Kế hoạch dạy học Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Thánh Gióng"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong, học sinh có thể:

1. Phẩm chất chủ yếu:

Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với những biểu hiện cụ thể như sau:

1.1. Yêu gia đình, yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu mến và tự hào về những vị anh hùng dân tộc nói chung và Thánh Gióng nói riêng.

1.2. Có ý thức tự hào về lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm và tự hào về nền văn học dân gian của dân tộc. Tự hào về những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta được kể trong một truyện truyền thuyết.

1.3. Có ước mơ và khát vọng cống hiến, bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc.

2. Năng lực chung:

2.1. Rèn năng lực tự học, đọc các văn bản truyền thuyết, nhận biết được thể loại truyện truyền thuyết và một số chi tiết của các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo trong văn bản Thánh Gióng.

2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác.

2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Nhận biết một số chi tiết của các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo trong văn bản Thánh Gióng.

3. Năng lực đặc thù:

3.1. Đọc hiểu nội dung

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản truyện truyền thuyết Thánh Gióng; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vât trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

3.2. Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Thánh Gióng thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

3.3. Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản (Nhân vật Thánh cùng trong truyền thuyết “Thánh Gióng” và nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian nêu ra trong văn bản.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

3.4. Đọc mở rộng

- Đọc một truyện thuộc thể loại truyện dân gian như: TruyềnTruyện cổ tích Thạch Sạch , truyện cười “Treo biển”.

 

docx 11 trang linhnguyen 18/10/2022 2260
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Thánh Gióng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Thánh Gióng"

Kế hoạch dạy học Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Thánh Gióng"
I. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Chủ đề: Truyện Truyền thuyết - Thời lượng: 3 tiết
NGỮ LIỆU: THÁNH GIÓNG (Lớp 6)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong, học sinh có thể:
Phẩm chất chủ yếu:
Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với những biểu hiện cụ thể như sau:
1.1. Yêu gia đình, yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu mến và tự hào về những vị anh hùng dân tộc nói chung và Thánh Gióng nói riêng.
1.2. Có ý thức tự hào về lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm và tự hào về nền văn học dân gian của dân tộc. Tự hào về những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta được kể trong một truyện truyền thuyết.
1.3. Có ước mơ và khát vọng cống hiến, bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc.
Năng lực chung:
2.1. Rèn năng lực tự học, đọc các văn bản truyền thuyết, nhận biết được thể loại truyện truyền thuyết và một số chi tiết của các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo trong văn bản Thánh Gióng.
2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Nhận biết một số chi tiết của các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo trong văn bản Thánh Gióng.
Năng lực đặc thù:
3.1. Đọc hiểu nội dung
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản truyện truyền thuyết Thánh Gióng; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vât trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. 
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
3.2. Đọc hiểu hình thức	
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật Thánh Gióng thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ...
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.
3.3. Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản (Nhân vật Thánh cùng trong truyền thuyết “Thánh Gióng” và nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.. 
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian nêu ra trong văn bản. 
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
3.4. Đọc mở rộng
- Đọc một truyện thuộc thể loại truyện dân gian như: TruyềnTruyện cổ tích Thạch Sạch , truyện cười “Treo biển”.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp:
1.1. Phương pháp chính:
Phương pháp học nhóm: Thảo luận nhóm, trình bày theo nhóm
Phương pháp đóng vai (tóm tắt bằng hình thức đóng kịch...)
Phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học.
1.2. Phương pháp phụ:
Gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, Trò chơi “Bóng bay Balloon”
2. Phương tiện dạy học:
- SGK, Tài liệu tham khảo, phiếu học tập (1,2,3), máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa, micro, hình ảnh nhân vật (trình chiếu trên màn hình khi HS thảo luận hoặc trả lời). Nhạc nhẹ (mở khi HS làm việc nhóm)
- Bài soạn (gồm văn bản dạy học để dưới dạng in hoặc dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh).
- Văn bản dạy học: THÁNH GIÓNG
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa, máy chiếu, điện thoại, tranh, ảnh, video, nhạc
- Thiết kế bài dạy trên word, powerpoint, trên bảng tương tác. Thiết kế trò chơi “Bóng bay Balloon”.
 - Giao việc cho HS chuẩn bị: Đọc văn bản và tóm tắt ngắn gọn, kể ra được các chi tiết tiêu biểu, các nhân vật trong truyện ; trả lời các câu hỏi nhóm trong phụ lục đính kèm)
- Phiếu học tập 1,2,3 
- Giấy A0, A4, bút màu
2. Học sinh:
 - Sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo.
- Đọc văn bản “Thánh Gióng” ở SGK. Sau khi đọc văn bản, HS tóm tắt ngắn gọn, kể ra được các chi tiết tiêu biểu, các nhân vật trong truyện ; trả lời các câu hỏi nhóm trong phụ lục đính kèm)
- Chuẩn bị bút màu, giấy A4
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
ĐỌC - HIỂU (3 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiêu chí đánh giá/ Dự kiến sản phẩm
- Tạo hứng thú cho HS.
- Tạo tình huống có vấn đề.
- Dẫn dắt đến bài học. 
Cho HS xem video cải lương “Phù Đổng Thiên Vương” (nhóm Bạch Lê, Bạch Long, Thùy Dương), (Trích đoạn từ phút thứ 5 đến phút 9). 
Link: https://youtu.be/AcRx-XzWZb0
Xem và xác định tên, hành động của nhân vật trong video.
- HS xem một cách chăm chú, thích thú.
- Xác định được tên và hành động của nhân vật Thánh Gióng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể loại truyền thuyết
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách kể chuyện trong văn bản theo diễn biến sự việc.
- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, video gồm cả hình ảnh và lời nói) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
- Nhận biết nghĩa của một số từ Hán Việt (sứ giả, tráng sĩ), đại từ xưng hô (ta)
- Sử dụng trạng ngữ với công dụng phù hợp. Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện ý nghĩa văn bản. 
-HS liên hệ từ thực tiễn cuộc sống
-Rút ra ý nghĩa truyện
-Bồi đắp lòng yêu nước, tự hào.
GV dẫn dắt vào bài: Ngay từ buổi đầu dựng nước, người dân đất Việt đã chịu cảnh ngoại xâm. Để thể hiện khát vọng và ước mơ về một người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã xây dựng hình tượng vị anh hùng Thánh Gióng- cũng là nhân vật chính trong trích đoạn video mà các em vừa theo dõi. Bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu văn bản thuộc thể loại truyết về vị anh hùng làng Gióng.
GV hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản “Thánh Gióng”
(1) GV gợi mở để HS nhớ kiến thức cũ: nêu khái niệm truyền thuyết?
(2) GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản, làm việc nhóm theo kĩ
thuật khăn trải bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.
- Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
- Ngoài ngôn ngữ, văn bản còn sử dụng các phương tiện gì để chuyển tải thông tin? Việc kết hợp các phương tiện trình bày có giúp văn bản đạt được mục đích đó không?
(2) GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau
-Ghi lại các từ Hán Việt và nêu mục đích của việc dùng từ Hán Việt?
-Đại từ “ta” được sử dụng?
Với mỗi hoạt động trên,sau khi HS trả lời, GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và chốt lại ý chính.
3) GV giao nhiệm vụ cho nhóm đôi:
Truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử nào? Câu chuyện bồi đắp trong em tình cảm gì?
HS nghe
HS trả lời cá nhân
HS khác nhận xét, bổ sung
HS làm việc nhóm
- Xác định bố cục, nội dung
- Xác định phương thức biểu đạt
- Xác định phương tiện
-HS ghi lại từ Hán Việt, nêu mục đích.
-HS nhận xét, bổ sung.
HS thảo luận, trình bày
Nắm được khái niệm và đặc trưng thể loại của truyền thuyết.
(2) - Văn bản chia làm ba phần: (KĨ NĂNG ĐỌC- NÓI)
+ Phần mở đầu: Từ đầu đến “cứ đặt đâu thì nằm đấy”: sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng.
+ Phần giữa: Tiếp theo đến cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời: Gióng đánh giặc, cứu nước.
+ Phần cuối: còn lại: Sự tưởng nhớ Gióng và dấu tích.
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
- Sử dụng ngôn từ, tranh ảnh, video để chuyển tải thông tin.
- Mục đích: minh họa hình ảnh Thánh Gióng khi đánh giặc.
PHIẾU HỌC TẬP SUY LUẬN (KĨ NĂNG VIẾT- NGHE- NÓI)
(Phiếu học tập đính kèm trang 6)
- Sự phát triển ngôn ngữ: vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn (từ Hán Việt - tạo sắc thái trang trọng, phù hợp không khí xã hội cổ xưa).
(3)-Lịch sử về anh hùng Thánh Gióng, hội làng Gióng(truyện có màu sắc thần kì)
- Sức mạnh bảo vệ đất nước
- Ước mơ về người anh hùng cứu nước, chống ngoại xâm.
PHIẾU HỌC TẬP SUY LUẬN
Tên VB: Thánh Gióng
Họ tên HS: . Lớp: .
Yêu cầu: Em hãy liệt kê những chi tiết quan trọng vào ô bên trái, sau đó ghi những kết luận, đánh giá, phân tích ý nghĩa các chi tiết đó vào ô bên phải:
Ý nghĩa các chi tiết:
Sự ra đời kì lạ, dự báo nhân vật làm điều phi thường.
-Tiếng nói yêu nước: xin đi diệt giặc.
-phải có vũ khí để đánh đuổi quân thù
-Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, yêu nước.
-Sự trưởng thành vượt bậc
-Vũ khí thô sơ góp công diệt giặc.
-Không màng danh lợi
-Ra đi phi thường
-Hình tượng Thánh Gióng có thật (đặc trưng của thể loại truyền thuyết)
-Truyền thống biết ơn.
Chi tiết:
1) Sự ra đời, lớn lên
-Mẹ giẫm lên vết chân, về nhà thụ thai.
-Mười hai tháng sau sinh ra Gióng.
-Lên ba không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy
2) Gióng đánh giặc, cứu nước.
-Nhờ mẹ mời sứ giả vào
-Yêu cầu sắm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt
-Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi.
-Vươn vai thành tráng sĩ
-Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
-Cởi áo giáp để lại, bay về trời
3) Sự tưởng nhớ Gióng và những dấu tích
-Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
-Mở hội to vào tháng tư
-Bụi tre đằng ngà vàng óng.
-Vết chân ngựa thành ao hồ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Mục tiêu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiêu chí đánh giá/Dự kiến sản phẩm
Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản truyền thuyết tương tự.
GV hướng dẫn HS tự đọc một truyện truyền thuyết khác (truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh) sau đó yêu cầu HS thực hành đọc hiểu với một số yêu cầu cơ bản:
- Mục đích và nội dung chính của văn bản và mối quan hệ giữa chúng.
- Tìm hiểu ý nghĩa tên văn bản.
- Vai trò, tác dụng của kênh hình trong văn bản.
- Giá trị của văn bản đối với xã hội và bản thân. 
Thực hiện các yêu cầu của GV.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng từ bài học chính để thực hiện các yêu cầu GV đặt ra.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
Mở rộng những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một số vấn đề vào thực tế cuộc sống.
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện một hoặc một số yêu cầu:
- Nếu được hỏi về tinh thần yêu nước của người Việt được thể hiện thế nào trong truyền thuyết Việt Nam, em có chọn truyện Thánh Gióng để giới thiệu với mọi người không?
- Em có định giới thiệu với mọi người về núi Sóc Sơn, nơi người anh hùng làng Gióng cưỡi ngựa về trời và giải thích về màu vàng óng của tre đằng ngà không?
- Em hãy liên hệ truyền thống yêu nước trong thời đại hiện nay.
- Em hãy tìm hiểu công tác quốc phòng của nước ta những năm đầu thế kỉ XXI.
Thực hiện các yêu cầu của GV.
Niềm tự hào về truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc từ xưa đến nay.
RÚT KINH NGHIỆM - ĐÁNH GIÁ:
II. BỘ TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN.
MODUN I
Câu 1:  Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức kỹ năng của chủ đề?
- Học sinh giới thiệu về đặc điểm, vẻ đẹp của Động Phong Nha và một số thông tin liên quan về tham quan du lịch ở nơi đây.
- Học sinh liên hệ, mở rộng, vận dụng được những điều đã học từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống, đọc thêm các văn bản cùng chủ đề và độ dài tương đương với văn bản đã học học.
- Học sinh nói, viết được một văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Học sinh nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày, chỉ ra được những hạn chế của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ảnh.
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” sau trong bài học?
- Đọc hiểu văn bản (Khởi động, hoàn thành phiếu học tập, đọc hiểu nội dung khái quát, đọc hiểu chi tiết, tìm hiểu tác động của văn bản, liên hệ và vận dụng, tổng kết và củng cố).
 - Viết (Khởi động thực hành viết văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh).
 - Nói và nghe.
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực có thể được hình thành phát triển cho học sinh là: 
- Phẩm chất:  
+ Yêu mến và tự hào về những danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
+ Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền, giới thiệu về những cảnh đẹp của quê hương đất nước.
 - Năng lực:
 + Năng lực chung: Tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực môn học: Năng lực ngôn ngữ và văn học: Phát triển kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?
- Văn bản sách giáo khoa.
- Phiếu học tập. 
- Hình ảnh phim.
Câu 5:  Học sinh sử dụng thiết bị dạy học học liệu sau đọc nghe nhìn làm để hình thành kiến thức mới:
- Sách giáo khoa: đọc.
- Phiếu học tập: làm. 
-Hình ảnh phim: nghe, nhìn.
Câu 6:  Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:
- Phiếu học tập.
- Đề cương bài nói hoặc bài trình bày trên máy tính.
 - Vẽ tranh.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- Căn cứ đánh giá:  Các sản phẩm được thực hiện trong hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Tiêu chí đánh giá:  rõ ràng, cụ thể, đáp ứng được mục tiêu bài học mà tác giả đề ra.
- Kỹ thuật đánh giá: Kỹ thuật đặt câu hỏi (GV đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá sản phẩm của học sinh).
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài họ, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị học liệu nào?
- Máy tính điện thoại.
- Văn bản sách giáo khoa.
- Giấy, bút màu.
Câu 9:  Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc, nghe, nhìn, làm) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới?
- Tìm kiếm, sưu tầm.
- Đọc.
- Vẽ.
Câu 10: Sản phẩm học tập tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là gì?
- Văn bản viết và nói.
- Tranh vẽ.
Câu 11:  Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới của học sinh?
- Chủ  thể để đánh giá: Học sinh 
                                     Giáo viên
- Tiêu chí đánh giá: Yêu cầu của hoạt động 
                               Mục tiêu bài học.
- Căn cứ đánh giá:  Hai phiếu học tập
                                Bài thuyết trình 
                               Tranh vẽ 
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi tạo tình huống 
                                Bài tập tự luận 
- Kỹ thuật đánh giá: Câu hỏi tạo tình huống 
 Nhận xét đánh giá bài tập tự luận 
- Thời gian đánh giá: Trong tiết học 
                                 Ở lớp

File đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_ngu_van_lop_6_van_ban_thanh_giong.docx