Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

Sau khi học xong bài này học sinh phải

 - Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.

- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.

 - Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.

 - Nêu được điểm khác nhau giữa sao chép ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn.

 - Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.

2. Về kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, kỹ năng so sánh và tổng hợp.

3. GDMT:

 - Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm.

4. Phát triển năng lực

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề.

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.

5. Phương pháp:

 - Thuyết trình giảng giải

 - Thảo luận nhóm

 

docx 113 trang linhnguyen 5180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Sinh học Lớp 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm
 quát hoá.
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
6. Phương pháp:
	- Trực quan
	- Vấn đáp – tìm tòi
	- Thảo luận nhóm
- Thyết trình giảng giải
* Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua bài học
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Liên kết gen 
- Mô tả được thí nghiệm Liên kết gen của Moocgan
- Phân tích được kết quả của thí nghiệm.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo Moocgan.
- Viết được kiểu gen, tỷ lệ giao tử, tổ hợp các laoij giao tử của thí nghiệm
II. Hoán vị gen
- Mô tả được thí nghiệm hoán vị gen
- Tóm tắt được thí nghiệm hoán vị gen.
- Tính được tần số hoán vị gen.
- Giải thích được kết quả của thí nghiệm hoán vị gen theo Moocgan
- Viết được kiểu gen, tỷ lệ giao tử, các tổ hợp giao tử của thí nghiệm
III. Ya nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen
- Trình bày được ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen
- Trình bày được thế nào là bản đồ di truyền học.
- Hiểu cách lập bản đồ di truyền.
- Ý nghĩa của bản đồ di truyền.
- Vận dụng kiến thức bản đồ di truyền học để giải một số bài tạp di truyền hoán vị gen.
* Hệ thống câu hỏi và bài tập
Làm thế nào để phát hiện hai gen nào đó liên kết hay phân ly độc lập ? ( Câu hỏi thông hiểu)
Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa hai gen trên NST ? Phép lai nào hay được dùng hơn ? Vì sao ? ( Câu hỏi vận dụng)
Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết ? ( Bài tập vận dụng)
Làm thế nào đẻ có thể chứng minh được hai gen có khoảng cách bằng 50cM lạ cùng nằm trên 1 NST ? ( Câu hỏi vận dụng cao)
II- Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: 
	- Hình 11 SGK, đoạn phim cơ sở tế bào học của hoán vị gen
	- Phiếu học tập
	- Máy chiếu, máy vi tính
2. Chuẩn bị của HS:
III. Chuỗi hoạt động học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) 
a. Câu hỏi : Cho A- hạt vàng, a- hạt xanh.
 B- hạt trơn, b – hạt nhăn.
Biết 2 cặp gen trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau và trội là trội hoàn toàn.
Xác định kiểu gen và KH cho phép lai sau : AaBb(vàng-trơn) x aabb (xanh-nhăn).
 b. Đáp án – biểu điểm :
Để xác định được KG và KH của phép lai chúng ta cần viết sơ đồ lai : ( 2đ)
 P : AaBb (vàng – trơn) x aabb ( xanh – nhăn) ( 2đ)
 Gp : AB, Ab, aB, ab ab ( 2đ)
 F : có KG : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb. ( 2đ)
 KH : 1vàng-trơn : 1vàng-nhăn : 1xanh-trơn : 1xanh-nhăn. ( 2đ)
3. Bài mới:
A. Khởi động:
GV dùng luôn nội dung kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề cho bài mới.
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về liên kết gen. ( 10’)
 GV đưa ra bài toán của Moocgan rồi đăth ra câu hỏi : 
- Từ kết quả của F1 ta rút ra được điều gì ? 
- Hãy quy ước gen ?
- Cũng là phép lai phân tích hai tính trạng nhưng tỉ lệ phân tính đời lai không giống kết quả của phép lai phân tích theo Menđen. Từ những sai khác đó rút ra kết luận gì?
 GV giới thiệu với học sinh cách viết kiểu gen và giao tở khi các gen cùng nằm trên 1 cặp NST KG : hoặc giao tử AB
GV yêu cầu HS khái quát thế nào là LKG. Đặc điểm của LKG.
Gv hướng dẫn HS viết sơ đồ lai.
 GV Nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức để học sinh ghi bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích kết quả TN của Moocgan về hiện tượng hoán vị gen ( 8’)
Gv đưa ra thí nghiệm của Moocgan và yêu cầu HS phân tích kết quả lai.
Gv hướng dẫn học sinh so sánh và phân tích kết quả của phép lai để rút ra được quy luật di truyền chi phối phép lai.
Gv hướng dẫn HS viết sơ đồ lai.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về cơ sở TB của HVG. ( 10’)
 GV Giới thiệu đoạn phim về hoán vị gen và cơ sở TB của hiện tượng HVG rồi yêu cầu HS :
 Quan sát phim kết hợp độc lập nghiên cứu SGK mục II.2, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi :
- Thế nào gọi là HVG ?
- Cơ sở TB của HVG là gì ?
- HVG có đặc điểm gì ?
- Làm thế nào để tính được tần số HVG ?
Gv hướng đẫn HS vào tính TSHVG cụ thể TN trong bài.
GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của LKG và HVG. ( 7’)
Gv yêu cầu HS nghiên cứu SGK chỉ ra được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hiện tượng HVG.
- GV giới thiệu thêm về bản đồ DT.
HS vận dụng kiến thức đã học, trao đổi nhanh chỉ ra được :
- thân xám>thân đen ; cánh dài> cánh cụt.
- Quy ước : A- thân xám.
 a – thân đen.
 B- cánh dài.
 b- cánh cụt.
 HS giải thích : P thuần chủng về 2 tính trạng đem lai=> F1 đồng tính trội, dị hợp tử 2 cặp gen. Nếu các gen phân li độc lập thì khi lai phân tích phải cho tỉ lệ 1 :1 :1 :1. Nhưng trong bài toán chỉ cho tỉ lệ 1 :1. Tức là ruồi đực F1 chỉ cho 2 loại giao tử, điều này chỉ xảy ra khi 2 cặp gen quy định 2 tính trạng trên cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và di truyền cùng nhau.
HS viết sơ đồ lai.
 HS khái quát kiến thức theo hướng dẫn của GV.
HS vận dụng kiến thức đã học, trao đổi nhanh và so sánh thấy được sự khác biệt trong kết quả lai với các phép lai đã học và phân tích được :
 Ruồi đực thân đen- cách cụt chỉ cho 1 loại giao tử, mà Fa lại cho 4 loại tổ hợp ruồi cái F1 phải cho 4 loại giao tử nhưng không theo tỉ lệ 1 :1 :1 :1 như phân li độc lập mà cho tỉ lệ 41,5% :41,5% :8,5% : 8,5%. Điều này chỉ xảy ra khi trong quá trình tạo thành giao tử của ruồi cái các gen A và B, a và b đã liên kết không hoàn toàn với nhau. Nghĩa là có HVG xảy ra.
HS viết sơ đồ lai.
Hs quan sát phim kết hợp đọc SGK và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi :
- KN HVG.
- Cơ sở TB.
- Đ2 của HVG.
- CT tính TSHVG.
- Ghi bài theo nội dung đã chỉnh sửa ở phiếu học tập.
HS nghiên cứu SGK chỉ ra được ý nghĩa của LKG.
I/ Liên kết gen.
- ĐN : Liên kết gen là hiện tượng một số gen cùng nằm trên 1 NST phân li cùng nhau trong giảm phân và tổ hợp lại cùng nhau trong thụ tinh làm cho một số tính của cơ thể cùng di truyền với nhau.
- Đặc điểm của LKG : Các gen nằm trên cùng một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau. Số nhóm liên kết của mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài.
SĐL :
 Pt/c : ♀ x ♂
Gp : AB ab
F1 : ( thân xám – cánh dài)
Lai phân tích ruồi đực F1.
F1 : ♂ x ♀ 
Gf1 : AB, ab ab
Fa :  : 
 1xám – dài  : 1đen - cụt.
II/ Hoán vị gen.
1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng HVG.
SĐL :
SĐL :
 Pt/c : ♀ x ♂ 
Gp : AB ab
F1 : ( thân xám – cánh dài)
Lai phân tích ruồi cái F1.
F1 : ♀ x ♂ 
Gf1 :AB=ab= 41,5% ab
 Ab=aB=8,5%
Fa : 41,5%  : 41,5% : 8,5% : 8,5%
41,5% thân xám – cánh dài  : 41,5% thân đen – cánh cụt : 8,5% thân xám – cánh cụt :
8,5% thân đen – cánh dài.
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng HVG.
- ĐN : HVG là hiện tượng một số gen trên NST này đổi chỗ với một số gen tương ứng trên NST kia( 2 NST cùng cặp).
- Cơ sở TB : Do sự trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST kép ở kì đầu của GPI trong qúa trình phát sinh giao tử các gen tương ứng đổi chỗ cho nhau.
- Đặc điểm của HVG :
+ Các gen càng nằm xa nhau trên NST càng dễ xảy ra HV.
+ Các gen trên NST có xu hướng chủ yếu là liên kết nên tần số HVG luôn nhỏ hơn 50%.( Khi TSHVG =50% kết quả giống phân li độc lập).
- Công thức tính tần số HVG :
+ TSHVG = tổng % các loại giao tử có HV.
+ TSHVG = % 1 loại gt HVx số gt HV.
.........
III/ ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
1. ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen :
- Hạn chế biến dị tổ hợp hạn chế số KG, KH ở thế hệ sau, làm giảm tính biến dị của cá thể. Duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng sinh thái.
- Các gen liên kết hoàn toàn với nhau tạo ĐK để các nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau trong quá trình DT.
- Giúp sự DT chính xác từng cụm gen cho thế hệ sau.
2. ý nghĩa của hiện tượng HVG.
- Làm tăng nguồn biến dị tổ hợp, tăng số KG, KH ở thế hệ sau, tạo độ đa dạng về loài. Toạ nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- ứng dụng HVG để ttổ hợp các gen tốt vào trong cùng một cơ thể.
C. Luyện tập – Vận dụng (2’)
Gv hệ thống nhanh lại kiến thức của bài.
D. Tìm tòi mở rộng
	1. Học bài và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
	2. Hoàn thành bảng so sánh hiện tượng di truyền phân ly độc lập và di truyền liên kết (tuỳ đối tượng HS mà GV có thể cho tự lập bảng hoặc hoàn thành bảng cho sẵn)	
Đặc điểm so sánh
DT phân ly độc lập
DT liên kết
Đặc điểm
Cơ chế
Kết quả
ý nghĩa
3. Hoàn thành bảng so sánh hiện tượng di truyền liên kết gen và hoán vị gen (tuỳ đối tượng HS mà GV có thể cho tự lập bảng hoặc hoàn thành bảng cho sẵn)	
Tiêu chí so sánh
DT liên kết gen
Hoán vị gen
Cơ thể bố mẹ đem lai
Kết quả lai F1
Phép lai sử dụng trong thí nghiệm
Cơ thể F1 đem lai
Kết quả thu được Fb
Số loại kiểu hình ở Fb
Đặc điểm kiểu hình thu được ở Fb so với P
3. Đọc trước bài 12 SGK/50 
Đánh giá nhận xét sau giờ dạy :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 12 - Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ 
 DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
Ngày soạn :...........................................
Lớp dạy
Tiết
Ngày dạy
Ghi chú
12A
12B
I- Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Biết được các cơ chế xác định giới tính bằng NST
- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính.
- Thấy được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
	- Trình bày được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết một gen nằm ở ngoài nhân hay ở trong nhân, gen trên NST thường hay NST giới tính.
2. Kỹ năng:
	- Phát triển kỹ năng quan sát và lập luận để tìm ra quy luật di truyền..
	- Phát triển được kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ: 
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng.
4. Phát triển năng lực
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô
5. Phương pháp:
	- Trực quan
	- Vấn đáp – tìm tòi
	- Thảo luận nhóm
- Thyết trình giảng giải
* Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua bài học
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Di truyền liên kết với giới tính 
- Trình bày được thế nào là NST giới tính.
- Khái quát được cấu trúc của cặp NST giới tính tương đồng và không tương đồng.
- Hiểu được đặc điểm cấu trúc của cặp NST giới tính tương đồng và không tương đồng.
- Mô tả được thí nghiệm của ruồi giấm.
- Phân tích kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch.
- Giải thích được đặc điểm di truyền của gen trên NST giới tính Y.
- Giải thích được kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch theo Moocgan.
- Viết được kiểu gen, tỷ lệ giao tử, tổ hợp giao tử của phép lai thuận và phép lai nghịch.
- Phân biết được đặc điểm di truyền do gen nằm trên NST giới tính X và gen nằm trên NST giới tính Y.
II. Di truyền ngoài nhân
- Mô tả được thí nghiệm di truyền ở cây hoa phấn
- Tóm tắt được thí nghiệm lai ở cây hoa phấn.
- Tìm đắc điểm di truyền ở cây hoa phấn.
- Giải thích được kết quả của thí nghiệm di truyền theo dòng mẹ của cây hoa phấn.
* Hệ thống câu hỏi và bài tập
Nêu các đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định. ( Câu hỏi thông hiểu)
 Bệnh mù màu đỏ- xanh lục ở người là do một gen lặn nằm trên NST X quy định. Một phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh muc màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này sinh được một người con trai thì xác suất để sinh được một người con trai đó bị bệnh muc màu là bao nhiêu ? Biết rằng bố mẹ của cặp vợ chồng này đều không bị bệnh. ( Câu hỏi vận dụng cao)
Làm thé nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính X hay do gen trên NST thường quy định ? ( Câu hỏi vận dụng)
Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thế nào để biết được tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định ? ( Câu hỏi nhận biết)
II- chuẩn bị:
1. GV: 
	- Đoạn phim về sơ sở tế bào học của sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm.
	- Phiếu học tập	
2. HS:
	- Xem lại bài 12 SH 9
III. Chuỗi hoạt động học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
a. Câu hỏi : 
 Trình bày ý nghĩa của LKG và HVG.
b. Đáp án – biểu điểm.
*. ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen : (5đ)
- Hạn chế biến dị tổ hợp hạn chế số KG, KH ở thế hệ sau, làm giảm tính biến dị của cá thể. Duy trì sự ổn định của loài, giữ cân bằng sinh thái.
- Các gen liên kết hoàn toàn với nhau tạo ĐK để các nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau trong quá trình DT.
- Giúp sự DT chính xác từng cụm gen cho thế hệ sau.
*. ý nghĩa của hiện tượng HVG. (5đ)
- Làm tăng nguồn biến dị tổ hợp, tăng số KG, KH ở thế hệ sau, tạo độ đa dạng về loài. Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- ứng dụng HVG để tổ hợp các gen tốt vào trong cùng một cơ thể.
3. Bài mới:
A. Khởi động:
Trong các thí nghiệm của Menđen kết quả phép lai thuận và nghịch hoàn toàn giống nhau, sự phân bố tính trạng đều ở cả 2 giới. Nhưng khi Moocgan cho lai ruồi giấm cũng thuần chủng, khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản trong phép lai thuận nghịch không thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình giống với thí nghiệm của Menđen. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu NST giới tính và một số cơ chế xác định giới tính. ( 5’)
GV yêu cầu học sinh đọc SGK mục I-1 kết hợp kiến thức đã học ở bài 12 SH 9 và trả lời các câu hỏi sau :
- Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường.
- Hãy chỉ ra các vùng tương đồng và không tương đồng trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, các đoạn này có đặc điểm gì ?
- Cho vớ dụ về 1 cặp NST giới tớnh ở 1 số sv?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự DT của các gen trên NST giới tính. ( 20’)
GV yêu cầu học sinh quan sát đoạn phim về cơ sở tế bào học của sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm, kết hợp độc lập đọc SGK mục I-2-3 và thảo luận nhóm để hoàn thành các mục tiêu sau trong thời gian 15 phút.( ghi kết quả vào bảng phụ)
- Nêu thí nghiệm về sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm.
- Kết quả lai thuận nghịch như thế nào ? Moóc gan giải thích như thế nào về kết quả đó ?
- Căn cứ vào sơ đồ 12.2 viết sơ đồ lai trong mỗi trường hợp.
- Nêu đặc điểm sự di truyền gen trên NST X, Y.
- Làm thế nào để phát hiện được 1 tính trạng nào đó do gen nằm trên NST quy định ?
- Thế nào là sự di truyền liên kết với giới tính ?
- Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
GV thu phiếu trả lời của 1 nhóm bất kì treo/chiếu lên bảng để cả lớp cùng quan sát. Đồng thời yêu cầu các nhóm còn lại trao đổi kết quả để kiểm tra chéo cho nhau.
GV gọi một số học sinh bất kì( thuộc nhóm khác) nhận xét đánh giá kết quả, bổ sung từng phần trong phiếu được treo trên bảng. 
GV nhận xét đánh giá hoạt động và của từng nhóm và bổ sung, hoàn thiện những nội dung học sinh làm chưa đúng để học sinh ghi bài. 
GV đặt vấn đề tiếp : trong các phép lai thuận nghịch của Menđen vai trò của bố và mẹ như nhau trong di truyền. Nhưng trong một số thí nghiệm khác người ta không thu được kết quả như vậy ? Điều này giải thích như thế nào ?
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự di truyền ngoài nhân ( 8’)
GV yêu cầu học sinh độc lập đọc SGK mục II và thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung : Từ kết quả thí nghiệm của Côren có thể rút ra những nhận xét gì? 
Tại sao có hiện tượng đó ?
Gen quy định sự di truyền các tính trạng đó nằm ở đâu ?
Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi :
- NST thường: Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng; chỉ chứa các gen quy định tính trạng thường. Còn NST giới tính tồn tại thành cặp tương đồng( XX) hoặc không tương đồng(XY); ngoài các gen quy định giới còn có các gen quy định tính trạng thường.
- Chỉ ra các vùng tương đồng và không tương đồng với việc chứa các gen đặc trưng.
- HS lấy ví dụ về cặp NST giới tính ở người.
- Theo dõi giáo viên giới thiệu đoạn phim
- Độc lập đọc SGK và thảo luận nhóm để thực hiện từng nội dung của lệnh, cụ thể:
- Nêu thí nghiệm
- Kết quả lai thuận khác lai nghịch; màu mắt biểu hiện không giống nhau ở 2 giới.
- Giải thích
- Viết sơ đồ lai
- Gen trên X di truyền chéo, gen trên Y di truyền thẳng.
- Dựa vào các tính trạng liên kết giới tính để sớm phân biệt đực cái và điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo ý muốn của nhà sản xuất.
- 1 nhóm nộp phiếu kết quả, các nhóm còn lại trao đổi phiếu để kiểm tra chéo cho nhau.
- Nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.
- Theo dõi phần GV tiểu kết và ghi bài
HS tìm hiểu sự di truyền ngoài nhân
- Đọc SGK và thảo luận nhóm.
- 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Ghi bài
I/ Di truyền liên kết với giới tính.
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc thể: 
a. NST giới tớnh
- Là loại NST cú chứa gen quy định giới tớnh
- Trong cặp NST giới tớnh ở người:
Cặp XX gồm 2 chiếc tương đồng
Cặp NST XY cú vựng tương đồng và cú vựng khụng tương đồng.
b. Một số cơ chế tb xỏc định giới tớnh bằng NST: 
- Ở đv cú vỳ, ruồi giấm: ♀ XX, ♂ XY
- Ở chim, bướm, cỏ, ếch nhỏi: ♀ XY, ♂ XX
- Ở chõu chấu, rẹp, bọ xớt: ♀ XX, ♂ XO
2. Di truyền liên kết với giới tính.
a. Gen trên X :
- Thí nghiệm ( SGK)
- Cơ sở tế bào học:
Do sự phõn li và tổ hợp của cặp NST giới tớnh dẫn đến sự phõn li và tổ hợp của cỏc gen nằm trờn NST giới tớnh.
- Đặc điểm di truyền của gen trờn NST giới tớnh X:
Kết quả của phộp lai thuận, nghịch là k.nhau. 
Cú hiện tượng di truyền chộo (gen từ ông ngoại con gái cháu trai).
 - Giải thích : Tính trạng phân bố không đều ở 2 giới"gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên X mà không có trên Y và do gen lặn quy định, vì vậy cá thể đực XY chỉ cần một gen lặn nằm trên X đã biểu hiện kiểu hình, trong đó cá thể cái XX cần 2 gen lặn mới biểu hiện" tính trạng này thấy xuât hiện ở ruồi đực nhiều hơn. 
- Sơ đồ lai
 Giả sử W: mắt đỏ, w: mắt trắng), gen quy định màu mắt nằm trên NST X.
- SĐL: Lai thuận
P XWXW x XwY
Gp XW Xw, Y
F1 XWXw, XWY
GF1 XW, Xw XW, Y
F2 XWXW, XwY, XWXw, XWY
 Lai nghịch: học sinh về nhà viết tiếp.
b) Gen trên Y:
- Vớ dụ : người bố cú tỳm lụng tai sẽ truyền cho tất cả con trai mà con gỏi thỡ khụng bị tật này. Hoặc gen quy định tật dớnh ngún 2, 3 chỉ biểu hiện ở nam giới.
- Giải thớch : Gen quy định tớnh trạng/NST Y, khụng cú alen tương ứng trờn X → Di truyền cho cỏ thể mang kiểu gen XY.
- Đặc điểm di truyền của gen trờn NST Y:
Cú hiện tượng di truyền thẳng (luôn truyền cho 100% cơ thể XY)
KL chung : - Một tính trạng sự di truyền 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_lop_12_theo_cv3280_chuo.docx