Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 cơ bản theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các chương hoá học đại cương và vô cơ (sự điện li, nitơ-photpho, cacbon-silic); các chương về hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất halogen –ancol – phenol , anđehit – xeton – axit cacboxylic).

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán công thức của chất.

3. Phát triển năng lực

* Các năng lực chung

- Năng lực tự học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dung ngôn ngữ

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

II. CHUẨN BỊ

 - Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.

 

doc 154 trang linhnguyen 7000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 cơ bản theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 cơ bản theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 12 cơ bản theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
 tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Trọng tâm
- Sự đông tụ và phản ứng biure của protein; 
- Tính chất vật lí và một số phản ứng hóa học của vật liệu polime. 
II. CHUẨN BỊ
 1. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, kẹp sắt (hoặc panh sắt).
 2. Hoá chất: Dung dịch protein (lòng trắng trứng) 10%, dung dịch NaOH 30%, CuSO4 2%, AgNO3 1%, HNO3 20%, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông). Dụng cụ, hoá chất đủ cho HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân.
III. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dung ngôn ngữ 
- Năng lực thực hành hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
IV. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động 1. Công việc đầu buổi thực hành.
v GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu, nhấn mạnh những lưu ý trong buổi thực hành, nhấn mạnh yêu cầu an toàn trong khi làm thí nghiệm với dd axit, dd xút.
 - Ôn tập một số kiến thức cơ bản về protein và polime.
 - Hướng dẫn một số thao tác như dùng kẹp sắt (hoặc panh sắt) kẹp các mẫu PE, PVC, sợi tơ gần ngọn lửa đèn cồn, quan sát hiện tượng. Sau đó mới đốt các vật liệu trên để quan sát.
v HS: Theo dõi, lắng nghe. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
v HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.
v GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm, quan sát sự đông tụ của protein khi đun nóng.
Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của protein khi đun nóng
v HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.
v GV: Hướng dẫn HS giải thích.
Cu(OH)2 tạo thành theo phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Có phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit −CO−NH− tạo sản phẩm màu tím.
Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure
v HS: Tiến hành thí nghiệm với từng vật liệu polime.
 - Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn: PE, PVC, sợi xenlulozơ.
 - Đốt các vật liệu trên ngọn lửa.
Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
v GV: Theo dõi, hướng dẫn HS quan sát để phân biệt hiện tượng khi hơ nóng các vật liệu gần ngọn lửa đèn cồn và khi đốt cháy các vật liệu đó. Từ đó có nhận xét chính xác về các hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng
C. LUYỆN TẬP
Công việc sau buổi thực hành.
v GV: Nhận xét, đánh giá về tiết thực hành.
v HS: Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN. 
Giáo dục HS ý thức sử lí chất thải sau thí nghiệm
Viết tường trình theo mẫu sau.
Ngày soạn:
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Tiết 26: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.
2. Kĩ năng 
- So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
- Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.
3. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể kim loại 
II. CHUẨN BỊ
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử (có ghi bán kính nguyên tử) của các nguyên tố thuộc chu kì 2.
III. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dung ngôn ngữ 
- Năng lực thực hành hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
IV. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố 11Na, 20Ca, 13Al. Xác định số electron ở lớp ngoài cùng và cho biết đó là nguyên tố kim loại hay phi kim ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV dùng bảng tuần hoàn và yêu cầu HS xác định vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn.
v GV gợi ý để HS tự rút ra kết luận về vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn.
I – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
 - Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA, IIIA (trừ B) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.
 - Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).
 - Họ lantan và actini.
Hoạt động 2
v GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của các nguyên tố kim loại: Na, Mg, Al và các nguyên tố phi kim P, S, Cl. So sánh số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại và phi kim trên. Nhận xét và rút ra kết luận.
v GV dùng bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và yêu cầu HS rút ra nhận xét về sự biến thiên của điện tích hạt nhân và bán kính nguyên tử.
II – CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
1. Cấu tạo nguyên tử 
 - Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).
Thí dụ: 
Na: [Ne]3s1 Mg: [Ne]3s2 Al: [Ne]3s23p1
 - Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Thí dụ:
11Na	12Mg	13Al	14Si	15P	16S	17Cl
0,157	0,136	0,125	0,117	0,110	0,104	0,099
Hoạt động 3
v GV thông báo về cấu tạo của đơn chất kim loại.
2. Cấu tạo tinh thể
 - Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.
 - Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
v GV thông báo về liên kết kim loại và yêu cầu HS so sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.
3. Liên kết kim loại 
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do có sự tham gia của các electron tự do.
C. LUYỆN TẬP
 Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của phân nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại:
A. Nhóm I ( trừ hidro ), II và III
B. Nhóm I ( trừ hidro )
C. Nhóm I ( trừ hidro ) Và II
D. Nhóm I ( trừ hidro ), II, III và IV.
Câu 2: Cho Na (Z=11). Cấu hình electron của nguyên tử Na là:
A. 1s22s22p63s33p5.        
B. 1s22s22p63s1.              
C. 1s22s32p6.                   
D. 1s22s22p53s3
Câu 3: Fe có Z =26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
A. 1s22s22p63s23p63d44s2.         
 B. 1s22s22p63s23p63d6. 
C. 1s22s22p63s23p63d54s1.          
D. 1s22s22p63s23p63d5.
Câu 4: Cho cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron trên là:
A. Ca2+, Cl, Ar.	 
B. Ca2+, F, Ar. 
C. K+, Cl, Ar. 
D. K+, Cl-, Ar.
Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là:
A. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện.
B. Một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học.
C. Với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hoá – khử tương ứng.
D. Đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 6: Liên kết kim loại là
	A. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và các electron tự do.
	B. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương và các ion âm.
	C. liên kết giữa các nguyên tử bằng các cặp electron dùng chung.
	D. liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H tích điện dương và nguyên tử O tích điện âm.
Câu 7: Trong mạng tinh thể kim loại có
A. các nguyên tử kim loại. 	
B. các electron tự do.
C. các ion dương kim loại và các electron tự do.	
D. ion âm phi kim và ion dương kim loại.
Câu 8: Các ion Ca2+, Cl-, K+, P3-, S2- đều có chung cấu hình electron là:
A. 1s22s22p63s23p64s2	
B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s2	
D. 1s22s22p63s23p6
Câu 9: Cation M3+ của kim loại M có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d5. M là kim loại:
A. Al	B. Fe	C. Cr	D. Mn
Câu 10: Trong số các kim loại Na, Ba, K, Li. Kim loại dễ nhường electron nhất là:
A. Li	B. Ba	C. K	D. Na
Câu 11: Cấu hình electron của nguyên tố Cr (Z=24) là cấu hình nào trong các cấu hình sau:
A. 1s22s22p63s23p63d54s1	
B. 1s22s22p63s23p64s13d5	
C. 1s22s22p63s23d63d54s1	
D. 1s22s22p63s23p63d44s2	 
Câu 12: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là 
A. X2Y3. 	B. X2Y5. 	C. X5Y2. 	D. X3Y2.
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
Nguy hiểm khi hít phải thủy ngân từ cặp nhiệt độ vỡ
Cặp nhiệt độ thủy ngân là vật dụng y tế có mặt ở hầu hết các gia đình có trẻ nhỏ. Thế nhưng sự nguy hiểm của nó thì ít ai biết đến.
Hiểm họa trong nhà
Khoa cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) và Khoa Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội) là nơi cấp cứu những trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thủy ngân do cặp nhiệt độ vỡ, trong đó trẻ em chiếm số đông. Có những trường hợp trẻ nuốt toàn bộ thủy ngân vào bụng vì nghịch cắn cặp nhiệt độ. Cũng có trường hợp trẻ uống phải sữa lẫn thủy ngân do bố mẹ chủ quan khi đo nhiệt độ nước pha sữa cho bé. Khi cặp nhiệt độ vỡ mà không biết hoặc biết nhưng thu dọn không đúng cách thì nó sẽ trở thành hiểm họa cho cả gia đình. Khi cặp nhiệt độ bị vỡ, thủy ngân trong nhiệt kế sẽ trào ra, hình thành rất nhiều hạt Mercury phân li lăn tròn trên mặt đất. Những "hạt trân châu" rất đẹp này phải nhanh chóng xử lí ngay nếu không nó sẽ "hòa tan" trong không khí, biến thành hơi Mercury rất độc hại và dễ xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm qua da theo các tuyến thể, chân lông.
Nếu hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều. Thủy ngân là một loại hóa chất rất độc, khi đã vào trong cơ thể người, chúng có thể dễ dàng liên kết với các chất béo trong máu và mô gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.
Ngày soạn: 
Tiết 27, 28: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng 
- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .
- Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
3. Trọng tâm
- Tính chất vật lí chung của kim loại và các phản ứng đặc trưng của kim loại 
- Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực sử dung ngôn ngữ 
- Năng lực thực hành hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống 
III. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Liên kết kim loại là gì ? So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV yêu cầu HS nêu những tính chất vật lí chung của kim loại (đã học ở năm lớp 9). 
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ
1. Tính chất chung: Ở điều kiện thường, các kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg), có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.
Hoạt động 2
v HS nghiên cứu SGK và giải thích tính dẻo của kim loại.
v GV?: Nhiều ứng dụng quan trọng của kim loại trong cuộc sống là nhờ vào tính dẻo của kim loại. Em hãy kể tên những ứng dụng đó. 
2. Giai thích
a) Tính dẻo
Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách rời nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.
Hoạt động 3
v HS nghiên cứu SGK và giải thích nguyên nhân về tính dẫn điện của kim loại.
v GV dẫn dắt HS giải thích nguyên nhân vì sao ở nhiệt độ cao thì độ dẫn điện của kim loại càng giảm.
b) Tính dẫn điện
- Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron chuyển động tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.
 - Ở nhiệt độ càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động
Hoạt động 4
v HS nghiên cứu SGK và giải thích nguyên nhân về tính dẫn nhiệt của kim loại.
c) Tính dẫn nhiệt
 - Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt độ lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại.
 - Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.
Hoạt động 5
v HS nghiên cứu SGK và giải thích nguyên nhân về tính ánh kim của kim loại.
v GV giới thiệu thêm một số tính chất vật lí khác của kim loại.
d) Ánh kim
Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.
Kết luận: Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
 Không những các electron tự do trong tinh thể kim loại, mà đặc điểm cấu trúc mạng tinh thể kim loại, bán kính nguyên tử,cũng ảnh hưởng đến tính chất vật lí của kim loại.
v Ngoài một số tính chất vật lí chung của các kim loại, kim loại còn có một số tính chất vật lí không giống nhau.
 - Khối lượng riêng: Nhỏ nhất: Li (0,5g/cm3); lớn nhất Os (22,6g/cm3).
 - Nhiệt độ nóng chảy: Thấp nhất: Hg (−390C); cao nhất W (34100C).
 - Tính cứng: Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (dùng dao cắt được) và cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính). 
C. LUYỆN TẬP
 Câu 1. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của phân nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại:
A. Nhóm I ( trừ hidro ), II và III                            
B. Nhóm I ( trừ hidro )
C. Nhóm I ( trừ hidro ) Và II                                 
D. Nhóm I ( trừ hidro ), II, III và IV.
Câu 2. Cho Na (Z=11). Cấu hình electron của nguyên tử Na là:
A. 1s22s22p63s33p5.        
B. 1s22s22p63s1.              
C. 1s22s32p6.                   
D. 1s22s22p53s3
Câu 3. Fe có Z =26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
A. 1s22s22p63s23p63d44s2.      
B. 1s22s22p63s23p63d6. 
C. 1s22s22p63s23p63d54s1.         
D. 1s22s22p63s23p63d5
Câu 4. Cho cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron trên là:
 A. Ca2+, Cl, Ar.	B. Ca2+, F, Ar. 
C. K+, Cl, Ar. D. K+, Cl-, Ar.
Câu 5. Kim loại có các tính chất vật lý chung là:
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. 
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. 
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
Vàng và sự trao đổi tiền tệ
Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu vàng hay các số lượng kim loại khác, hay thông qua các công cụ tiền giấy có thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng dự trữ.
Tuy nhiên, số lượng vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất không gia tăng so với nền kinh tế thế giới. Ngày nay, sản lượng khai thác vàng đang sụt giảm. Với sự tăng trưởng mạnh của các nền kinh tế trong thế kỷ 20, và sự gia tăng trao đổi quốc tế, dự trữ vàng thế giới và thị trường của nó đã trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ các thị trường và các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng đã trở nên không thể duy trì. Ở đầu Thế chiến I các quốc gia tham gia chiến tranh đã chuyển sang một bản vị vàng nhỏ, gây lạm phát cho đồng tiền tệ của mình để có tiền phục vụ chiến tranh. Sau Thế chiến II vàng bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ có thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods. Bản vị vàng và tính chuyển đổi trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính phủ trên thế giới huỷ bỏ, bị thay thế bằng tiền giấy. Thuỵ Sĩ là quốc gia cuối cùng gắn đồng tiền của mình với vàng; vàng hỗ trợ 40% giá trị của tiền cho tới khi Thuỵ Sĩ gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 1999. 
Vàng nguyên chất quá mềm để có thể được sử dụng như tiền tệ hàng ngày và nó thường được làm cứng thêm bằng cách thêm đồng, bạc hay các loại kim loại cơ sở khác. Hàm lượng vàng trong hợp kim được xác định bằng cara (k). Vàng nguyên chất được định danh là 24k. Các đồng xu vàng được đưa vào lưu thông từ năm 1526 tới thập niên 1930 đều là hợp chất vàng tiêu chuẩn 22k được gọi là vàng hoàng gia, vì độ cứng.
TIẾT 28
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Tổ chức cho HS ôn lại kiến thức cũ qua việc giải ô chữ, gồm 7 hàng ngang và 1 hàng dọc, hàng dọc là từ khóa “Tính khử” à vào bài: Tính khử là tính chất chung của kim loại, vì sao kim loại có tính khử và tính khử của kim loại thể hiện như thế nào? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV: Các electron hoá trị dễ tách ra khỏi nguyên tử kim loại? Vì sao?
v GV: Vậy các electron hoá trị dễ tách ra khỏi nguyên tử kim loại. Vậy tính chất hoá học chung của kim loại là gì?
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 
 - Trong một chu kì: Bán kính nguyên tử của nguyên tố kim loại < bán kính nguyên tử của nguyên tố phi kim.
 - Số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử.
ð Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.
M → Mn+ + ne
Hoạt động 2
v GV?: Fe tác dụng với Cl2 sẽ thu được sản phẩm gì?
v GV biểu diễn thí nghiệm để chứng minh sản phẩm tạo thành sau phản ứng trên là muối sắt (III).
v HS viết các PTHH: Al cháy trong khí O2; Hg tác dụng với S; Fe cháy trong khí O2; Fe + S.
v HS so sánh số oxi hoá của sắt trong FeCl3, Fe3O4, FeS và rút ra kết luận về sự nhường electron của sắt.
1. Tác dụng với phi kim 
a) Tác dụng với clo
b) Tác dụng với oxi
c) Tác dụng với lưu huỳnh
Với Hg xảy ra ở nhiệt độ thường, các kim loại cần đun nóng.
v GV yêu cầu HS viết PTHH của kim loại Fe với dung dịch HCl, nhận xét về số oxi hoá của Fe trong muối thu được.
v GV thông báo Cu cũng như các kim loại khác có thể khử N+5 và S+6 trong HNO3 và H2SO4 loãng về các mức oxi hoá thấp hơn.
v HS viết các PTHH của phản ứng.
2. Tác dụng với dung dịch axit
a) Dung dịch HCl, H2SO4 loãng
b) Dung dịch HNO3, H2SO4 đặc: Phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
v GV thông báo về khả năng phản ứng với nước của các kim loại ở nhiệt độ thường và yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng giữa Na và Ca với nước.
v GV thông bào một số kim loại tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao như Mg, Fe,
3. Tác dụng với nước
 - Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường. 
 - Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,). Các kim loại còn lại không khử được H2O.
v GV yêu cầu HS viết PTHH khi cho Fe tác dụng với dd CuSO4 ở dạng phân tử và ion thu gọn. Xác định vai trò của các chât trong phản ứng trên.
v HS nêu điều kiện của phản ứng (kim loại mạnh không tác dụng với nước và muối tan).
4. Tác dụng với dung dịch muối: Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.
C. LUYỆN TẬP
Câu 1. Nhóm kim loại không tan  trong cả axit HNO3đ nóng và axit H2SO4đ nóng là:
A. Ag, Pt 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_12_co_ban_theo_cv3280_ch.doc