Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm
I.Mục tiêu chủ đề:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
Biết được :
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.
- Tính chất hoá học : Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
- Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
- Ứng dụng của một số este tiêu biểu.
Hiểu được : Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.
b. Kĩ năng:
- Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.
- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,. bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.
- Vận dụng kiến thức về liên kết hiđro để giải thích nguyên nhân este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.
c. Thái độ:
Giúp cho HS có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí
d. Đinh hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực linh hoạt sáng tạo.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Năng lực tự điều chỉnh.
- Năng lực đánh giá.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2. Trọng tâm:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.
- Tính chất hoá học : Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
- Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá.
- Ứng dụng của một số este tiêu biểu.
- Bài tập xà phòng hóa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 theo CV3280 - Chương trình cả năm
B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. C. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. 6. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư A. kim loại Mg. B. kim loại Cu. C. kim loại Ba. D. kim loại Ag. 7. Mệnh đề không đúng là: A. Fe2+ oxi hoá được Cu. B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch. C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ . D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+. II. MỨC ĐỘ HIỂU 1. Biết thứ tự sắp xếp của cặp ôxi hoá khử như sau: Mg2+/Mg, Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag a. Có bao nhiêu kim loại chỉ khử được Fe3+ thành Fe2+: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 b. Có bao nhiêu kim loại đẩy được Fe ra khỏi dung dịch Fe2+. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 2. Ngâm một lá Ni trong các dung dịch loãng các muối: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Ni sẽ khử được các muối: A. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2 B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2 C. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2 D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 3. Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất ra khỏi tấm kim loại vàng là: A. dung dịch CuSO4 dư B. dung dịch FeSO4 dư C. dung dịch Fe2(SO4)3 D. dung dịch ZnSO4 4. Ngâm Cu dư vào dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp A. Sau đó ngâm Fe dư vào hỗn hợp A thu được dung dịch B. Dung dịch B gồm: A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3 5. Để tách thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì, người ta khuấy thuỷ ngân này trong dung dịch (dư) của : A. Hg(NO3)2 B. Zn(NO3)2 C. Sn(NO3)2 D. Pb(NO3)2 III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG 1. Ngâm một lá kẽm trong dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng thanh kẽm sẽ thay đổi như thế nào A. Tăng 0,1 gam B. Tăng 0,01 gam C. Giảm 0,01 gam D. Giảm 0,1 gam 2. Ngâm một đinh sắt trong 100ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh Fe ra khỏi dung dịch rủa sạch thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,6 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 là A. 0,25M B. 2M C. 1M D. 0,5M 3. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủA. Giá trị của m là A. 43,2 B. 32,4 C. 21,6. D. 10,8. 4. Cho 5,4 gam Al vào dung dịch chứa 0,3 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 5,6. B. 11,2. C. 2,8. D. 8,4. Nhúng một thanh Fe nặng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy khối lượng thanh sắt là 8,8 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 sau phản ứng là A. 2,3M B. 1,8M C. 0,18M D. 0,23M Nhúng 1 thanh nhôm nặng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Hỏi khối lượng Cu thoát ra là bao nhiêu? A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 1,92 gam. D. 2,56 gam. Ngâm một lá kẽm trong dung dịch chứa một muối sunfat của một kim loại hoá trị II có chứa 4,48 gam ion kim loại +2. Sau phản ứng khối lượng lá kẽm tăng 1,88 gam. Công thức hoá học của muối là A. CuSO4 B. PbSO4 C. NiSO4 D. CdSO4 *Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam kết tủA. Giá trị của m là A. 34,44. B. 47,4. C. 30,18. D. 12,96. 9. Nhúng một thanh kẽm có khối lượng 20 gam vào dung dịch Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng thanh kẽm giảm 1% so với khối lượng ban đầu. Khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng là A. 0,2 gam. B. 6,5 gam. C. 13,0 gam. D. 0,1 gam. 10. Nhúng thanh kim loại X hóa trị II vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác cũng lấy thanh kim loại như trên nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại tăng lên 7,1%. Biết số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp bằng nhau. Kim loại X đó là: A. Zn B. Ag C. Fe D. Cd IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO 1. Hoà tan hoàn toàn 3,28 gam hỗn hợp CuCl2 và Cu(NO3)2 vào H2O thu được dung dịch A. Cho một thanh Mg vào dung dịch A khuấy đều cho tới khi mầu xanh biến mất hoàn toàn. Lấy thanh Mg ra cân lại thấy khối lượng thanh Mg tăng 0,8 gam. Cô cạn dung dịch thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 2,84 gam B. 2,48 gam C. 2,44 gam D. 4,48 gam 2. Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag) A. 59,4. B. 64,8. C. 32,4. D. 54,0. GIÁO ÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Chủ đề: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I.Mục tiêu chủ đề: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: Biết được : -Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá. - Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại. -Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. b. Kĩ năng: - Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế . - Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng. - Quan sát, nêu hiện tượng ,giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm. c. Thái độ: - Nhận thức được tác hại nghiêm trọng của sự ăn mòn kim loại, nhất là nước ta ở vào vùng nhiệt đới gió mùa, nóng nhiều và độ ẩm cao. Từ đó, có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ kim loại, tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện nhiệm vụ này. d. Đinh hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển Thông qua bài học sẽ giúp các em hình thành và phát triển các năng lực sau: - Năng lực vận dụng các kiến thức lí thuyết vào cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang tính tích hợp, thực tiễn. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực thực hành hoá học. - Năng lực tính toán. - Năng lực linh hoạt sáng tạo. - Năng lực tự học, tự nghiên cứu. - Năng lực tự điều chỉnh. - Năng lực đáng giá. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin - Năng lực tìm hiểu, quan sát các hiện tượng xung quanh (con người, môi trường, vật dụng...); phân tích, tổng hợp kiến thức từ các môn học; hoạt động và làm việc theo nhóm. 2. Trọng tâm: Các dạng ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại. II.Phương pháp và kĩ thuật dạy học. 1.Phương pháp dạy học : phương pháp dạy học nhóm , dạy học nêu vấn đề 2.Các kĩ thuật dạy học - Hỏi đáp tích cực - Khăn trải bàn - Hoạt động nhóm - Thí nghiệm mô phỏng, thí thiệm trực quan. III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên (GV): - Làm các slide trình chiếu, giáo án - Víeo 2.Học sinh (HS) - Chuẩn bị bài - Chuẩn bị slide trình chiếu. IV.Chuỗi các hoạt động học A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút) III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động trải nghiệm, kết nối ( 8 phút) Mục tiêu Tổ chức Sản phẩm Đánh giá Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào chủ đề học tập.HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực , hiệu quả. Dùng kĩ thuật tia chớp: - Hãy nêu các vật dụng hằng ngày làm bằng kim loại, các vật dụng này thay đổi như thế nào sau 1 thời gian sử dụng? - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Thông qua hoạt động, học sinh có thể liên hệ thực tế vào bài học + Thông qua quan sát: Trong quá trình HĐ của HS, GV cần quan sát kĩ tất cả các HS, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí + Thông qua báo cáo các HS và sự góp ý, bổ sung của các HS khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (5 phút): Tìm hiểu về khái niệm ăn mòn kim loại. Mục tiêu Tổ chức Sản phẩm Đánh giá HS nắm được khái niệm ăn mòn kim loại. - GV cho học sinh hoạt động cá nhân: + Nghiên cứu sách giáo khoa nêu khái niệm về ăn mòm kim loại. I – KHÁI NIỆM: Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Hệ quả: Kim loại bị oxi hoá thành ion dương M → Mn+ + ne + Thông qua cách trả lời câu hỏi của học sinh, GV hướng dần HS chốt được các kiến thức về khái niệm ăn mòn kim loại. Hoạt động 2: (32 phút) Các dạng ăn mòn kim loại Mục tiêu Tổ chức Sản phẩm Đánh giá - HS nắm được khái niệm ăn mòn hóa học , ăn mòn điện hóa học. Cơ chế của ăn mòn điện hóa học. - Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế . -Hiểu được điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại. - Phát triển năng lực: hợp tác sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết vấn đề thực tiễn - Hoạt động theo kĩ thuật mảnh ghép. - Bước 1: (Thời gian 15 phút) GV chia lớp làm 10 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS được đánh số từ 1 đến 4, nghiên cứu phiếu học tập số 1 (Thời gian 20 phút) Phiếu học tập số 1 Câu 1. Khái niệm về ăn mòn hóa học. Ví dụ. Câu 2. Khái niệm về ăn mòn điện hóa học. Ví dụ Câu 3. Giải thích hợp kim sắt bị ăn mòn trong không khí ẩm. Câu 4. Các điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học - Do nội dụng các mục trong bài phụ thuộc lẫn nhau nên các HS trong mỗi nhóm đều nghiên cứu phiếu số 1. Bước 2: (Thời gian 5 phút) Chia 10 nhóm thành 2 cụm, tại mỗi cụm cho HS hoạt động ghép lại nhóm như sau: Các HS được đánh số giống nhau ghép thành một nhóm ( VD Các học sinh được đánh số 1 của 5 nhóm ghép thành một nhóm mới...) như vậy ta có được 4 nhóm ở mỗi cụm, mỗi nhóm 5 học sinh và yêu cầu: + Nhóm số 1 tiếp tục nghiên cứu câu 1 + Nhóm số 2 tiếp tục nghiên hơn câu 2 + Nhóm số 3 tiếp tục nghiên cứu câu 3 + Nhóm số 4 tiếp tục nghiên cứu câu 4 Bước 3: (Thời gian 12 phút) GV cho từng nhóm bốc xăm HS lên trình bày nội dung nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét - Sau đó GV chót kiến thức và cho HS xem video về sự ăn mòn điện hóa: https://www.youtube.com/watch?v=6NbvnLRivjY II – CÁC DẠNG ĂN MÒN 1. Ăn mòn hoá học: Thí dụ: ð Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. 2. Ăn mòn điện hoá a) Khái niệm - Thí nghiệm: (SGK) - Hiện tượng: - Kim điện kế quay ð chứng tỏ có dòng điện. - Thanh Zn bị mòn dần. - Bọt khí H2 thoát ra cả ở thanh Cu. - Giải thích: - Điện cực âm (anot): Zn → Zn2+ + 2e Ion Zn2+ đi vào dung dịch, các electron theo dây dẫn sang điện cực Cu. - Điện cực dương (catot): 2H+ + 2e → H2 ð Ăn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. b) Ăn mòn điện hoá học hợp kim sắt trong không khí ẩm Thí dụ: SGK Tại anot: Fe → Fe2+ + 2e Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot. Tại catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH- Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hoà tan khí O2, Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O. c) Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hoá học - Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Cặp KL – KL; KL – PK; KL – Hợp chất hoá học - Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qu dây dẫn. - Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. Hoạt động 3: (20 phút) Trải nghiệm sáng tạo. Mục tiêu hoạt động Phương thức tổ chức Sản phẩm Đánh giá - Giúp HS có cái nhìn tổng quát về tính chất và cách chống ăn mòn kim loại - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe và các vật dụng nếu phải sử dụng các đồ dùng bằng hợp kim. + Rèn kĩ năng làm việc nhóm - HĐ nhóm: - GV yêu cầu HS chia 2 nhóm làm việc theo nhóm với các nhiệm vụ đã được giao. + Nhóm 1: Nêu những tác hại khi kim loại bị ăn mòn? + Nhóm 2: Thiết kế PowerPoint (Video) đề xuất các biện pháp về chống ăn mòn kim loại trong đời sống. - HĐ chung cả lớp: +Các nhóm trình bày sản phẩm và thuyết trình. + Các nhóm khác nhận xét, phản biện. + GV chốt lại kiến thức. III – CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI - Nêu được tác hại của ăn mòn kim loại. Thuyết minh, trình chiếu PowerPoint/ Video về chống ăn mòm kim loại. HS lắng nghe, ghi nhận những thông tin mới. Hoạt động 3: (20 phút) Luyện tập TRÒ CHƠI Ô CHỮ Câu 1. Từ còn thiếu trong câu sau: Một trong ba điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học là các điện cực cùng tiếp xúc với....... chất điện li? Câu 2.Quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường gọi là gì? Câu 3. Kim loại cơ bản trong hợp kim Duyra? Câu 4. Tên hợp kim của sắt với cacbon thường được dùng làm nguyên liệu để sản xuất soong nồi, bệ máy? Câu 5. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm về sự ăn mòn điện hóa? Câu 6. Sắt tây là sắt được tráng bởi kim loại nào? Câu 7 Phương pháp thường dùng để chống ăn mòn kim loại? Câu 8. Trong thực tế dạng ăn mòn kim loại nào phổ biến hơn? Từ khóa của trò chơi: DÒNG ĐIỆN V/ Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực Câu 1: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Cu. B. Zn. C. Sn. D. Pb. Câu 2: Trong hiện tượng ăn mòn điện hóa, xảy ra A. Sự oxi hóa ở cực âm. B. Sự khử ở cực âm. C. Sự OXH ở cực dương. D. Sự oxi hóa - khử đều ở cực dương Câu 3: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá ? A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm. B. Nhôm bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội, C. Zn bị phá huỷ trong khí Cl2. D. Na cháy trong không khí ẩm. Câu 4: Cuốn một sợi dây thép xung quanh một thanh kim loại rồi nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất nhanh từ sợi dây thép. Thanh kim loại đã dùng có thể là A.Cu. B.Ni. C.Zn. D. Pt. Câu 5: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HC1 thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ? A.H2SO4 B.MgSO4 C. NaOH D. CuSO4 Câu 6: Một đồng xu bảng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thời gian có thể quan sát dược hiện tượng nào sau đây A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ. B, Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam. C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen. D, Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh. Câu 7: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên? A. Ancol etylic. B. Dây nhôm. C. Dầu hoả. D. Axit clohydric. Câu 8: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Tráng một lớp Zn mỏng lên bề mặt tấm thép. (2) Tráng một lớp Sn mỏng lên bề mặt tấm thép. (3) Gắn một số miếng Cu lên bề mặt tấm thép. (4) Gắn một số miếng Al lên bền mặt tấm thép. (5) Phủ một lớp sơn lên bề mặt tấm thép. Số trường hợp tấm thép được bảo vệ? A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 10: Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Bài 24 : ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI I. MỤC TIÊU I.1. Kiến thức Biết được: Các phương pháp có thể điều chế ra kim loại Hiểu được: - Nguyên tắc chung và nguyên tắc của các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, thủy luyện). Vận dụng - Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp. - Xác định được các sản phẩm sinh ra trong từng phương pháp I.2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ... để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại. - Tiến hành thí nghiệm - Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể. - Thảo luận nhóm, trình bày bảng biểu, thuyết trình - Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại. I.3. Thái độ: - Say mê, hứng thú học tập môn hóa học, phát huy khả năng tư duy của học sinh từ đó tin tưởng vào khoa học. - Vận dụng kĩ năng thực hành thí nghiệm để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm hóa chất nhằm đạt hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh kiến thức. I.4. Định hướng năng lực - Năng lực làm thí nghiệm Hóa học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực thảo luận nhóm, hợp tác làm việc - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tư duy sáng tạo II. TRỌNG TÂM - Các phương pháp điều chế kim loại III. CHUẨN BỊ GV: chuẩn bị hóa chất dụng cụ cho các thí nghiệm: phản ứng nhiệt nhôm, phản ứng Fe+ dung dịch CuSO4, phiếu học tập cho các nhóm HS: chuẩn bị bài ở nhà IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - Phát hiện và giải quyết vấn đề.( Dạy học nêu vấn đề) - Phương pháp dạy học hợp tác (thảo luận nhóm). - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, thiết bị dạy học.) - Phương pháp đàm thoại tìm tòi. ( Đàm thoại nêu vấn đề, gợi mở) V. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động trải nghiệm kết nối: ( 5 phút) a. Mục tiêu hoạt động b. Phương thức tổ chức hoạt động: c. Sản phẩm d. Đánh giá kết quả hoạt động Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. Gv chiếu hình ảnh và thuyết trình: Như các em đã biết trong tự nhiên, chỉ có một số rất ít kim loại ở trạng thái tự do như Au, Pt.. còn lại hầu hết các kim loại tồn tại trong các hợp chất trong các quặng. Ví dụ các quặng sắt trong tự nhiên như manhetit chứa Fe3O4, quặng hemantit chứa Fe2O3, quặng pirit sắt chứa FeS2, quặng boxit chứa Al2O3, hay khoáng vật florit CaF2. Các kim loại thì có ứng dụng vô cùng to lớn, đặc biệt trong các ngành công nghiệp. Chẳng hạn các khu công nghiệp đều phải dùng kim loại làm các thiết bị máy móc hoặc để xây dựng các tòa nhà cao tầng. Kim loại còn dùng làm các vật dụng trong gia đình hoặc làm dây dẫn điện. Mặt khác các kim loại thì ngày càng bị ăn mòn và phá hủy nhiều, và đặc biệt ví dụ đường ray tàu hỏa bị gãy. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hàn đường ray? GV: Cho HS phát biểu và dẫn dắt vào bài: “Điều chế kim loại” GV: giới thiệu các nội dung chính của bài . - Hình ảnh về các quặng chứa các kim loại - Hình ảnh về ứng dụng của kim loại trong các ngành nghề và đời sống hàng ngày - Hình ảnh kim loại bị ăn mòn, phá hủy - Hình ảnh đường ray tàu hỏa bị gãy GV quan sát , kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. HS: đặt ra nhiều câu trả lời cho vấn đề hàn đường ray GV: định hướng, gợi ý, dẫn dắt vào nội dung bài học chính Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Nguyên tắc a) Mục tiêu hoạt động: b) Phương thức hoạt động : c) Sản phẩm của hoạt động d) Đánh giá kết quả hoạt động. Biết được: Nguyên tắc điều chế kim loại Kĩ năng: - Viết được phương trình khử ion kim loại GV: Trong các hợp chất của kim loại trong các quặng, kim loại tồn tại ở dạng ion dương. Vậy muốn điều chế kim loại từ các hợp chất đó ta phải thực hiện quá trình nào? HS: quá trình khử ion dương kim loại thành kim loại. GV chiếu : Nguyên tắc điều chế kim loại, và ví dụ minh họa Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại Oxit Hidroxit M n+ + n e M Muối + Trong quá trình hoạt động, Gv quan sát hoạt động cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắt của Hs để hỗ trợ hiệu quả. GV giúp HS viết được 1 số ví dụ phương trình khử ion kim loại Hoạt động 2: Phương pháp thủy luyện a) Mục tiêu hoạt động: b) Phương thức hoạt động : c) Sản phẩm của hoạt động d) Đánh giá kết quả hoạt động. - Biết được: Phương pháp thủy luyện áp dụng điều chế các kim loại nào - Hiểu được: nguyên tắc của phương pháp thủy luyện - Kĩ năng: Tiến hành thí nghiệm Thảo luận nhóm Trình bày bảng biểu Thuyết trình Nhận xét GV giới thiệu 3 pp diều chế kim loại và dẫn dắt HS vào từng pp cụ thể GV: Chia học sinh thành các nhóm nh
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_12_theo_cv3280_chuong_tr.doc