Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1

Dự đoán

Câu 1. Em dự đoán thế nào về sự việc sắp được kể?

Câu 2. Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn có nghĩ đến hậu quả không?

Câu 3. Điều gì đã xảy ra với Dế Choắt? Dế Mèn đã làm gì khi chứng kiến điều đó?

Gợi ý trả lời

Câu 1. Em dự đoán về sự việc sắp được kể: Dế Choắt có tính hung hăng, hống hách, kiêu căng, tự phụ, luôn nghĩ mình "là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ" và coi thường những kẻ yếu hơn mình nên sẽ bắt bạt và trêu chọc mọi người.

Câu 2. Lúc rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, Dế Mèn đã không nghĩ đến hậu quả của sự việc. Dế Mèn chỉ nghĩ rằng với sức mạnh của mình, sẽ làm chị Cốc tức giận và mình sẽ hả hê.

Câu 3 . Dế Chắt đã chết bởi chính trò đùa tai quái của Dế Mèn. Dế Mèn nằm im thin thít trong hàng cho tới khi chị Cốc đi rồi mới mon men bò lên. Khi thấy Dễ Choặt thoi thóp, Dế Mèn hoảng hốt sợ hãi ăn năn.

 

docx 154 trang linhnguyen 20/10/2022 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1

Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1
 tường. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản đó để làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé. Em đang rét có lẽ càng rét hơn khi thấy mọi nhà rực sáng ánh đèn. Em đang đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức. Chẳng có điều gì tốt đẹp chờ đợi cô bé ngoài cái xó xỉnh tối tăm, rét mướt đầy tiếng mắng nhiếc, chửi rủa của người cha thô lỗ, cộc cằn. Hình ảnh đối lập của cô bé bán diêm và mọi người mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này niềm đau thương vô hạn, nhự luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
8. Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêm cũng đã có một kết thúc có hậu (khi nói về phương diện giải phóng số phận con người). Cái chết của cô bé bán diêm khốn khổ là một cảnh tượng thương tâm, nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cảnh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Viết về cái chết của cô bé bán diêm như thế, nhưng tác phẩm của An-đéc-xen là một bi kịch lạc quan.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.
Gợi ý trả lời
Thân gửi nhà văn An-dec-xen - tác giả câu chuyện Cô bé bán diêm: Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà ttrong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm của ông, người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, hạnh phúc và yêu thương hơn. 
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1. 
Tìm cụm danh từ trong những câu thơ sau:
a. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.
b. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Câu 2. 
Tìm một cụm danh từ trong truyện Cô bé bán diêm. Từ danh từ trung tâm trong cụm từ đó, hãy tạo ra ba cụm từ khác.
Câu 3. 
So sánh những câu văn sau đây và rút ra nhận xét về tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu:
a. - Em bé vẫn lang thang trên đường.
- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn đang lang thang trên đường.
b. - Em gái đang dò dẫm trong đêm tối.
- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.
Câu 4. 
Các câu sau có chủ ngữ là một danh từ. Hãy mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ.
a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
Câu 5.
Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu.
Gợi ý trả lời
1. Tìm cụm danh từ trong những câu thơ sau:
a. Nhưng trời giá rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em.
Cụm danh từ: chẳng có ai đoái hoài đến lời chào hàng của em. 
b. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
Cụm danh từ: tất cả các ngọn nến là một cụm danh từ, trong đó ngọn nến là danh từ trung tâm. Các từ tất cả các đứng trước danh từ ngọn nến, chỉ số lượng. Từ bay lên đứng sau danh từ trung tâm chỉ đặc điểm của ngọn nến. 
2. Một cụm danh từ trong truyện Cô bé bán diêm: "Em bé quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh em và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em".
Cụm danh từ: một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh em. Danh từ trung tâm: ánh sáng xanh.
Ba cụm danh từ khác:
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, tất cả các ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ tấn công trực tiếp và mạnh mẽ hơn vào võng mạc hơn khi ở trong phòng tối hoặc thiếu sáng.
Một số ánh sáng xanh có mặt ở nhiều nơi trong cuộc sống chúng ta. Ở môi trường tự nhiên, ánh sáng xanh chủ yếu đến từ ánh sáng mặt trời.
Một, hai, ba ánh sáng xanh tỏa ra không gian, cánh đồng trở nên lung linh, huyền ảo hơn. 
3. Tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần chính của câu:
a. - Em bé vẫn lang thang trên đường.
    - Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn đang lang thang trên đường.
Cụm danh từ có tác dụng làm rõ cảnh ngộ éo le, sự đáng thương, bất hạnh của cô bé.
b. - Em gái đang dò dẫm trong đêm tối.
    - Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối.
Cụm danh từ có tác dụng miêu tả rõ rệt hơn ngoại hình, tình cảnh tội nghiệp của em bé.
4. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ:
a. Gió vẫn thổi rít vào trong nhà.
Một vài cơn gió thổi rít vào trong nhà, giấc ngủ trưa trôi qua trong tiếng gió. 
b. Lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
Một vài đốm lửa tỏa ra hơi nóng dịu dàng, xoa dịu cơn giá lạnh, đôi bàn tay không còn co ro, lạnh buốt nữa.
5. Bà dắt tay cô bé bán diêm về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinh. Mỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại. Chưa bao giờ em thấy nơi nào tràn ngập màu sắc như thế này. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt em, vì quá hạnh phúc, vì xúc động. Em tiến vào trong thiên đường. Ở đây có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Cụm danh từ làm thành phần chính của câu: tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinh
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
Trước khi đọc
Câu 1. 
Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã dành cho ai đó hoặc từng được đón nhận.
Hướng dẫn trả lời
Gợi ý trả lời
Sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã dành cho ai đó: quyên góp tiền, sách vở, áo quần tặng cho các bạn nhỏ nghèo khó; tham gia lao động dọn dẹp nhà cửa giúp cho các bà cụ neo đơn sống một mình
Sự giúp đỡ, chia sẻ mà em từng được đón nhận: nhận được món quà là cuốn sách mình luôn mong ước nhưng chưa mua được từ cô giáo chủ nhiệm; được bác hàng xóm cõng về nhà khi bị vấp ngã trầy chân lúc chơi đá bóng
Câu 2. 
Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể chuyện gì?
Gợi ý trả lời
Đọc nhan đề, em dự đoán nhà văn sẽ kể về một câu chuyện ấm áp tình người vào một ngày đầu tiên có gió lạnh tràn về của mùa đông.
Đọc văn bản
Dự đoán 
Chiếc áo bông cũ có xuất hiện ở phần tiếp theo của truyện không?
Gợi ý trả lời
Theo em, chiếc áo bông cũ sẽ xuất hiện ở phần tiếp theo của câu truyện. Vì nó đã được miêu tả rất kĩ (hình dáng, màu sắc, kỉ niệm) - như một sự vật, nhân vật quan trọng.
Theo dõi
Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả như thế nào?
Gợi ý trả lời
Dáng vẻ bề ngoài của bé Hiên được miêu tả với các chi tiết sau: đứng co ro bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.
Dự đoán 
Theo em, mẹ Sơn có phạt hai chị em Sơn không? Điều gì khiến em suy đoán như vậy?
Gợi ý trả lời
Theo em, mẹ Sơn sẽ không phạt hai chị em Sơn. Vì qua phần đầu của câu chuyện, em cảm nhận được mẹ Sơn là một người phụ nữ hiền lành, tốt bụng, giàu tình thương người, và hành động của chị em Sơn là một việc tốt, giúp đỡ người khó khăn. Nên chẳng có gì đáng trách phạt cả.
Đối chiếu 
Em có đoán đúng những gì xảy ra trong phần kết của câu chuyện này không?
HS đối chiếu với những gì mình dự đoán để trả lời câu hỏi này.
Sau khi đọc
Câu 1. 
Câu chuyện được kể bằng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Câu 2. 
Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ.
Câu 3.
Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được điều gì ở nhân vật này?
Câu 4. 
Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc ấy giúp em hiểu được điều gì của sự chia sẻ?
Câu 5.
Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao?
Câu 6. 
Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của chuyện.
Câu 7. 
Đọc lại một số đoạn văn tác giả miêu tả những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến. Em có thích những đoạn văn này không? Vì sao?
Câu 8.
Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa).
Gợi ý trả lời
1. Câu chuyện được kể bằng lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba.
2. Một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ:
Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn
Chị Lan dơ tay vẫy một con bé từ nãy vẫn đứng dựa vào cột: Sao không lại đây Hiên, lại đây chơi với tôi.
Chị Lan hỏi sao áo Hiên rách thế, áo lành đâu sao không mặc.
3. Những câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên:
Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt. 
Một ý nghĩ thoáng qua, Sơn lại gần chị thì thầm: Hãy là chúng ta mang cho nó cái áo bông cũ chị ạ. 
Sơn đứng lặng yên, tự dưng trong lòng thấy ám áp, vui vui.
Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm khi nhớ và thương về em Duyên. Sơn còn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì ‘kiêu kì và khinh khỉnh’ với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng.Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên ‘co ro đứng bên cột quán’, chỉ mặc có ‘manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay’, chị Lan gọi,'nó cũng không đến Nghe cái Hiên ‘bịu xịu’ nói với chị Lan là ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra ‘mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa’. Sơn đã ‘động lòng thương’ bạn và một ‘ý nghĩ tốt thoảng qua’ Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình ‘ấm áp vui vui’ khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Đó không phải là một sự bố thí ban ơn! Đó là một nghĩa cử san sẻ tình thương đồng loại ‘lá lành đùm lá rách’. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tình cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con.
4. Tình thương chân thành ngây thơ trong sáng ấy đã khiến Sơn nảy ra ý nghĩ và bàn với chị Lan về nhà lấy áo bông cũ của Duyên đem cho Hiên. Trong niềm vui khi mình vừa làm được việc thiện, “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Đó là ngọn lửa của lòng nhân ái trong sáng, là tình cảm “thương người như thể thương thân”. Thật khéo léo, nhà văn khắc họa tâm trạng phơi phới niềm vui cứ lan toả thấm sâu dần, nó xua đi nỗi lạnh lẽo của gió lạnh đầu mùa không biết tự lúc nào không hay.
5. Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không. Bởi vì đó là tâm lý và hành động bình thường của một đứa trẻ khi tự ý mang đồ dùng ở nhà đi cho người khác và sợ bị mẹ mắng. 
6. Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Sơn và mẹ Hiên trong đoạn cuối câu chuyện:
Cách ứng xử của mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đó là đức tính "đói cho sạch, rách cho thơm".
Cách ứng xử của mẹ Sơn: câu nói của mẹ Sơn "Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?", với cử chỉ "âu yếm ôm con vào lòng" chứa đựng biết bao tình thơm thảo. Từ chuyện con đem áo rét cho bạn dẫn đến việc người mẹ cho người đàn bà mò cua bắt ốc vay tiền để mua áo ấm cho con là những nét tươi sáng, ấm áp chứa đựng tình nghĩa, sự chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Đó là một việc làm đầy tình nghĩa. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tương trợ ‘lá lành đùm lá rách’, giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn đói rét là một đức tính quý báu của con người. Tình yêu thương đồng loại làm cho con người trở nên cao qu
7. Câu chuyện bắt đầu với những chi tiết miêu tả đất trời từ sự chuyển đổi thời tiết. Trời đang ấm, chỉ qua một đêm mưa rào, bông gió rét thổi về. Ai cũng tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn ‘tung chăn tỉnh dậy’. Em nhìn ra ngoài sân, nghe ‘gió vi vu’, âm thanh xào xạc của những chiếc lá khô. Những khóm lan ‘lá rung động và hình như sắt lại vì rét’... Đây là những đoạn văn thể hiện ngòi bút quan sát tinh tế của tác giả về thiên nhiên. Miêu tả thiên nhiên vào đông, gió lạnh nhưng người đọc cũng cảm thấy tình người ấm áp qua sự quan tâm chăm sóc từ chiếc áo ấm mà mẹ dành cho Sơn.
8. Một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và Hiên (Gió lạnh đầu mùa):
Giống nhau: Đều là những cô bé có hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn, không được hưởng một cuộc sống có "cơm ngon áo đẹp".
Khác nhau:
Cô bé bán diêm: Có cuộc sống bất hạnh, không có sự yêu thương, bảo vệ của gia đình. Em phải tự mình kiếm tiền mang về cho bố, nếu không có tiền sẽ không được về nhà. Số phận của em là một số phận đầy bi kịch khi em đã không thể chông chọi được sự khắc nghiệt của cuộc sống, đã chết đi, về với vòng tay yêu thương của bà.
Hiên: Em vẫn có mẹ bên cạnh chăm sóc, vẫn có bạn bè, có hai chị em Sơn quan tâm, yêu thương và đùm bọc. 
Viết kết nối với đọc
Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết một đọan văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.
Gợi ý
Sơn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người.Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì ‘kiêu kì và khinh khỉnh’ với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó ‘lộ vẻ vui mừng’. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc, là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn ‘ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ’, và ‘môi chúng nó tím lại’, chỗ áo quần rách ‘da thịt thâm đi’. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn ‘lại run lên’ và ‘hai hàm răng đập vào nhau’. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1. 
Tìm một cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Từ động từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra ba cụm động từ khác.
Gợi ý trả lời
- Các cụm động từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa: làm nứt nẻ đất ruộng, làm giòn khô những chiếc lá rơi, chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng, không bước xuống giường, thu tay vào trong bọc, đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò, để pha nước chè, đã mặc áo rét cả rồi, nhìn ra ngoài sân, làm bốc lên những làn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô, vội vơ lấy cái chăn, trùm lên đầu
- Từ động từ trung tâm, tạo ra ba cụm động từ khác: Gợi ý
Cụm động từ
Động từ trung tâm
Ba cụm động từ mới
làm nứt nẻ đất ruộng
làm
làm bài tập về nhà, làm trời trở rét, làm gió mát hơn
chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng
chơi
chơi đá bóng ở sân trường, chơi cờ vua ở trong lớp, chơi bóng chuyền với bạn
không bước xuống giường
bước
bước khập khiễng trên phố, bước nhanh như gió, bước vội vàng đến trường
Câu 2. 
Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.
a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.
b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.
c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.
Gợi ý trả lời
a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.
Cụm động từ: thấy đất khô trắng. "Thấy" là động từ trung tâm.
Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự nhận biết, nhận thấy, quan sát được của Sơn. 
b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.
Cụm động từ: Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm. "Lật" là động từ trung tâm. 
Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự thay đổi, xoay chuyển cái vỉ buồm ntheo hướng khác.
c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. 
Cụm động từ: hăm hở chạy về nhà lấy áo. "Hăm hở" là động từ trung tâm.
Ý nghĩa của động từ được bổ sung: nhấn mạnh sự phấn khích, lòng nhiệt tình của chị Lan. 
Câu 3.
Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ, chẳng hạn: Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống, bảo chị Lan. Hãy tìm thêm trong văn bản này hai câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt đó.
Gợi ý trả lời
Hai câu trong văn bản Gió lạnh đầu mùa có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ:
- Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già.
Tác dụng của cách diễn dạt này: Nhấn mạnh sự sốt sắng của Sơn.
- Chúng nó thấy chị em Sơn, đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. 
Tác dụng của cách diễn dạt này: Nhấn mạnh hành động dè dặt, sợ sệt, dè chừng của đám trẻ con với hai chị em Sơn.
Câu 4.
Tìm một cụm tính từ trong truyện Gió lạnh đầu mùa. Với tính từ trung tâm của cụm từ đó, hãy tạo ra cụm tính từ khác.
Gợi ý trả lời
4. Một cụm tính từ trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa: Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?
Cụm tính từ khác:  Tuy tôi và nó đã nhiều năm không gặp, nhưng tôi vẫn quý nó rất nhiều
Câu 5.
Tìm cụm tính từ trong những câu sau. Xác định tính từ trung tâm và những ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung.
a. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như gần.
b. Sơn bây giờ mới nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa.
Gợi ý trả lời
 Xác định cụm tính từ và tính từ trung tâm và những ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung:
a. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, Sơn thấy rõ như gần.
Cụm tính từ: chân trời trong hơn mọi hôm
Tính từ trung tâm: trong
Ý nghĩa mà tính từ được bổ sung: Nhấn mạnh sự trong veo, trong suốt, có thể nhìn thấy rõ được của bầu trời.
b. Sơn bây giờ mới nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. 
Cụm tính từ: mẹ cái Hiên rất nghèo.
Tính từ trung tâm: Nghèo. 
Ý nghĩa mà tính từ được bổ sung: Nhấn mạnh sự khó khăn, thiếu thốn của mẹ em Hiên. 
Câu 6. 
Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Hãy mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ:
a. Gió rét
b. Tòa nhà cao
c. Cô ấy đẹp.
Gợi ý trả lời
Mở rộng vị ngữ thành cụm tính từ trong các câu:
a. Ngoài cửa sổ, gió vẫn rét quá, không thể ra ngoài được vào lúc này.
b. Trải qua bao nhiêu, tòa nhà vẫn cao lênh khênh như thế, vút tầm mắt người qua đường. 
c. Càng ngày cô ấy càng đẹp lên nhiều. 
CON CHÀO MÀO
Câu 1.
Em có thể hình dung, tưởng tượng những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
Gợi ý trả lời
Đọc ba dòng thơ đầu, em hình dung ra hình ảnh trên một ngon cây cao chót vót, tán lá biếc xanh, có một chú chim chào mào nhỏ, lông có đốm tròn trắng, chóp lông trên đầu như chiếc mũ nhỏ màu đỏ, đang say sưa cất lên tiếng hót thánh thót, vang vọng khắp núi rừng.
Câu 2. 
Hãy nêu những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật "tôi" khi "vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ".
- Khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, nhân vật “tôi” đã muốn “giam cầm” con chim chào mào – muốn “độc chiếm” cái đẹp 

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_trong_sach_giao_khoa_ngu_van_lop_6_sac.docx