Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Đặc điểm của thể thơ tám chữ.

2. Kỹ năng

- Nhận biết thơ tám chữ.

- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.

3. Thái độ

- Yêu thích thể thơ 8 chữ

 Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL giải quyết vấn đề

- PC chăm chỉ

B. Chuẩn bị

1. Thầy

- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng

2. Trò

- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn

 

doc 13 trang linhnguyen 20/10/2022 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 18 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
TUẦN 18
Ngày soạn:12/12/2019 Ngày dạy:
Tiết: 86,87
TẬP LÀM THƠ 8 CHỮ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
3. Thái độ
- Yêu thích thể thơ 8 chữ
ó Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động (5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: (bỏ)
c. Khởi động vào bài mới
c. Khởi động vào bài mới:
- GV cho gọi 1 hs đọc bài thơ 8 chữ đã được chuẩn bị ở tiết 54 – Tuần 11
- GV dẫn vào bài
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (75 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được thể thơ 8 chữ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
? Đọc đoạn thơ sau, tìm vần, nhịp thơ 
“Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời”
 (Tiếng gió-Xuân Diệu)
+Vần chân liền.
? Tìm vần, nhịp trong đoạn thơ sau?
“Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng:
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ.
 (Xuân không mùa-Xuân Diệu)
+ Vần chân liền.
? Tìm vần, nhịp trong khổ thơ sau:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi những mối tình mới mẻ
Sông của quê hương sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi túm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông...
 (Nhớ con sông quê hương-Tế Hanh)
- Vần chân liền.
- Đoạn 1:
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi, thật dịu dàng, êm lặng
......................................................
 (Dâu da xoan-Bế Kiến Quốc)
? Điền thêm câu thơ vào chỗ cuối?
- HS điền
-Đoạn 2.
“Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi thơ.
........................................
 (Có một đêm như thế mùa xuân-Hoàng Thế Sinh)
-VD:
Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế
Sân trường mênh mông nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng.
-VD:
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi
-VD:
Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
Giữa những ngày hoàng hôn ngời lến ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
Để mai ngày thao thức viết thành thơ
*Thảo luận nhóm
-Mỗi nhóm làm 4 câu(chọn 1 trong 3 đề tài trên)
-Sau đó gọi từng nhóm đọc, nhận xét, cho điểm.
I-Nhận diện thể thơ tám chữ(tiếp theo)
1-Bài tập 1.
-Vần chân liền: tái-hái
-Nhịp: 3/5; 3/5; 4/4; 4/4
-Vần chần liền: cờ- thơ; trước- ngược; trời-hơi.
-Nhịp 1/7; 3/5; 3/5; 3/5
2-Bài 2.
-Vần chân liền: tre- hè; loáng-tháng;
trôi- tôi; mẻ-trẻ; yêu- kêu; nhảy- bảy.
-Nhịp thơ: 3/5; 3/5; 3/5; 5/3;4/3; 3/2/3
II-Thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ tám chữ.
1-Bài 1.
-Có thể điền 1 trong 3 câu sau
+Sao bâng khuâng trước những cánh...
+Cho một người thơ thẩn ngắm...
+Chợt giật mình nghe ai gọi...
2-Bài 2.
-Có thể điền 1 trong 3 câu sau;
+Những trái có từ ngày.....
+Ai hái tặng ai để nhớ...
+Tôi thẫn thờ nắm cành táo...
III-Tập làm thơ theo đề tài (8 chữ)
1-Nhà trường
2-Nhớ bạn.
3-Con sông quê hương.
HĐ 4: Vận dụng:
- Làm bài thơ 8 chữ (chủ đề tự chọn)
HĐ 5: Tìm tòi và mở rộng:
- Về tìm đọc thêm tư liệu viết về thể thơ 8 chữ và một số bài thơ 8 chữ
- Ôn tập kiến thức TLV đã học.
******************************
Ngày soạn:12/12/2019 Ngày dạy:
Tiết: 88,89
HDĐT: NHỮNG ĐỨA TRẺ
 – Mác-xim Go-rơ-ki –
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu thương giữa con người với con người
ó Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC nhân ái
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động (5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
? Phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trên đường dời quê hương? Tình quê hương thể hiện trong tác phẩm ntn?
c. Khởi động vào bài mới
- Sau đây cô mời các em đến với bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của nhạc sĩ Ngọc Lễ. Nghe xong các em hãy cho cô biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?
- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh”
- HS nghe, quan sát màn hình và phát biểu: Bài hát nói về một gia đình hạnh phúc, quây quần bên nhau. Bài hát gợi lên tình cảm gia đình.
à GV kết nối vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (75’)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sơ lược về tác giả Gorki (cuộc đời, sự nghiệp sáng tác) và tác phẩm “Những đứa trẻ“ 
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Go-r]ki?
 - Sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo, mồ côi cha lúc 3 tuổi, ít lâu sau mẹ mất ở với bà ngoại, 10 tuổi tự đi kiếm sống, từng làm nhiều nghề: bới rác, phụ bếp.
 -Là người ham học, vừa kiếm sống vừa viết văn rồi trở thành nhà văn lớn.
?Tác phẩm ra đời như thế nào?
 -Đây là chương IX của tác phẩm.
 -Aliosa là tên gọi thân mật của tác giả hồi còn nhỏ.
GV hướng dẫn cách đọc
HS tìm hiểu chú thích
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
HS suy nghĩ cá nhân và phát biểu
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
HS suy nghĩ cá nhân và phát biểu
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? ND của từng phần?
HS suy nghĩ cá nhân và phát biểu
? Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Ngôi 1: Aliôsa.
? Em nhận xét gì về ngôi kể này và bố cục của truyện?
 - Câu chuyện hồi tưởng được kể theo trình tự thời gian.
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tình bạn của Aliosa và 3 đứa trẻ con nhà đại tá
- PP, KT: Nêu vấn đề, Kt đặt câu hỏi
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)	
? Giữa Aliosa và ba đứa trẻ có hoàn cảnh gì giống nhau?
 -Aliosa: bố mất...
?Hoàn cảnh ấy có giúp những đứa trẻ xích lại gần nhau không? tại sao?
 -Chúng phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình thương yêu của cha mẹ nên chúng đến với nhau một cách tự nhiên như những đứa trẻ sống thiếu tình thương cùng cảnh ngộ.
?Aliosa và ba đứa trẻ chơi với nhau như thế nào? Chúng kể cho nhau nghe về những chuyện gì?
 -Tâm sự, kể chuyện cổ tích.
?Chuyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào?
?Thái độ của ba đứa trẻ khi nghe Aliosa kể như thế nào?
 -Aliosa kể say sưa, hồn nhiên, sôi nổi, ba đứa trẻ ngồi nghe, đấy xúc động. Thằng bé mím chặt môi, phồng má lên, thằng anh đứng chống tay vào đầu gối cúi hẳn người về phía trước.
?Tình bạn giữa Aliosa và 3 đứa trẻ có gặp trở ngại gì không?
-Lão đại tá ngăn cấm chúng.
?Lão đại tá có thái độ và hành động gì khi thấy 4 đứa trẻ chơi với nhau?
-Quát, đuổi.
-Sang nhà nói với ông của Aliosa khiến Aliosa bị một trận đòn.
?Theo em, tại sao lão đại tá lại có hành động như vậy?
-Do 2 gia đình thuộc những thành phần xã hội khác nhau. Một bên là dân thường, một bên là quan chức quân đội giàu sang nên viên đại tá không cho những đứa con của mình chơi với Aliosa.
?Em có suy nghĩ gì về việc làm của lão đai tá?
-Đó là việc làm sai lầm.
?Hình ảnh những đứa trẻ đi vào nhà như những con ngỗng ngoan ngoãn gợi cho em những suy nghĩ gì?
-Hình ảnh so sánh gợi sự cam chịu của bọn trẻ.
?Khi gặp trở ngại như vậy, tình cảm của 4 đứa trẻ diễn biến như thế nào?
-Chúng vẫn chơi với nhau.
?Chúng chơi với nhau bằng cách nào?
-Qua lỗ hàng rào
-Canh chừng lão đại tá.
?Qua lỗ hàng rào ấy, chúng trò chuyện những gì?
-Chúng kể cho nhau nghe...
-Kể về bà..
?Thái độ của Aliosa sau khi nghe chúng kể chuyện?
-Aliôsa buồn, cảm động với cuộc sống thiếu thốn tình cảm của các bạn nhỏ luôn muốn làm cho chúng vui, những câu chuyện cổ tích.
?Em có suy nghĩ gì về tình bạn giữa Aliosa và 3 đứa trẻ? Đặc biệt là chi tiết chúng trò chuyện qua lỗ hàng rào?
-Tình bạn hồn nhiên nảy nở
-Đó là những đứa trẻ đáng yêu, thông minh, dũng cảm, giàu cảm xúc.
*GV:trong khi kể chuyện, tác giả hay lồng những chuyện đời thường với truyện cổ tích. Đó là một đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích này. Vậy cụ thể ra sao và tác dụng nghệ thuật của biện pháp đó?
?Chuyện đời thường và truyện cổ tích được kể lồng vào nhau qua những chi tiết nào?
-Người bà nhân hậu, hay kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, mỗi khi quên Aliosa lại chạy về hỏi bà.
? Với cách kể như vây có tác dụng gì?
?Sau khi học xong,em ghi nhớ điều gì về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
-Ghi nhớ sgk.
?Nhắc lại nghệ thuật của đoạn trích?
?Nội dung đoạn trích kể về cái gì?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
-Mac-xim Gorki (1868-1936) là nhà văn lớn của nước Nga.
-Là người có công đầu tiên trong việc xây dựng nền văn học Xô-viết.
-Cách mạng tháng Mười Nga thành công, ông là nhà văn đứng đầu trào lưu văn học vô sản, để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, là nhà văn kiệt xuất của thế kỉ XX.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác:
* Phương thức biểu đạt: Tiểu thuyết tự thuật, tự sự.
* Xuất xứ: Những đứa trẻ là chương IX của tác phẩm “Thời thơ ấu” là những trang hồi kí về những năm thơ ấu của Aliosa.
* Bố cục: 3 phần.
-Từ đầu đến cúi xuống: tình bạn tuổi thơ ấu trong trắng hồn nhiên.
-Tiếp đến nhà tao: tình bạn bị cấm đoán.
-Còn lại: tình bạn vẫn tiếp tục. 
II. PHÂN TÍCH
1-Aliosa và 3 đứa trẻ.
* Tình bạn nảy sinh.
-Hoàn cảnh:
+Aliosa: bố mất, mẹ đi lấy chồng, thường xuyên bị ông ngoại đánh oan.
+Ba đứa trẻ: mẹ mất, tuy sống trong giàu sang nhưng chẳng sướng gì.
-Câu chuyện giữa 4 đứa trẻ:
+Bàn chuyện bắt chim.
+Tâm sự về hoàn cảnh gia đình.
+Kể cho nhau nghe chuyện cổ tích
=>Những chuyện cổ tích đưa chúng vào thế giới thần tiên, trở lại với thế giới trẻ thơ đáng yêu tinh nghịch.
 -Lão đại tá (bố 3 đứa trẻ) xuất hiện.
+Chỉ Aliosa quát: “đứa nào gọi nó sang”
+Đuổi ra khỏi cổng doạ “cấm không được sang nhà tao”
-Hình ảnh so sánh vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của 3 đứa trẻ, vừa thể hiện tâm trạng của chúng: chúng bị áp chế lẳng lặng cam chịu đi vào nhà, chẳng dám hé răng.
-Khi bị ngăn cản, chúng vẫn tiếp tục chơi với nhau: trò chuyện qua lỗ hàng rào hình bán nguyệt
-3 đứa trẻ”:
+Kể về cuộc sống buồn tẻ.
+Kể về cuộc sống của những con chim bẫy được và những chuyện khác.
-Aliosa:kể chuyện cổ tích kể về bà.
=>Cả 3 đứa trẻ và Aliosa đều rất thích thú.
-Giữa 4 đứa trẻ đã nảy nở tình bạn hồn nhiên trong sáng chúng càng say mê trong thế giới trò chơi và truyện cổ tích. Tình bạn đã nảy nở vượt qua mọi thành kiến xã hội của hai gia đình.
2 -Ý nghĩa của việc đan xen giữa chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
-Mấy đứa trẻ nhắc đến chuyện dì ghẻ-mẹ khác Aliosa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
-Mẹ thật đã chết-mẹ thật thế nào cũng về. Biết bao lần những người chết....chỉ cần vẩy cho ít nước thần là lại sống.Biết bao người chết thật vì bị bọn phù thuỷ phù phép.
=>Với cách kể này, câu chuyện càng trở nên khái quát và mang màu sắc cổ tích nhiều hơn, đậm đà hơn.
*Ghi nhớ: sgk/234.
III - TỔNG KẾT
a-Nghệ thuật.
-Cách kể chuyện giàu hình ảnh.
-Đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích.
b-Nội dung.
Mac-xim Gorki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa bạn cùng xóm.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Kể lại câu chuyện của những đứa trẻ? Điều gì đã khiến chúng xích lại gần nhau?
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn ngắn kể về tình bạn tuổi thơ của em mà em nhớ nhất	
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về tìm đọc thêm về nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki
- Ôn tập những nội dung đã học về văn bản nước ngoài
**************************
Ngày soạn:12/12/2019 Ngày dạy:
Tiết: 90
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A-Mục tiêu cần đạt:
1 . Kiến thức:
- Giúp hs thấy được ưu , nhược điểm trong bài làm của mình , biết cách sửa lỗi .
2 . Kĩ năng:
- Sửa bài kiểm tra
3 . Thái độ 
- Có ý thức tự phê cao
ó Về định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự học, tự quản
- PC trung thực
B - Chuẩn bị:
1 - Thầy : Chấm bài kiểm tra học kì, soạn giáo án
2 – Trò : Ôn tập lại kiến thức, đọc lại đề
C- Tổ chức các hoạt động trả bài :
HĐ 1: Khởi động 
- Kiểm tra sĩ số
HĐ 2: Trả bài 
- Mục tiêu kiến thức: Hs hiểu được yêu cầu của đề bài
- PP, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- NL, PC: giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học 
? Đề nêu ra yêu cầu gì ?
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi
- GV gọi một số hs lên chữa lỗi hay mắc.
- Hs sửa lỗi 
- Các Hs khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- GV chốt
1- Đọc và ghi lại đề lên bảng:
 Đề của Phòng Giáo dục
2 - Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề:
a-Yêu cầu:
 - Làm bài tập trắc nghiệm.
 - Kể chuyện tưởng tượng.
b – chữa bài
(GV chữa bài)
3 - Trả bài:
4 - Nhận xét:
 a - HS đọc và tự nhận xét.
 b - Gv nhận xét chung:
 * Ưu điểm:
Đa số hs biết cách làm bài văn tự sự theo đúng yêu cầu bố cục một bài tự sự .
- Hiểu đúng yêu cầu đề bài , định hướng được các sự việc cần kể làm nổi bật chủ đề .
 - Nắm được cách giới thiệu nhân vật ,sự việc , trong bài tự sự .
- Một số em có khả năng diễn đạt tốt , bài làm biết vận dụng sáng tạo lời văn của mình trong khi viết , bố cục bài viết cân đối , chặt chẽ . Điển hình : 
- Một số bài viết mất ít lỗi chính tả , chữ đẹp : 
b - Nhược điểm:
- Một số em nắm phương pháp còn lơ mơ , chưa có sự sáng tạo nhiều lời kể đơn giản chưa hấp dẫn
- Lỗi chính tả , chấm câu còn nhiều .
- Không viết hoa danh từ riêng .
- Diễn đạt còn rườm rà chưa thoát ý.
- Chưa biết chuyển ý , viết đoạn văn .
5 - Chữa lỗi :
- Lỗi l->n; r->d , gi: ch ->tr.
- Lỗi diễn đạt .
- Lỗi dùng từ chưa chính xác.
6 - Đọc tham khảo:
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Chữa lỗi trên chính bài kiểm tra của mình
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Chuẩn bị SGK tập 2
- Đọc và soạn trước bài đầu tiên của SGK tập 2
*******************************
DUYỆT BÀI TUẦN 18

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_18_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc