Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

- Củng cố kiến thức về cách làm bài nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm văn học.

- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm (hai tác phẩm thơ, hai tác phẩm truyện )

- Giáo dục hs lòng yêu thích tác phẩm văn học.

II/ CHUẨN BỊ :

- HS: + Thuộc các bài thơ, nắm những nét chính về nghệ thuật và nội dung trong từng đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững phần tóm tắt các tác phẩm truyện, chủ đề, đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.

 + Nắm vững về phương pháp làm bài nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm mà GV đã hướng dẫn ở tiết học trước.

 + Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.

- GV:

+ Phương pháp : Phân tích, trình bày tình huống thực hành.

 + Phương tiện : SGK, giáo án, đồ dùng dạy học.

 + Yêu cầu đối với hs: học bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu.

 

docx 9 trang linhnguyen 17/10/2022 4940
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm

Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm
 TUẦN 30 
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
DẠNG BÀI SO SÁNH HAI TÁC PHẨM.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Củng cố kiến thức về cách làm bài nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm văn học.
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm (hai tác phẩm thơ, hai tác phẩm truyện )
- Giáo dục hs lòng yêu thích tác phẩm văn học.
II/ CHUẨN BỊ :
HS: + Thuộc các bài thơ, nắm những nét chính về nghệ thuật và nội dung trong từng đoạn thơ, bài thơ. Nắm vững phần tóm tắt các tác phẩm truyện, chủ đề, đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
 + Nắm vững về phương pháp làm bài nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm mà GV đã hướng dẫn ở tiết học trước.
 + Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
GV: 
+ Phương pháp : Phân tích, trình bày tình huống thực hành.
 + Phương tiện : SGK, giáo án, đồ dùng dạy học.
 + Yêu cầu đối với hs: học bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Các em đã được tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện, nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ. Bên cạnh đó các em cũng đã được hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học kiểu bài dạng so sánh hai tác phẩm. Để viết được một bài văn hay, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc các em cần phải rèn về kĩ năng viết bài. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hiện: Luyện tập về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ.
 ? -Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ? 
? -Nêu bố cục của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ? 
 ? -Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)?
? -Nêu bố cục của bài văn nghị luận về đoạn thơ (bài thơ) ? 
? - Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm? 
Có 2 cách.
*Cách nối tiếp :
 +Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai đối tượng rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.
? -Nêu bố cục của bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng so sánh hai tác phẩm theo cách nối tiếp? 
*Cách song song.
+ Song song : Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minh họa. 
? -Nêu bố cục của bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng so sánh hai tác phẩm theo cách song song ?
Hoạt động 2: Luyện tập.
- HS lập dàn bài.
- HS trình bày dàn bài.
*TỔ 1
-Viết hoàn chỉnh phần mở bài, đoạn tóm tắt tác phẩm ( ở đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 phần thân bài)
*TỔ 2:
-Viết hoàn chỉnh phần vẻ đẹp của nhân vật Phương Định.
*TỔ 3
- Liên hệ đến nhân vật tác phẩm khác cùng chủ đề. Viết phần cảm nhận về nhân vật vừa liên hệ.
*TỔ 4
-Viết phần so sánh điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm.
- Viết phần kết bài. 
HS nhận xét ,bổ sung phần dàn bài của đề.
-GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh phần dàn bài. Cho HS viết từng phần trong bài văn.
-HS trình bày bài phần bài làm của mình.
-GV nhận xét chung phần luyện tập của HS
* Dàn bài:
1.MB:
- Giới thiệu về tác giả Lê Minh Khuê.
- Giới thiệu về tác phâm “Những ngôi sao xa xôi”.
- Giới thiệu nội dung đoạn trích và cảm nhận chung về nhân vật Phương Định với những nét đẹp bởi lòng quả cảm, không sợ gian khổ,hi sinh
2.TB:
*Khái quát dẫn dắt vào bài: Lê Minh Khuê là nữ nhà văn đã từng có năm tháng tuổi trẻ gắn bó với con đường Trường Sơn mưa bom, bão đạn. Ở “Những ngôi sao xa xôi” cũng vậy, hiện thực cuộc sống giữa chiến trường và hình ảnh những nữ thanh niên xung phong với cuộc sống gian khổ, hiểm nguy.
*Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
*Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy
 gian khổ của ba cô gái thanh niên
 xung phong .
– Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hiện thực đầy mùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rình rập.
– Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
 *Vẻ đẹp của Phương Định:
-Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm.
+ Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước.
+ Cuộc sống nơi chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh.
-Vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng.
+ Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Cô có một thời học sinh – cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên.
+ Sau những giây phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc là thở phào chạy vào hàng, là sà ngay vào một thế giới khác – thế giới con gái với những mơ mộng.
 + Cũng như bao cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. 
+ Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định ngời
 sáng nhất khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến.
-Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm.
Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. 
- Chuyển ý.
- Liên hệ đến nhân vật trong tác phẩm khác cùng chủ đề về lẽ sống đẹp của con người Việt Nam đối với đất nước: nhân vật Anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
*Vẻ đẹp của nhân vật Anh thanh niên:
- Sống và làm việc một mình trong hoàn cảnh đặc biệt: một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất
- Lối sống cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và lòng yêu nghề : Anh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
 Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.
-Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, đọc sách
- Chân tình, cởi mở, hiếu khách : quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. 
- Khiêm tốn,thật thà: cảm thấy công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé, giới thiệu cho ông họa sĩ những người xứng đáng để vẽ hơn.
 -So sánh điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm.
.Giống nhau:
- Phương Định và Anh thanh niên được khắc họa thành công qua thể loại truyện ngắn, cách kể chuyện hấp dẫn và làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.
+ Nhân vật Phương Định được lựa chọn là nhân vật chính trong tác phẩm, vừa là nhân vật kể chuyện, khiến câu chuyện trở nên thực, sống động, hấp dẫn.
 +Anh thanh niên đặt trong tình huống gặp gỡ giữa các nhân vật, không được đặt tên riêng, không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, chỉ hiện ra một lúc rồi lại khuất trong cái mây mù bạt ngàn muôn thuở của SaPa.Anh hiện ra như để cho mọi người cảm nhận được rằng trong cái bình dị, bình thường của cuộc sống, lại có những con người ngày đêm cống hiến cho đất nước.
- Cả hai có điểm chung là đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian khổ, hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi hồn nhiên; giản dị, khiêm tốn. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước mà hai nhà văn muốn khẳng định, ca ngợi.
Khác nhau:
Phương Định:
- Hồn nhiên, vô tư dù ở chiến trường đầy khốc liệt.
- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
- Phương Định tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Anh thanh niên
- Ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Khiêm tốn thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
-Anh thanh niên tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong dựng xây đất nước.
3.KB:
-Phương Định, Anh thanh niên là một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
- Liên hệ với lối sống, tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
I/ Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm.
Có 2 cách.
Cách nối tiếp. 
1. Mở bài:
-  Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) 
- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh .
 - Nếu đề bài chỉ cho một đối tượng, đối tượng còn lại học sinh tự liên hệ thì mở bài chỉ giới thiệu một đối tượng mà đề bài cho.
2.Thân bài
a. Cảm nhận, phân tích các đối tượng.
- Phân tích, cảm nhận đối tượng so sánh thứ nhất.
- Phân tích, cảm nhận đối tượng so sánh thứ hai.
b. So sánh các đối tượng.
- Điểm giống nhau.
- Điểm khác nhau.
- Lý giải điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng.
3.Kết bài:
  - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
  - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
B. Cách song song.
1.Mở bài:
   - Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)
   - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.
2.Thân bài:
- Điểm giống nhau ( đưa ra luận điểm, dẫn chứng)
- Điểm khác nhau ( đưa ra luận điểm, dẫn chứng)
3.Kết bài
  - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.           
 - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. 
II.Luyện tập.
Đề 1 : Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Từ đó, hãy liên hệ đến một nhân vật trong tác phẩm khác cũng viết về lẽ sống đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước. 
* Dàn bài:
1.MB:
- Giới thiệu về tác giả Lê Minh Khuê.
- Giới thiệu về tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”.
- Giới thiệu nội dung đoạn trích và cảm nhận chung về nhân vật Phương Định với những nét đẹp bởi lòng quả cảm, không sợ gian khổ,hi sinh
2.TB:
*Khái quát dẫn dắt vào bài. 
*Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
*Hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy
 gian khổ của ba cô gái thanh niên
 xung phong .
*Vẻ đẹp của Phương Định:
- Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dũng cảm.
- Vẻ đẹp của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng.
- Tình đồng chí, đồng đội nồng ấm.
Chuyển ý: Liên hệ đến nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
*Vẻ đẹp của nhân vật Anh thanh niên:
- Sống và làm việc một mình trong hoàn cảnh đặc biệt.
 - Lí tưởng sống cao đẹp,có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và lòng yêu nghề.
- Biết tổ chức và tạo niềm vui trong cuộc sống.
- Chân tình,cởi mở, hiếu khách.
- Khiêm tốn, thật thà.
* So sánh điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm.
Giống nhau:
- Cả hai nhân vật đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian khổ hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi hồn nhiên; giản dị, khiêm tốn. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà hai nhà văn muốn khẳng định, ca ngợi.
Khác nhau:
Phương Định:
- Hồn nhiên, vô tư dù ở chiến trường đầy khốc liệt.
- Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình.
-> Phương Định tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Anh thanh niên:
 - Ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Khiêm tốn thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé.
-> Anh thanh niên tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong dựng xây đất nước.
 3.KB:
- Phương Định, Anh thanh niên là một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
- Liên hệ với cuộc sống và tâm hồn của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 
Đề 2: ( HS về nhà làm)
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 (trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
 ( trích Bác ơi ! Tố Hữu)
Cảm nhận về tình cảm của tác giả với Bác Hồ kính yêu qua khổ thơ trên./. 
Hoạt động 4. Củng cố- Dặn dò: 
- Hoàn chỉnh bài làm hai đề bài trên.
- Chuẩn bị bài viết số 7 Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ( dạng so sánh hai tác phẩm)
Hoạt động 5. Hướng dẫn tư học :
 HS tự hoàn chỉnh các đề bài nghị luận về tác phẩm văn học dạng bài so sánh hai tác phẩm trong bộ đề ôn tập. 

File đính kèm:

  • docxluyen_tap_cach_lam_bai_van_nghi_luan_ve_tac_pham_van_hoc_dan.docx