Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học cả năm
Năng lực và phẩm chất ● Yêu cầu cần đạt
+ Năng lực chung Tự chủ và tự học
Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân.
Giải quyết vấn đề sáng tạo Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
Nhận thức và tư duy lịch sử Giải thích vì sao cần thiết phải học lịch sử.
Phẩm chất Trung thực Tôn trọng lẽ phải, khách quan và công bằng trong nhận thức, ứng xử.
Chăm chỉ Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt.
Yêu nước Thể hiện qua việc tôn trọng các di sản, yêu người dân đất nước mình.
Nhân ái Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình học cả năm
trình bày giải thích câu đồng dao Phương pháp lập bảng thống kê GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của bức tranh c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS làm bảng hỏi K-W-L hoặc ra trò chơi ô chữ * HS thực hiện nhiệm vụ: * HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét và dựa vào phần dẫn nhập để vào bài: người La Mã vẫn tự nhận họ là học trò của người Hy Lạp khi họ chiến thắng và chiếm đóng Hy Lạp vào thế kỷ I TCN. La Mã có những điểm tương đồng gì với Hy Lạp về đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá ? Tại sao ngạn ngữ cổ lại nói: “Mọi con đường đều đổ về Roma”; “Vinh quang thuộc về Hy Lạp và sự vĩ đại thuộc về La Mã”. Hãy bắt đầu cuộc hành trình khám phá một đất nước hùng mạnh nhất của nhân loại này. Hoạt động 2: Khám phá và giải quyết vấn đề 1. Điều kiện tự nhiên a. Mục tiêu: 1, 4, 8 b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV treo bản đồ thế giới và bản đồ Hy Lạp (theo sách giáo khoa) - GV cho HS hoạt động cá nhân, hoặc chia thành các nhóm và giao các chủ đề (làm việc 4 phút): vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, tài nguyên * Với hoạt động cá nhân thì như sau: + GV yêu cầu HS xác định vị trí và phạm vi của đế chế La Mã trên bản đồ thế giới và bản đồ La Mã cổ để liên hệ với bản đồ hình 11.2 + Dựa vào bản đồ 11.2, xác định nơi khai sinh ra La Mã cổ đại ở các khu vực nào ? + Nêu đặc điểm về tự nhiên của La Mã cổ đại. + Em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên của La Mã ? (đa dạng hơn Hy Lạp với 3 loại địa hình: đồng bằng, đồi núi, bờ biển), GV khi giảng có thể đối chiếu sang Hy lạp để giúp HS có cái nhìn so sánh. + Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của La Mã cổ đại ? (đồng bằng giúp ích gì cho cư dân La Mã, đồi núi giúp ích gì cho người La Mã ? đường bờ biển giúp ích gì cho người La Mã ?) + Quan sát hình 11.1 và kết hợp thông tin trong sách, em có nhận xét gì về hoạt động của cư dân La Mã trong bức hình. => So với Hy Lạp, La Mã có điều kiện phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế, xã hội và văn hoá. Đặc biệt, đường bờ biển với các cảng thị và thuyền buôn to lớn không chỉ tiện lợi cho buôn bán mà còn có thể chinh phục những vùng đất mới (gọi là các thuộc địa) và quản lý hiệu quả một đế chế rộng lớn. II. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại a. Mục tiêu: 1, 4, 8 b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu Hs quan sát hình 11.2 và thông tin trong bài, em hãy xác định địa bàn ban đầu của La Mã cổ đại và phạm vi lãnh thổ của La Mã thời đế chế. Sau đó, Hs xác định rõ ranh giới lãnh thổ đế chế La Mã thời cực thịnh ở 4 hướng, kể tên thủ đô và một số thành phố tiêu biểu. - Quan sát lược đồ, em thử giải thích: “Vào đầu Công nguyên, La Mã đã biến Địa Trung Hải thành ao nhà của nó ? - Quan sát hình 11.3 kết hợp thông tin trong sách, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước La Mã cổ đại (qua hai thời kỳ: thời Cộng hoà, thời Đế chế). Cơ quan quyền lực nhất của nhà nước La Mã là ? (Viện Nguyên lão; Hoàng đế La Mã) - GV hỏi các khái niệm: + Cộng hoà: quốc gia không có vua, người đứng đầu do công dân bầu chọn + Đế chế: quốc gia có Hoàng đế mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài * Một số tư liệu liên quan: + Thời Cộng hoà (509 – 45 TCN): được hình thành sau khi vua Tarquin bị lật đổ, có các cơ quan: Đại hội nhân dân (đại hội của quân đội, đại hội của công dân) Viện nguyên lão. Viện nguyên lão có quyền lực lớn nhất với tổng số đại biểu cao nhất là 900 người (có Thượng viên 300 người, Hạ viện 100 người) quản lý tài sản quốc gia, đề cử quan chấp chính, quyết định hoà bình hay chiến tranh (chính sách của nhà nước), đề xuất luật lệ. Đứng đầu chính quyền Cộng hoà là hai quan chấp chính (consulere) có nhiệm kỳ 1 năm; quan chấp chính được triệu tập Đại hội nhân dân, Viện nguyên lão; trường hợp quốc gia lâm nguy thì Viện nguyên lão sẽ bầu ra các quan độc tài (dictator). Về sau, giới bình dân (plebs) đấu tranh quyết liệt khiến chính quyền La Mã ra Luật 12 bảng La Mã (450 TCN) và thành lập chức quan bảo dân có 2 – 10 người tham gia. Thuật ngữ “cộng hoà” có nghĩa là chính quyền là “việc của dân” (republica) + Thời Đế chế (27 TCN – 476): được hình thành khi hoàng thân Octavius lên ngôi Hoàng đế. Octavius được tôn làm “Nguyên thủ” (principate) và là người đứng đầu nhà nước, là tổng tư lệnh quân đội, giáo chủ tối cao. Viện nguyên lão mất đi nhiều quyền lực cũng như uy tín của mình: mất quyền kiểm soát quân đội và thu thuế, quyền lực của các chấp chính quan còn là hình thức, không còn quyền đề xuất và phủ quyết. La Mã lúc này đã chuyển sang chế độ quân chủ chuyên chế. Năm 284, Hoàng đế Dioletianus thiết lập chế độ Vương chủ với Hoàng đế có quyền lực cao vô tận. Nhưng đến năm 330, Hoàng đế Constantine I dời kinh đô sang Constantinopole (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và năm 395, Hoàng đế Theodosius I chia đế chế thành hai nước: Tây bộ La Mã (395 – 476) và Đông bộ La Mã (395 – 1453). Tây bộ La Mã bị quân Germain tiêu diệt, trong khi Đông bộ La Mã thì bị quân Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt (1453). * HS thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi của GV * HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét và mở rộng nội dung bài học. III. Những thành tựu văn hoá tiêu biểu a. Mục tiêu: 1, 4, 8 b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV có thể chia nhóm cho Hs trình bày từng lĩnh vực văn hoá: chữ viết, chữ số, luật pháp, công trình kiến trúc. Mỗi lĩnh vực các nhóm dựa vào hình tương ứng để trình bày và cùng ra nhận xét về các thành tựu văn hoá đó. * Hs thảo luận theo nhóm * Hs trình bày theo nhóm, GV nhận xét và điều chỉnh, mở rộng nội dung bài học. + Người La Mã sáng tạo ra loại bê tông siêu bền từ cao su, tro núi lửa, vôi sống, cát. Để xây dựng đường xá, họ đào sâu 3 mét rồi lấp các tảng đá lớn, đổ đầy sỏi để lấp các lỗ hổng. Trên mặt đường, họ ốp các phiến đá lớn, có rãnh thoát nước khi trời mưa; dọc đường đều có đánh số km nên “mọi con đường đều đổ về Roma” là vì thế. - GV hỏi: hãy chọn một thành tựu của La Mã cổ và lý giải tại sao em chọn thành tựu đó. - GV yêu cầu Hs biến phép toán 250 + 370 thành chữ số La Mã và nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập và Vận dụng * Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Dựa vào thông tin ở phần 1, em hãy cho biết những ngành kinh tế nào phát triển mạnh ở Hy Lạp ? (Hs liệt kê tên các ngành kinh tế, sau đó GV hỏi lại câu hỏi để Hs ôn lại phần 1. Có thể liên hệ thêm về vai trò của biển và cảng biển với tình hình hiện nay) 2. Theo ước tính, vào thế kỷ V TCN tổng số công dân Athènes là 400.000 người, trong đó số lượng đàn ông có quyền công dân là 30.000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân ở Athènes ? (dùng năng lực tính toán để trả lời câu hỏi, căn cứ thêm vào bài giảng ở phần II của GV. Đáp án là có 7,5% dân số có quyền công dân, còn lại không có quyền công dân) 3. Quan sát logo của tổ chức UNESCO và cho biết: logo đó được lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại ? (GV giới thiệu qua UNESCO, hướng dẫn Hs quan sát hình 10.3 và 10.6 để Hs tự rút ra kết luận) Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỷ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỷ X Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỷ X Mục tiêu bài học Năng lực và phẩm chất Yêu cầu cần đạt STT Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 1 Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. 2 Giải quyết vấn đề sáng tạo Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 3 Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời cổ với các nước Đông Nam Á hiện tại. 4 Nhận thức và tư duy lịch sử - Nêu được vị trí địa lý của khu vực - Miêu tả được sự xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á - Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á 5 Vận dụng Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ với tình hình hiện tại 6 Phẩm chất Trung thực Tính chính xác khoa học trong học tập và trong cuộc sống 7 Chăm chỉ Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt. 8 Yêu nước Biết quý trọng thời gian và có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại của mình 9 II. Thiết bị dạy học 1. Giáo viên: - Sách học sinh - Giáo án phát triển năng lực - Tranh ảnh, bản đồ - Máy chiếu (nếu có) 2. Học sinh - Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình dạy học Hoạt động học Đáp ứng mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KT/HT dạy học Phương án đánh giá Hoạt động 1: Khởi động 5 phút 3,7 Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Đàm thoại Kể chuyện Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh. Hoạt động 2: Hoạt động khám phá – giải quyết vấn đề (20 phút) Vị trí địa lý của Đông Nam Á 1,5 - Nêu được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á PP sử dụng tài liệu. PP sử dụng đồ dùng trực quan. Phương pháp đàm thoại Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh. Sự xuất hiện của các vương quốc cổ từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X 2, 4 - Trình bày được sự xuất hiện và phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á PP đọc tranh ảnh và tài liệu GV đánh giá quá trình làm việc của cá nhân học sinh. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á Trình bày được sự hình thành và phát triển của các vương quốc Đông Nam Á PP thảo luận nhóm, đọc tài liệu và tranh ảnh GV đánh giá quá trình làm việc của cá nhân học sinh. Hoạt động 3: Luyện tập 7 phút 7 Trả lời câu hỏi PP dạy học trò chơi Gv đánh giá dựa trên phần trả lời câu hỏi của học sinh. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng 9 Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ với tình hình hiện tại Phương pháp lập bảng thống kê GV đánh giá học sinh dựa trên nội dung câu trả lời. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: giúp học sinh tích cực quan sát tranh và trả lời một số câu hỏi trước khi bắt đầu vào bài học mới b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời về nội dung của câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: + sử dụng trò chơi - “Ai nhanh hơn”: GV đề nghị Hs quan sát hình, yêu cầu Hs nhận diện quốc kỳ của 11 quốc gia Đông Nam Á - Thử thách IQ: quan sát hình và nói ra tên quốc gia, sau đó sắp xếp theo alphabet và đúng theo chiều kim đồng hồ + Khởi động bằng chuỗi câu hỏi: - Dựa vào lược đồ, em cho biết Đông Nam Á hiện nay gồm các quốc gia nào ? - Vị trí của Đông Nam Á có gì đặc biệt ? - Em biết gì về lịch sử/địa danh/di sản văn hoá của khu vực ? GV dẫn vào bài: Đông Nam Á như hiện nay đã bắt đầu từ những vương quốc nhỏ bé cách đây 2.000 năm. Hoạt động 2: Khám phá và giải quyết vấn đề 1. Vị trí địa lý của Đông Nam Á a. Mục tiêu: 1, 4, 8 b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào bản đồ 12.1 và các thông tin ở phần I, em hãy: - Em hãy xác định vị trí của Đông Nam Á trên bản đồ châu Á. Đông Nam Á hiện nay giáp với các vùng đất nào, vùng biển nào ? Xác định tên các vùng biển, hệ thống sông; sông nào là sông chính ở Đông Nam Á (vai trò). - Với vị trí địa lý như vậy, theo em khu vực Đông Nam Á được gọi là gì ? (cầu nối giữa các khu vực, các biển). - Quan sát lược đồ (kết hợp lược đồ tự nhiên – nếu có), em thử nhận xét vị trí địa lý đó đem lại thuận lợi và khó khăn gì với cư dân Đông Nam Á ? (có thể gợi ý: các hệ thống sông/biển giúp ích gì với cư dân, gây hại với cư dân ?). Câu này GV chia thành 2 nhóm nhỏ, một nhóm nói về thuận lợi, nhóm kia nói về khó khăn. - Xác định tên các quốc gia ở Đông Nam Á (Hs có thể nêu lại câu trả lời này ở phần khởi động) - Nhìn trên bản đồ, xác định Đông Nam Á gồm mấy khu vực, đó là khu vực nào (lục địa, hải đảo). Để dễ hơn GV ra khái niệm: phần nào nổi lên mà rộng lớn là “đất liền, lục địa”, phần nào nổi lên có diện tích nhỏ là “hải đảo”. - Sau đó em liệt kê quốc gia nào ở Đông Nam Á lục địa, quốc gia nào ở Đông Nam Á hải đảo ? Quốc gia nào ở Đông Nam Á không giáp biển ? * HS thực hiện nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi của GV * Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt nội dung chính: - Đông Nam Á hiện nay gồm 11 nước. - Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, có vị trí địa lý quan trọng. II. Sự xuất hiện các vương quốc cổ từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VII a. Mục tiêu: 1, 4, 8 b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thức thực hiện: - quan sát hai lược đồ 12.1 và 12.2, em xác định và đọc tên các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Những vương quốc đó hiện nay thuộc về quốc gia nào ? + hoạt động cá nhân: GV yêu cầu Hs lên bản đồ 12.2 chỉ vị trí của các vương quốc cổ đó, ở khu vực hải đảo hay lục địa – GV sẽ chỉnh lại sau khi Hs chỉ xong + hoạt động nhóm: Hs có thể thảo luận theo cặp, nhóm với một số nội dung: các quốc gia ở lưu vực sông Mekong, trên lưu vực sông Chao Phraya, trên các đảo. - Nhận xét về vị trí các vương quốc Đông Nam Á: các vương quốc cổ được hình thành nhiều nhất ở khu vực lục địa hay hải đảo ? Vì sao ? ( các vương quốc được hình thành ở cả Đông Nam Á, nhưng nhiều nhất là ở lục địa vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sông lớn tạo điều kiện cho người dân tụ họp thành các làng xã) - Trong số các vương quốc cổ đó, vương quốc nào phát triển mạnh nhất trong 7 thế kỷ đầu Công nguyên ? (Phù Nam, gần sông và biển nên nhiều thuận lợi) - Kể tên một số địa danh cổ ở các vương quốc Đông Nam Á trong giai đoạn này. Theo em, địa danh nào là một trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ I – thế kỷ VII ? (cảng thị Óc Eo – đồng tiền vàng La Mã, nhẫn vàng Óc Eo, đồ gốm) * Hs thực hiện nhiệm vụ: trả lời theo các câu hỏi của GV * Hs báo cáo kết quả của nhiệm vụ, GV chốt và đưa ra nội dung chính: Trong những thế kỷ đầu Công nguyên, một số vương quốc cổ lần lượt ra đời như Champa, Phù Nam, Thaton, Pegu, phát triển mạnh nhất là Phù Nam III. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỷ VII đến thế kỷ X a. Mục tiêu: 1, 4, 8 b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Cách thức thực hiện * Chuyển giao nhiệm vụ: - Nêu đôi nét về quá trình hình thành các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ X. * Tài liệu tham khảo: sau khi vương quốc Phù Nam tan rã, người Môn suy yếu phải nhường chỗ cho các tộc người khác thuộc ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo xâm nhập. Ở Đông Nam Á lục địa, người Khmer nhanh chóng thành lập vương quốc Chân Lạp; đồng thời một bộ phận lớn người Môn thành lập vương quốc Dvaravati (Đốn Tốn) ở miền trung và một phần Đông Bắc Thái Lan vào thế kỷ VI – IX. Thế kỷ VII, vương quốc Haripunjaya được thành lập ở miền bắc Thái Lan. Vào thế kỷ IX, người Miến sau khi bị người Pyu đánh bại ở bắc Myanmar (ngày nay) đã di cư vào khu vực ngã ba sông, nơi dòng Chindwin đổ vào sông Irrawaddy và thành lập 19 làng định cư bao quanh Pagan. Năm 1044, viên tướng Anoratha của người Miến đánh bại vua tiền nhiệm Sokkate và lên ngôi vua, thành lập vương quốc Pagan (nghĩa là “đè bẹp mọi đối thủ”). Năm 939, tướng Ngô Quyền sau khi đánh bại quân Nam Hán đã nhanh chóng thành lập chính quyền Cổ Loa tự chủ. Trên đảo Sumatra và các đảo khác đã thành lập các vương quốc lớn nhỏ khác nhau, lớn nhất là vương quốc Sri Vijaya và vương quốc Kalinga. Sri Vijaya cường thịnh với kinh đô Palembang được coi là một trung tâm kinh tế - văn hoá lớn nhất khu vực, đã kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn gồm Java, bán đảo Malay. Vương quốc Kalinga của vương triều Sailendra nhiều lần cướp phá nam Chân Lạp (có cả vùng Nam Bộ ngày nay), vùng Sumatra, khu đền tháp Borobudur là một danh thắng Phật giáo lớn của vương triều Sailendra này. - Xác định trên bản đồ 12.3 vị trí các vương quốc đã xuất hiện từ thế kỷ VII đến thế kỷ X. - Em có nhận xét gì về phạm vi hình thành lãnh thổ của các vương quốc này ? - Vương quốc nào là bá chủ của Đông Nam Á suốt ba thế kỷ tiếp theo ? (vương quốc Kalinga ở Sumatra) - Kể tên một số địa danh cổ ở các vương quốc Đông Nam Á trong giai đoạn này. Theo em, địa danh nào là một trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ VII – thế kỷ X ? (kinh đô Sinhapura của Champa, đền Borobudur của Kalinga, Palembang từng là kinh đô một thời của vương quốc Sri Vijaya thuộc Sumatra) * HS thực hiện nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi của GV * Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt nội dung chính: - Từ thế kỷ VII, ở Đông Nam Á lục địa có hàng loạt các vương quốc mới được hình thành như Pagan, Thaton và Pegu ở lưu vực sông Menam và Irrawaddy; ở Đông Nam Á hải đảo hình thành các vương quốc Sri Vijaya và Kalinga Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng Trình bày đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á (hs đọc bản đồ theo các câu hỏi gợi ý từ GV theo bản đồ 12.1. GV hướng dẫn HS đọc bản đồ địa hình ở Đông Nam Á, suy nghĩ và rút ra được nhận xét chung – vương quốc luôn có cư dân; được hình thành theo nhu cầu của người dân. Họ cần lương thực, đất đai rộng, nước uống nên chọn vùng nào có đủ đất và nước là họ định cư, lập quốc) Nêu điểm giống nhau về vị trí địa lý của các vương quốc cổ Đông Nam Á (phân biệt trước: vương quốc cổ là các vương quốc có trước thế kỷ VII, các vương quốc phong kiến có từ thế kỷ VII – X => rút ra được đặc điểm chung là nằm cạnh các sông lớn đổ ra biển. Đây chính là đặc điểm chung của các vương quốc cổ Đông Nam Á nói riêng và phương Đông nói chung). Điền tên các quốc gia tương ứng với các vương quốc cổ trên bảng sau: Lưu ý: hạn chế điền vào Sách giáo khoa; điền bằng viết chì; còn không thì yêu cầu Hs kẻ bảng và có thể làm trên lớp hoặc về nhà. Sông Mekong gắn liền với lịch sử của các vương quốc cổ nào ? Những vương quốc đó thuộc về quốc gia nào hiện nay ? GV có thể làm trực tiếp bằng nhiều cách cá nhân hay nhóm, hay nhất có lẽ là trò chơi ô chữ: Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hoá ở Đông Nam Á mười thế kỷ đầu Công nguyên Mục tiêu bài học Năng lực và phẩm chất Yêu cầu cần đạt STT Năng lực chung Tự chủ và tự học Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. 1 Giao tiếp và hợp tác Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. 2 Giải quyết vấn đề sáng tạo Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. 3 Năng lực đặc thù Tìm hiểu lịch sử Phát triển kỹ năng đọc bản đồ 4 Nhận thức và tư duy lịch sử - Trình bày được con đường giao thương trên biển ở khu vực Đông Nam Á - Hiểu được những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với lịch sử phát triển khu vực Đông Nam Á - Phân tích được những tác động của giao lưu thương mại và văn hoá đối với khu vực Đông Nam Á 5 Vận dụng Xác định được chủ quyền Biển Đông thuộc về vương quốc nào ngày xưa và quốc gia nào ngày nay 6 Phẩm chất Trung thực Tính chính xác khoa học trong học tập và trong cuộc sống 7 Chăm chỉ Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập tốt. 8 Yêu nước Biết quý trọng thời gian và có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại của mình 9 II. Thiết bị dạy học 1. Giáo viên: - Sách học sinh - Giáo án phát triển năng lực - Tranh ảnh, bản đồ - Máy chiếu (nếu có) 2. Học sinh - Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK. III. Tiến trình dạy học Hoạt động học Đáp ứng mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP/KT/HT dạy học Phương án đánh giá Hoạt động 1: Khởi động 5 phút 3,7 Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. Đàm thoại Kể chuyện
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuon.docx