Giáo án Vật lí Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học cả năm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 -Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

 -Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.

 -Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

 2. Kĩ năng:

 - Mắc mạch điện theo sơ đồ. Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampekế.

 - Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

 - Kĩ năng vẽ và sử lí đồ thị.

 3. Thái độ:

 - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

 - Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

 4. Năng lực:

 - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

 - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

 - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

 - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

 II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Kế hoạch bài học.

 - Học liệu:

 Một dây dẫn bằng nicrôm chiều dài 1800mm, đường kính 0,3mm, dây này được quấn sẵn trên trụ sứ (gọi là điện trở mẫu)

 + 1 ampe kế có giới hạn đo 1A. 1 vôn kế có giới hạn đo 6V, 12V.

 + 1 công tắc,1 nguồn điện một chiều 6V, các đoạn dây nối.

 2. Học sinh:

 Mỗi nhóm: mang 1 đôi pin đại.

 

doc 385 trang linhnguyen 13/10/2022 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học cả năm

Giáo án Vật lí Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học cả năm
bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Ä
F
I
N
S
b. Xác định tên từ cực của nam châm:
1,0
1,0
 4(1đ)
- Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều lực điện từ khi biết chiều dòng điện và chiều các đường sức từ.
- Phát biểu quy tắc nắm tay phải: 
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
0,5
0,5
CHÚ Ý: Trong từng câu hoặc từng phần của câu, HS có thể làm theo cách khác nhưng vẫn đúng, hợp lý, thì vẫn cho điểm tối đa của câu hoặc từng phần của câu đó.
IV. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... ................, ngày tháng năm 
Tuần: 19 - Bài 33 - Tiết: 37
DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
	- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
	- Bố trí TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay, dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện. 
	- Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
	2. Kỹ năng: 
	- Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.
	- Kĩ năng tiến hành thí nghiệm.
	3. Thái độ:
	- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
	- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
	- Hiểu được lợi ích của dòng điện xoay chiều so với dòng điện một chiều.
	4. Năng lực:
	- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
	- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Kế hoạch bài học.
	- Học liệu: Đồ dùng dạy học: 1 bộ TN phát hiện dòng điện xoay chiều gồm 1 cuộn dây dẫn kín có mắc 2 bóng đèn LED //, ngược chiều có thể quay trong từ trường của 1 nam châm, 2 nam châm.
	Một nam châm có thể quay quanh trục cố định. Một vôn kế một chiều và một vôn kế xoay chiều. Một nguồn điện pin 6V; 1 máy biến áp 6V, bóng đèn 6V.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.
	- 1 cuộn dây dẫn kín có 2 bóng đèn LED mắc //, ngược chiều vào mạch điện.
	- 1 nam châm vĩnh cửu.
	III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Dạy học hợp tác.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật công đoạn
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
	2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (6 phút)
	1. Mục tiêu: 
	Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
	Tổ chức tình huống học tập
	2. Phương pháp thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp
	3. Sản phẩm hoạt động
	HS trình bày được một số hiện tượng trong thục tế quan sát được nhưng chưa biết cách lý giải các hiện tượng đó: Mắc vôn kế một chiều vào nguồn điện pin -> kim vôn kế quay. Mắc vôn kế 1 chiều vào nguồn điện 6V lấy từ lưới điện trong nhà, kim vôn kế không quay. Đổi chỗ chốt cắm -> Kim vẫn không quay.
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh đánh giá.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
	-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
	- Giáo viên yêu cầu: Đưa cho HS xem nguồn điện pin 6V và nguồn điện 6V lấy từ lưới điện trong phòng. Lắp bóng đèn vào hai nguồn điện trên. Quan sát các bóng đèn. Mắc vôn kế một chiều vào nguồn điện pin và nguồn điện 6V lấy từ lưới điện trong nhà. Quan sát kim vôn kế.
	- Học sinh tiếp nhận: HS nhận dụng cụ và tiến hành theo yêu cầu của GV.
*Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Lắp bóng đèn vào hai nguồn điện trên, quan sát các bóng đèn. Mắc vôn kế một chiều vào nguồn điện pin và nguồn điện 6V lấy từ lưới điện trong nhà. Quan sát kim vôn kế.
	- Giáo viên: theo dõi thao tác của HS để giúp đỡ khi cần.
	- Dự kiến sản phẩm: Lắp bóng đèn vào hai nguồn điện trên -> Đèn đều sáng -> Đều có dòng điện. Mắc vôn kế một chiều vào nguồn điện pin (kim vôn kế quay) và nguồn điện 6V lấy từ lưới điện trong nhà (kim vôn kế không quay), đổi chốt cắm (kim vôn kế vẫn không quay).
*Báo cáo kết quả: 
- Lắp bóng đèn vào hai nguồn điện trên -> Đèn đều sáng -> Đều có dòng điện.
- Mắc vôn kế một chiều vào nguồn điện pin -> kim vôn kế quay. Mắc vôn kế 1 chiều vào nguồn điện 6V lấy từ lưới điện trong nhà, kim vôn kế không quay. Đổi chỗ chốt cắm -> Kim vẫn không quay.
*Đánh giá kết quả
	- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: Kết quả các nhóm thu được tương tự nhau.
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá: HS đã thực hiện đúng yêu cầu và kết quả phù hợp.
	->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: ?Tại sao trong trường hợp thứ hai kim điện kế không quay mặc dù vẫn có dòng điện? Hai dòng điện có giống nhau không? Dòng điện lấy từ lưới điện trong nhà có phải là dòng điện một chiều không? 
	->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dòng điện lấy từ lưới điện trong nhà: Dòng điện xoay chiều.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
	Hoạt động 1: Phát hiện dòng điện cảm ứng có thể đổi chiều và tìm hiểu xem trong trường hợp nào dòng điện cảm ứng đổi chiều. Tìm hiểu khái niệm dòng điện xoay chiều (12 phút)
	1. Mục tiêu: 
	- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
	- Dựa vào quan sát TN để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
	- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.	
	2. Phương thức thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, nhóm: làm TN H33.1/SGK.
	- Hoạt động chung cả lớp.
	3. Sản phẩm hoạt động
	- Phiếu học tập cá nhân: trả lời C1,
	- Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận.
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh tự đánh giá.
	- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: Yêu cầu HS đọc nội dung câu C1, làm TN và trả lời C1.
- Học sinh tiếp nhận: Đọc C1.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nhận dụng cụ, tiến hành TN, Quan sát kết quả và trả lời C1 vào phiếu của cá nhân và nhóm.
- Giáo viên: Nêu mục đích, Dự kiến cách tiến hành, Phát dụng cụ, hướng dẫn thao tác, quan sát HS tiến hành, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Dự kiến sản phẩm: Dòng điện cảm ứng trong khung đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng chuyển sang giảm.
*Báo cáo kết quả: Trả lời C1.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng kết luận, khái niệm Dòng điện xoay chiều.
Chiều dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên là ngược nhau. Dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều gọi là Dòng điện xoay chiều.
I. Chiều của dòng điện cảm ứng:
1.Thí nghiệm:
(Hình 33.1/SGK)
C1: Khi đưa 1 cực của nam châm từ xa vào gần đầu 1 cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng, 1 đèn sáng, sau đó cực này ra xa cuộn dây thì số đường sức từ giảm, đèn thứ 2 sáng. Dòng điện cảm ứng trong khung đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng chuyển sang giảm.
2. Kết luận: sgk/91
3. Dòng điện xoay chiều
Dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều gọi là Dòng điện xoay chiều.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo ra Dòng điện xoay chiều. (10 phút)
	1. Mục tiêu: 
	- Bố trí TN tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo 2 cách, cho nam châm quay hoặc cho cuộn dây quay, dùng đèn LED để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện. 
	2. Phương thức thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu C2, C3/SGK.
	- Hoạt động chung cả lớp.
	3. Sản phẩm hoạt động
	- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C2, C3.
	- Phiếu học tập của nhóm: Rút ra kết luận.
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh tự đánh giá.
	- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: Yêu cầu HS đọc nội dung câu C2, C3, làm TN và trả lời C2, C3.
- Học sinh tiếp nhận: Đọc C2, C3.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nhận dụng cụ, tiến hành TN, Quan sát kết quả và trả lời C2, C3 vào phiếu của cá nhân và nhóm.
- Giáo viên: Nêu mục đích, Dự kiến cách tiến hành, Phát dụng cụ, hướng dẫn thao tác, quan sát HS tiến hành, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Dự kiến sản phẩm: Dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi (DĐXC) xuất hiện khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín hoặc khi cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường.
*Báo cáo kết quả: Trả lời C2, C3.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng kết luận.
Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều là khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín hoặc khi cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường.
II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
1.Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
C2: Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, khi cực N ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua S giảm, khi nam châm quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua S luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
2. Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường
C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cuộn dây từ vị trí 2 quay tiếp thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện luân phiên tăng, giảm. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.
3. Kết luận: sgk/92
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
	1. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
	2. Phương thức thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, C4/SGK.
	- Hoạt động chung cả lớp.
	3. Sản phẩm hoạt động:
	- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C4 và các yêu cầu của GV.
	- Phiếu học tập của nhóm: 
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
	- Học sinh tự đánh giá.
	- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
	- Giáo viên yêu cầu nêu:
	+ Điều kiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín?
	+ Cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
	+ Trả lời nội dung C4.
	- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C4/SGK và ND bài học để trả lời.
	- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
	- Dự kiến sản phẩm: Khi khung dây quay nửa vòng tròn, đèn 1 sáng. Trên nửa vòng tròn sau, đèn thứ 2 sáng.
*Báo cáo kết quả: C4: Khi khung dây quay nửa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung dây tăng, đèn 1 sáng. Trên nửa vòng tròn sau, số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ 2 sáng.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: Nội dung báo cáo kết quả C4.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (7 phút)
	1.Mục tiêu: 
	HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp.. Yêu thích môn học hơn.
	2. Phương pháp thực hiện:
	Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
	Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
	3. Sản phẩm hoạt động
	HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh đánh giá.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
	- Giáo viên yêu cầu nêu:
	+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
	+ Về nhà quan sát xem đèn Led báo trên các thiết bị điện có nhấp nháy không. Đèn nháy tại sao cần có một hộp nhỏ trên đường dây điện để làm gì?
	+ Làm các BT trong SBT: từ bài 33.1 -> 33.5/SBT.
	- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
	- Giáo viên: thông báo: Dòng điện một chiều có hạn chế là khó truyền tải điện năng đi xa, việc sản xuất tốn kém và sử dụng ít tốn kém.
	Dòng điện xoay chiều có nhiều ưu điểm hơn dòng điện một chiều và khi cần có thể chỉnh lưu thành dòng điện một chiều bằng những thiết bị rất đơn giản.
	Vì vậy cần phải tăng cường sản xuất và sử dụng dòng điện xoay chiều. Sản xuất các thiết bị chỉnh lưu để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
	- Dự kiến sản phẩm: Khi khung dây quay nửa vòng tròn, đèn 1 sáng. Trên nửa vòng tròn sau, đèn thứ 2 sáng.
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..
	IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
..............., ngày tháng năm 2019
 01/01
Tuần: 19 - Bài 34 - Tiết: 38
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Nhận biết được 2 bộ phận chính của 1 máy phát điện xoay chiều chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy.
	- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
	- Nêu được cách làm cho máy phát điện có thể phát điện liên tục.
	2. Kỹ năng: 
	- Tiến hành thí nghiệm.
	- Quan sát, mô tả trên hình vẽ. Thu nhận thông tin từ SGK.
	3. Thái độ:
	- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
	- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
	- Thấy được vai trò của vật lý học.
	- Yêu thích bộ môn.
	4. Năng lực:
	- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
	- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Kế hoạch bài học.
	- Học liệu: Mô hình máy phát điện xoay chiều.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.
	- Mô hình máy phát điện xoay chiều.	
	III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Dạy học hợp tác.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật công đoạn
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
	2. Tổ chức các hoạt động:
Tiến trình hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (6 phút)
	1. Mục tiêu: 
	Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
	Tổ chức tình huống học tập
	2. Phương pháp thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.
	3. Sản phẩm hoạt động
	HS trình bày được một số máy phát điện xoay chiều trong thực tế quan sát được nhưng chưa biết nguyên lý hoạt động của các máy đó: Chế tạo 2 loại máy phát điện xoay chiều liên quan đến các cách tạo ra dòng điện XC như thế nào.
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh đánh giá.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
	-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
	- Giáo viên yêu cầu: 
	+ Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? 
+ Làm bài tập 33.1; 33.2 SBT.
+ Kể tên các loại máy phát điện XC em biết.
	- Học sinh tiếp nhận: HS thực hiện các yêu cầu của GV.
*Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh:
	+ Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều.
	+ Làm bài tập 33.1; 33.2 SBT.
	+ Kể tên các loại máy phát điện XC.
	- Giáo viên: Yêu cầu HS trả lời, HS dưới lớp chú ý lắng nghe để nhận xét.
	- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: 
	+ Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều là khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín hoặc khi cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường.
	+ BT 33.1/SBT: 33.2/SBT:
	+ Các loại máy PĐXC có thể là: Máy thủy điện HB, Nhiệt điện, NLMT...
*Đánh giá kết quả
	- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
	->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Có nhiều loại máy phát điện XC nhưng cơ bản có 2 cách tạo ra dòng điện XC nên về nguyên tắc hoạt động sẽ có 2 loại máy phát điện XC chính.
	->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của 2 loại máy PĐXC này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
	Hoạt động 1: Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều (12 phút)
	1. Mục tiêu: 
	- Nhận biết được 2 bộ phận chính của 1 máy phát điện xoay chiều chỉ ra được rôto và stato của mỗi loại máy.
	- Trình bày được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.
	2. Phương thức thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, nhóm: Quan sát mô hình và hình 34.1/SGK và 34.2/SGK tìm hiểu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều.
	- Hoạt động chung cả lớp.
	3. Sản phẩm hoạt động
	- Phiếu học tập cá nhân: trả lời C1, C2.
	- Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận.
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh tự đánh giá.
	- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Giáo viên yêu cầu: Yêu cầu HS đọc nội dung câu C1, C2 và trả lời C1, C2.
- Học sinh tiếp nhận: Quan sát hình và đọc C1, C2.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: HS chỉ trên mô hình bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều và trả lời C1, C2 vào phiếu của cá nhân và nhóm.
- Giáo viên: phát mô hình máy phát điện xoay chiều cho các nhóm. Yêu cầu HS tìm hiểu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi QS.
- Dự kiến sản phẩm: Hai bộ phận chính của MPĐXC là cuộn dây và nam châm.
*Báo cáo kết quả: Trả lời C1, C2.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng kết luận.
- GV hỏi thêm: 
+ Vì sao các cuộn dây của máy phát điện xoay chiều lại được cuốn quanh lõi sắt? (Để từ trường mạnh hơn)
+ Hai loại máy phát điện xoay chiều có cấu tạo khác nhau nhưng nguyên lý hoạt động có khác không? (Nguyên tắc hoạt động đều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ)
I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều
1. Quan sát:
C1: 
- Hai bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.
- Khác nhau:
+ Máy ở hìn

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ca_nam.doc