Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- HS có được những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.

- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

- Cảm nhận được lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

2. Kỹ năng:

- Có kĩ năng đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).

- Phát biểu cảm nghĩ được về một đoạn truyện.

3. Thái độ:

- HS đồng cảm, yêu thương và biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.

- Yêu thích truyện cổ tích.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, tập truyện An-đéc-xen, ảnh chân dung An-đéc-xen, 1 số bức ảnh trẻ em bất hạnh.

2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

 

doc 19 trang linhnguyen 08/10/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Ngữ văn 8 theo CV3280 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021
-> Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng
+ Còn lại: -> Cái chết của cô bé bán diêm
- Trình tự kể: Kể theo trình tự thời gian - sự việc (cách kể phổ biến của truyện cổ tích)
II. Tìm hiểu chi tiết
 1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm. 
* Gia cảnh
+ Mẹ chết, bà nội - người duy nhất yêu thương em, cũng qua đời 
+ Luôn bị cha mắng nhiếc, chửi rủa
+ Sống chui rúc trong một xó tối tăm
+ Phải đi bán diêm để kiếm sống
-> Đáng thương, tội nghiệp
* Em bé trong đêm giao thừa
+ Thời điểm: đêm giao thừa, trời tối 
+ Không gian: đường phố vắng vẻ
+ Thời tiết: trời rét, tuyết phủ trắng mặt đất
-> Thời khắc thiêng liêng, thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt
 ( -> Làm nổi bật nỗi khổ của em bé và khơi gợi sự đồng cảm từ người đọc)
Khung cảnh xung quanh
Em bé bán diêm
- Trời đông giá rét, tuyết rơi
- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn
- Phố phường sực nức mùi ngỗng quay
- Đầu trần, chân đất
- Dò dẫm một mình trong đêm lạnh buốt, tối om
- Bụng đói, cả ngày không ăn uống gì
(+) NT: Hình ảnh tương phản đối lập
-> Làm nổi bật nỗi khổ của em bé: Khổ về vật chất (đói, rét), khổ cả về tinh thần (cô độc, thiếu mái ấm gia đình, thiếu vắng tình thương)
=> Nghèo khổ, cô đơn, tội nghiệp, đáng thương
- Tác giả: thương cảm, xót xa
* Tiểu kết:
- Nghệ thuật:
Nội dung
- Đối lập.
- Miêu tả đặc sắc
- Kể chuyện hấp dẫn
- Hình ảnh cô bé bán diêm thật đáng thương, tộ nghiệp
Hoạt động 3-4: Luyện tậpVận dụng( 4’)
MT: Rèn kỹ năng vận dụng và nâng cao của học sinh, kích thích tư duy và sự sáng tạo.
PP: Hoạt động cá nhân
- Cho HS q.s bức tranh (sgk).
? Bằng trí tưởng tượng, em hãy tả lại khung cảnh và hình ảnh cô bé bán diêm?
? Em có suy nghĩ gì về cô bé bán diêm?
- HS đọc bài – HS khác NX, GV NX..
B2, 3 ; HS suy nghĩ viết bài, trình bày, nhận xét.
B4 : GV Nhận xét, đánh giá
 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1’) Về nhà
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
- Kể những việc em đã làm giúp đỡ bạn bè, người thân của em cho các bạn nghe?
- Viết 1 đoạn văn (5-7 câu) tả lại cái rét vào mùa đông ở quê em?
* Dặn dò :	
- Học bài và chuẩn bị phần còn lại văn bản “Cô bé bán diêm”:
- Tìm hiểu những lần quẹt diêm của cô bé.
- Mộng tưởng và mơ ước nào của cô bé được nói đến trong văn bản?
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 22 Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM( tiếp theo)
 (Trích - An-đéc-xen)
Ngày soạn : 20/09/2019 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức
- HS có được những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
- Hiểu được nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Cảm nhận được lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hỡnh ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ được về một đoạn truyện.
3. Thái độ:
- HS đồng cảm, yêu thương và biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.
- Yêu thích truyện cổ tích.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, tập truyện An-đéc-xen, ảnh chân dung An-đéc-xen, 1 số bức ảnh trẻ em bất hạnh.
2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động 1: KĐ( 3’)
Mục tiêu : Ôn tập kiến thức bài trước. Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân
? Tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen?
? Suy nghĩ của em về hoàn cảnh của cô bé bán diêm?
B2: Hs suy nghĩ, thảo luận
B3: HS trình bày, hs khác bổ sung
B4: GV nhận xét, chốt kiến thức, dẫn vào bài :
* Vào bài mới: 
 Trước cuộc sống nghèo khổ, cô đơn, tội nghiệp của cô bé bán diêm đã khiến nhà văn Anderxen cũng như bao người thương cảm, xót xa. Niềm thương cảm ấy ngày càng tăng lên theo mạch cảm xúc của câu chuyện... Bài học hnay
HĐ2: Hình thành kiến thức: (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Mục tiêu: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản với nội dung cụ thể Thực tế và mộng tưởng em bé bán riêm trong đêm giao thừa
Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
H/s đọc phần 2 
GV chia 6 nhóm thảo luận
Câu 1: Chi tiết nào được lặp đi lặp lại trong bài?
Câu 2: Vì sao em phải quẹt diêm?
Câu 3: Sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng mỗi lần em bé quẹt diêm hiện lên NTN?
Câu 4: Tất cả điều kể trên đã nói với chúng ta về em bé như thế nào? Tình cảm của tác giả?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi thống nhất nhanh và thực hiện nhiệm vụ tập bằng cách ghi câu trả lời ra giấy và trả lời khi cú lệnh.
Bước 3: HS trình bày, báo cáo kết quả
Câu 1: Chi tiết em bé quẹt diêm
Câu 2: Vì em đói, rét, thiếu tình thương
Câu 3: HS chia bảng, một bên là thực tế, một bên là mộng tưởng sau mỗi làn em bé quẹt diêm.
Câu 4: Cô bé bán diêm bị bỏ rơi, đói rét, cô đọc.
- Luôn khao khát được ấm no yên vui, thương yêu 
=> Tác giả bày tỏ niềm cảm thông, thương yêu sâu nặng của mình đối với em bé đáng thương, bất hạnh 
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý:
GV nhận xét các nhóm trình bày
GV khái quát, chốt ý.
* Tóm lại : Hiện thực, mộng tưởng xen kẽ nhau, sắp xếp hợp lý, khéo léo gợi lên trước người đọc vẻ đẹp hồn nhiên tươi tắn của em bé đáng thương. Ngòi bút nhân áI và lãng mạn của nhà văn đã làm cho câu chuyện cảm động đau thương mà vẫn nhẹ nhàng đầy chất thơ 
? Nhận xét về hình ảnh và NT kể chuyện của tác giả?
? Hình ảnh ngọn lửa diêm có ý nghĩa gì?
? Qua những NT ấy, tác giả muốn phản ánh điều gì?
* Nhiệm vụ 3 : Một cảnh thương tâm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV lần lượt đặt câu hỏi, HS trả lời theo hình thức cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo
Bước 3 : HS trình bày, báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả theo hình thức cá nhân.
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý:
Dự kiến các câu hỏi và trả lời.
? Phần cuối của truyện cho ta thấy cảnh tượng gì?
? Cảnh em bé chết vì giá rét trong đêm giao thừa gợi cho em cảm xúc gì?
? Tình cảm của mọi người đối với cảnh tượng ấy như thế nào?
? Cảm nhận của em về cảnh thương tâm này? Tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm qua truyện ngắn này là gì?
HS nêu cảm nhận
GV nhận xét, kết luận
GV bình : - Trong xã hội cũ thiếu tình thương ấy chỉ có An - đéc – xen với tất cả niềm thương cảm, thương yêu đối với em bé bất hạnhVì vậy miêu tả thi thể em với đôi má hang, đôi môi đang mỉm cười, hình dung ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu bay lên trời đón lấy những niềm vui đầu năm. Nhưng đã phải thừa nhận rằng cái chết của bé thật thương tâm, cảm động.
? GV liên hệ : Tại sao có thể nói cô bé bán diêm là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng ? 
Hs suy nghĩ phát biểu, nhận xet
GV kết luận
2. Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng
- Chi tiết 5 lần em bé quẹt diêm 
- Quẹt diêm : Sưởi ấm + để được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh do em tưởng tượng ra (thực + ảo đan xen => thế giới cổ tích).
a. Lần thứ nhất :
- Mộng tưởng : Diêm cháy => lò sưởi rực hồng=> sáng sủa, ấm áp, thân mật => mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà quen thuộc
=> Gần với thực tế, hợp lý : Vì lúc này em đang rét, em lại vừa quẹt diêm, ngọn lửa ít ỏi có thể làm em ấm lên một chút 
b. Lần hai :
- Bàn ăn sang trọng, đầy đủ, sung túc
- Hình ảnh con ngỗng quay : Gợi ra từ cảnh thực
- Hình ảnh con ngỗng lưng cắm thìatiến về em là một điều kỳ diệu => tưởng tượng
=> Mộng tưởng, xen kẽ thực tế => thể hiện ước mơ cháy bang của em là đói, là khao khát được ăn
c. Lần thứ ba : 
- Cây thông Nô en => mong ước được vui đón Nô en
- Mộng tưởng đó nhanh chóng biến mất cùng với que diêm
- Cảnh thật : Ngọn nến bay lên ngôi sao trên trời nhập vào cảnh thực và ảo ảnh tang trí tưởng tượng của em thế là hình ảnh bà em xuất hiện 
d. Lần thứ tư : 
- Bà nội hiện về.
- Em bé cất lời nói với bà
=> Mong được ở mãi cùng bà (người yêu thương em nhất, => sự thương nhớ bà được che chở, yêu thương => chuẩn bị cho lần thứ năm )
* Cả 4 lần : Đều là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị, của bất cứ đứa trẻ nào trên thế gian này
e. Lần thứ năm : 
- Em quẹt hối hả, liên tục kì hết bao diêm
- Hình ảnh bà hiện lên cao lớn, đẹp
- Em đã bay lên cùng bà 
- Cuộc sống chỉ là buồn đau, đói rét
- Chỉ có cái chết mới giải thoát họ
- Thế gian không có hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có ở thượng đế chí nhân
* Cô bé bán diêm bị bỏ rơi, đói rét, cô độc.
- Luôn khao khát được ấm no yên vui, thương yêu 
=> Tác giả bày tỏ niềm cảm thông, thương yêu sâu nặng của mình đối với em bé đáng thương, bất hạnh 
- NT: Tương phản, kể chuyện độc đáo, hấp dẫn ( đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng; kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm)
 + Sắp xếp tình tiết
 + Hình ảnh biểu tượng: ngọn lửa
( Là hình ảnh của ước mơ tuổi thơ, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi và sống dưới mái ấm gia đình giàu tình yêu thương.)
- Ban đầu em chỉ định quẹt một que để tìm một chút hơi ấm trong giá rét, nhưng khi que diêm vụt sáng, những ảo ảnh đẹp đẽ đặc biệt là hình ảnh về bà hiện ra, em muốn lưu giữ những hình ảnh đó nên quẹt tất cả các que diêm còn lại )
* Hiện thực cô đơn, khổ đau; ước mơ, khát khao cháy lòng về một cuộc sống ấm no, được che chở, yêu thương trong một mái ấm gia đình
-> Ước mơ bình dị
3. Một cảnh thương tâm 
- Em chết vì giá rét
- Chẳng ai biết những điều kỳ diệu em đã trông thấy
=>Em chết trong đói, rét=> Hình ảnh đẹp như trên đồng ngọc nữ ><gió lạnh, bầu trời xanh nhạt của ngày đầu năm
- Cảnh thương tâm >< thái độ thờ ơ của mọi người
* Em thật tội nghiệp. Người đời đối sử với em quá lạnh ling, chỉ có mẹ, bà em là thương em, nhưng đều đã mất. Người cha đối sử với em thiếu tình thương, khách qua đường chẳng đaói hoài nên em chẳng bán được diêm, những người nhìn thấy thi thể em vào ngày mồng 1 tết cũng lạnh như thế .
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật
- Nt kể chuyện hấp dẫn, diễn biến hợp lí
- Nt tương phản, kể chuyện hấp dẫn
- Kết hợp tự sự và miêu tả, biểu cảm
 2. Nội dung
 (Ghi nhớ)
Hoạt động 3: Luyện tập. (5’)
 *Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức của bài
HT: Hoạt động cá nhân. 
* Các bước thực hiện: 
B 1: GV giao nhiệm vụ
? Kể lại những lần quẹt diêm và mơ ước của cô bé bán diêm?
? Tại sao có thể nói truyện là bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung, trẻ em nói riêng?
? Hình ảnh nào khiến em cảm động nhất? Vì sao?
? Qua đó em thấy trách nhiệm của người lớn trẻ em và ngược lại trong xã hội ngày nay ntn?
? Em sẽ làmgì nếu thấy các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày, đánh giá
Bước 4: GV chốt kiến thức
 Hoạt động 4- 5: Vận dụng, mở rộng ( Về nhà). (2’)
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
 * HĐ cá nhân 
B1: GV giao nhiệm vụ
- Tìm hiểu thêm về cuộc đời bất hạnh của những người xung quanh em và xây dựng kế hoạch giúp đỡ?
- Đọc những bài báo hay viết về những tấm lòng nhân ái, xem các chương trình “Tiếp sức hồi sinh”, “Trái tm cho em” rút ra bài học cho mình.
GV gợi ý cách làm cho HS
* Dặn dò :	
- Học bài, nắm chắc nd và nt, tóm tắt tốt nd cốt truyện.
- Chuẩn bị bài: “Trợ từ, thán từ”.
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 23 TRỢ TỪ, THÁN TỪ 
Ngày soạn : 20/9/2019
Ngày dạy :
I . Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được thế nào là trợ từ thế nào là thán từ.
2. Kĩ năng
- Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể. 
- Các KNS cơ bản được giáo dục: 
- Ra quyết đinh: Sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng trợ từ, thán từ tiếng Việt. 
3. Thái độ:Tìm hiểu, vận dụng trợ từ, thán từ có hiệu quả.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự học, hợp tác
- Năng lực giao tiếp : nghe , nói, đọc ,viết.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực học nhóm.
- Năng lực sử dụng CNTT : khai thác dữ liệu
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, sách tham khảo, bài tập về trợ từ, thán từ.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài học:
* HĐ1 : Khởi động (5’)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho HS khi học bài mới.
Bước 1: GV chia lớp học thành 2 nhóm tham gia trò chơi tiếp sức.
? Kể tên được các chỉ đơn vị ước chừng, thái độ cảm xúc của con người? 
- Cách chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm kể tên các từ. Nhóm nào kể đúng và nhiều hơn là nhóm chiến thắng
Bước 2. HS thực hiện các nhiệm vụ( Các nhóm tự phân công thành viên thực hiện nhiệm vụ theo năng lực)
Bước 3: HS trình bày, các nhóm khác bổ xung nhận xét.
Bước 4. GV chốt và gợi dẫn vào bài
Bước 4: GV nhận xét, chốt chuẩn kiến thức, dẫn dắt vào bài mới.
HĐ 2: Hình thành kiến thức: ( 35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- mức độ kiến thức cần đạt: Hình thành cho hs khái niệm thế nào là trợ từ, thán từ biết lối dùng trợ từ.
 - Hoạt động cá nhân (hỏi đáp)
- tổ chức thực hiện:
2.1: Trợ từ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
HS: Cho hs quan sát so sánh 3 câu trong sgk
GV chia lớp HS thảo luận( Theo bàn)
Câu 2: Vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 3: Như vậy các từ “Những”, “Có”, ở trong ví dụ trên đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận, ghi kết quả thảo luận
Bước 3: HS trình bày, báo cáo kết quả
Câu 1: Cùng nói về một sự việc nhưng nghĩa của chúng khác nhau như thế nào? 
C1: thông báo một cách khách quan về số lượng nó ăn 2 bát cơm.
C2: ngoài việc thông báo như câu 1, còn có ý nhấn mạnh việc ăn 2 bát cơm là nhiều quá mức binh thường.
C3 ngoài việc thông báo như câu 1, còn có ý nhấn mạnh việc ăn 2 bát cơm là ít hơn mức bình thường.
Câu 2: C2: thêm từ những. 
 C3: thêm từ có
Câu 3: 
- Nó ăn hai bát cơm -> thông báo về số lượng.
- Nó ăn những hai bát cơm.-> Nhấn mạnh, đánh giá ăn nhiều.
- Nó ăn có hai bát cơm.-> Nhấn mạnh, đánh giá ăn ít.
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý:
GV: Từ những, có được dùng ở trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sv, sv thì được gọi là trợ từ.
? Vậy em hiểu thế nào là trợ từ?
HS trả lời - hs nhận xét - ghi bài.
GV lắng nghe - chốt kiến thức
HS cho ví dụ minh hoạ:
- An lau bảng
- Chính An đã lau bảng.( biểu thị thái độ khẳng định).
Bài tập nhanh: Đặt 3 câu có dùng từ ( chính, ngay, đích)
HS suy nghĩ làm bài tập trình bày
VD: Nói dối là làm hại chính mình.
 Tôi đã gọi đích danh nó ra.
 Bạn không tin ngay cả tôi nữa à?
-> Tác dụng nhấn mạnh đối tượng được nói đến là mình, nó, tôi.
2. 2: Thán từ
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV lần lượt đặt câu hỏi, HS trả lời theo hình thức cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo
Bước 3 : HS trình bày, báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả theo hình thức cá nhân.
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý:
Dự kiến các câu hỏi và trả lời.
Hs đọc 2 đoạn trích chú ý từ “à”, “Vâng” , “Này”
? Các từ “Này , à, vâng” trong đoạn trích thể hiện điều gì? 
 HS trả lời - nx bổ sung.
 GV nghe, nhận xét.
? Em hãynhận xét về vị trí và chức năng cú pháp của các từ “Này, a, vâng” trong đọan văn trên.
Thán từ có thể làm thành 1 câu (này! A!)
- Cũng có lúc làm thành phần biệt lập của câu ( không có quan hệ ngữ pháp với các thành phần khác) này, vâng.
? Hãy nhận xét về cách dùng từ : này, à, vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng phần a,b,c,d.
- ý a, d là đúng.
? Từ các ví dụ trên , em hiểu thế nào là thán từ? Thán từ có mấy loại chính? 
Hs nhắc ghi nhớ sgk
? Hãy đạt câu theo tác dụng của thán từ?
VD A! mẹ đã về.
 A! mày dám nói vậy à?
 Này, tớ bảo cậu ở lại đã.
BT nhanh: Đặt câu dùng 3 thán từ: ôi, ừ, ơ
hs làm bài trình bày.
Hoạt động 3:Luyện tập( 15’)
 Mức độ kiến thức cần đạt: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Hoạt động cá nhân, cả lớp..
Tổ chức thực hiện: 
3.1: Bài tập 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chia lớp làm 4 nhóm trả lời câu hỏi:
? Xác định trợ từ trong các VD? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi, tháo luận , trả lời khi cú lệnh.
Bước 3: HS trình bày, báo cáo kết quả
 Xác định các trợ từ : a,c,g,i. 
Không phải trợ từ: b,d,e,h.
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng
3. 2: Bài 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV cho HS thời gian chuẩn bị câu hỏi,trình bày 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, tìm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Bước 3: HS trình bày, báo cáo kết quả
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng
3.3: Bài tập 3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chia lớp làm 4 nhóm trả lời câu hỏi:
? Xác định thán từ trong các VD? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi, tháo luận , trả lời khi cú lệnh.
Bước 3: HS trình bày, báo cáo kết quả
a.Này , à b. ấy. 	
c.Vâng.	 d.Chaoôi.	
đ. Hỡ ơi
Bước 4: GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng 
I. Trợ từ:
1. Xét ví dụ:
- Nó ăn hai bát cơm -> thông báo về số lượng.
- Nó ăn những hai bát cơm.-> Nhấn mạnh, đánh giá ăn nhiều.
- Nó ăn có hai bát cơm.-> Nhấn mạnh, đánh giá ăn ít.
=> Bày tỏ thái độ nhấn mạnh, đánh giá sự việc.
2. kết luận: 
 - Trợ từ là từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến.
II. Thán từ:
1. Xét ví dụ 
- Này ! à gây sự chú ý( hô ngữ)
- A! à biểu thị thái độ tức giận
- Vâng! à Đáp lại lời người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo.
2. Cách dùng thán từ: 
- Vị trí: thường đứng ở đầu câu.
- Có khả năng một mình tạo thành câu. ( như câu a)
- Có thể làm thành phần biệt lập của câu( không có qh ngữ pháp với các thành phàn khác). ( như câu b)
* Kết luận
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Thán từ gồm 2 loại: 
+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc 
+ Gọi đáp 
III .Luyện tập: 
Bài tập 1: 
Xác định các trợ từ : a,c,g,i. 
Không phải trợ từ: b,d,e,h.
Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ:
- Lấy: Nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.
- Nguyên: nhấn mạnh chỉ một phương diện, một mặt nào đó.
- Đến : Nhấn mạnh về mức độ cao (chỉ kể riêng tiên thách cưới đã quá cao)
- Cả: Nhấn mạnh mức độ cao.(Việc ăn quá mức bình thường)
- Cứ : Nhấn mạnh về sắc thái khẳng định, một việc lặp lại nhàm chán
Bài tập 3 : Tìm thán từ:
a.Này , à 	
b. ấy. 	
C.Vâng.	
d. Chao ôi. 	
đ. Hỡ ơi
Bài tập 4: Hãy giải thích nghĩa của các thán từ:
- a. 
- Kìa: gợi sự chú ý
- Ha, ha: Vui mừng, phấn khởi.
- ái, ái: Tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột.
- Than ôi: tỏ ý nuối tiếc.
Hoạt động 3. Vận dụng ( 3’)
* Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức bài, từ đó nâng cao nhận thức về dùng trợ từ, thán từ.
- HT: HĐ cá nhân
? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8- 10 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh Cô bé bán diêm có sử dụng trợ từ, thán từ
Bước 2,3: HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức
 Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (về nhà). ( 1’)
 * Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Xây dựng cuộc đối thoại giữa em và bạn (chủ đề tự chọn) sử dụng trợ từ hoặc thán từ? 
* Dặn dò: Học bài và làm bài tập còn lại. 
- Chuẩn bị bài ''Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 24 MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Ngày soạn : 20/9/2019
Ngày dạy :
I . Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : Giúp HS:
 - Vai trò và yếu tố kể trong văn bản tự sự, kết hợp các yếu tố miêu tả và b

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_ngu_van_8_theo_cv3280_tuan_6_nam.doc