Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Cô Tô"

* Năng lực đọc hiểu văn bản: Biết đọc hiểu một văn bản văn học, cụ thể:

- Đọc hiểu nội dung: Nêu được ấn tượng chung về văn bản: vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô .

- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của văn bản miêu tả như điểm nhìn, sử dụng các hình ảnh so sánh.

- Đọc liên hệ, so sánh, kết nối: Cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua tư tưởng, tình cảm của tác giả.

- Đọc mở rộng: Đọc mở rộng những truyện ngắn hiện đại có dung lượng tương đương

* Năng lực viết:

- Nắm được quy trình viết và thực hành về bài văn tả cảnh.

- Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

* Năng lực nói và nghe:

- Nói: Lập đề cương cho bài nói; trình bày, giới thiệu những ấn tượng cá nhân về một bức tranh thiên nhiên.

- Nghe: Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài văn miêu tả bạn.

- Nói nghe tương tác: chỉ ra được những hạn chế (nếu có) trong nội dung và kĩ năng trình bày của

 

doc 11 trang linhnguyen 5040
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Cô Tô"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Cô Tô"

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Văn bản "Cô Tô"
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ MỘT CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MÔN NGỮ VĂN 2018
Môn : Ngữ Văn 
Tên bài học: CÔ TÔ
Thời lượng dự kiến: 4 tiết
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
TT
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
Năng lực 
Năng lực chuyên biêt
* Năng lực đọc hiểu văn bản: Biết đọc hiểu một văn bản văn học, cụ thể:
- Đọc hiểu nội dung: Nêu được ấn tượng chung về văn bản: vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô .
- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của văn bản miêu tả như điểm nhìn, sử dụng các hình ảnh so sánh.
- Đọc liên hệ, so sánh, kết nối: Cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua tư tưởng, tình cảm của tác giả.
- Đọc mở rộng: Đọc mở rộng những truyện ngắn hiện đại có dung lượng tương đương
* Năng lực viết:
- Nắm được quy trình viết và thực hành về bài văn tả cảnh.
- Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
* Năng lực nói và nghe:
- Nói: Lập đề cương cho bài nói; trình bày, giới thiệu những ấn tượng cá nhân về một bức tranh thiên nhiên.
- Nghe: Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài văn miêu tả bạn.
- Nói nghe tương tác: chỉ ra được những hạn chế (nếu có) trong nội dung và kĩ năng trình bày của
Năng lực chung
* Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
- Biết quan sát, chia sẻ ấn tượng, cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống. * Năng lực tự chủ và tự học: 
- Tự giác tìm, đọc tác phẩm và lập sổ tay văn học.
Phẩm chất chủ yếu
* Yêu quê hương, đất nước: 
- Yêu mến, tự hào, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam.
- Biết yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên.
 * Trách nhiệm: 
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.
- Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy.
- Tư liệu, học liệu dạy học: TV, bút lông (3 màu), phiếu học tập, tranh ảnh minh họa, 
bài trình chiếu powerpoint.
2.Học sinh
- Đọc trước văn bản.
- Chuẩn bị giấy A0 để hoạt động nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH CHUNG (MA TRẬN)
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án đánh giá
PHƯƠNG PHÁP KTĐG
CÔNG CỤ
KTĐG 
CÁCH THỰC HIỆN
KHỞI
ĐỘNG
- Kết nối dữ liệu, tạo tâm thế khám phá kiến thức mới
- Quan sát video về đảo Cô Tô, nêu những ấn tượng ban đầu. 
- Hợp tác, trực quan
PP hỏi – đáp.
Câu hỏi
Đánh giá đồng đẳng.
KHÁM PHÁ
- Biết quy trình viết bài văn miêu tả cảnh, đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại, chỉnh sửa; rút kinh nghiệm.
- Phân tích mẫu, xác định được: đối tượng, trình tự miêu tả, các thao tác cần thực hiện để tìm ý.
- Xây dựng được quy trình viết và bố cục của bài văn tả cảnh.
- Phân tích mẫu.
- Dạy học hợp tác, nêu vấn đề.
- Đánh giá qua sản phẩm học tập.
- Bảng kiểm.
- Thang đánh giá.
Tự đánh giá, GV đánh giá.
LUYỆN TẬP
Viết được bài văn tả cảnh theo quy trình.
- Chuẩn bị viết: 
+ Phân tích đề: xác định nội dung viết là vẻ đẹp của bãi biển mà em yêu thích.
+ Thu thập tư liệu, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn: quan sát, nhận xét, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng; sắp xếp các ý theo bố cục phù hợp.
- Thực hành viết:
+ Diễn đạt thành đoạn, thành bài văn đúng chủ đề; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn có liên kết.
+ Đánh giá, sửa lỗi.
+ Rút kinh nghiệm.
- Dạy viết dựa trên tiến trình.
- Đánh giá qua sản phẩm học tập
- Bảng kiểm, Rubrics đánh giá.
Tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
 VIẾT
YCCĐ
CÁCH THỨC TỔ CHỨC
SẢN PHẨM/KẾT QUẢ DỰ KIẾN
PPKTĐG 
HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
HS tổng hợp thông tin từ hình ảnh, quan sát và đưa ra những ấn tượng ban đầu về Cô Tô.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu các nhóm quan sát video về Cô Tô.
- Chuyển giao phiếu học tập số 1.
* Dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn, trực quan.
* Tài liệu/ học liệu: tranh ảnh, video minh họa, phiếu học tập.
2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Sau khi kết thúc phần quan sát, HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 
- GV quan sát, nhắc nhở HS, đưa ra một số gợi ý để học sinh có thể hoàn thành phiếu học tập.
3.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi từ 1 nhóm HS trình bày kết quả.
- Các nhóm còn lại trình bày bổ sung những ý mà nhóm bạn chưa trình bày.
4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1.
Đánh giá đồng đẳng bằng câu hỏi.
HĐ 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: 
Đọc và phân tích mẫu
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu học sinh đọc diễn cảm và xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu.
- Xác định đối tượng được miêu tả.
- Chuyển giao phiếu học tập số 2 (nhóm 1, 2)
* Dạy học hợp tác, hoạt động nhóm, vấn đáp.
* Tài liệu/ học liệu: phiếu học tập số 2.
2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Sau khi kết thúc phần quan sát, HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 
- GV quan sát, nhắc nhở HS, đưa ra một số gợi ý để học sinh có thể hoàn thành phiếu học tập.
3.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi từ 1 nhóm HS trình bày kết quả.
- Các nhóm còn lại trình bày bổ sung những ý mà nhóm bạn chưa trình bày.
4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS hoàn thành phiếu học tập số 2.
- HS tự đánh giá lẫn nhau dựa trên bảng kiểm số 1.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, câu trả lời của học sinh.
- Đối tượng được miêu tả: Toàn cảnh Cô Tô sau trận bão..
- Trình tự miêu tả: bao quátà cụ thể.
- Đặc điểm của đối tượng.
- Các giác quan được sử dụng để khám phá đặc điểm của đối tượng.
- Cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, các biện pháp tu từ được sử dụng).
- Tình cảm của người viết.
Ngữ liệu: 
- Vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa.
+ Bầu trời: Trong sáng
+ Cây: xanh mượt
+ Nước biển: lam biếc, đặm đà
+ Cát: Vàng giòn
+Lưới: Mẻ cá giã đôi.
- Cảm nhận bằng thị giác.
- Các từ chỉ mức độ: Cũng, lại, thêm, hơn hết, hơn nữa
- Một bức tranh thiên nhiên đẹp, tươi mới, tràn đầy sức sống.
- Yêu thiên nhiên.
Tự đánh giá thông qua thang đánh giá.
Nhiệm vụ 2: 
Khái quát quy trình viết bài văn miêu tả cảnh.
- Xác định được những thao tác cần thực hiện để viết được một bài văn tả cảnh (quan sát, so sánh, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng).
- Chỉ ra được bố cục và các bước để viết bài văn tả cảnh.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy về những thao tác cần thực hiện, bố cục và các bước để viết được một bài văn tả cảnh
* Dạy học hợp tác: kĩ thuật sơ đồ tư duy.
2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS hoạt động nhóm, hoàn thành sơ đồ tư duy.
- GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
3.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi từ 1 nhóm HS trình bày kết quả.
- Các nhóm còn lại nhận xét, rút kinh nghiệm.
4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS tự đánh giá và hoàn thành SĐTD dưới sự hướng dẫn của GV thông qua bảng kiểm 2.
Sơ đồ tư duy:
- Hình thức: nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
- Xác định được những thao tác cần thực hiện để viết được một bài văn tả cảnh (quan sát, so sánh, nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng).
- Chỉ ra được bố cục và các bước để viết bài văn tả cảnh:
Bố cục:
Mở bài: Giới thiệu cảnh được miêu tả.
Thân bài: Các đặc điểm của cảnh theo một trình tự thích hợp.
Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm với cảnh được tả.
Các bước viết bài văn tả cảnh:
Tìm hiểu đề, tìm ý
Lập dàn ý
Viết bài.
 (4)Đọc và sửa chữa.
Tự đánh giá dựa vào bảng kiểm.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
Đề bài: Miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô
- Phân tích đề bài: Đề yêu cầu viết nội dung gì? Phải sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
- Tìm ý cho bài viết:
+ Lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
+ Lựa chọn điểm nhìn, trình tự miêu tả thích hợp (trật tự không gian, thời gian)
+ Dự định các hình ảnh so sánh, nhân hoá sẽ sử dụng.
+ Dự kiến các nhận xét.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy để tìm hiểu đề, tìm ý.
* Dạy học nêu vấn đề, vẽ sơ đồ tư duy.
2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ hoàn thành sơ đồ tư duy.
- GV quan sát, nhắc nhở HS đưa ra những gợi dẫn để HS tìm ý cho bài viết.
3.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi từ 2 - 3 HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét, rút kinh nghiệm.
Câu trả lời, bài viết của học sinh.
+ Nội dung: vẻ đẹp của Cô Tô
+ PTBĐ chính: miêu tả.
+ Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, cây, cát, nước biển, lưới,... 
+ Điểm nhìn, trình tự miêu tả: theo không gian từ trên cao nhìn xuống
+ Đưa ra một số hình ảnh so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, kết hợp với việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc (xanh mượt, lam biếc, vàng giòn)
HS tự đánh giá qua bảng kiểm.
 Nhiệm vụ 2: Lập dàn ý
- Lược bớt các ý không liên quan đến chủ đề.
- Bổ sung các hình ảnh, chi tiết tiêu biểu.
- Sắp xếp các ý đã tìm được theo một trình tự thích hợp.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng bảng biểu (phiếu học tập số 4)
* Dạy học nêu vấn đề.
2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ hoàn thành dàn ý.
3.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi từ 1 - 2 HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét, rút kinh nghiệm.
4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS đánh giá đồng đẳng qua bảng kiểm 3.
Bài làm của học sinh.
Mở bài: Giới thiệu chung về Cô Tô
Thân bài: Tả từ bao quát đến chi tiết các đặc điểm của bãi biển theo một trình tự thích hợp.
Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm của em về vẻ đẹp của Cô Tô .
HS đánh giá đồng đẳng qua bảng kiểm.
Nhiệm vụ 3: Viết bài
Viết mở bài và 2 đoạn trong phần thân bài.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu học sinh viết mở bài và 2 đoạn trong phần thân bài.
* Dạy học nêu vấn đề. Quan sát.
2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thực hành viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần..
GV đánh giá qua quan sát
 Nhiệm vụ 4: Đánh giá, chỉnh sửa bài viết.
1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV yêu cầu HS đánh giá bài viết dựa trên các tiêu chí gợi ý.
2.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí.
HS tự đánh giá, GV đánh giá theo thang đánh giá và theo rubrics.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Quan sát video từ tivi và thực hiện yêu cầu bên dưới:
1. Đối tượng chính xuất hiện trong video trên là gì?
2. Quan sát và ghi lại những đặc điểm chính của đối tượng.
3. Đưa ra những ấn tượng, nhận xét của em về đối tượng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Ngữ liệu
(1) Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi
(Nguyễn Tuân)
Nhận xét
- Người tả cảnh đã chọn vị trí nào để quan sát cảnh vật? Vị trí đó có gì thuận lợi?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão.
- Những giác quan nào đã được sử dụng để khám phá đặc điểm của đối tượng?
- Nhận xét cách diễn đạt (dùng từ, đặt câu, các biện pháp tu từ được sử dụng).
- Qua đoạn văn, em nhận ra tình cảm gì của người viết?
THANG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY TRÌNH VIẾT
Mức 1: Không bao giờ.
Mức 2: Thỉnh thoảng.
Mức 3: Khá thường xuyên.
Mức 4: Luôn luôn.
STT
Tiêu chí
1
2
3
4
1
Đọc và tìm hiểu kĩ đề bài.
2
Xác định nội dung chính cần miêu tả.
3
Sắp xếp các nội dung miêu tả theo trình tự hợp lí (Lập dàn ý)
4
Viết bài văn miêu tả theo dàn ý.
5
Đọc lại và sửa lỗi diễn đạt
RUBRICS ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT
STT
Tiêu chí
Mức độ	
Mức 5
(Xuất sắc)
Mức 4
(Giỏi)
Mức 3
(Khá)
Mức 2
(Trung bình)
Mức 1
(Yếu)
1
Xđ đúng thể loại, kiểu bài
(1.0 đ)
Xác định đúng, chính xác kiểu bài, sử dụng kết hợp phù hợp, linh hoạt các phương thức biểu đạt: bài văn miêu tả cảnh – vẻ đẹp của bãi biển có kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm linh hoạt.
Xác định đúng, chính xác kiểu bài, sử dụng kết hợp phù hợp các phương thức biểu đạt: bài văn miêu tả cảnh – miêu tả bãi biển có kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm phù hợp.
Xác định đúng, kiểu bài, có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: bài văn miêu tả cảnh – miêu tả toàn cảnh bãi biển bước đầu có kết hợp các yếu tố tự sự, biểu cảm.
Xác định đúng, kiểu bài, bài văn miêu tả cảnh – miêu tả toàn cảnh bãi biển chưa biết kết hợp các phương thức biểu đạt khác.
Không xác định được đối tượng miêu tả
2 
Nội dung
(5.0 điểm)
- Bài viết tái hiện một cách sinh động các vẻ đẹp của bãi biển
- Bài viết tái hiện một cách chân thật, cụ thể cảnh – miêu tả
- Bài viết tái hiện được những nét đẹp cơ bản của bãi biển
Miêu tả được những nét đẹp cơ bản của bãi biển nhưng còn sơ sài, chung chung.
Không miêu tả được những nét cơ bản về bãi biển.
3
Liên kết
(1.0 điểm)
Bài viết có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn tạo nên tính mạch lạc, logic và có sức thuyết phục cao.
Bài viết có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần các đoạn tạo nên tính mạch lạc.
Bài viết có sự liên kết xuyên suốt nhưng đôi chỗ chưa mạch lạc
Bài viết có liên kết nhưng nhiều chỗ chưa mạch lạc
Chưa thể hiện được sự liên kết.
4
Tình cảm cảm xúc đối với nhân vật (0.5 điểm)
 - Thể hiện được cảm xúc, rung động trước vẻ đẹp của bãi biển bằng việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phong phú, sinh động có tính gợi hình gợi cảm cao.
 Người viết thể hiện được tình yêu mến với vẻ đẹp của bãi biển bằng việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phong phú, sinh động. 
Người viết thể hiện được tình yêu mến với bãi biển bằng việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phù hợp.
Người viết thể hiện được tình cảm với bãi biển nhưng cảm xúc chưa rõ ràng
Chưa bày tỏ được cảm xúc với bãi biển.
5
Diễn đạt
(1.0 điểm)
- Bài viết có cách diễn đạt mới mẻ, trôi chảy.
- Cách dùng từ, đặt câu sáng tạo, chuẩn xác.
- Không sai chính tả.
- Biết kết hợp phong phú các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và khả năng liên tưởng, tưởng tượng độc đáo.
- Bài viết có cách diễn đạt trôi chảy.
- Cách dùng từ, đặt câu chuẩn xác.
- Không sai chính tả.
- Biết kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và có khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
- Bài viết có cách diễn đạt trôi chảy.
- Cách dùng từ, đặt câu chuẩn xác.
- Còn mắc một số lỗi chính tả.
- Bước đầu biết kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
- Biết cách dùng từ, đặt câu.
- Còn mắc một số lỗi dùng từ, đặt câu.
- Có mắc một số lỗi chính tả
Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả.
6
Trình bày
(1.0 điểm)
Bố cục rõ ràng, hợp lý, bài sạch, chữ đẹp, không gạch xóa.
Bố cục rõ ràng, bài sạch, chữ rõ, không gạch xóa.
Bố cục rõ ràng, chữ viết rõ ràng, ít gạch xóa.
Bố cục rõ ràng, chữ viết tương đối rõ ràng, còn nhiều gạch xóa.
Chưa thể hiện được bố cục, chữ viết khó đọc, có nhiều chỗ gạch xóa.
7
Sáng tạo
(0.5 điểm)
- Có nhiều ý tưởng độc đáo, mới mẻ.
- Có khá nhiều ý tưởng mới mẻ.
- Có một số ý tưởng mới mẻ.
- Có một ý tưởng mới mẻ.
Không có sự sáng tạo.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_van_ban_co_to.doc