Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 7: Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử - Năm học 2018-2019

1. Kiến thức- kĩ năng- thái độ:

Kiến thức

Biết được:

- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.

- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N).

- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.

Kĩ năng

 Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp.

* Trọng tâm

- Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử

- Lớp và phân lớp electron

* Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của electron trong vỏ nguyên tử.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về oxi.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2/ Các kĩ thuật dạy học

- Hỏi đáp tích cực. - Nhóm nhỏ.

 

doc 7 trang linhnguyen 07/10/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 7: Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 7: Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 7: Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 24/9/2018 
Tiết 7: Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử
1. Kiến thức- kĩ năng- thái độ:
Kiến thức
Biết được:
- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.
- Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N).
- Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.
Kĩ năng
 Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp. 
* Trọng tâm
- Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
- Lớp và phân lớp electron 
* Thái độ
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của electron trong vỏ nguyên tử. 
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).
- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về oxi.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2/ Các kĩ thuật dạy học
- Hỏi đáp tích cực.	- Nhóm nhỏ.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).
2. Học sinh (HS)
- Học bài cũ.	- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.	- Bút mực viết bảng.	
IV. Chuỗi các hoạt động học	A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về oxi ở lớp 8, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về cấu tạo của vỏ nguyên tử.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
HĐ nhóm: - GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
Hãy mô tả sự chuyển động của electron trong vỏ nguyên tử?.
Vẽ sơ đồ nguyên tử và điền số thích hợp vào ô trống các nguyên tử sau:
Nguyên tử
Số p
Số e
Số lớp e
Số e trên mỗi lớp
Số e lớp ngoài cùng
1H
6C
13Al
20Ca
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thống nhất để ghi lại kết quả vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
Câu 1 cả 4 nhóm thực hiện. Câu 2 mỗi nhóm chịu trách nhiệm 1 ý các ý còn lại tham khảo và nhận xét.
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. 
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:HS có thể không vẽ được sơ đồ nguyên tử và xác định được số lớp e và số e lớp ngoài cùng, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS hoàn thành bài.
-Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.
-Vòng nhỏ trong cùng là hạt nhân có ghi số đơn vị điện tích dương;mỗi vòng lớn tiếp theo là một lớp electron,mỗi dấu (.) chỉ một electron.
Nguyên tử
số p
số e
số lớp e
số e lớp ngoài cùng
1H
1
1
1
1
6C
6
6
2
4
13Al

3
13
3
3
20Ca
20

0
4
2
- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được những nguyên tử có điện tích hạt nhân lớn hơn
+ Qua quan sát: GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự chuyển động của electron trong nguyên tử:(5 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- HS biết được quan điểm về sự chuyển động của các e trong nguyên tử theo quan điểm trước đây và hiện nay
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- HĐ nhóm: GV trình chiếu video về sự chuyển động của e trong nguyên tử, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
- Cho biết mô hình sự chuyển động của e trong nguyên tử theo quan điểm trước đây, nhược điểm của quan điểm này
- Quan điểm hiện nay như thế nào ?
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả , các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 
- Theo quan điểm cổ điển các e chuyển động theo 1 quỹ đạo xác định hình tròn hay hình bầu dục như quỹ đạo của các hành tinh xung quanh mặt trời. Tuy nhiên, mô hình này không phản ánh đúng trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử.
- Theo quan điểm hiện đại: trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào.
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Lớp electron -Phân lớp electron(10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
Biết được: 
- Vỏ nguyên tử gồm các electron chiếm các mức năng lượng khác nhau trong nguyên tử tạo nên lớp và phân lớp electron. 
- Lớp e (K, L, M...) gồm các electron có mức năng lượng gần bằng nhau. Lớp K có mức năng lượng thấp nhất và gần hạt nhân nhất.
 - Phân lớp electron (s,p,d, f...) gồm các electron có mức năng lượng bằng nhau. Phân lớp s có mức năng lượng thấp nhất. Nêu thí dụ minh họa với nguyên tử cụ thể. 
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 3, 
Phiếu học tập số 3:
Vì sao có những e chuyểnđộng gần hạt nhân, có những e chuyểnđộng xa hạt nhân.
Những e có mức năng lượng như thế nào thì xếp cùng 1 lớp? Kí hiệu của lớp e. Mức năng lượng của các lớp?.
Những e có mức năng lượng như thế nào thì xếp cùng 1 phân lớp? Kí hiệu củaphân lớp e. Mức năng lượng của cácphânlớp e?.
+ HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. (sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng)
+ Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS 
- Trong nguyên tử các electron được xếp thành từng lớp từ hạt nhân ra ngoài.
- Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
n 1 2 3 4 5 6 7 
tên lớp: K L M N O P Q (ứng với năng lượng tăng dần)
-Các lớp electron được chia thành các phân lớp được kí hiệu là s, p, d, f.
- Các electron trên các phân lớp có năng lượng bằng nhau.
- Lớp 1 (K) có 1 phân lớp, kí hiệu 1s
- Lớp 2 (L) có 2 phân lớp, kí hiệu 2s, 2p
- Lớp 3 (M) có 3 phân lớp, kí hiệu 3s, 3p, 3d
- Lớp 4 (N) có 4 phân lớp, kí hiệu 4s, 4p, 4d, 4f
- Lớp n có n phân lớp
- Thực tế chỉ có số electron được điền vào 4 phân lớp s, p, d, f
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu số electron tối đa trong một phân lớp,một lớp (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
-Biết được số electron tối đa trong mỗi phân lớp s, p, d, f... tương ứng là 2, 6, 10, 14...
-Tính được số electron tối đa trong mỗi lớp từ đó suy ra số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2( n là số thứ tự của lớp (1,2,3,4). 
Xác định số electron và biểu diễn được sự phân bố các electron trên mỗi lớp trong nguyên tử cụ thể N, Mg.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực tính toán , năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- HĐ nhóm: - GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 4
 -Câu 1 cả 4 nhóm thực hiện. Câu 2 mỗi nhóm chịu trách nhiệm 1 ý các ý còn lại tham khảo và nhận xét 
Phiếu học tập số 4
Hoàn thành các yêu cầu sau:
1/ Nêu số electron tối đa trong từng phân lớp(s,p,d,f). Viết ký hiệu.Khi nào gọi là phân lớp đã bão hòa?
2/ Tính số eclectron tối đa của các lớp K,L,M,N 
HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo tương ứng với các yêu cầu trong PHT, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức.
Số electron tối đa trong một phân lớp :
- Phân lớp s chứa tối đa 2 electron
- Phân lớp p chứa tối đa 6 electron
-Phân lớp d chứa tối đa 10 electron
-Phân lớp f chứa tối đa 14 electron.
Phân lớp đã có đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa
Số electron tối đa trong một lớp :
Lớp e
Phân lớp e
Số e tối đa
Phân bố e trên các phân lớp
K(n=1)
1s
2
1s2
L(n=2)
2s,2p
8
2s22p6
M(n=3)
3s,3p,3d
18
3s23p63d10
N(n=4)
4s,4p,4d,4f
32
4s24p64d104f14
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
C. Hoạt động luyện tập (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về sự chuyển động của electron trong nguyên tử, ,lớp electron và phân lớp electron là gì,cáchxác định số electron tối đa trong một phân lớp e và một lớp e. 
 - Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1.
Câu 1: Thế nào là lớp và phân lớp e.Sự khác nhau giữa lớp và phân lớp e.
Câu 2: Hãy cho biết tên của các lớp e ứng với các giá trị của n=1,2,3,4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp e?
Câu 3: Biễu diễn sự phân bố e trên các phân lớp trong nguyên tử 7N,17Cl
+ Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 5. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1:Vỏ nguyên tử gồm nhiều lớp electron, sự phân chia này dựa vào yếu tố nào sau đây là đúng:
 	 a. Khối lượng riêng của mỗi electron	b. Năng lượng riêng của mỗi electron
 	 c. Khoảng cách của mỗi electron đến nhân	d. Lực hút của từng electron đến nhân 
Câu 2: Số electron tối đa ở mỗi lớp electron được tính theo công thức nào sau đây:
 	a.2n	b.n2	c. n	d.2n2 (n < = 4)	 
Câu 3: Năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng 1 lớp được xếp theo thứ tự:
	a. d < s < p	b. p < s < d	c. s < p <d d. s < d <p	
 Câu4: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất?
A. lớp K	B. lớp L	C. lớp M 	D. lớp N 
Câu 5:Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là:
A. 6	B. 8	C. 10	D. 2
Câu 6:Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lược là:
A. 1; 3; 5; 7	B. 2; 6; 10; 14	C. 2; 8; 18; 32	D. 2; 8; 14; 20
Câu 7:Chọn các phân lớp electron bán bão hòa trong các phân lớp electron sau:
A. s1, p3, d5, f7	B. s2, p4, d6, f8	C. s2, p6, d10, f14	D. s2, p6, d14, f10
Câu 8: Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động như thế nào xung quanh hạt nhân?
	A. Chuyển động rất nhanh không theo những quỹ đạo xác định.
	B. Chuyển động rất nhanh theo những quỹ đạo xác định. 
	C. Chuyển động rất chậm và không theo những quỹ đạo xác định.
	D. Chuyển động rất không nhanh và không theo những quỹ đạo xác định.
Câu 9. Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng như thế nào?
	A. Bằng nhau	B. Không bằng nhau	C. Gần bằng nhau	D. KXĐ
Câu 10. Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng như thế nào?
	A. Bằng nhau	B. Không bằng nhau	C. Gần bằng nhau	D. KXĐ
Câu 11: Lớp M có bao nhiêu phân lớp?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 12: Lớp electron nào có số electron tối đa là 18 ?
	A. K	B. N	C. M	D.L
Câu 13: Trong các phân lớp sau, kí hiệu nào sai?
	A. 2s	B. 3d	C. 4d	D. 3f 
Câu 14: Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron K, L, M, N.Trong đó lớp electron nào sau đây có mức năng lượng cao nhất?
	A. K	B. L	C. M	D. N

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_tiet_7_ca.doc
  • docx20 CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ.docx
  • docGA_Cum 3_Cấu tạo vỏ nguyên tử_LeHong Phong (1) đã chỉnh sữa.doc
  • docGA_Cum 3_Cấu tạo vỏ nguyên tử_LeHong Phong-5-10-2018.doc
  • docxPHIẾU HỌC TẬP SỐ 1, 2, 3.docx
  • docxPHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.docx
  • mp4Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.mp4