Mắng chồng là đồ ngốc. + Đòi máng lợn mới.
Đi ra biển gọi cá vàng lên hỏi.
Gợn sóng êm ả.
3
Quát to hơn - đồ ngu. + Đòi ngôi nhà rộng.
Ông lão lại đi ra biển hỏi.
Đã nổi sóng.
4
Mắng và bắt chồng quét chuồng ngựa. + Đòi làm nhất phẩm phu nhân.
Ông lão lại lóc cóc ra biển hỏi.
Nổi sóng dữ dội.
5
Nổi trận lôi đình, đuổi
chồng. + Đòi làm nữ hoàng.
Ông lão hoảng sợ kêu xin nhưng cuối cùng cũng đành lủi thủi ra biển hỏi.
Nổi sóng mù mịt.
6
Nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt chồng. + Đòi làm Long Vương bắt cá vàng
Ông lão không dám trái lời mụ nên lại đi ra biển hỏi.
Nổi sóng ầm ầm.
Nguyễn Lý Tưởng (Sưu tầm – tổng hợp )	0986.217.081
hầu hạ.
Từ bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tính cách của vợ ông lão đánh cá và ông lão đánh cá?
Tính cách của vợ ông lão: tham lam, độc ác, vong ơn bội nghĩa.
Tính cách của ông lão: nhân hậu, hiền lành nhưng nhu nhược.
Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
Cảnh biển thay đổi theo xu hướng xấu đi, giận giữ, bão tố hơn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam.docx