Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 63: Bài thực hành số 6 "Tốc độ phản ứng hóa học" - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Về kiến thức

-Củng cố kiến thức lý thuyết về:

+Tốc độ phản ứng hóa học.

+Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học (ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ và diện tích bề mặt)

Về kỹ năng

-Rèn luyện kỹ năng thực hành: Chuẩn bị dụng cụ hóa chất, tiến hành thí nghiệm, quan sát, so sánh các hiện trượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra kết luận giải thích.

-Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm về tốc độ phản ứng hóa học.

-Dọn dẹp Vệ sinh (khử hóa chất dư, rửa dụng cụ, lau bàn TN, cất dụng cụ đúng nơi quy định).

-Viết bài tường trình thí nghiệm.

Về thái độ

-Ý thức say mê, hứng thú, tự chủ trong thực hành, yêu thích khoa học.

-Rèn luyện về tính chính xác, tính nguyên tắc, tính an toàn và biết bảo vệ sức khoẻ trong thực hành-tiếp xúc hóa chất.

-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn dụng cụ thực hành.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

-Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

-Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về tốc độ phản ứng hóa học.

-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

-Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

 

doc 7 trang linhnguyen 07/10/2022 4741
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 63: Bài thực hành số 6 "Tốc độ phản ứng hóa học" - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 63: Bài thực hành số 6 "Tốc độ phản ứng hóa học" - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 63: Bài thực hành số 6 "Tốc độ phản ứng hóa học" - Năm học 2018-2019
Ngày soạn
TIẾT 63: BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Ngày dạy
Dạy lớp
02/8/2018
10/
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Về kiến thức
-Củng cố kiến thức lý thuyết về:
+Tốc độ phản ứng hóa học.
+Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học (ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ và diện tích bề mặt)
Về kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng thực hành: Chuẩn bị dụng cụ hóa chất, tiến hành thí nghiệm, quan sát, so sánh các hiện trượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra kết luận giải thích.
-Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm về tốc độ phản ứng hóa học.
-Dọn dẹp Vệ sinh (khử hóa chất dư, rửa dụng cụ, lau bàn TN, cất dụng cụ đúng nơi quy định).
-Viết bài tường trình thí nghiệm.
Về thái độ
-Ý thức say mê, hứng thú, tự chủ trong thực hành, yêu thích khoa học.
-Rèn luyện về tính chính xác, tính nguyên tắc, tính an toàn và biết bảo vệ sức khoẻ trong thực hành-tiếp xúc hóa chất.
-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn dụng cụ thực hành.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
-Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).
-Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về tốc độ phản ứng hóa học.
-Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học: 
-Hoạt động nhóm.
-Dạy học nêu vấn đề.
2.Các kĩ thuật dạy học
-Đàm thoại.
-Khăn trải bàn.
-Hoạt động nhóm.
-Thí nghiệm trực quan.
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của GV
* Dụng cụ: (4 nhóm thực hành)
24 ống nghiệm, 4 giá để ống nghiệm, 8 ống nhỏ giọt, 4 cốc 100ml, 4 đèn cồn, 4 kẹp ống nghiệm, 4 kẹp hóa chất, 4 bao diêm.
Phiếu học tập số 1, 2.
* Hóa chất: 
-Dung dịch HCl 18% và 6%, dung dịch H2SO4 15%, Zn (các kích thước), nước cất (mỗi thứ 4 lọ).
2.Chuẩn bị của HS
-Ôn tập kiến thức các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học, giải thích.
-Đọc bài thực hành 6, chuẩn bị phiếu thực hành theo yêu cầu bộ môn.
IV. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối .	(10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
Tái hiện được kiến thức lý thuyết về thực hành hóa học.
GV đàm thoại.
-Nêu nội dung tiết thực hành.
-Những điểm cần chú ý khi thực hiện thí nghiệm (về nguyên tắc tiến hành an toàn, ý thức kỷ luật, cách quan sát thí nghiệm).
-Các thí nghiệm với hóa chất thông thường, ít nguy hiểm.
-Cho hóa chất rắn trượt theo thành nghiêng ống nghiệm.
-Quan sát tốc độ khí thoát ra trong từng cặp thí nghiệm đồng thời.
-GV nhận xét bổ sung và vị trí quan sát hiện tượng.
Huy động các kiến thức đã được học của HS về tốc độ phản ứng hóa học, sử dụng trong thực hiện các thí nghiệm.
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
-HS chuẩn bị dụng cụ, hóa chất.
Phiếu học tập số 1
HS chọn dụng cụ, ghi nồng độ dung dịch của dd HCl, H2SO4 vào mỗi ống nghiệm.
Ghi tên từng TN, nội dung chuẩn bị vào bài thu hoạch thực hành.
-Mỗi nhóm cử 2 HS làm thí nghiệm, 1 HS ghi bài thu hoạch thực hành của nhóm sau khi đã thống nhất nội dụng.
Hoàn thành nội dụng:
+Dung dịch HCl 18% và 6%.
+Dung dịch H2SO4 15%.
+Zn viên (các kích thước lớn-nhỏ).
2.Hoạt động thực hành thí nghiệm.
Hoạt động 1. Thực hiện thí nghiệm: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ của pưhh.	(10’)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
Sự ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ của pưhh.
Hoạt động nhóm
-GV hướng dẫn, yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 2.
-HS chuẩn bị dụng cụ-hóa chất, tiến hành, quan sát và so sánh lượng bọt khí thoát ra ở mỗi ống nghiệm.
-GV đàm thoại để HS rút ra kết luận liên hệ giữa hiện tượng-giải thích và kết luận (ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ pư).
Mỗi nhóm:
-Chuẩn bị: 2 ống nghiệm chứa 3 ml lần lượt mỗi dd HCl nồng độ 18% và 6%, 2 viên Zn kích thước bằng nhau.
-Các nhóm tiến hành, quan sát, thống nhất nội dung phát biểu hiện tượng.
-Giải thích, viết pư.
-Kết luận về dd HCl 18% có tốc độ phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn.
-Đại diện nhóm 1 báo cáo.
-Đại diện 1 HS nhóm 2 có ý kiến bổ sung nếu có.
-Điền thông tin các bước tiến hành, hiện tượng-giải thích, kết luận về ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ của pư trong phiếu học tập số 2.
-Nhận xét về tinh thần, thái độ thực hành.
-Kết luận về bản chất thí nghiệm.
Phiếu học tập số 2 (Thay bài tường trình thí nghiệm hóa học số 6)
HS tiến hành thí nghiệm và ghi đầy đủ các nội dung tương ứng của mỗi thí nghiệm.
TT-Tên TN
Chuẩn bị 
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận
1.Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ pư.
2.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ pư.
3.Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ pư.
Hoạt động 2. Thực hiện thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của pưhh.	(8’)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
Sự ảnh của nhiệt độ đến tốc độ của pưhh.
GV tổ chức tương tự TN1
-GV hướng dẫn, yêu cầu HS tiếp tục thực hiện phiếu học tập số 2.
-HS chuẩn bị dụng cụ-hóa chất, tiến hành, quan sát và so sánh lượng bọt khí thoát ra ở mỗi ống nghiệm.
-Đàm thoại để HS rút ra kết luận liên hệ giữa hiện tượng-giải thích và kết luận (ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ pư).
-Nhận xét và kết luận về bản chất thí nghiệm.
Mỗi nhóm:
-Chuẩn bị: 2 ống nghiệm chứa 3 ml lần lượt dd H2SO4 nồng độ như nhau 15%, 2 viên Zn bằng nhau, đèn cồn, bao diêm.
-Các nhóm tiến hành, quan sát, thống nhất nội dung và phát biểu hiện tượng.
-Giải thích, viết pư.
-Kết luận về dd H2SO4 15% được đun nóng có tốc độ phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn. 
-Đại diện nhóm 2 báo cáo.
-Đại diện 1 HS nhóm 3 có ý kiến bổ sung.
-Điền thông tin các bước tiến hành, hiện tượng-giải thích, kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của pư trong phiếu học tập số 2.
-Nhận xét về tinh thần, thái độ thực hành.
-Kết luận về bản chất thí nghiệm.
Hoạt động 3. Thực hiện thí nghiệm: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ của pưhh.	(8’)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
Sự ảnh của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ của pưhh.
GV tổ chức tương tự TN2
-GV hướng dẫn, yêu cầu HS tiếp tục thực hiện phiếu học tập số 2.
-HS chuẩn bị dụng cụ-hóa chất, tiến hành, quan sát và so sánh lượng bọt khí thoát ra ở mỗi ống nghiệm.
-Đàm thoại để HS rút ra kết luận liên hệ giữa hiện tượng-giải thích và kết luận (ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ pư).
-Nhận xét và kết luận về bản chất thí nghiệm.
Mỗi nhóm:
-Chuẩn bị: 2 ống nghiệm chứa 3 ml lần lượt dd H2SO4 nồng độ như nhau 15%, 1 viên Zn to có khối lượng bằng 1 số viên Zn nhỏ.
-Các nhóm tiến hành, quan sát, thống nhất nội dung và phát biểu hiện tượng.
-Giải thích, viết pư.
-Kết luận về dd H2SO4 15% trong ống nghiệm có chứa 1 số viên Zn nhỏ có tốc độ phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn.
-Đại diện nhóm 3 báo cáo.
-Đại diện 1 HS nhóm 4 có ý kiến bổ sung.
-Điền thông tin các bước tiến hành, hiện tượng-giải thích, kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ của pư trong phiếu học tập số 2.
-Nhận xét về tinh thần, thái độ thực hành.
-Kết luận về bản chất thí nghiệm.
3.Hoạt động đánh giá, vệ sinh phòng thí nghiệm.	(6’)
-HS vệ sinh dụng cụ thí nghiệm, dọn dẹp, sắp xếp lại phòng thí nghiệm như ban đầu. (Sau khi hoàn thành mỗi thí nghiệm, HS đặt 2 ống nghiệm vào bồn rửa)
-HS hoàn thành bài tường trình thí nghiệm và nộp cho GV hướng dẫn.
-GV nhận xét tiết thực hành thí nghiệm (Ghi vào phần nhận xét cuối giáo án để rút kinh nghiệm cho tiết thực hành lớp sau).
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tên nhóm thực hành:. Lớp:10/
TT-Tên TN
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận
1.
2.
3.
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà	(3’)
-Xem lại các thí nghiệm SGK liên quan đến tốc độ pư hh và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pư, liên hệ thực tiễn, lấy các ví dụ có ứng dụng trong đời sống liên quan kiến thức bài học.
-Đọc, nghiên cứu bài cân bằng hoá học, pư thuận nghịch, chuyển dịch cân bằng hh, các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hoá học-so sánh với yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pưhh.
NHẬN XÉT SAU TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_tiet_63_b.doc