Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 42: Sơ lược về hợp chất có Oxi của Clo - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Nêu được: Nước gia – ven là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế nước gia – ven (trong PTN và trong CN). Clorua vôi là gì? Công thức phân tử, công thức cấu tạo, số oxi hóa của clo trong phân tử clorua vôi, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế clorua vôi.

Giải thích được: Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi hóa mạnh của clorua vôi (có tính sát trùng , tẩy trắng sợi, vải, giấy, .).

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của nước gia – ven và clorua vôi.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Tính được lượng chất cần để điều chế nước gia – ven và clorua vôi.

- Giải thích được một số ứng dụng có liên quan về nước gia – ven và clorua vôi trong thực tế.

Trọng tâm

 Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi hóa mạnh của clorua vôi.

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của nước gia – ven và clorua vôi, có ý thức vận dụng kiến thức đã học về nước gia – ven và clorua vôi vào thực tiễn cuộc sống.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Sử dụng clorua vôi và nước gia – ven một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: Quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi xem thí nghiệm ảo điều chế nước gia – ven và clorua vôi .

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

 

doc 9 trang linhnguyen 07/10/2022 6260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 42: Sơ lược về hợp chất có Oxi của Clo - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 42: Sơ lược về hợp chất có Oxi của Clo - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 42: Sơ lược về hợp chất có Oxi của Clo - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 04/08/2018 
Tiết 42:	Chủ đề: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Nêu được: Nước gia – ven là gì? Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế nước gia – ven (trong PTN và trong CN). Clorua vôi là gì? Công thức phân tử, công thức cấu tạo, số oxi hóa của clo trong phân tử clorua vôi, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế clorua vôi.
Giải thích được: Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi hóa mạnh của clorua vôi (có tính sát trùng , tẩy trắng sợi, vải, giấy, ...).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của nước gia – ven và clorua vôi.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Tính được lượng chất cần để điều chế nước gia – ven và clorua vôi.
- Giải thích được một số ứng dụng có liên quan về nước gia – ven và clorua vôi trong thực tế.
Trọng tâm
	Tính oxi hóa mạnh của natri hipoclorit trong nước gia – ven và tính oxi hóa mạnh của clorua vôi.
Thái độ
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của nước gia – ven và clorua vôi, có ý thức vận dụng kiến thức đã học về nước gia – ven và clorua vôi vào thực tiễn cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Sử dụng clorua vôi và nước gia – ven một cách an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).
- Năng lực thực hành hóa học: Quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi xem thí nghiệm ảo điều chế nước gia – ven và clorua vôi .
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2/ Các kĩ thuật dạy học
- Hỏi đáp tích cực.
- Nhóm nhỏ.
- Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
- Thí nghiệm.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).
- Phiếu học tập.
- Dụng cụ hóa chất: 
+ Phôi liệu: Mẫu vải mốc (hoặc bẩn), mẫu nước bẩn, mùn cưa,
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, thìa thủy tinh, giá ống nghiệm, cốc thủy tinh, dũa thủy tinh.
+ Hóa chất: Nước gia – ven, bột clorua vôi, dung dịch HCl đặc.
2. Học sinh (HS) 
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
IV. Chuỗi các hoạt động học
Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Huy động các kiến thức đã biết của học sinh về nước gia – ven và clorua vôi, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu tính chất hóa học và ứng dụng của clorua vôi và nước gia – ven.
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để
 hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
- GV chia lớp thành 4 nhóm: Mẫu nước gia – ven và clorua vôi được giao về cho mỗi nhóm.
GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành
 Các thí nghiệm: 
+ Cho nước gia – ven hoặc clorua vôi vào quần áo bẩn, mẫu giấy màu.
+ Cho nước gia ven hoặc clorua vôi vào dung dịch HCl đặc.
(Nếu HS chưa rõ cách tiến hành thí nghiệm, GV nhắc lại một lần nữa để các nhóm đều nắm được).
Phiếu học tập số 1
Với những dụng cụ và hóa chất đã có sẵn, hãy làm các TN sau:
1. Cho dung dịch HCl đặc vào hai mẫu nước gia – ven và clorua vôi.
 2. Cho nước gia – ven vào mẫu áo bẩn (GV có thể cho học sinh tự tìm các video trên yotube hoặc trên các phương tiện thông tin khác).
 3. Cho nước gia – ven vào mẫu giấy màu (clorua vôi tương tự).
Quan sát hiện tượng xảy ra, viết các PTHH (thí nghiệm 1), xác định vai trò của muối của natri hipoclorit trong nước gia – ven và clorua vôi trong từng thí nghiệm. Từ đó nêu tính chất hóa học và ứng dụng của nước gia – ven và clorua vôi, giải thích tại sao lại có tính chất đó.
Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng
 thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, . vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. 
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể tiến hành thí nghiệm luống cuống, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS giữ bình tĩnh và thao tác tốt.
+ Hiện tượng: 
TN 1: Có khí màu vàng lục thoát ra.
TN 2: Vết bẩn của mẫu áo nhạt dần sau đó biến mất.
TN 3: Mẫu giấy màu bị mất màu. 
+ Giải thích: 
TN 1: Do muối của natri hipoclorit trong nước gia – ven và clorua vôi có tính oxi hóa mạnh.
NaClO + 2HCl(đ) → NaCl + Cl2↑ + H2O
CaOCl2 + 2HCl(đ) → CaCl2 + Cl2↑ + H2O
TN 2 và TN 3: Do muối của natri hipoclorit trong nước gia – ven và clorua vôi có tính oxi hóa mạnh.
Trong các phản ứng trên, NaClO và CaOCl2 đóng vai trò là chất OXH.
=> Clorua vôi và nước gia – ven có tính OXH mạnh.
HS không giải thích được tại sao Clorua vôi và nước gia – ven có tính oxi hóa mạnh.
- HS phát triển được kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, nêu được các hiện tượng và giải thích được một số hiện tượng đó.
- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được tính oxi hóa mạnh của Clorua vôi và nước gia – ven.
+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (20 phút)
Hoạt động 1: Khái niệm (KN), tính chất vật lí (TCVL), điều chế (ĐC) nước gia – ven, clorua vôi (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được KN nước gia – ven và clorua vôi.
- Nêu được một số TCVL của nước gia – ven và clorua vôi.
- Nêu được một số phương pháp ĐC nước gia – ven và clorua vôi trong PTN, CN.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- HĐ nhóm: GV trình chiếu video thí nghiệm điều chế nước gia – ven và clorua vôi, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1/Em hãy cho biết nước gia – ven và clorua vôi là gì? Nêu cụ thể thành phần hóa học và xác định số oxi hóa của clo trong nước gia – ven và clorua vôi.
Nước gia - ven
Clorua vôi
- KN: 
- Thành phần hóa học:
- Số oxi hóa của Cl trong phân tử:
-....
-..
-..
-...
.
-..
-..
2/ Nêu tính chất vật lí của nước gia – ven và clorua vôi. 
TCVL
Nước gia - ven
Clorua vôi
- Trạng thái: 
-Màu sắc:
- Mùi:
- Tính tan:
-....
-..
-
-..
-...
.
-..
-..
..
3/ Nêu phương pháp điều nước gia – ven và clorua vôi. Viết các PTHH minh họa.
* Nước gia – ven: 
a/ Trong phòng thí nghiệm: 
b/ Trong công nghiệp:
.......................................................................................
* Clorua vôi:
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 
1. Khái niệm:
* Nước gia - ven:
- Nước gia – ven là dung dịch hỗn hợp muối natri clorua và natri hipoclorit. 
-Thành phần hóa học: NaCl-1 , NaCl+1O, H2O. 
* Clorua vôi:
- Clorua vôi là muối của một kim loại với nhiều loại gốc axit còn gọi là muối hỗn tạp.
- Công thức phân tử: CaOCl2
- Công thức cấu tạo: 
 Cl-1
Ca 
 O Cl+1
2. Tính chất vật lí: 
* Nước gia – ven:
-Trạng thái: Lỏng
- Màu sắc: Không màu.
- Mùi: Xốc khó chịu.
-Tính tan: Tan được trong nước.
* Clorua vôi:
-Trạng thái: Rắn (dạng bột)
- Màu sắc: Màu trắng.
- Mùi: Xốc khó chịu.
- Tính tan: Không tan trong nước.
3. Điều chế:
* Nước gia – ven:
- PTN: Cho khí clo tác dụng với ddNaOH ở t0 thường.
Cl2 + NaOH →
NaCl + NaClO + H2O
( Nước gia – ven)
- Trong CN: Điện phân dung dịch muối ăn có màn ngăn.
(1) NaCl + H2O→ NaOH + H2↑ + Cl2↑
(2) Cl2 + NaOH →
NaCl + NaClO + H2O
( Nước gia – ven)
* Clorua vôi: Cho khí clo tác dụng với vôi tôi hoặc sữa vôi ở 300C.
Cl2 + Ca(OH)2→ CaOCl2 +
 (clorua vôi)
 H2O
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học (TCHH) và ứng dụng của nước gia – ven và clorua vôi (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được TCHH của nước gia – ven và clorua vôi là tính OXH mạnh và tính kém bền trong không khí.
- Giải thích được tại sao nước gia – ven và clorua vôi có tính OXH. 
- Nêu được một số ứng dụng của nước gia – ven và clorua vôi trong đời sống.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, biết sử dụng clorua vôi và nước gia – ven an toàn, hiệu quả.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, tập trung vào việc giải thích tại sao nước gia – ven và clorua vôi có tính oxi hóa mạnh. Đồng thời, yêu cầu các nhóm nêu ứng dụng của nước gia – ven và clorua vôi dựa vào tính chất của nó.
+ HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. (sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng)
+ Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo phân tử của muối NaClO và CaOCl2.
Tính chất hóa học: Nước gia – ven và clorua vôi đều là muối có chứa gốc axit rất yếu (ClO-) nhưng có tính oxi hóa rất mạnh và kém bền.
=> nước gia – ven và clorua vôi có tính oxi hóa mạnh.
- Tính oxi hóa mạnh: 
NaClO + 2HCl(đ) → NaCl + Cl2↑ + H2O
CaOCl2 + 2HCl(đ) → CaCl2 + Cl2↑ + H2O
(- Là muối của axit yếu: (Khi để lâu trong KK)
NaClO + CO2 + H2O →NaHCO3 + HClO.
2CaOCl2+CO2+H2O→CaCO3+CaCl2 +2HClO
=> HClO là axit rất yếu nhưng có tính oxi hóa rất mạnh nên clorua vôi và nước gia – ven có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.)=> Đọc thêm
Ứng dụng: 
- Nước gia – ven: Có tính tẩy màu và sát trùng, dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh. 
- Clorua vôi: Dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy. Clo rua vôi rẻ tiền và có hàm lượng hipocloric cao hơn nước gia – ven nên còn dùng để tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi,...
Ngoài ra clorua vôi còn được dùng để tinh chế dầu mỏ, xử lí chất độc, bảo vệ môi trường.
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
C. Hoạt động luyện tập (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về khái niện, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của clorua vôi và nước gia – ven trong thực tiễn. 
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 4 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi 1 điểm cho 1 câu trả lời đúng.
Câu 1: Tại sao trong thực tiễn, clorua vôi được ứng dụng rộng rãi hơn nước gia – ven?
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất sau: NaCl rắn, MnO2 rắn, NaOH và H2SO4 đặc. Ta có thể điều chế được nước gia – ven bằng mấy phản ứng? Viết các PTHH của phản ứng?
Câu 3: Hãy giải thích tại sao clorua vôi và nước gia – ven đều có thể được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuôi,...? 
Câu 4: Điện phân dung dịch muối ăn (NaCl) bão hòa không có màn ngăn thì sản phẩm thu được gồm những chất nào? Viết PTHH minh họa.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
D. Hoạt động vận dụng và mở rộng ( 5 phút) 
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường, biết cách sử dụng nước gia – ven và clorua vôi an toàn, hiệu quả.
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những vấn đề thực tiễn cuộc sống của clorua vôi và nước gia ven. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao.
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
1. Chất bột màu trắng mà cơ quan thú y hay sử dụng tại các ổ dịch như cúm gia cầm; long móng lỡ mồm ở heo, bò là gì? Giải thích cách làm đó.
2.Tại sao trong quá trình làm đất gieo lúa, đậu, bắp, ... người ta thường bón vôi bột?
3. Quần áo mặc lâu ngày bị ẩm mốc, bẩn, ...Nêu cách sử dụng nước gia – ven để tẩy sạch quần áo mốc một cách an toàn, hiệu quả?
Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.
---------- HẾT ----------
E. HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa Hóa Học 10 ban cơ bản.
- Video thí nghiệm trên Youtube .
V. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_tiet_42_s.doc
  • docGA-Cum 4- HC chua Oxi Cua Clo-CBQuat.doc