Một số dạng đề đọc, hiểu theo cấu trúc đề thi mới môn Ngữ văn vào Lớp 10

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Biết khao khát những điều anh mơ ước

Biết xúc động qua nhiều nhận thức

Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều

Những cửa sổ con tàu chẳng đóng

Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

(Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước.

Câu 3 (1,0 điểm). Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”?

Câu 4 (1,0 điểm). Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.

 

doc 12 trang linhnguyen 5160
Bạn đang xem tài liệu "Một số dạng đề đọc, hiểu theo cấu trúc đề thi mới môn Ngữ văn vào Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số dạng đề đọc, hiểu theo cấu trúc đề thi mới môn Ngữ văn vào Lớp 10

Một số dạng đề đọc, hiểu theo cấu trúc đề thi mới môn Ngữ văn vào Lớp 10
. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.
GỢI Ý
Câu 1. Biện pháp điệp từ và ẩn dụ. Nêu đúng 01 biện pháp: 0,25 điểm.
Câu 2. Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu.
Câu 3. Những từ: khao khát, xúc động, yêu. Học sinh chỉ cần nêu được hai từ.
Câu 4. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;
ĐỀ 02
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Trích Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 1 (0,5 điểm). Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 4 (1,0 điểm). Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.
GỢI Ý
Câu 1. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
Câu 2.. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.
Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua, bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.
Câu 4. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng
biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.
ĐỀ 03
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.
Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
(Trích Để chạm vào hạnh phúc – Giản Tư Trung,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác đinh phong cách ngôn ngữ của v n bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của v n bản .
Câu 3 (1,0 điểm). Trong v n bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”
Câu 4 (1,0 điểm). Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng)
GỢI Ý
Câu 1.	hong cách ngôn ngữ của v n bản:	hong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Nội dung chính của v n bản trên: Con người có n ng lực tạo ra hạnh phúc, bao
gồm: n ng lực làm người, làm việc, làm dân. Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn. Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.
Câu 3. Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một
nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa
Câu 4. Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống n ng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.
ĐỀ 04
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB V n học, Hà Nội, 1983)
Câu 1 (0,5 điểm. Xác định phong cách ngôn ngữ của v n bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của v n bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định các dạng của phép điệp trong v n bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào trong v n bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?
GỢI Ý
Câu 1 (0,5 điểm). V n bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ v n chương.
Câu 2 (0,5 điểm). Nghịch lí trong hai câu in đậm của v n bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
Câu 3 (1,0 điểm).
– Các dạng của phép điệp trong v n bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, ), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, ), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.
– Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc
Câu 4 (1,0 điểm). Mỗi người luôn cần một nơi dựa. Nơi dựa ấy là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống,
ĐỀ 05
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.
(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn,
NXB V n hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của v n bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của v n bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong v n bản trên.
Câu 4 (1,0 điểm) Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng)
GỢI Ý
Câu 1.	hương thức biểu đạt chính của v n bản: phương thức nghị luận/Nghị luận.
Câu 2. Nội dung chính của v n bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.
Câu 3.
– Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; ) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;).
– Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn v n trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
ĐỀ 06
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ  rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay”
(Trích Suy nghĩ về đọc sách – Trần Hoàng Vy,
Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1 (0,5 điểm). Hãy ghi lại câu v n nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”?
Câu 4 (1,0 điểm). Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách.
GỢI Ý
Câu 1. Câu v n nêu khái quát chủ đề của v n bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh.
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
ĐỀ 07
Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Câu 1 (0,5 điểm). Chủ đề bài hát là gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3 (1,0 điểm). Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu 4 (1,0 điểm) Lời bài hát đem đến cho anh/chị cảm xúc gì?
GỢI Ý
Câu 1. Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
Câu 2.
– Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát: + Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là
+ Câu hỏi tu từ + Liệt kê
– Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp
Câu 3.
– Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất: Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội/ Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc/ Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
– Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.
Câu 4. Lời bài hát đem đến tôi cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.
ĐỀ 08
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Câu 1 (0,5 điểm). V n bản trên thuộc thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong v n bản.
Câu 3 (1,0 điểm). V n bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
Câu 4 (1,0 điểm). Viết đoạn v n khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.
GỢI Ý
Câu 1. Thể thơ tự do.
Câu 2.
– Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong v n bản: so sánh: – Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ/ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát/ Như gió nước không thể nào nắm bắt.
– Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
Câu 3. V n bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
Câu 4. Thí sinh phải viết một đoạn v n ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt).
ĐỀ 09
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi rời Tokyo, thay vì đi taxi và tàu điện ra sân bay chúng tôi đã lựa chọn xe bus chạy tuyến nối trung tâm thành phố ở trạm xe bus gần nhà ga trung tâm ở khu Ikebukuro với sân bay quốc tế Tokyo Hadena.
Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.
Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé tuyến Ikebukuro – sân bay Hadena cho từng khách với một thái độân cần và kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để thanh toán cho tiền vé 1200 yên cho hành trình này.
Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng cảm ơn hành khách chúng tôi.
Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo và chi tiết tới mức tỉ mỉđến vậy.
(Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định đề tài và phương thức biểu đạt chính.
Câu 2 (0,5 điểm). Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên & xuống xe như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao anh lái xe được nhân vật tôi nể phục?
Câu 4 (1,0 điểm). Trong cuộc sống nếu thiếu kỷ luật, lúc đó thái độ của mọi người đối với anh/chị như thế nào? Anh/chị học hỏi được điều gì từ anh lái xe?
GỢI Ý
Câu 1. hương thức biểu đạt tự sự/ Tự sự. Giải thích lý do chọn: trình bày diễn biến sự việc, có cốt truyện, nhân vật và các câu v n trần thuật.
Câu 2. Xe buýt rất đông khách nhưng cả lúc khách lên và xuống anh không hề gắt gỏng, vội vã, ngược lại, anh đối đãi với khách với thái độ niềm nở, lịch sự và làm việc rất cẩn trọng, tỉ mỉ.
Câu 3. Nhân vật tôi kính phục anh lái xe người Nhật vì anh ta có tinh thần kỷ luật cao.
Câu 4. Học sinh có thể trả lời theo gợi ý sau:
– Khi quá dễ dãi, thiếu kỷ luật sẽ bị mọi người xem thường.
– Học hỏi được ở anh lái xe: Bài học quý giá về tinh thần chấp hành kỷ luật tự giác; Tính cần mẫn, chu toàn trong công việc; Thái độ sống tích cực.
(Trích Hướng dẫn ôn tập nhanh kỳ thi THPT quốc gia năm học 2016 – 2017 – Thủ thuật giải nhanh đề thi Ngữ văn, Chí Bằng, NXB Tổng hợp TpHCM, 2017)
ĐỀ 10
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?
Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. [] Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
(Theo hạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB V n học, 2015) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong v n bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu thế nào là “định kiến”?
Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao tác giả cho rằng: “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.”?
Câu 4 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? Liên hệ thực tế.
GỢI Ý
Câu 1 (0,5 điểm) Thao tác lập luận: bình luận. Giải thích lý do chọn: tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về những người thường hay phán xét ở đoạn đầu và bàn luận mở rộng ở đoạn còn lại.
Câu 2 (0,5 điểm). “Định kiến” là ý nghĩa riêng đã có sẵn, thường là không hay và khó có thể thay đổi được.
Câu 3 (1,0 điểm).
– “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của b

File đính kèm:

  • docmot_so_dang_de_doc_hieu_theo_cau_truc_de_thi_moi_mon_ngu_van.doc