Giáo án phát triển năng lực Sinh học 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi học xong bài này học sinh phải
- Nêu được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm chung về mã di truyền. Giải thích được tại sao mã di truyền phải là mã bộ ba.
- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Nêu được điểm khác nhau giữa sao chép ở sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn.
- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, kỹ năng so sánh và tổng hợp.
3. GDMT:
- Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm.
4. Phát triển năng lực
a/ Năng lực kiến thức:
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì
- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập
b/ Năng lực sống:
- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề.
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Sinh học 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm
ích tại sao nói Di truyền y học là một bộ phận của Di truyền học người. Gv gọi 1 học trả lời và một vài học sinh khác nhận xét, bổ sung. GV bổ sung và kết luận để học sinh ghi bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bệnh di truyền phân tử và các bệnh NST, bệnh ung thư. Gv phát phiếu học tập theo nhóm bàn, rồi yêu cầu học sinh độc lập đọc SGK mục I, II, III và thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập trong thời gian 20 phút. - Yêu cầu 1 nhóm bất kì trình bày nội dung của phiếu học tập, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. - Sau khi các nhóm đã đưa ra nhận xét, GV bổ sung, hoàn thiện đồng thời giới thiệu một số hình ảnh về bệnh tật di truyền ở người và đưa ra đáp án phiếu học tập để học sinh ghi bài. HS tìm hiểu khái niệm di truyền y học - Đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi. - Di truyền y học là một bộ phận của Di truyền học người vì chuyên nghiên cứu và ngăn chặn hậu quả của các khuyết tật di truyền ở người. HS tìm hiểu các bệnh di truyền phân tử và các bệnh NST, bệnh ung thư. - Nhận phiếu học tập theo nhóm bàn. - Đọc SGK mục I, II, III và thảo luận nhóm. - Trình bày kết quả thảo luận nhóm và nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. - Theo dõi GV nhận xét, quan sát các hình ảnh, sửa nội dung phiếu học tập ghi vào vở. *Khái niệm di truyền y học : ( 5’) Là 1 bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh dt và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người. I. Bệnh di truyền phân tử ( 10’) - Khái niệm: Là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử. - Nguyên nhân: do các đột biến gen. Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào chức năng của loại Pr do gen đột biến quy định trong tế bào. - Cơ chế: + Alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được Pr. + Tăng hay giảm số lượng Pr hoặc tổng hợp ra Pr bị thay đổi chức năng → rối loạn TĐC trong cơ thể → bệnh. - Ví dụ: bệnh phêninkêtô - niệu ở người. - Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ → cho ăn kiêng II. Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST ( 10’) - Khái niệm: Các ĐB cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen gây ra hàng loạt tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh. - Ví dụ: hội chứng Đao, Tơcno, Claiphentơ,... - Cơ chế gây hội chứng Đao: NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ) cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử có 1 NST 21→ cơ thể mang 3 NST 21 gây nên hội chứng Đao. - Đặc điểm: người thấp bé, má phệ, cổ rụt, dị tật tim, lưỡi dày và dài,.... - Cách phòng bệnh: không nên sinh con khi tuổi cao. III. Bệnh ung thư ( 10’) - Khái niệm: là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. + Khối u là ác tính nếu các tế bào khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo các khối u khác nhau. + Khối u là lành tính nếu các tế bào khối u không có khả năng di chuyển vào máu để đến các nơi khác trong cơ thể. - Nguyên nhân, cơ chế: đột biến gen, đột biến NST,... - Cách điều trị: chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư. - Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường sống trong lành. C: LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. * Cách tiến hành: - GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm. - HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: 1. Trong các bệnh di truyền ở người bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do tương tác của nhiều gen gây nên. gen đột biến trội gây nên. đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây nên. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây nên. 2. Trong các bệnh di truyền ở người bệnh nhân có kiểu hình đầu nhỏ, sứt môi tới 75%, tai thấp và biến dạng(hội chứng Patau) do tương tác của nhiều gen gây nên. gen đột biến trội gây nên. đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây nên. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây nên. 3. Trong các bệnh di truyền ở người bệnh nhân có kiểu hình trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay...do tương tác của nhiều gen gây nên. gen đột biến trội gây nên. đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây nên. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gây nên. 4. Di truyền y học đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cơ chế phân tử đều liên quan tới biến đổi A. cấu trúc của nhiễm sắc thể. B. cấu trúc của ADN. C. số lượng nhiễm sắc thể. D. môi trường sống. Đáp án. 1B 2C 3C 4B D: VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Phiếu học tập Đọc SGK mục II, III kết hợp kiến thức đã học về đột biến và thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung bảng sau trong thời gian 20 phút. Điểm phân biệt Bệnh di truyền phân tử Bệnh NST Bệnh ưng thư Khái niệm Cơ chế/Đặc điểm Một số bệnh đã gặp E: MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề Tìm hiểu thêm một số hội chứng bệnh và dấu hiệu 4. Hướng dẫn về nhà 1. Học và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. 2. Xem lại bài 30 SH 9. Tiết 23 - Bài 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh phải 1. Kiến thức : - Trình bày các biện pháp bảo vệ vốn gen người - Giải thích được cơ sở của di truyền y học tư vấn. - Nêu một số vấn đề xã hội của Di truyền học. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá. 3. GDMT - Nâng cao nhận thức về tài sản di truyền của loài người từ đó tích cực đấu tranh vì hoà bình, chống thảm hoạ do chiến tranh hạt nhân ( kể cả thử vũ khí hạt nhân) gây nên cũng như các hình thức chiến tranh khác làm tổn thương đến môi trường sống của con người nói riêng và của sinh vật nói chung ( chiến tranh hoá học, chiến tranh sinh học). 4. Phát triển năng lực a/ Năng lực kiến thức: - HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập b/ Năng lực sống: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô - Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề... - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2.Kĩ thuật dạy học -Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. III. CHUẨN BỊ 1. GV: - Một số hình ảnh về HIV/AIDS và bệnh nhân AIDS để thực hiện lồng ghép tuyên truyền. - Máy chiếu, máy vi tính 2. HS: - Xem lại bài 30 SH9. - Tổ 1 và 2 độc lập tìm hiểu và viết báo cáo phần I và II SGK; tổ 3 phần III. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Câu hỏi : Di truyền y học là gì ? Nêu cơ chế gây hội chứng Đao. Đáp án – biểu điểm. * Khái niệm di truyền y học : (5đ) Là 1 bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh dt và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người. + Cơ chế gây hội chứng Đao : ( 5đ) NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ ) cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử có 1 NST 21 → cơ thể mang 3NST 21 gây nên hội chứng đao 2.Bài mới: A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu : - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức GV cho HS chơi trò Quần vợt bằng lời nói Cả lớp chia thành 2 nhóm lần lượt nói một từ liên quan đến chủ đề BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI. Không thể lặp lại từ. Điểm ghi theo trò quần vợt. ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức. B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu : - Trình bày các biện pháp bảo vệ vốn gen người - Giải thích được cơ sở của di truyền y học tư vấn. - Nêu một số vấn đề xã hội của Di truyền học. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận về bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của Di truyền học 1. Yêu cầu từng tổ cử đại diện lên báo cáo kết quả đã tìm hiểu trong thời gian không quá 3 phút. 2. Tiến hành cho cả lớp thảo luận vấn đề của nhóm vừa báo cáo. 3. GV nhận xét đánh giá kết quả của từng nhóm và bổ sung thêm một số thông tin hoặc chỉnh sửa những thông tin chưa chính xác để học sinh tự tóm tắt ghi vở. Hoạt động 2: Giới thiệu một số hình ảnh về bệnh nhân AIDS để thông qua đó tuyên truyền giáo dục HS sống lành mạnh và ngăn chặn đại dịch AIDS, thảo luận một số vấn đề xã hội khác của di truyền học. Gv giới thiệu bảng số liệu về số ca nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS qua các năm và một số hình ảnh bệnh nhân AIDS. - Yêu cầu học sinh quan sát, rút ra nhận xét và nêu nguyên nhân, biện pháp ngăn chặn và thảo luận một số vấn đề xã hội khác của di truyền học. - Kết luận Học sinh thảo luận và báo cáo về bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của Di truyền học - Mỗi tổ cử 1 đại diện lần lượt báo cáo - Nhận xét, chất vấn những nội dung mà nhóm bạn chưa trình bày rõ. - Ghi bài Hoạt động 2: Tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, hậu quả của căn bệnh AIDS và một số vấn đề xã hội khác của di truyền học . - Quan sát bảng số liệu và một số hình ảnh. - Nhận xét. I/ Bảo vệ vốn gen của loài người. ( 20’) 1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến Trồng cây, bảo vệ rừng. Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động xấu, tránh các đột biến phát sinh, giảm thiểu gánh nặng di truyền cho loài người. 2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh - Là hình thức chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo không, nếu có thì làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền. - Kỹ thuật: chuẩn đoán đúng bệnh, xây dựng phả hệ người bệnh, chuẩn đoán trước sinh. - Xét nghiệm trước sinh: Là xét nghiệm phân tích NST, ADN xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không. Phương pháp : + chọc dò dịch ối + sinh thiết tua nhau thai 3. Liệu pháp gen - kỹ thuật của tương lai - Là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành. - Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen - Một số khó khăn gặp phải: vi rut có thể gây hư hỏng các gen khác (không chèn gen lành vào vị trí của gen vốn có trên NST) II/ Một số vấn đề xã hội của di truyền học. ( 17’) 1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người - Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội. 2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào - Phát tán gen kháng thuốc sang vi sinh vật gây bệnh. - An toàn sức khoẻ cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen. 3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ a) Hệ số thông minh (IQ) được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần b) Khả năng trí tuệ và sự di truyền - Tập tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ 4. Di truyền học với bệnh AIDS - Để làm chậm sự tiến triển của bệnh người ta sử dụng biện pháp di truyền nhằm hạn chế sự phát triển của virut HIV. C: LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. * Cách tiến hành: - GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm. - HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau: 1. Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này. cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ. cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường. 2. Điều không đúng về liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến. dựa trên nguyên tắc đưa bổ xung gen lành vào cơ thể người bệnh. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành. nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học. Đáp án 1A 2D D: VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. Gánh nặng di truyền trong các quần thể người được biểu hiện như thế nào? Lời giải: Các loại đột biến luôn phát sinh và chỉ một phần bị loại bỏ khỏi quần thể người do chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên . Nhiều loại gen đột biến được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo ra những "gánh nặng di truyền" cho loài người. Đó là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gây chết, nửa gây chết Những đột biến này khi ở trạng thái đồng hợp sẽ làm chết cá thể hay làm giảm sức sống của họ.. Con người đang phải chịu một số lượng lớn các bệnh di truyền E: MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề Vẽ sơ đồ tư duy cho bài IV. HDVN : ( 1’) Học và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. TIẾT 24 – BÀI 23 : ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC A. PHẦN CHUẨN BỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: - Nêu được các khái niệm cơ bản, các cơ chế chính trong di truyền học từ mức độ phân tử, tế bào, cơ thể cũng như quần thể. Nêu được các cách chọn tạo giống. - Giải thích được các cách phân loại biến dị và đặc điểm của từng loại. 2. Kĩ năng: Biết cách hệ thống hoá kiến thức thông qua xây dựng bản đồ khái niệm. 3.Thái độ: Vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề thực tiễn và đời sống sản xuất. II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học - Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề - Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng 2.Kĩ thuật dạy học -Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: - Phiếu học tập, máy chiếu. - Giáo án, SGK và các tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Học sinh ôn tập kiến thức ở nhà. B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC I. Kiểm tra bài cũ: ( lồng ghép trong bài) II. Nội dung bài mới: Hệ thống hoá kiến thức GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm giao nhiệm vụ hoàn thành nội dung 1 phiếu học tập, sau đó lần lượt đại diện các tổ lên báo cáo, các nhóm khác đóng góp ý kiến bổ sung. Phiếu học tập số 1: 1. Hãy điền các chú thích thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh hoạ cho quá trình di truyền ở mức độ phân tử ADN → A RN → Prôtêin → Tính trạng ( hình thái, sinh lí .. ) ¯ ADN 2. Vẽ bản đồ khái niệm với các khái niệm dưới đây: gen, ADN - pôlimeraza, nguyên tắc bảo toàn, nguyên tắc bổ sung, tự nhân đôi Phiếu học tập số 2: Bảng tóm tắt các quy luật di truyền Tên quy luật Nội dung Cơ sở tế bào học Điều kiện nghiệm đúng Ý nghĩa Phân li Tác động bổ sung Tác động cộng gộp Tác động đa hiệu Di truyền độc lập Liên kết gen Hoán vị gen Di truyền giới tính Di truyền LK với giới tính Phiếu học tập số 3: Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị theo sơ đồ dưới đây: Biến dị biến dị di truyền thường biến đột biến biến dị tổ hợp đột biến NST đột biến gen đột biến SL đột biến cấu trúc đột biến đa bội đột biến lệch bội đột biến đa bội chẵn đột biến đa bội lẻ Phiếu học tập số 4: Hãy đánh dấu + ( nếu cho là đúng) vào bảng so sánh sau: Bảng so sánh quần thể ngẫu phối và tự phối: Chỉ tiêu so sánh Tự phối Ngẫu phối - Giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần thể đồng hợp qua các thế hệ - Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể - Tần số alen không đổi qua các thế hệ - Có cấu trúc: p2AA: 2pqAa: q2aa - Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ - Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp Phiếu học tập số 5: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng sau: Bảng nguồn vật liệu và phương pháp chọn giống Đối tượng Nguồn vật liệu Phương pháp Vi sinh vật Thực vật Động vật Đáp án phiếu học tập số 1 Đó là các cụm từ : (1) Phiên mã (2) Dịch mã (3) Biểu hiện (4) Sao mã 2. Bản đồ nguyên tắc bố sung GEN GEN Nguyên tắc bán bảo toàn Đáp án phiếu học tập số 4 Chỉ tiêu so sánh Tự phối Ngẫu phối - Giảm tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp - Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể - Tần số alen không đổi qua các thế hệ - Có cấu trúc p2AA: 2pqAa: q2aa - Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ - Tạo ra nguồn biến dị tổt hợp + + + + + + + Đáp án phiếu học tập số 5 Đối tượng Nguồn vật liệu Phương pháp Vi sinh vật Đột biến Gây đột biến nhân tạo Thực vật Đột biến, biến dị tổ hợp Gây đột biến, lai tạo Động vật Biến dị tổ hợp (chủ yếu) Lai tạo Các phiếu học tập khác giáo viên cho hs về nhà tự làm để hôm sau kiểm tra. III. CỦNG CỐ BÀI HỌC IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc bài mới trước khi tới lớp Ngày soạn: Tiết 25: KIỂM TRA HỌC KÌ I PHẦN 6: TIẾN HÓA CHƯƠNG 1: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA Tiết: 32 - 34 – BÀI : CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức. Trình bày được 1 số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ giữa các loài sinh vật Giải thích được bằng chứng phôi sinh học. Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học Nêu được 1 số bằng chứng về tế bào học và sinh học phân tử. 2. Kỹ năng: HS rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, so sánh, từ đó rút ra nhận xét. Liên hệ thực tiễn. 3. Thái độ: Học sinh biết được các loài có chung nguồn gốc. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau giữa các loài sinh vật. Giải thích được 1 số hiện tượng trong tự nhiên: hiện tượng lại tổ 4. Năng lực hướng tới - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội - Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về bài học 2. Học sinh : - HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hìn
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_sinh_hoc_12_theo_cv3280_chuong_t.doc