Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Trường THCS Trảng Bàng

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Khái niệm lịch sử.

- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.

2. Về năng lực:

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.

3. Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

 

docx 157 trang linhnguyen 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Trường THCS Trảng Bàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Trường THCS Trảng Bàng

Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Trường THCS Trảng Bàng
một vài nhóm lên trình bày sản phẩm, chỉ bản đồ.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Vị trí địa lý của Đông Nam Á
a) Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ. HS nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình của Đông Nam Á.
b) Nội dung: GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 12.1 (tr.63), kết hợp khai thác thông tin trong SGK để khai thác
c) Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 10.1 (tr.49), kết hợp khai thác thông tin trong SGK đặt câu hỏi.
? Em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. 
HS:
- Quan sát ngữ liệu trong SGK.
- Làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm câu trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV mời 1 vài hs lên chỉ trên lược đổ và trình bày vị trí địa lí của Đông Nam Á 
HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
GV có thể mở rộng kiến thức Đông Nam Á nằm ở "ngã tư đường" giữa châu Á và châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo biển Ma-lắc-ca chính là "yết hầu" của giao lộ này, địa vị chiến lược trọng yếu vô cùng. Eo biển Ma-lắc-ca nằm ở giữa bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra, lưu thông tàu thủy các nước bờ tây Thái Bình Dương phần nhiều đi qua tuyến hàng hải này hướng tới Nam Á, Tây Á, bờ biển phía đông châu Phi và các nước đi sát bờ biển ở châu Âu.
- Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của châu Á, cầu nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtray-li-a.
2. Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
a. Mục tiêu: HS rút ra được quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
b. Nội dung: 
GV sử dụng nhóm bàn (5 phút) để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. 
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Giao nhiệm vụ nhóm bàn 5 phút.
? Quan sát hai lược đồ 10.2 và đọc thông tin em hãy trình bày quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á gắn với các quốc gia nào ngày nay (dựa vào 10.1)?
? Các vương quốc cổ được hình thành nhiều nhất ở khu vực lục địa hay hải đảo ? Vì sao ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
 Các vương quốc được hình thành ở cả Đông Nam Á, nhưng nhiều nhất là ở lục địa vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sông lớn tạo điều kiện cho người dân tụ họp thành các làng xã.
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
 Trong những thế kỉ đầu Công nguyên, một số vương quốc cổ lần lượt ra đời ở Đông Nam Á.
- Myanmar: Pe-gu, Tha-ton, Sri-kse-tra. 
- Việt Nam: Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam.
- Cam-pu-chia: Chân Lạp
- Thái Lan: Ha-ri-pun-giay-a, Đva-ra-va-ti, Tam-bra-lin-ga, Kê-đa
Ma-lai-xi-a: Tu-ma-sic
- In-đo-nê-xi-a : Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Can-tô-li. 
3. Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ XII đến thế kỉ X
a) Mục tiêu: Giúp HS rút ra được quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X. 
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn phủ bàn, kĩ thuật động não để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phần trình bày kiến thức của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Hoạt động nhóm 2 bàn – 4 bạn – khăn phủ bàn – 5 phút.
? Xác định trên bản đồ 10.3 và đọc thông tin, hãy cho biết từ thế kỉ VII đến thế kỉ X các vương quốc phong kiến ở ĐNÁ hình thành như thế nào? 
? Dựa vào thông tin em hãy cho biết sự phát triển của các vương quốc phong kiến này ? Giải thích về sự phát triển kinh tế khác nhau giữa các vương quốc lục địa với vương quốc ở hải đảo?
? Em hiểu thế nào về khái niệm vương quốc cổ và vương quốc phong kiến?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và ghi lại đáp án câu hỏi.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em tìm đáp án (nếu cần).
- Sự phát triển kinh tế khác nhau giữa các vương quốc lục địa và hải đảo:
 Lục địa - lưu vực sông- vương quốc- nông nghiệp lúa nước.
Hải đảo- vương quốc gần biển- buôn bán nước ngoài.
- Về khái niệm: hs dựa vào bảng tra cứu thuật ngữ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, trình bày theo tinh thần xung phong
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- HS khác quan sát, theo dõi bạn trình bày và bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
 Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X các vương quốc phong kiến được hình thành như:
- Pagan, Sri Kse-tra -> thuộc (Miến Điện) Myanma ngày nay.
- Đva-ra-va-ti -> Thái Lan.
- Sri-vi-giay-a, Calinga -> In-đô-nê-xi-a
- Chân Lạp => Cam-pu-chia
- Đại Cồ Việt, Chăm-pa -> Việt Nam.
 Quá trình phát triển của các nhà nước PK:
- Bộ máy nhà nước quy củ hơn, vua được tăng cường quyền lực bởi quân đội và luật pháp.
- Kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp, hàng hải... phát triển.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: 
Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Em hãy trình bày sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Với vị trí địa lí như vậy, các vương quốc ở ĐNÁ đã chịu ảnh hưởng từ bên ngoài như thế nào trong quá trình ra đời và phát triển?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS sưu tầm sự hình thành và phát triển của một vương quốc).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Sưu tầm tư liệu về sự hình thành và phát triển của một vương quốc ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ X để giới thiệu cho các bạn? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). 
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
BÀI 11. GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VÃN HOÁ Ở ĐÔNG NAM Á
TỪ ĐẨU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THÊ KỈ X
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức
- Phân tích được những tác động của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
Về kĩ năng, năng lực
Khai thác được những thông tin kênh chữ, kênh hình trong bài học
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để sưu tầm giới thiệu về một thành tựu văn hóa đặc sắc ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ thứ X)
Về phẩm chất
Trân trọng, tự hào và giữ gìn những giá trị về kinh tế văn hóa đặc sắc của các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. 
Trân trọng và giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a. Mục tiêu:
 - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học tạo hứng thú cho HS
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b. Nội dung: 
GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
HS: quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
? Quan sát hình ảnh trên em có nhận xét gì về cư dân Đông Nam Á ngay từ khoảng đầu Công nguyên?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tác động của quá trình giao lưu thương mại
a) Mục tiêu: Phân tích được tác động của quá trình giao lưu thương mại giữa các quốc gia khu vực Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 11.2, hình 11.3 và trả lời câu hỏi: 
?Trình bày hoạt động giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên.
?Tác động của quá trình giao lưu thương mại đến các vương quôc cổ ở đầu Công nguyên thế kỉ X như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- Từ khoảng thế kỉ I, do nhu cầu trao đổi hàng hóa thương nhân Ấn Độ tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á tập trung ở các cảng thị lớn của các vương quốc Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giây-a
-Từ khoảng thế kỉ VII, thương nhân Trung Quốc cũng mở rộng quan hệ vùng Đông Nam Á
- Đông Nam Á là nơi cung cấp các sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương đồi mồi, ngọc trai tiêu thụ các sản phẩm thủ công
2. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
a) Mục tiêu: Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X: Chữ viết, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc
b) Nội dung: 
- GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II và quan sát Hình 11.4, 11.5, 11.6: 
GV chia nhóm học sinh thảo luận;
Nhóm 1: Đọc thông tin mục II và quan sát Hình 11.4 cho biết tác động của quá trình giao lưu văn hóa đối với tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào? 
Nhóm 2: Đọc thông tin mục II và quan sát Hình 11.5 cho biết tác động của quá trình giao lưu văn hóa về chữ viết và văn học ở khu vực Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào? 
Nhóm 3: Đọc thông tin mục II và quan sát Hình 11.6, hình 11.7, hình 11.8 cho biết tác động của quá trình giao lưu văn hóa về kiến trúc và điêu khắc ở khu vực Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X như thế nào? 
Nhóm 4: Kể tên những thành tựu về văn hóa tồn tại đến ngày nay ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang phần luyện tập.
+ Tôn giáo: Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ hoà nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
+ Chữ viết và văn học: 
- Chữ viết: Tiếp thu hệ thống chữ cổ của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng, người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán từ Trung Quốc. 
- Văn học: Tiếp thu văn học của Ấn Độ và sáng tạo ra bộ sử thi Ra-ma Khiên (Thái Lan), Riêm Kê (Cam-phu-chia)
+ Kiến trúc và điêu khắc: mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, phổ biến là đền tháp như tháp Chăm (Việt Nam) khu đền Bô-rô-bu-đua, Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a) chùa Suê-đa-gôn (Mi-an-ma).... 
-Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: 
Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 vào phiếu học tập phần Luyện tập SGK trang 56: Ghi vắn tắt nội dung theo mẫu thể hiện sự tác động của quá trình thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
Tác động của quá trình giao lưu thương mại
Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
Thương nhân Ấn Độ hoạt động mạnh mẽ ở Đông Nam Á
Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á
Thương nhân Trung Quốc mở rộng quan hệ buôn bán
Tiếp thu chữ cổ Ấn Độ, sáng tạo ra 
chữ viết riêng của người Mã Lai, Chăm, Khơ-me...
Đông Nam Á cung cấp sản vật tự nhiên và thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công
Kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng phật, phù điêu.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SGK trang 56: 
 Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa đặc sắc ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
**********************
Ngày soạn: Ngày dạy:
BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khoảng thời gian thành lập nước Văn Lang 
- Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang
- Biết được những nét cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
2. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Nhận diện, phân biệt, khai thác và sử dụng được thông tin có trong các loại hình tư liệu cấu thành nên bài học (truyền thuyết, tư liệu hiện vật, tư liệu gốc, sơ đổ, lược đổ, ...).
- Năng lựcnhận thức và tư duy lịch sử: 
+ Nêu được khoảng thời gian thành lập nước Văn Lang - mức độ biết.
+ Xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang - mức độ biết và vận dụng.
+ Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang- mức độ hiểu.
+ Xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang trên bản đồ hoặc lược đồ.
3. Phẩm chất:
+ Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử. 
+ Tôn trọng quá khứ.Có ý thức bảo vệ các dis ản của thế hệ đi trước để lại. 
+ Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng. 
+ Liên hệ được những phong tục trong văn hoá Việt Nam hiện nay kế thừa từ thời Văn Lang.
+ Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tổn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
+ Yêu nước, ghi nhớ công ơn xây dựng đất nước của tổ tiên.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ
1. Giáo viên
- Phiếu học tập dùng cho nội dung luyện tập
- Máy tính, máy chiếu. - SGV, SGK, tranh ảnh, tài liệu 
2. Học sinh
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC	
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện: 
(GV giới thiệu bài mới)
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Sự ra đời nhà nước Văn Lang
a. Mục tiêu:Sự ra đời nhà nước Văn Lang
b. Nội dung:GV cho HS quan sát, vấn đáp..
c. Sản phẩm học tập:trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1:
+ GV cho HS quan sát các bức tranh mô tả những truyền thuyết của Việt Nam thời dựng nước, sắp xếp lại các truyền thuyết buổi đẩu dựng nước theo nội dung dựng nước, làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm - giữ nước (Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh -ThuỷTinh, Thánh Gióng).
+ Xác định những yếu tố cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang trong thực tiễn: làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm.
+ Phân biệt huyền thoại lịch sử và sự thật lịch sử về sự ra đời của nhà nước Văn Lang: Đánh dấu (X) vào ô tương ứng( bảng kèm dưới)
Nước Văn Lang - Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian từthê' kỉVIITCN đến thế kỉ IITCN.
Bước 2: GV cho HS lên bảng khoanh vùng địa bàn cư trú trên bản đổ (lưu ý các em chỉ cẩn khoanh vùng chính xác tương đối khu vực gắn với ba dòng sông và bao góm những di tích cư trú chủ yếu của người Việt cổ), xác định kinh đô (lưu ý kí hiệu bản đổ).
Bước 3: để xác định khoảng thời gian ra đời của nước Văn Lang vào thế kỉ VIITCN. GV lưu ý niên đại trùng với niên đại khảo cổ học của văn hoá Đông Sơn.
Bước 4:GV có thể mở rộng kiến thức dựa trên nội dung phẩn Em có biết trang 73. Giải thích lại danh xưng Hồng Bàng, Lạc Hồng.
- Cách ngày nay khoảng 2000 năm, vào thời kì văn hoá Phùng Nguyên, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_trinh_c.docx