Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

2. Kĩ năng: Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .

3. Thái độ: Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân hậu. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

 

doc 50 trang linhnguyen 6000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019
c, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên:sách giáo khoa, bảng phụ
	- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc cộng, trừ số thập phân.
- Thực hành tính: 234,5 + 67,8 =...
- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc nhân số thập phân với số thập phân và thực hiện tính: 4,56 ´ 3,06 =...
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài. Để thực hành vận dụng các quy tắc thực hiện các phép tính đối với số thập phân, hôm nay chúng ta học bài: Luyện tập chung.
 - HS nêu quy tắc.
- HS tính bảng con.
- HS nêu và thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, ghi vở.
2. HĐ thực hành: (28 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn .
 - HS làm bài 1(a,b,c), bài 2(a), bài 3.
*Cách tiến hành:
Bài 1(a,b,c): Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên nhận xét, kết luận
Bài 2a: Cá nhân
- Bài yêu cầu làm gì?
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3:Cặp đôi
 - Giáo viên gọi HS đọc đề bài 
 - Yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi
Bài 4(M3,4): HĐ cá nhân
- HS làm bài cá nhân
- Giáo viên cho HS chốt cách tìm SBT, Số hạng, thừa số chưa biết 
- HS đọc 
- Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
a) 266,22: 34 = 7,83
c) 91,08 : 3,6 = 25,3
b) 483:35 = 13,8
- HS nêu
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ trước lớp
a) (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32
 = 55,2 : 2,4 - 18,32
 = 23 - 18,32
 = 4,68
- 1 học sinh đọc 
- Học sinh thảo luận cặp đôi làm bài vào vở, đổi vở để kiểm tra chéo
Giải
Số giờ mà động cơ đó chạy là:
120 : 0,5 = 240 (giờ)
 Đáp số: 240 giờ.
- HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên
a) x - 1,27 = 13,5 : 4,5
 x - 1,27 = 3
 x = 3 + 1,27
 x = 4,27
b) x + 18,7 = 50,5 : 2,5
 x + 18,7 = 20,2
 x = 20,2 - 18,7
 x = 1,5
c) X x 12,5 = 6 x 2,5
 X x 12,5 = 15
 X = 15 : 12,5
 X = 1,2
3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức thực hiện phép tính sau:
Tính bằng hai cách:
 4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5
- HS làm bài:
+ Cách 1: 
4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5 = 3,2 - 1,2
 = 2
+ Cách 2: 
4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5 = (4,8 - 1,8) : 1,5
 = 3 : 1,5 
 = 2
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Cách 2 của phần ứng dụng vận dụng tính chất gì của phép tính để làm ?
- Về nhà tìm các phép tính tương tự để luyện tập thêm.
- Vận dụng tính chất "Một hiệu chia cho một số"
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
Tập đọc
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.(Trả lời được câu hỏi 1, 2 , 3) 
2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .
	 - HS( M3,4) đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào .
3. Thái độ: Tự hào, yêu quý ngôi nhà mình.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK
 + Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho 4 học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Về ngôi nhà đang xây.
- 4 học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Gọi 1 HS đọc bài
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
+ Giúp học sinh đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV viên đọc diễn cảm toàn bài 
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- Một học sinh (M3,4) đọc 1 lượt bài thơ.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động
+ Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một em đọc toàn bài.
- HS theo dõi
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.(Trả lời được câu hỏi 1, 2 , 3) 
*Cách tiến hành: 
- Cho 1 HS đọc nội dung các câu hỏi trong SGK, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
1. Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh 1 ngôi nhà đang xây?
2. Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
3. Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động và gần gũi?
4. Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Giáo viên tóm tắt ý chính.
- Nội dung bài: Giáo viên ghi bảng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát.
- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh .., Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.
- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Nhà lớn lên với trời xanh.
- Cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương. Đất nước là 1 công trường xây dựng lớn. Bộ mặt đất nước đang hàng ngày hàng giờ đổi mới.
- Học sinh đọc lại: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
- HS M3,4 thuộc cả bài thơ.
*Cách tiến hành: 
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm khổ 1,2.
- Luyện học thuộc lòng
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- Học sinh đọc lại.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau cả bài thơ.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc
4. HĐ ứng dụng: (3 phút)
-Thi đua: Ai hay hơn?Ai diễn cảm hơn ? 
- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một khổ mình thích nhất?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng khổ thơ.
- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.
5. Hoạt động sáng tạo: (1phút)
- Em có suy nghĩ gì về những người thợ đi xây dựng những ngôi nhà mới cho đát nước thêm tươi đẹp hơn ?
- Họ là những người thợ tuyệt vời....
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2017
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1) .
 - Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2) .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tả hoạt động của một người.
3. Thái độ: Yêu thích viết văn miêu tả.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm, một trong các mẫu đơn đã học
 - HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi...
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
 - Cho HS thi đọc biên bản cuộc họp tổ, họp lớp, họp chi đội
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS đọc bài làm của mình.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: 
 - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1) .
 - Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2) .
* Cách tiến hành:
Bài 1:Cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp lần lượt nêu câu hỏi yêu cầu nhau trả lời:
+ Xác định các đoạn của bài văn?
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn?
+ Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn?
Bài 2: Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hãy giới thiệu về người em định tả?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn mà mình viết
- GV nhận xét 
- HS nêu yêu cầu 
- HS thảo luận và làm bài theo cặp, TLCH
- Đoạn 1: Bác Tâm.....cứ loang ra mãi.
- Đoạn 2: mảng đường.... vá áo ấy
- Đoạn 3: còn lại
+ Đoạn 1: tả bác Tâm đang vá đường
 Đoạn 2: tả kết quả lao động của bác Tâm
 Đoạn 3: tả bác đang đứng trước mảng đường đã vá xong.
 - Những chi tiết tả hoạt động: 
+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng.
+ Bác đập búa đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
+ Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
- 2 HS đọc yêu cầu và gợi ý 
+ Em tả bố em đang xây bồn hoa.
+ Em tả mẹ em đang vá áo....
- HS làm bài vào vở
- HS đọc bài viết
- HS nghe
3.Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- GV hệ thống lại nội dung chính đã học.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau: Quan sát hoạt động thể hiện tính tình của bạn hoặc em bé.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Em sẽ quan sát những gì để thể hiện được tính tình của bạn hoặc em bé ?
- Em sẽ quan sát hoạt động thường ngày, lúc học, lúc chơi,...
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
Toán
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm .
 - Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm .
 - HS làm bài 1 ,2 .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm .
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, hình vuông kể ô 100 ô, tô màu 25 ô để biểu diễn 25%.
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho 2 học sinh lên bảng thi làm:
Tìm thương của hai số a và b biết 
 a) a = 3 ; b = 5 ; 
 b) a = 36 ; b = 54
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài. Tiết học hôm nay chúng ta làm quen với dạng tỉ số mới qua bài tỉ số phần trăm.
- HS làm bài
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.
*Cách tiến hành: 
 Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm
* Ví dụ 1
- GV nêu bài toán: Diện tích của một vườn trồng hoa là 100m2, trong đó có 25m2 trồng hoa hồng. Tìm tỉ số của diện tích hoa hồng và diện tích vườn hoa.
- GV yêu cầu HS tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, sau đó vừa chỉ vào hình vẽ vừa giới thiệu :
+ Diện tích vườn hoa là 100m2.
+ Diện tích trồng hoa hồng là 25m2.
+ Tỉ số của diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa là : .
+ Ta viết = 25% đọc là hai mươi lăm phần trăm.
- GV cho HS đọc và viết 25%
* Ví dụ 2
- GV nêu bài toán ví dụ : 
- GV yêu cầu HS tính tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường.
- Hãy viết tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường dưới dạng phân số thập phân.
- Hãy viết tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Vậy số học sinh giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường ?
-KL: Tỉ số phần trăm 20% cho biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 em học sinh giỏi.
- GV yêu cầu HS dựa vào cách hiểu hãy giải thích em hiểu các tỉ số phần trăm sau như thế nào ?
+ Tỉ số giữa số cây còn sống và số cây được trồng là 92%.
+ Số học sinh nữ chiếm 52% số học sinh toàn trường.
+ Số học sinh lớp 5 chiếm 28% số học sinh toàn trường.
- HS nghe và nêu ví dụ.
- HS tính và nêu trước lớp : Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25 : 100 hay .
- HS thực hành.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
- Tỉ số của số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường là :
80 : 400 hay 
- HS viết và nêu : =.
- 20%
- Số học sinh giỏi chiềm 20% số học sinh toàn trường.
+ Tỉ số này cho biết cứ trồng 100 cây thì có 92 cây sống được.
+ Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 52 em là học sinh nữ.
+ Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 28 em là học sinh lớp 5
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: - Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm .
 - HS làm bài 1 ,2 .
 - HS (M3,4) làm bài tập 3
*Cách tiến hành:
 Bài 1: Cá nhân
- GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS : Viết phân số trên thành phân số thập phân, sau đó viết phân số thập phân vừa tìm được dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
Bài 2: Cặp đôi
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Mỗi lần người ta kiểm tra bao nhiêu sản phẩm ?
+ Mỗi lần có bao nhiêu sản phẩm đạt chuẩn ?
+ Tính tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và số sản phẩm được kiểm tra.
+ Hãy viết tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm được kiểm tra dưới dạng tỉ số phần trăm.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3(M3,4): Cá nhân
- GV có thể hỏi để hướng dẫn: Muốn biết số cây lấy gỗ chiếm bao nhiêu phần trăm số cây trong vườn ta làm như thế nào?
 - 1 HS phát biểu ý kiến, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến đi đến thống nhất
 = = 25%
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
- 1 HS đọc thầm đề bài 
- HS thỏa luận cặp đôi
+ Mỗi lần kiểm tra 100 sản phẩm.
+ Mỗi lần có 95 sản phẩm đạt chuẩn.
+ Tỉ số giữa sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm kiểm tra là :
95 : 100 = .
- HS viết và nêu : = 95%.
- HS làm bài vào vở,sau đó chia sẻ trước lớp
Bài giải
Tỉ số phần trăm của sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:
 95 : 100 = = 95%
 Đáp số: 95%
- HS đọc đề, tự làm bài, báo cáo kết quả
Tóm tắt: 
 1000 cây : 540 cây lấy gỗ
 ? cây ăn quả
Cây lấy gỗ: ? % cây trong vườn
Tỉ số % cây ăn quả với cây trong vườn?
- HS tính và nêu: 
- HS tính và nêu: Trong vườn có 1000 - 540 = 460 cây ăn quả
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Gọi học sinh nhắc lại ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau: Một trang trại có 700 con gà , trong đó có 329 cn gà trống. Vậy tỉ số phần trăm của số gà trống và tổng số gà là bao nhiêu ?
- HS làm bài
Giải
Tỉ số phần trăm của số gà trống và tổng số gà là:
 329 : 700 = 0,47
 0,47 = 47%
 Đáp số: 47%
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập chưa hoàn thành và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2 .
 - Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 ( chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
 - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ chính xác khi tả hình dáng một người.
3. Thái độ: Thể hiện tình cảm thân thiện với mọi người.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ , Bảng lớp viết sẵn bài tập 
- Học sinh: Vở viết, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" đặt câu với các từ có tiếng phúc ?
- Nhận xét câu đặt của HS
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đặt câu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2 .
 - Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 ( chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
 - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4. 
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS hoạt động nhóm 
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2: Cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- HS nêu thành ngữ tục ngữ tìm được, GV ghi bảng
- Nhận xét khen ngợi HS 
- Yêu cầu lớp viết vào vở
Bài 3: Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 4: Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài tập 
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình
- GV nhận xét 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
Đáp án
+ Người thân trong gia đình: cha mẹ, chú dì, ông bà, cụ, thím, mợ, cô bác, cậu, anh, ..
+Những người gần gũi em trong trường học: thầy cô, bạn bè, bạn thân, ...
+ Các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, kĩ sư, bác sĩ...
+ Các dân tộc trên đất nước ta: Ba - na, Ê - đê, Tày, Nùng, Thái, Hơ mông...
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ kết quả
Ví dụ:
a) Tục ngữ nói về 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_15_n.doc