Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo theo CV5512 - Chương trình học kì 2
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Tri thức ngữ văn (truyện, truyện đồng thoại, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật).
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử gợi ra từ văn bản
- Ý nghĩa của dấu ngoặc kép.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được đặc điểm nhân vật trong truyện, nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong dấu ngoặc kép; chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản.
- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách.
- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.
3. Về phẩm chất:
- Biết yêu thương và sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo theo CV5512 - Chương trình học kì 2
n gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định. + Bằng chứng - Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị. + Bằng chứng => Nhận xét: hệ thống các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp logic, rõ ràng, thể hiện được những nhận định của tác giả về nhân vật Thánh Gióng mang vẻ đẹp: phi thường nhưng cũng rất đời thường. 3. Kết thúc vấn đề - Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng mang ý nghĩa nhân sinh và nên thơ -> Quan điểm riêng. => Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau giúp chúng ta hiểu tác phẩm sâu hơn. III. TỔNG KẾT a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi - HS quan sát SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - HS theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). c) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt B 1: chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi: + Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản? + Nêu nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi B3: Báo cáo kết quả GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức. 1. Nội dung – Ý nghĩa: - Văn bản bàn về nhân vật Thánh Gióng, người anh hùng vừa có vẻ đẹp lí tưởng vừa là con người trần thế với vẻ đẹp gần gũi, giản dị. 2. Nghệ thuật - VB nghị luận, nghệ thuật lập luận sắc bén. - Hệ thống lí lẽ xác đáng, bằng chứng cụ thể, sinh động. 3. HĐ 3: Luyện tập a) Mục tiêu: HS - Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. - Tóm tắt được nội dung chính của văn bản nghị luận Bàn về nhân vật Thánh Gióng. b) Nội dung: HS đọc lại văn bản và viết được đoạn văn tóm tắt văn bản. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, đoạn văn tóm tắt văn bản. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: -Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Dựa vào sơ đồ trên, hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn ( khoảng 150 đến 200 chữ) -Hs làm việc theo nhóm đôi để hoàn thành đoạn văn tóm tắt. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp hoàn thành đoạn tóm tắt vào bảng nhóm. - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS: B3: Báo cáo kết quả - Đại diện HS trưng bày sản phẩm của nhóm. - GV chụp, chiếu sơ đồ và đoạn văn tóm tắt của một nhóm tiêu biểu lên màn hình để nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung. * Dự kiến sản phẩm: Đoạn văn do HS viết. B5: Kết luận, nhận định ( GV): - GV nhận xét bài làm của HS. -GV hướng dẫn HS nhận xét về cách tóm tắt một văn bản nghị luận ( Một văn bản nghị luận thường gồm có nhiều đoạn): + Khi tóm tắt một văn bản nghị luận ta cần phân tách các ý kiến với lí lẽ, bằng chứng kèm theo. + Nhận xét được mối liên hệ giữa các yếu tố ấy( Có thể vẽ sơ đồ) + Sau đó diễn đạt một cách ngắn gọn bằng lời văn của mình theo các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. HĐ 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao phiếu bài tập) Bài tập 1: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng bằng một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 đến 10 câu). Chỉ rõ lí lẽ và bằng chứng em đã sử dụng trong đoạn văn đó. B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Dự kiến sản phẩm: Cần nêu được những nội dung sau - Giới thiệu được nhân vật Thánh Gióng. - Nêu được cảm nhận riêng về nhân vật, - Viết được đoạn văn theo yêu cầu. Chỉ ra được lí lẽ, bằng chứng. B4: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B5: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. Văn bản 3: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM GÓC NHÌN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Nắm được nội dung văn bản - Liên hệ kết nối với văn bản Học thầy,học bạn và Bàn về nhân vật Thánh Gióng để hiểu hơn về chủ điểm Những góc nhìn cuộc sống. 2. Về năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện và người kể chuyện ngôi thứ nhất. 3. Về phẩm chất: - HS có ý thức nhìn nhận cuộc sống đa chiều hơn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1 : Xác định vấn đề a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS quan sát bức tranh sau và đưa ra phương án mà em quan sát thấy qua bức tranh: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những góc nhìn khác nhau trong cuộc sống sẽ cho chúng ta những cách nhìn nhận khác nhau, HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT 1 Tìm hiểu tác giả, tác phẩm B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về thể loại, nhắc lại đặc điểm thể loại - HS thực hiện nhiệm vụ. B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 2 Hướng dẫn đọc B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong truyện. - Hướng dẫn HS hiểu nghĩa một số từ khó: vi hành, ngân khố. - HS lắng nghe. B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại: truyện II. Tìm hiểu chi tiết 1. Đọc, chú thích Hoạt động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT B 1: chuyển giao nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vị vua - GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy đọc câu danh ngôn đầu truyện? Em hiểu thế nào về câu danh ngôn đó? - Gv đặt câu hỏi gợi dẫn HS tìm hiểu: + Tại sao vị vua lại có thái độ bực mình? + Vị vua đã ra quyết định gì? Quyết định đó thể hiện điều gì ở vị vua? 2: Tìm hiểu nhân vật người hầu + Quyết định của vị vua có được mọi người ủng hộ, đồng tình không? Vì sao? + Người hầu đã đưa ra lời khuyên gì? Lời khuyên đó đêm đến lợi ích gì? 3: Nhận xét về cách nhìn khác nhau giữa nhà vua và người hầu GV yêu cầu HS điền vào bảng sau và từ đó đưa ra nhận xét về cách nhìn nhận giữa hai nhân vật có gì khác nhau: Nhân vật Nhà vua Người hầu Địa vị xã hội Tâm trạng khi đưa ra quyết định + Thông điệp văn bản muốn gửi đến người đọc là gì - HS tiếp nhận nhiệm vụ. B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Nhân vật Nhà vua Người hầu Địa vị xã hội Có quyền lực, quen sống xa hoa Người nghèo, luôn cân nhắc kĩ về tiền nong Tâm trạng khi đưa ra quyết định Bực tức Tinh thân sáng suốt B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv bổ sung: Cách nhìn của hai nhân vật trên có sự khác nhau: vị vua có quyền lực, đã quen sống xa hoa nên dễ dàng đưa ra mệnh lệnh vô lí để thỏa mãn mình. Ngược lại, người hầu xuất thân từ tầng lớp dâ nghèo, quen tính toán kĩ lưỡng để tránh gây lãng phí một cách vô ích. Tuy nhiên, có thể hiểu được những quyết định đến từ hai người, nhà vua do đang bực bội nên đưa ra quyết định thiếu suy nghĩ còn người người đưa ra ý kiến trong trạng thái tinh thần sáng suốt. Như vậy, trong cuộc sống, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến góc nhìn của chúng ta. Chúng ta không nên vội vàng quyết định điều gì, cần bình tĩnh và sáng suốt suy nghĩ thật thấu đáo vấn đề. 2. Phân tích 2.1. Nhân vật vị vua - Vị vua bực mình vì chân ông rất đau, những cơn nhức mỏi hành hạ - Vị vua quyết định: tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. à quyết định vô lí, không khả thi vì vương quốc rất rộng lớn. 2.2. Nhân vật người hầu - Lời khuyên đưa ra: cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân. à Lời khuyên đúng đắn vừa giúp tiết kiệm ngân sách cho đất nước, vừa góp phần phát minh ra đôi giầy đầu tiên trong lịch sử. à Thông điệp: khi ta thay đổi góc nhìn, ta sẽ có được những giải pháp hiệu quả, hợp lí và có được những sáng tạo không ngờ. Hoạt động 2: Tổng kết văn bản a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Văn bản đề cập đến nội dung gì? + Nghệ thuật văn bản? B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng III. Tổng kết Nội dung – Ý nghĩa: - Truyện kể về quyết định vô lí của vị vua trong lúc bực tức và lời khuyên sáng suốt của người hầu đã tìm ra được cách giải quyết vấn đề hợp lí. - VB muốn gửi tới chúng ta thông điệp: khi ta thay đổi góc nhìn, ta sẽ có được những giải pháp hiệu quả, hợp lí và có được những sáng tạo không ngờ. 2. Nghệ thuật - Cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện trên, em hãy nêu ý kiến: Làm thế nào để mỗi người có những quyết định hợp lí, sáng suốt trong cuộc sống? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV có thể chốt lại một số nội dung: cần biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình trong cuộc sống không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học. GV đưa ra gợi ý: Cuộc sống vốn đa dạng, đa chiều, ta cần biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đúng đắn, phản biệ những ý kiến chưa hợp lí nhưng đồng thời cũng phải có chính kiến, biết trình bày, bảo vệ góc nhìn của mình. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được từ mượn, trình bày cách sử dụng từ mượn. - Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và có yếu tố Hán Việt. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... - Năng lực nhận diện từ mượn, yếu tố hán Việt và chỉ ra tác dụng của từ mượn. 3. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Từ điể tiếng việt. Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi: Hãy quan sát các hình ảnh sau, ở cửa hàng quần áo người ta thường sử dụng vật dụng gì để trưng bày quần áo? à Đáp án: tượng mẫu - GV: Ngoài những tên gọi trên, chúng ta còn dùng tiếng nước ngoài để gọi tên chúng? Em hãy chỉ ra các tên gọi đó? - Tên gọi khác: Ma-nơ-canh - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những tên dùng gọi các đồ vật trên là loại từ nào, nguyên tắc sử dụng chúng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt a) Mục tiêu: HS nắm được công dụng của từ mượn và yếu tố hán việt. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề c) Sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 1. Tìm hiểu từ mượn B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ: Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng ... - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời, có thể sử dụng từ điển: Giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu văn? - GV đưa ngữ liệu lên bảng phụ và đặt câu hỏi cho HS: Trong số các từ này, từ nào là từ được mượn của tiếng Hán, từ nào được mượn của ngôn ngữ khác? Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, xô viết, giang sơn, in-tơ-nét. - GV nêu tiếp yêu cầu, từ đó em hãy rút ra: Từ mượn là gì? Tiếng Việt mượn từ từ đâu? Tại sao chúng ta phải vay mượn tiếng nước ngoài? - HS thực hiện nhiệm vụ. B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. 2. Tìm hiểu yếu tố Hán Việt B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS: trong tiếng việt, có một số lượng lớn các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. - GV giao bài tập, HS thảo luận theo nhóm: Hãy ghép các yếu tố hán việt sau để tạo ra từ + Hải + Thủy + Gia - HS thực hiện nhiệm vụ B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Từ mượn Xét ví dụ + Trượng: Đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ = 3,33m, ở đây được hiểu là rất cao. + Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn 2. Nhận xét - Tiếng việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình. - Tiếng việt mượn từ của tiếng hán và một số ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga. II. Yếu tố Hán Việt 1. Xét ví dụ - Hải: hải sản, hải quân, lãnh hải - Thủy: thủy sản, thủy lợi, thủy quân + Gia: gia đình, gia tộc, gia sản 2. Nhận xét - Các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 1. Bài tập 1 B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 theo nhóm. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. 2. Bài tập 2 B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở - HS tiếp nhận nhiệm vụ. B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tự làm, trả lời câu hỏi B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 3. Bài tập 3 B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”, các tổ tìm trong thời gian 5 phút và tổ nào tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng cuộc - HS tiếp nhận nhiệm vụ. B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 4. Bài tập 7 B 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tiếng việt để tra nghĩa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. B 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi B 3: Báo cáo kết quả + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B 4: Đánh giá, nhận định. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV giao bài tập về nhà: bài 4,5,6,/ trang 49 Bài tập 1/ trang 47 - Từ mượn tiếng Hán là: nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, nghịch lí, mê cung. - Từ mượn các ngôn ngữ khác: video, xích lô, a-xit, ba-zơ. Bài 2/ trang 34 - Khi các hiên tượng như email, video, internet được phát minh, tiếng Việt chưa có từ vựng để biểư đạt những hiện tượng này. Do đó, chứng ta mượn các từ này để phục vụ cho giao tiếp, qua đó làm giàn có, phong phú thêm vốn từ vựng tiếng Việt. Bài 3/ trang 34 - Người cán bộ hưu trí không thể hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên lễ tân đã lạm dụng từ mượn trong giao tiếp. Bài học rút ra là khi giao tiếp, cần tránh lạm dụng từ mượn. Chúng ta chỉ nên dùng từ mượn khi không có từ tiếng Việt tương đương để biển đạt. Bài 7/trang 48 a. thiên trong thiên vị: nghiêng, lệch; thiên trong thiên văn: trời; thiên trong thiên niên ki: một nghìn. b. hoạ trong tai hoạ: điều không may xảy tới; hoạ trong hội hoạ: nghệ thuật tạo hình, dùng màu sắc, đường nét để mô tả sự vật, hình tượng; hoạ trong xướng hoạ: hát hoà theo. c. đạo trong lãnh đạo: chỉ đạo; đạo trong đạo tặc: ăn trộm, ăn cắp; đạo trong địa đạo: con đường. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS: Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiề góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích gì? Em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu HS đảm bảo các yêu cầu của đề bai GV nhận xét, đánh giả và gợi ý hướng chỉnh sửa. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. VIẾT VIẾT BÀI VĂN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG. I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Các B thực hiện một bài văn. - Kiểu bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_theo.docx