Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời các câu hỏi trong SGK) .

- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Tranh ảnh SGK, sưu tầm thêm tranh về nạn phân biệt chủng tộc, bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 - HS: Đọc tr¬ước bài, SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp , thảo luận nhóm

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

 

doc 39 trang linhnguyen 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 6 - Năm học 2021-2022
ác sĩ” theo kịch bản chuẩn bị
- Cả lớp chú ý lắng nghe - nhận xét 
Mẹ: Chào Bác sĩ
Bác sĩ: Con chị bị sao?
Mẹ: Tối qua cháu kêu đau bụng
Bác sĩ: Há miệng ra để Bác sĩ khám nào ...Họng cháu sưng và đỏ.
Bác sĩ: Chị đã cho cháu uống thuốc gì rồi?
Mẹ: Dạ tôi cho cháu uống thuốc bổ
Bác sĩ: Họng sưng thế này chị cho cháu uống thuốc bổ là sai rồi. Phải uống kháng sinh mới khỏi được.
 - GV hỏi: 
+ Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ?
+ Em hãy kể một vài thuốc bổ mà em biết?
-HS trả lời
- Thuốc bổ: B12, B6, A, B, D...
- GV giảng : Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người
* Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK (Xác định khi nào dùng thuốc và tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng)
* Bước 1 : Làm việc cá nhân
-GV yêu cầu HS làm BT Tr 24 SGK
* Bước 2 : Sửa bài 
-HS nêu kết quả 
-GV chỉ định HS nêu kết quả 
1 – d ; 2 - c ; 3 - a ; 4 - b
GV kết luận : 
+ Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh .
+ Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin in trên vỏ đựng bản hướng dẫn kèm theo để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc . 
-Lắng nghe
-GV cho HS xem một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng thuốc an toàn và tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn 
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động lớp
- GV nêu luật chơi: 3 nhóm đi siêu thị chọn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, 3 nhóm đi nhà thuốc chọn vi-ta-min dạng tiêm và dạng uống?
- HS trình bày sản phẩm của mình 
- Lớp nhận xét
GV nhận xét - chốt 
- GV hỏi:
+ Vậy vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn loại nào?
- Chọn thức ăn chứa vi-ta-min
+ Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào?
- Không nên tiêm thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại
- GV chốt - ghi bảng
- GV nhắc nhở HS: ăn uống đầy đủ các chất chúng ta không nên dùng vi-ta-min dạng uống và tiêm vì vi-ta-min tự nhiên không có tác dụng phụ.
- HS nghe
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Gia đình em sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào ? 
- HS nêu
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1,BT2. 
- Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4.
- HSHTT: đặt được 2,3 câu với 2, 3 thành ngữ ở BT4
- Biết sử dụng vốn từ để làm các bài tập
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập. Từ điển học sinh
- HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS thi đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Học sinh thi đặt câu.
- Học sinh lắng nghe
- HS ghi vở
 2. Hoạt động thực hành: (30 phút) 
* Mục tiêu: : - Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1,BT2. 
 - Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4.
 - HS(M3,4) đặt được 2,3 câu với 2, 3 thành ngữ ở BT4
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
- Yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả làm bài 
 - GV nhận xét chữa bài 
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ: 
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài như bài 1.
- GV nhận xét chữa bài 
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu mỗi HS đặt 5 câu vào vở.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét chữa bài
Bài 4: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Chia nhóm HS thảo luận tìm nghĩa của thành ngữ, đặt câu có thành ngữ đó?
 + Bốn biển một nhà: Người khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình thống nhất một mối.
- Yêu cầu HS đặt câu với các thành ngữ
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét 
- 2 HS đọc yêu cầu nội dung bài.
- HS thảo luận nhóm làm bài.
 + "Hữu" có nghĩa là bạn bè: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
 + "Hữu" có nghĩa là "có": hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
- Mỗi em giải nghĩa từ
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- HS làm bài cặp đôi
 + "Hợp" Có nghĩa là gộp lại (thành lớn hơn) : hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
 + "Hợp" có nghĩa là đúng với yêu cầu đòi hỏi nào đó : hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, lớp lí, thích hợp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4.
+ Kề vai sát cánh: Đồng tâm hợp lực cùng chia sẻ gian nan giữa người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
 + Chung lưng đấu cật: Hợp sức nhau lại để cùng gánh vác, giải quyết công việc
- HS đặt câu với các thành ngữ vào vở.
- 1 số HS đọc câu vừa đặt.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
- Tìm thành ngữ nói về tinh thần hữu nghị hợp tác.
+ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
+ Chia ngọt sẻ bùi.
+ Đồng cam cộng khổ.
Thứ tư ngày... tháng... năm 2021
Tập đọc
TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).
	- Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài(Si-le, Pa-ri, );bước đầu đọc diễn cảm được bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Cảm phục, biết ơn những con người dũng cảm chống lại kẻ xâm lược.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn văn hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho học sinh tổ chức thi đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc và TLCH.
- HS theo dõi
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc:(10 phút)
* Mục tiêu: : -Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp.
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu về Si- le và ảnh của ông.
- Cho HS đọc bài, chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Đọc theo cặp
- Đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Học sinh quan sát tranh SGK. 
- HS đọc bài, chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầuchào ngài. 
+ Đoạn 2: tiếpđiềm đạm trả lời.
+ Đoạn 3: còn lại.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài:
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn lần 2+ giải nghĩa từ
- HS đọc theo cặp
- Hs đọc toàn bài
- HS nghe
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài:(10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc bài, thảo luận nhóm TLCH, chia sẻ trước lớp
1. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp.
2. Nhà văn Đức Si- le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?
3. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
4. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
- Giáo viên tiểu kết rút ra nội dung bài.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, TLCH rồi cử đại diện chia sẻ trước lớp.
- Vì ông đáp lại lời hắn 1 cách lạnh lùng. Hắn càng bực tức khi tiếng Đức thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức.
- Cụ già đánh giá Si- le là 1 nhà văn quốc tế.
- Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si- le nhưng căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược. Ôn cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
- Si- le xem các người là kẻ cướp. Các người là bọn cướp. Các người không xứng đáng với Si- le.
- Học sinh đọc lại phần nội dung.
- Học sinh đọc lại
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm được đoạn từ “Nhận thấy .... đến hết bài”
* Cánh tiến hành:
- Giáo viên chọn đoạn từ “Nhận thấy .... đến hết bài”
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Chú ý đọc đúng lời ông cụ.
- 4 học sinh đọc diễn cảm.
- HS theo dõi
- HS đọc theo cặp
- Học sinh thi đọc diễn cảm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: 3 phút)
- Em học tập được điều gì từ cụ già trong bài tập đọc trên ?
- HS nêu
Kể chuyện
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình.
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:  (5’)
 - Cho HS thi kể lại câu chuyện về ca ngợi hòa bình chống chiến tranh và nêu ý nghĩa câu chuyện
 - Nhận xét.
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS thi kể lại câu chuyện
 - Lắng nghe
 - HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (8’)
* Mục tiêu:HS lựa chọn được câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học
* Cách tiến hành:
 - Gọi HS đọc đề
 - GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
 - Kể tên một số câu chuyện các em đã đọc ?
 - GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK
 - Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
 - HS đọc đề bài
 - HS nối tiếp nhau kể .VD:
 + Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
 + Những con sếu bằng giấy; 
 - HS nghe
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
 3. Hoạt động thực hành kể chuyện: (20’)
* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. 
* Cách tiến hành:
 - Yêu cầu HS luyện kể theo nhóm đôi
 - Cho HS thi kể chuyện trước lớp
 - Cho HS bình chọn bạn kể hay nhất
 - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
 - Nhận xét.
 - HS  kể theo cặp
 - Thi kể chuyện trước lớp
 - Bình chọn  bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
 - Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5’)
 - Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện trên ?
 - HS nêu
 - Về nhà kể lại cho mọi người trong gia đình cùng nghe câu chuyện của em.
 - HS nghe và thực hiện
 Toán
 LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học .Vận dụng để chuyển đổi ,so sánh số đo diện tích 
	- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
	- HS cả lớp hoàn thành bài 1 ( a,b ), bài 2, bài3 .
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, Bảng phụ viết sẵn nội dụng bài tập 1
 	- HS : SGK, bảng con...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.	
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
 	- Vấn đáp , quan sát, thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS tổ chức thi đua làm bài:
4m2 69dm2 .. 4m2 69dm2 
280dm2 .28 km2
1m2 8dm2 ...18 dm2
6cm2 8 mm2.. cm2
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chia thành 2 đội thi đua làm bài, đội nào đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng. 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
	 - HS cả lớp hoàn thành bài 1 ( a,b ), bài 2, bài3 .
* Cách tiến hành:
Bài 1(a,b): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Giáo viên nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài. Lưu ý HS trước hết phải đổi đơn vị.
- Giáo viên nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
a) 5ha = 50000 m2
 2km2 = 2000000m2
b) 400dm2 = 4m2
 1500dm2 = 15m2 70.000m2 = 7m2
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vở, báo cáo, chia sẻ trước lớp
2m2 9dm2 > 29dm2 790 ha < 79 km2
209dm2 7900ha.
8dm25cm2 < 810cm2 4cm25mm2 = 4cm2 805cm2 4cm2
- Học sinh đọc yêu cầu bài toán.
- Học sinh làm vào vở, chia sẻ trước lớp
 Giải
 Diện tích căn phòng là:
6 x 4 = 24 (m2)
 Số tiền mua gỗ để lát sàn nhà là:
280.000 x 24 = 6.720.000 (đồng)
 Đáp số: 6.720.000 đồng. 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau: Một khu đất HCN có chiều dài 500m, chiều rộng kém chiều dài 220m. Người ta sử dụng diện tích khu đất để trồng cây ăn quả, phần đất còn lại để trồng hoa. Hỏi diện tích đất trồng hoa bao nhiêu héc-ta?
- HS nghe và thực hiện 
Địa lí
ĐẤT VÀ RỪNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít .
	- Nêu được mốt số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít:
 + Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
 + Đất phe-ra-lít: Có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi. 
 - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
 +Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
 + Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
 - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
 - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ .
 - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
 - Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng, 
 - Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: 
 	+ Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. 
 	+ Lược đồ phân bố rừng Việt Nam các hình minh hoạ SGK. 
 	+ Sưu tầm thông tin về rừng Việt Nam.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho học sinh tổ chức trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau:
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ một số bãi tắm khu du lịch biển nổi tiếng nước ta?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- Học sinh chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
 - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ .
* Cách tiến hành:
*Hoạt động1: Các loại đất chính ở nước ta.
- Yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta.
- Trình bày kết quả
- HĐ cá nhân
- Học sinh đọc SGK và làm bài
- Một số HS trình bày kết quả làm việc.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
 - GV nêu: Đất là nguồn tài nguyên quí nhưng chỉ có hạn; việc sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ cải tạo.
- Nêu một vài biện pháp bảo vệ và cải tạo đất.
- Nếu chỉ sự dụng mà không bảo vệ cải tạo thì sẽ gây cho đất các tác hại gì?
- GV tóm tắt nội dung ; rút ra kết luận.
*Hoạt động 2: Rừng ở nước ta.
- HS quan sát hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu học sinh trả lời :
- Nước ta có mấy loại rừng ? Đó là những loại rừng nào?
- Rừng rậm nhiệt đới được phân bố ở đâu có đặc điểm gì?
- Rừng ngập mặn được phân bố ở đâu? Có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh chỉ vùng phân bố rừng râm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV rút ra kết luận
*Hoạt động 3: Vai trò của rừng.
- Chia nhóm 4: thảo luận trả lời.
- Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
- Vì sao phải sự dụng và khai thác rừng hợp lý.
- Nêu thực trạng rừng nước ta hiện nay?
- Nhà nước và địa phương làm gì để bảo vệ?
 - Một vài em chỉ trên bảng đồ: Địa lí tự nhiên Việt Nam, vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta .
- Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thay chua rửa mặn, đóng cọc đắp đê... để đất không bị sạt lở.
- Bạc mầu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn...
- Học sinh nêu
- HĐ cá nhân
- HS quan sát H1,2,3 đọc SGK và hoàn thành bài tập.
- 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
- Vùng đồi núi: Đặc điểm: Nhiều loại cây rừng nhiều tầng có tầng cao thấp.
- Vùng đất ven biển có thuỷ triều lên xuống hàng ngày: Đặc điểm chủ yếu là cây sú vẹt... cây mọc vượt lên mặt nước.
- HS chỉ.
- HS đọc SGK thảo luận nhóm tìm câu hỏi.
- Rừng cho nhiều sản vật nhất là gỗ.
- Rừng có tác dụng điều hoà khí hâu, giữ đất không bị xói mòn, rừng đầu nguồn hạn chế lũ lụt, chống bão...
- Tài nguyên rừng có hạn; vì thế không khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên; ảnh hưởng đến môi trường
- Học sinh nêu. 
- Giao đất, giao rừng cho dân, tăng cường lực lượng bảo vệ, giáo dục ý thức cho mọi người...
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (2 phút)
- GV liên hệ thực trạng đất và rừng hiện nay trên cả nước.
- Liên hệ về việc sử dụng đất trồng trọt và đất ở hiện nay ở địa bàn nơi em ở.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
Kĩ thuật
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu đựơc những công việc chuẩn bị nấu ăn
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_theo_lop_5_theo_cv3969_tuan_6_nam_h.doc