Kế hoạch giáo dục môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021
Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 1 - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được dồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm 1 - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
- Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì.
- Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở.
- Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.
Bài 3: Thực hành: Xác đinh điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế
1 - Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.
- Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN và mắc mạch điện theo sơ đồ để xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
- Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành.
Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp 1 - Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở.
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với các điện trở huyện phần.
- Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở huyện phần.
Bài tập vận dụng đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp 1 Vận dụng kiến thức để giải các bài toán về đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch giáo dục môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2020-2021
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN: VẬT LÝ Năm học 2020 - 2021 KHỐI 9 Cả năm: 35 tuần = 70 tiết (2 tiết/1 tuần) Học kỳ I: 18 tuần x 2 tiết = 36 tiết. Học kỳ II: 17 tuần x 2 tiết = 34 tiết. HỌC KÌ I Tuần Tiết Tên bài Thời lượng dạy học Yêu cầu cần đạt Hình thức tổ chức dạy học Điều chỉnh thực hiện CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC 20 tiết 1 1 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 1 - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Vẽ và sử dụng được dồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm. Cả lớp, nhóm 2 Bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm 1 - Nêu được điện trở của mỗi dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó. - Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì. - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. - Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản. Cả lớp, nhóm, cá nhân 2 3 Bài 3: Thực hành: Xác đinh điện trở của một dây dẫn bằng Ampe kế và Vôn kế 1 - Xác định được điện trở của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế. - Mô tả được cách bố trí và tiến hành TN và mắc mạch điện theo sơ đồ để xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế. - Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cáo thực hành. Nhóm, cá nhân 4 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp 1 - Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp với các điện trở huyện phần. - Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp gồm nhiều nhất ba điện trở huyện phần. Cả lớp, nhóm, cá nhân 3 5 Bài tập vận dụng đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp 1 Vận dụng kiến thức để giải các bài toán về đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp. Cả lớp, cá nhân 6 Bài 5: Đoạn mạch song song 1 - Viết được công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch song song với các điện trở huyện phần. - Vận dụng được định luật Ôm cho đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở huyện phần. Cả lớp, nhóm 4 7 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm (tiết 1) 1 - Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở. - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin. Cả lớp, nhóm, cá nhân 8 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm (tiết 2) Kiểm tra 15 phút 1 - Vận dụng các kiến thức đã học để giải được các bài tập về vận dụng định luật Ôm cho mạch điện hỗn hợp (mạch điện có nhiều điện trở). - Giải bài toán mạch điện có khóa K: khi khóa K mở và khóa K đóng. - Nhận biết và giải quyết các mạch điện khi bị nối tắt. Nhóm, cá nhân 5,6 9-11 Chủ đề: Sự Phụ thuộc của điện trở vào: Chiều dài dây dẫn; tiết diện dây dẫn và vật liệu làm dây dẫn 3 - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài dây dẫn. - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn. - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn. Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với vật liệu làm dây dẫn. - Vận dụng được công thức và giải thích được các hiện tượng đơn giản liên quan tới điện trở của dây dẫn. - Nêu được các vật liệu khác nhau thì có điện trở suất khác nhau. - Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với độ dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Cả lớp, nhóm, cá nhân Bài 7: Mục III. Vận dụng- HS tự học có hướng dẫn. Bài 8. Mục III. Vận dụng: HS tự học có hướng dẫn. Câu hỏi C5, C6 (tr.24): Không yêu cầu học sinh trả lời. 12 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kỷ thuật 1 - Nhận biết được các loại biến trở. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy. - Sử dụng được biến trở con chạy để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - Vận dụng được định luật Ôm và công thức để giải bài toán về mạch điện sử dụng với hiệu điện thế không đổi, trong đó có mắc biến trở. Cả lớp, nhóm, cá nhân 7 13 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn 1 Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tính các đại lượng có liên quan đối với đoạn mạch gồm nhiều nhất là 3 điện trở mắc nối tiếp, song song, hỗn hợp. Cả lớp, nhóm, cá nhân 14 Bài 12: Công suất điện 1 - Nêu được ý nghĩa của số vôn, số oát ghi trên dụng cụ điện. - Viết được công thức tính công suất điện. - Vận dụng được công thức P = U.I đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. Nhóm, cá nhân 8 15 Bài 13: Điện năng-công của dòng điện Kiểm tra 15 phút 1 - Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện mang năng lượng. - Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là điện, nam châm điện, động cơ điện hoạt động. - Viết được công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch. - Vận dụng được công thức A = P .t = U.I.t đối với đoạn mạch tiêu thụ điện năng. Cả lớp, cá nhân 16 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng 1 - Củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm chắc các công thức về định luật ôm và công thức tính công suất điện và điện năng sử dụng đối với các dụng cụ điện mắc nối tiếp và mắc song song. - Vận dụng được công thức ; A = .t = U.I.t để giải được các bài tập tính công suất điện và điện năng sử dụng đối với các dụng cụ điện mắc nối tiếp và mắc song song. Cả lớp, nhóm, cá nhân 9 17 Bài 15: Thực hành và Xác định công suất của các dụng cụ điện 1 Xác định được công suất điện của một mạch điện bằng vôn kế và ampe kế. Cả lớp, nhóm Mục II.2. Xác định công suất của quạt điện- không dạy. 18 Bài 16: Định luật Jun - Len-xơ 1 - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Jun – Len xơ. - Vận dụng được định luật Jun - Len xơ để giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan. Cả lớp, nhóm, cá nhân Thí nghiệm hình 16.1- Không bắt buộc tiến hành thí nghiệm. 10 19 Ôn tập 1 - Ôn tập cho học sinh các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 17 trong chương 1. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các dạng bài tập liên quan. - Rèn hco học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp các kiến thức. Cả lớp, nhóm, cá nhân 20 Kiểm tra giữa kỳ I 1 - Kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức: công thức tính điện trở tương đương; công thức tính điện trở của một dây dẫn được làm từ vật liệu có điện trở suất p, chiều dài l và tiết diện S; tính được điện trở của dây, hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn từ hệ thức của định luật Ôm: I = U/R khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng; tính được điện trở và công suất, điện năng tiêu thụ và số đếm của công tơ điện. - Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp Cá nhân 11 21 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ 1 Vận dụng định luật Jun – Len xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện. Cả lớp, nhóm, cá nhân 22 Bài 20: Tổng kết chương 1: Điện học. 1 - Kiểm tra kiến thức và kĩ năng trong chương. - Vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải bài tập. Cả lớp, nhóm, cá nhân CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC 22 tiết 12 23-24 Chủ đề: Nam Châm Vĩnh Cửu Và Tác Dụng Từ Của Dòng Điện - Từ Trường 2 - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. - Xác định được các từ cực của kim nam châm. - Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác. - Biết sử dụng được la bàn để tìm hướng địa lí. - Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng điện có tác dụng từ. - Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường. Cả lớp, nhóm, cá nhân Bài 21. Mục III: Vận dụng- Tự học có hướng dẫn Bài 22: Mục I. Lực từ- Tự học có hướng dẫn. 13 25 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ 1 Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U. Cả lớp, nhóm 26 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua 1 - Phát biểu được quy tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua. - Vẽ được đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua. - Vận dụng được quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại. - Cả lớp, nhóm, cá nhân 14 27 Bài tập 1 - Ôn lại các kiến thức về từ trường, đường sức từ của NS thẳng, NS chữ U, ống dây mang dòng điện - Biết vận dụng các kiến thức đó để giải một số bài tập định tính về từ trường. Cả lớp, nhóm, cá nhân 28 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện 1 - Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được lõi sắt có vai trò làm tăng tác dụng từ. - Nêu được một số ứng dụng của nam châm điện và chỉ ra tác dụng của nam châm điện trong những ứng dụng này. - Giải thích được hoạt động của nam châm điện. Cả lớp, cá nhân 15,16 29 Bài 26: Ứng dụng của nam châm 1 Nêu được nguyên tắc hoạt động của Loa điện; Tác dụng của nam châm điện trong Rơle điện từ. Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kĩ thuật Cả lớp, nhóm, cá nhân Mục II.2. Ví dụ về ứng dụng của rơ le điện từ: chuông báo động- HS tự học. 30-31 Chủ đề: Lực điện từ, động cơ điện một chiều 2 - Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều. - Vận dụng được quy tắc bàn trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mặt tác dụng lực và chuyển hóa năng luợng) của động cơ điện một chiều. Cả lớp, nhóm, cá nhân Dạy bài 27 Bài 28: - Mục II-Khuyến khích học sinh tự đọc. - Mục III. Động cơ điện 1 chiều trong kĩ thuật- Tự học có hướng dẫn. 16 32 Bài 30: Bài tập 1 - Vân dụng được các kiến thức đã học để làm bài tập Cả lớp, nhóm, cá nhân 17 33 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ 1 Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ. Cả lớp, nhóm, cá nhân 34 Ôn tập (tiết 1) 1 Củng cố, nắm vữn và vận dụng quy tắc bàn tay trái; Quy tắc nắm tay phải Cả lớp, nhóm, cá nhân 18 35 Ôn tập (tiết 2) 1 - Hệ thống hoá kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 32 chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I. - Vận dụng kiến thức để giải quyết kiến thức liên quan ở mức độ hiểu và vận dụng. Cả lớp, nhóm, cá nhân 36 Kiếm tra cuối kỳ I 1 Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 1 đến tiết 33 Cá nhân HỌC KÌ II Tuần Tiết Tên bài Thời lượng dạy học Yêu cầu cần đạt Hình thức tổ chức dạy học Điều chỉnh thực hiện 19-20 37 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng 1 - Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín. - Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng. Cả lớp, nhóm, cá nhân 38-39 Chủ đề: Dòng điện và máy phát điện xoay chiều. 2 - Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. - Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng huyện điện năng. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. Nhóm, cá nhân Tích hợp bài 33 và bài 34 thành chủ đề. Bài 34. Mục II: Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật- Khuyến khích học sinh tự đọc. 20-21 40-41 Bài 35. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều 2 - Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều. - Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. - Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều. - Phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. Cả lớp, nhóm, cá nhân 21,22 42-43 Chủ đề: Truyền tải điện năng đi xa. Máy biến thế. 2 - Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. - Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp. - Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp. - Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức Cả lớp, nhóm, cá nhân - Tích hợp bài 36, 37 thành chủ đề. - Dạy bài 36 Bài 37: - Mục II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế- Công nhận công thức máy biến thế. - Mục III; IV- Tự học có hướng dẫn. 22-23 44-45 Bài tập 2 - Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, MPĐ xoay chiều, MBT. - Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào 1 số trường hợp cụ thể. Cả lớp, nhóm 23-24 46-47 Bài 39: Tổng kết chương 2: Điện từ học 2 - Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương điện từ học. - Vận dụng các kiến thức vào các bài tập cụ thể. Cả lớp, nhóm, cá nhân CHƯƠNG III: QUANG HỌC 18 tiết 24 48 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 1 - Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại. - Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. Cả lớp, nhóm, cá nhân 25 49 Bài 42: Thấu kính hội tụ 1 - Nhận biết được thấu kính hội tụ. - Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì. - Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. - Xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này. - Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ. Cả lớp, nhóm, cá nhân Câu hỏi C4 (tr.114): Bỏ ý sau “Tìm cách kiểm tra điều này”. 50 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ 1 Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. Cả lớp, nhóm, cá nhân 26 51 Bài tập 1 - Biết dựng ảnh của vật qua TKHT trong các trường hợp vật ở trong và ngoài khoảng tiêu cự - Tính được khoảng cách từ thấu kính đến ảnh, chiều cao của ảnh. Cả lớp, nhóm, cá nhân 52 Ôn tập (Tiết 1) 1 - Biết dựng ảnh của vật qua TKPK. - Tính được khoảng cách từ thấu kính đến ảnh, chiều cao của ảnh. Cả lớp, nhóm, cá nhân 27 53 Ôn tập (Tiết 2) 1 Vận dụng kiến thức đã học liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng, TKHT và TKPK để giải các bài tập tổng hợp. Cả lớp, nhóm, cá nhân 54 Kiểm tra giữa kỳ II 1 Kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức từ tiết 37 đến tiết 51 Cá nhân 28 55 Bài 44: Thấu kính phân kỳ 1 - Nhận biết được thấu kính phân kì. - Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ. - Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì. Nhóm, cá nhân 56 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ 1 - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. - Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. Cả lớp, nhóm, cá nhân 29 57 Bài tập 1 - Biết dựng ảnh của vật qua TKPK trong các trường hợp vật ở trong và ngoài khoảng tiêu cự - Tính được khoảng cách từ thấu kính đến ảnh, chiều cao của ảnh. Cả lớp, cá nhân 58 Bài 48: Mắt 1 - Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới. - Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh. - Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau. Cả lớp, nhóm, cá nhân 30 59 Bài 49: Mắt cận thị và mắt lão 1 - Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sửa. - Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sửa. Cả lớp, nhóm, cá nhân 60 Bài 50: Kính lúp 1 - Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát các vật nhỏ. - Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn. Cả lớp, nhóm, cá nhân Mục II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp- Khuyến khích học sinh tự đọc. 31 61 Bài 51: Bài tập quang hình học 2 - Vận dụng kiến thức giải các bài tập định tính, định lượng. - Thực hiện được đúng các phép vẽ hình quang học. - Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học. Cả lớp, nhóm, cá nhân 62 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng 1 - Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng huyện các ánh sáng màu. - Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng trắng. Cả lớp, nhóm, cá nhân 32 63 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu 1 - Trình bày được thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu. - Trình bày, giải thích được thí nghiệm trộn các ánh sáng màu. - Mô tả được màu của ánh sáng. 32,33 64-65 Bài 58: Tổng kết chương 3: Quang học 2 Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương 3: Quang học Cả lớp, nhóm, cá nhân 33,34 66-67 Chủ đề: Sự chuyển hóa năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng. 2 - Nêu được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công hoặc làm nóng các vật khác. - Kể tên được những dạng năng lượng đã học. - Nêu được ví dụ hoặc mô tả được hiện tượng trong đó có sự chuyển hoá các dạng năng lượng đã học và chỉ ra được rằng mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. - Giải thích một số hiện tượng và quá trình thường gặp trên cơ sở vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Cả lớp, nhóm, cá nhân Cả lớp, nhóm, cá nhân Bài 59. Mục III. Vận dụng- Tự học có hướng dẫn. Bài 60. - Mục III. Vận dụng- Tự học có hướng dẫn. - Thí nghiệm hình 60.2. Không bắt buộc làm thí nghiệm 68 Ôn tập (tiết 1) 1 - Hệ thống lại các kiến thức đã học trong chương trình học kỳ 2. - Giải các dạng bài tập định tính, định lượng. Nhóm, cá nhân 35 69 Ôn tập (tiết 2) 1 Luyện giải các dạng bài tập trong chương trình học kỳ 2 Cả lớp, nhóm, cá nhân 70 Kiểm tra cuối kỳ II 1 Kiểm tra kiến thức HS đã học từ tiết 37 đến tiết 63. Cá nhân Hợp Tiến, ngày tháng 9 năm 2020 HIỆU TRƯỞNG Đặng Vũ Trường TỔ TRƯỞNG Đoàn Thị Thùy Dương NGƯỜI LẬP Phạm Trường Thành
File đính kèm:
- ke_hoach_giao_duc_mon_vat_li_lop_9_nam_hoc_2020_2021.doc