Giáo án tham khảo Lịch sử 6 - Chương trình cả năm

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Về kiến thức

Học sinh cần hiểu rõ học Lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học. Học Lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp.

2. Tư tưởng

Trên cơ sở những kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn Lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm, lệch lạc trước đây là: Học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng. Bằng nội dung cụ thể, gây hứng thú cho các em trong học tập, để học sinh yêu thích môn Lịch sử.

3. Kĩ năng

Giúp học sinh có khả năng trình bày và lý giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.

B.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận.

c. chuÈn bÞ

GV: Tranh, ảnh minh họa về thời xưa và nay.

HS: Xem trước bài học

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

GV: Ở cấp tiểu học, các em đã học các tiết Lịch sử ở môn "Tự nhiên và Xã hội" thường nghe và sử dụng từ "Lịch sử" vậy "Lịch sử là gì?

 

doc 96 trang linhnguyen 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tham khảo Lịch sử 6 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tham khảo Lịch sử 6 - Chương trình cả năm

Giáo án tham khảo Lịch sử 6 - Chương trình cả năm
c cửa thành bố trí so le với nhau để khi giặc
vào vòng thành ngoại, vòng trong có thể tác chiến (GV vừa giảng giải cho các em những sử liệu, vừa thể hiện những kiến thức đó trên bản đổ để học sinh hứng thú hơn trong học tập và nắm kiến thức cơ bản dễ dàng hơn).
GV yêu cầu HS quan sát bản đổ và trả lời câu hỏi:
-Bên trong thành nội là khu vực gì?
HS trả lời :
GV đặt câu hỏi :
Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III-II TCN ở nước Âu Lạc.
HS trả lời:
GV giải thích thêm: Dân số Âu Lạc lúc đó chỉ có khoảng 1 triệu người, đắp được 3 vòng thành Cổ Loa, đó là một kì công của người Việt cổ.
HS trả lời tiếp:
GV hỏi tiếp:
- Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành?
HS trả lời: ở đây có một lực lượng quân đội lớn:
Bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí bằng đồng: giáo, rìu chiến, dao găm, đặc biệt là nỏ.
GV: Căn cứ vào đâu chúng ta kết luận Cổ Loa là một thành quân sự?
HS trả lời:
- Ở phía nam thành (Cầu Vực) người ta đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng.
- Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến vừa tập luyện vừa sẵn sàng chiến đấu khi có chiến sự.
GV: Em hãy nêu những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc?
HS trả lời: Hai nhà nước này giống nhau về tổ chức nhà nước:
- Vua có quyền quyết định tối cao.
- Giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu
và Lạc tướng.
- Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu chiềng, chạ.
Khác nhau:
- Nước Văn Lang: kinh đô ở vùng trung du: Bạch Hạc, Phú Thọ.
- Nước âu Lạc: kinh đô ở đồng bằng: Cổ
Loa, Đông Anh, Hà Nội.
- Âu Lạc có thành Cổ Loa vừa là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế vừa là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia.
- Vua An Dương Vương có quyền lực tập trung hơn vua Hùng.
GV yêu cầu HS đọc mục 5 trang 45 SGK, sau đó đặt câu hỏi:
- Em biết gì về Triệu Đà?
HS trả lời: Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc ngày nay).
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất 3 quận, lập thành
nước Nam Việt và sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh vào đất Âu Lạc.
GV nói thêm:
GV đặt câu hỏi:
Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào?
GV nói thêm: Sau nhiều lần tiến quân đánh Âu Lạc không thắng lợi. Triệu Đà đã dùng quỷ kế vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
GV: Triệu Đà dùng kế xảo quyệt gì để đánh Âu Lạc?
GV gọi HS kể chuyện Mỹ Châu-Trọng Thủy. Sau đó GV giải thích thêm:
- Năm 179 TCN, sau khi chia rẽ được nội bộ Âu Lạc, các tướng giỏi của An Dương Vương như Cao Lỗ, Nồi Hầu bỏ về quê, Triệu Đà đã đem quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương không đề phòng (Trọng Thủy ở trong thiết triều, biết rất rõ về kĩ thuật quân sự của Âu Lạc). Trọng Thủy đã báo với vua cha là Triệu Đà, bàn kế đánh nước ta.
- Mặt khác, mất hết tướng giỏi An Dương Vương trở tay không kịp cho nên Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu (- 179) mở đầu thời kì hơn một ngàn năm Bắc thuộc của dân tộc ta.
GV: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
HS trả lời:
GV giới thiệu sơ qua truyền thuyết về An Dương Vương và đánh giá An Dương Vương:
An Dương Vương vừa có công vừa có tội
với lịch sử ông có công dựng nước, nhưng ông có tội là mất cảnh giác để nước ta rơi vào tay Triệu Đà (-179) mở đầu hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
Sau khi An Dương Vương lên ngôi vua, dời đô về Phong Khê cho xây dựng ở đây một khu thành đất lớn, người sau gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.
Thành có 3 vòng khép kín.
Tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 mét.
Chiều cao của thành khoảng từ 5-10m.
Mặt thành rộng trung bình 10m.
Chân thành rộng từ 10-20m.
Các thành đều có hào nước (rộng 10-20m) bao quanh, các hào thông với nhau vừa nối với Đầm Cả, vừa nối với sông Hoàng, có thể ra sông Hồng.
Bên trong thành nội là nơi ở và làm việc của vua và các Lạc hầu Lạc tướng.
Đó là công trình lao động qui mô nhất của Âu Lạc (cách đây hơn 2000 năm).
Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây
thành của nhân dân ta.
Thành vừa là kinh đô vừa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
5. Nhà nước âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem quân
xâm lược Âu Việt. Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại được quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.
- Năm 179 TCN, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà, Âu Lạc bị thất bại nhanh chóng.
- Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm xương máu là đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác.
- Vua phải tin tưởng ở trung thần.
- Vua phải dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
IV. Củng cố bài
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Em hãy dùng bản đổ mô tả thành Cổ Loa.
2. Dựa vào truyền thuyết lịch sử An Dương Vương, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
Giáo viên giải thích 4 câu ca dao đóng khung cuối bài:
“Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương.
Cổ Loa thành ốc khác thường,
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.”
V. Dặn dò học sinh
- Học theo câu hỏi cuối bài.
- Các em hãy mô tả thành Cổ Loa bằng bản đồ và đánh giá ý nghĩa lịch sử của thành Cổ Loa (chính trị, kinh tế, quân sự).
Bài 16. ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Học sinh củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc, từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang-Âu Lạc.
- Nắm được những thành tựu kinh tế và văn hóa của các thời kì khác nhau.
- Nắm được những nét chính của xã hội và nhân dân thời Văn Lang, Âu Lạc, cội nguồn dân tộc.
2. Tư tưởng
- Củng cố ý thức và tình cảm của HS đối với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một cách có hệ thống.
4. Đồ dùng dạy học và tài liệu tham khảo
- Lược đồ đất nước ta thời nguyên thủy và thời Văn Lang, Âu Lạc.
- Một số tranh ảnh và công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn.
- Một số câu ca dao về phong tục, tập quán và nguồn gốc dân tộc.
B. NỘI DUNG
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
1 Em hãy mô tả thành Cổ Loa.
2. Em hãy phân tích những giá trị của thành Cổ Loa? (chính trị, kinh tế quân sự).
III. Bài mới
GV đặt câu hỏi:
- Căn cứ vào những bài đã học, em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người nguyên thủy trên đất nước ta.
HS trả lời:
GV dùng bản đồ hình 24 SGK phóng to treo trên bảng để HS có thể xác định vùng những người Việt cổ cư trú.
- Người ta tìm thấy rằng hóa thạch của người tối cổ ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên Lạng Sơn).
- Núi Đọ thanh Hoá), tìm thấy nhiều công cụ bằng đá của người nguyên thủy, cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm.
- Tìm thấy chiếc răng và mảnh xương trán của Người tinh khôn ở hang Kéo Lạng Sơn).
GV sơ kết:
GV hướng dẫn các em lập sơ đồ: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.
1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời kì dựng nước Văn Lang-Âu Lạc?
- Cách nay hàng chục vạn năm đã có người Việt cổ sinh sống.
- Những người Việt cổ và các thế hệ con cháu họ là chủ nhân muôn thuở của đất nước Việt Nam.
Địa điểm	Thời gian	Hiện vật
Hang Thẩm Hai, Thẩm 	Hàng chục vạn năm	Chiếc răng của Người tối
Khuyên (Lạng Sơn)	cổ. 
Núi Đọ (Thanh Hoá)	40-30 vạn năm	Công cụ bằng đá của người
nguyên thủy được ghè đẽo
thô sơ.
Hang Kéo Lèng (Lạng 	4 vạn năm	Răng và mảnh xương trán
Sơn)	của 	Người tinh khôn.
phùng Nguyên cồn	Châu 4.000- 3.500 năm 	Nhiều công cụ đồng thau. 
Tiên. Bến Đò...	
GV hỏi: Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
HS trả lời:
GV: Căn cứ vào đâu, em xác định những tư liệu này?
HS trả lời: Căn cứ vào những tài liệu của giới khảo cổ học Việt Nam.
GV: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy Việt Nam như thế nào?
HS trả lời:
GV hướng dẫn HS lập bảng những giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy Việt Nam.
2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua
những giai đoạn nào?
- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua giai đoạn Ngườm, Sơn Vi (đồ đá cũ) công cụ đồ đá được ghè đẽo thô sơ.
- Văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn (đồ đá giữa công cụ đá được ghè đẽo một mặt, bắt đầu có đồ gốm (Bắc Sơn).
- Chứng tỏ người Việt cổ đã bước sang thời đại đồ đá mới.
- Văn hóa Phùng Nguyên (thời đại kim khí) đồng thau xuất hiện.
- Thời kì Sơn Vi, người nguyên thuỷ sống thành từng bầy.
- Thời Hòa Bình - Bắc Sơn họ sống thành các thị tộc mẫu hệ.
- Thời Phùng Nguyên, họ sống thành các bộ lạc là liên minh các thị tộc phụ hệ.
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
Công cụ sản xuất
Người tối cổ 
Sơn Vi 
Hàng chục vạn năm 
Đồ đá cũ, công cụ đá được ghè đẽo thô sơ. 
Người tinh khôn (giai đoạn đầu)
Hòa Bình, Bắc Sơn 
40 - 30 vạn năm
Đồ đá giữa và đồ đá mới công cụ đá được mài tinh xảo.
Người tinh khôn (giai đoạn phát triển).
Phùng Nguyên 
4000-3500 năm 
Thời đại kim khí, công cụ sản xuất bằng đồng thau + sắt.
GV: Cách đây khoảng 4000 năm, người Việt cổ đã sinh sống trên đất nước Việt Nam, họ đã tạo nên những cơ sở vật chất và tinh thần đầu tiên cho buổi đầu dựng nước Văn Lang.
Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thường đi liền với nhau. Quá trình dựng nước Âu Lạc cũng là quá trình người Việt cổ phải tiến hành kháng chiến chống Tần, chống Triệu.
GV gọi HS kể lại truyền thuyết "Âu Cơ và Lạc Long Quân.”
GV đặt câu hỏi để HS trả lời:
- Sau truyền thuyết "Âu Cơ và Lạc Long Quân" em có suy nghĩ gì về cội nguồn dân tộc?
HS trả lời:
Dân tộc ta có chung một cội nguồn thống nhất đồng bào.
GV: Chúng ta vừa nghe truyền thuyết về cội nguồn dân tộc, còn thực tế thì sao?
GV hướng dẫn HS trả lời.
GV gọi 1 HS kể về chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh (nói lên chiến thắng lũ lụt của cha ông).
GV đặt câu hỏi tiếp:
Cách đây khoảng 4000 năm, công cụ sản xuất của người Việt cổ chủ yếu làm bằng gì?
HS trả lời :
Nếu còn nhiều thời gian GV yêu cầu HS kể lại chuyện Thánh Gióng (chú ý chi tiết con ngựa sắt).
GV hỏi:
Những lý do gì đã dẫn tới sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?
GV dùng sơ đồ khu di chỉ Cổ Loa và bản đồ Nam Việt và âu Lạc thế kỉ III TCN để nhắc lại cuộc kháng chiến chống Tần và chống Triệu.
Tuy cuộc kháng chiến chống Triệu đã thất bại, nước ta rơi vào tình trạng hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đấu tranh để giành lại độc lập.
GV hỏi HS: Những công trình văn hóa tiêu biểu cho văn minh Văn Lang-Âu Lạc là gì?
HS trả lời:
GV giải thích:
+ Trống đồng là vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang-Âu Lạc:
Nhìn vào các hoa văn của trống đồng người ta có thể thấy những văn hóa vật chất và tinh thần của thời kì đó.
Trống đồng dùng trong lễ hội cầu mưa thuận gió hoà.
+ Thành Cổ Loa: Là kinh đô của nước Âu
Lạc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, khi có chiến tranh thành Cổ Loa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
Bởi vì xung quanh 3 vùng thành đều là các hào nước được nói với sông Hoàng và
sông Hồng, từ đó ta có thể tiến lên Tây Bắc, Việt Bắc và ra biển bằng đường thủy.
GV dùng sơ đổ khu thành Cố Loa (hình 41) để phân tích những giá trị của thành Cổ Loa.
GV sơ kết: Thời Văn Lang-Âu Lạc để lại cho chúng ta:
Tổ quốc nhà nước Văn Lang-Âu Lạc mở đầu thời kì đựng nước và giữ nước.
Thuật luyện kim: sản xuất ra các công cụ đồng và sắt làm cho năng suất lao động cao hơn, đời sống nhân dân ổn định hơn.
Người dân lúc đó chủ yếu sống bằng nền kinh tế trồng lúa nước với 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Dân tộc ta hình thành những phong tục tập quán riêng.
Thờ thần Mặt Trời, thần sấm, thần ma, thần núi, đất, nước.
Thờ cúng tổ tiên...
Phong tục: Nhuộm răng, ăn trầu, ngày Tết làm bánh chưng, bành dày.
- Đặc biệt là sau sự thất bại của An Dương Vương, chúng ta đã rút ra bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước: trong mọi tình huống, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù
3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ? 
-Cách đây khoảng 4000 năm các bộ lạc Việt cổ đã sống định cư thành các xóm làng ở vùng gò đồi trung du châu thổ sông Hồng, sông Mã.
-Họ sống bằng nghề nông nguyên thủy (trồng trọt và chăn nuôi).
-Trồng lúa nước là chủ yếu hàng năm phải lo trị thủy, bảo vệ mùa màng.
- Công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ đá.
- 15 bộ lạc sinh sống ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần phải liên kết với nhau để trị thủy, chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng và chống giặc ngoại xâm
Trong 15 bộ lạc, bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh nhất, thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang là vua Hùng (cha tuyền con nối). Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang (thế kỉ III TCN), sau đó thành nước Âu Lạc
4. Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang Âu Lạc?
- Trống đồng và thành Cổ Loa.
Ngµy so¹n 29/12/2009
Chương III
THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Tiết 19: Bài 17. CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị (thời kì Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.
2. Tư tưởng
Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc.
Giáo dục cho các em lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
Bước đầu rèn luyện kĩ năng cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
B. chuÈn bÞ
Bản đồ loại treo tường "Khởi nghĩa Hai Bà Trưng" do trung tâm bản đồ tranh ảnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản.
Bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN.
Bản đồ Âu Lạc thế kỉ I - thế kỉ III.
Tranh dân gian về Hai Bà Trưng khởi nghĩa, ảnh về đền thờ Hai Bà ở Hà Nội, Hà Tây...
C. ph­¬ng ph¸p:ThuyÕt minh, ph¸t vÊn, th¶o luËn...
D. ho¹t ®éng d¹y häc
 I. æn định lớp
 II. Kiểm tra bài cũ
 III. Bài mới:
 +Giíi thiÖu bµi:GV giíi thiÖu
 +Bµi míi:
Ho¹t ®éng cña GV vµ HS
Néi dung cÇn ®¹t
GV dùng bản đồ Nam Việt và âu Lạc thế kỉ III TCN, khái quát cho HS rõ nước Nam Việt và Âu Lạc là 2 quốc gia láng giềng, gần kề với nhau.
GV gọi HS đọc mục 1 trang 47 SGK.
Sau đó GV đặt câu hỏi để HS trả lời.
?Sau cuộc kháng chiến của ADV chống Triệu Đà thất bại, dân tộc ta đã ở vào tình trạng như thế nào?
- Dân tộc ta bước vào tình trạng hơn 1000 năm Bắc thuộc.
s Sau khi nhà Hán, đánh bại nhà Triệu, chúng đã thực hiện chính sách gì ở nước ta?
GV dùng bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN để học sinh thấy rõ chính sách thâm độc của nhà Hán (biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc).
sSau khi nhà Hán chiếm nước ta, chúng đã thực hiện chính sách cai trị như thế nào?
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, biến Âu Lạc thành 2 quận của Trung Quốc là Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN nhà Hán thay nhà Triệu thống trị: Âu Lạc, biến nước ta thành 3 quận:
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (từ Quảng Nam trở ra).
Chúng hợp nhất 3 quận của ta với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao, thủ phủ của châu Giao là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)
*Bé m¸y cai trÞ:.
Đứng đầu cầu là Thứ sử người Hán. Đứng đầu quận là thái thú coi việc chính trị và đô uý coi việc quân sự (đều là người Hán).
Đứng đầu huyện là Lạc tướng (người Việt).
Từ huyện trở xuống bộ máy như cũ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy châu Giao 
Châu Giao
(Thứ sử)
Quận
(Thái thú, Đô uý)
Quận
(Thái thú, Đô uý)
Quận
(Thái thú, Đô uý)
Huyện
(Lạc tướng)
Huyện
(Lạc tướng)
Huyện
(Lạc tướng)
sNhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
Bộ máy cai trị rập khuôn của người Hán. Nhưng từ huyện trở xuống người Hán vẫn phải thông qua người Việt để thực hiện chính sách cai trị...
sChính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta như thế nào?
GV giải thích thêm: Chúng thực hiện chính sách đồng hóa đối với dân ta, bắt dân ta ăn, mặc, ở sinh hoạt giống người Hán, cho người Hán di cư sang nước ta lập nghiệp, bắt phụ nữ nước ta lấy người Hán...
sEm biết gì về Thái thú Tô Định (người Hán) ở nước ta?
 sNhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì?
® Nhân dân ta bị nhà Hán bóc lột rất nặng nề, nên cuộc sống ngày càng khốn khổ.
- Chúng đa người Hán sang nước ta nhằm biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc, đồng hóa dân ta.
GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 48 SGK.
sVì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ?
GV yêu cầu học sinh nói rõ hơn thân thế của Hai Bà Trưng.
Hai Bà Trưng là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (vùng đất từ Ba Vì đến Tam Đảo thuộc tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc). Trưng Trắc đã kết duyên cùng Thi Sách con Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng đất thuộc Đan Phượng-Hà Tây và Từ Liêm-Hà Nội ngày nay).
Hai gia đình Lạc tướng và ngầm liên kết với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước chuẩn bị nổi dậy. Không may, Thi Sách bị giết hại.
s- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?
Tương truyền ngày làm lễ tế cờ (xuất quân) Trưng Trắc đã đọc 4 câu thơ:
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xư họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này."
sVới 4 câu thơ đó, em hiểu như thế nào về mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa là giành lại độc lập dân tộc (rửa sạch nợ nước) sau đó là khôi phục lại sự nghiệp của họ Hùng, hai Bà Trưng thuộc dòng dõi Hùng Vương).
Sau đó mới là mục tiêu trả thù cho chồng (kẻo oan ức lòng chồng) và góp phần cống hiến sức mình cho đất nước.
sCuộc khởi nghĩa phát triển như thế nào?
GV dùng lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã phóng to để các em dễ theo dõi, sau đó yêu cầu HS điền các danh tướng của Hai Bà Trưng ở khắp nơi kéo quân về tụ nghĩa.
sEm hãy nêu tên một số lực lượng của nhân dân ta lúc đó kéo về Mê Linh tụ nghĩa với Hai Bà Trưng.
GV giúp các em đánh dấu vào bản đồ (câm).
- Nguyễn Tam Trinh (Mai Động, Hà Nội) đem 5.000 nghĩa binh về tụ nghĩa.
- Nàng Quốc (Hoàng Xá, Gia Lâm) với 2000 tráng sĩ.
- Ông Cai (Thanh Oai - Hà Tây) mặc giả gái, mang theo hơn 3000 nghĩa quân nữ.
- Bà Vĩnh Huy (Cổ Châu - Bắc Ninh) với hơn 1000 tráng đinh.
- Bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Thánh Thiên (bắc Ninh), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hoá)...
s- Theo em, việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
- Điều đó nói lên cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng. 
- Tạo ra thực lực đánh bại kẻ thù.
sSau khi làm lễ tế cờ, được dân chúng ủng hộ, nghĩa quân đã liên tiếp thắng lợi. Em hãy kể tên những chiến thắng đó?
sKết quả của cuộc khởi nghĩa ra sao?
GV hướng dẫn HS, trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa bằng lược đồ. Điền những ký hiệu thích hợp lên lược đổ thể hiện diễn biến của cuộc khởi nghĩa có thể dùng mũi tên để minh họa những chiến thắng của nghĩa quân).
GV giải thích câu nói của Lê Văn Hưu đóng khung cuối bài.
Đây là cuộc khởi nghĩa thu hút được đông đảo dân chúng tham gia chống lại ách thống trị của nhà Hán (người chỉ huy là Hai Bà Trưng, hô một tiếng là 65 thành đều hưởng ứng).
Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.
-Chúng đồng hóa dân ta, muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc.
*ChÝnh s¸ch cai trÞ:
Chúng thực hiện chính sách áp bức bóc lột nặng nề.
Phải nộp các loại thuế, thuế muối, thuế sắt...
Hàng năm phải cống nạp: sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...
- Bắt dân ta phải theo phong tục của Hán.
Năm 34 Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ. Hắn rất gian ác tham lam, khiến cho dân ta vô cùng cực khổ.
2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
*Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa:
Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
Thi Sách chồng Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà
Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
* Diễn biên khởi nghĩa:
Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tham_khao_lich_su_6_chuong_trinh_ca_nam.doc