Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá - Năm học 2018-2019

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Thấy được mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.

- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.

- Biết vận dụng kiến thức liên môn của môn Mĩ thuật để vẽ tranh minh họa cho văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

- Rèn kĩ năng tư duy phê phán, tự nhận thức cho học sinh.

- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:

+Rèn kỹ năng giao tiếp trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về tác hại và những tổn thất to lớn do nạn dịch thuốc lá gây ra với con người.

+ Rèn kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tính thuyết phục, tính hợp lý trong lập luận của văn bản.

+ Rèn kỹ năng ra quyết định: Quyết tâm phòng chống tệ nạn thuốc lá, động viên mọi người xung quanh cùng thực hiện.

3. Thái độ

- Kiên quyết chống thuốc lá với nhiều hình thức.

- Tuyên truyền động viên những người thân, bạn bè và trong cộng đồng “nói không với thuốc lá”.

 

doc 14 trang linhnguyen 22/10/2022 700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 45: Ôn dịch, thuốc lá - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 01.11.2018
Ngày dạy: 11.11.2018
Tuần 12 – Tiết 45: 
VĂN BẢN: ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
 (Nguyễn Khắc Viện)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Thấy được mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn của môn Mĩ thuật để vẽ tranh minh họa cho văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
- Rèn kĩ năng tư duy phê phán, tự nhận thức cho học sinh.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: 
+Rèn kỹ năng giao tiếp trình bày suy nghĩ, phản hồi, lắng nghe tích cực về tác hại và những tổn thất to lớn do nạn dịch thuốc lá gây ra với con người.
+ Rèn kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tính thuyết phục, tính hợp lý trong lập luận của văn bản.
+ Rèn kỹ năng ra quyết định: Quyết tâm phòng chống tệ nạn thuốc lá, động viên mọi người xung quanh cùng thực hiện.
3. Thái độ
- Kiên quyết chống thuốc lá với nhiều hình thức.
- Tuyên truyền động viên những người thân, bạn bè và trong cộng đồng “nói không với thuốc lá”. 
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ; năng lực tạo lập văn bản (môn Ngữ văn); năng lực thực hành sáng tạo (liên môn Mĩ thuật); năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi, năng lực giải quyết tình huống (liên môn Giáo dục công dân).
B. Chuẩn bị
- Giáo viên (GV): Soạn bài, đồ dùng trực quan, máy chiếu đa năng.
- Học sinh (HS): Chuẩn bị bài ở nhà; tìm hiểu thông tin, tranh ảnh liên quan đến bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Tiến trình bài học ( 43 phút)
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1 phút)
Mời các em đến với các hình ảnh sau.
Những hình ảnh trên nói về vấn đề gì?
HS trả lời: Các hình ảnh nói về vấn đề tác hại của thuốc lá và khuyên mọi người ngừng hút thuốc lá.
GV: Vậy vì sao thuốc lá trở thành đối tượng mà mọi người phải tránh xa? Để hiểu rõ điều này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài học hôm nay: Tiết 45: Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2: Giới thiệu chung
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Động não
Hình thức: Học theo cá nhân.
Chiếu chân dung Nguyễn Khắc Viện.
? Em biết gì về tác giả Nguyễn Khắc Viện?
HS trả lời.
GV giới thiệu: Nguyễn Khắc Viện là tấm gương tiêu biểu trong việc bảo vệ và chăm sóc cho con người. Nhiều tác phẩm của ông viết về phòng bệnh và chữa bệnh là bài học bổ ích cho mọi người.
? Em hãy nêu xuất xứ văn bản?
HS trả lời: Trích trong bài “Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện”.
? Em hãy xác định kiểu văn bản? 
? Tính nhật dụng của văn bản này biểu hiện ở vấn đề xã hội nào mà nó muốn đề cập?
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Động não
Hình thức: Học theo cá nhân, nhóm
- Đọc rõ ràng, ngắt câu đúng, nhấn mạnh số liệu trong văn bản.
 GV đọc mẫu một đoạn ->gọi học sinh đọc tiếp.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
GV nhận xét.
GV nhấn mạnh chú thích 1, 4, 8 và 9.
? Các em đã chuẩn bị bài ở nhà rồi, hãy cho cô biết “ôn dịch” là gì?
HS trả lời.
? Văn bản được chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần?
? Từ việc hiểu nghĩa của từ “ôn dịch”, em hãy cho biết nhan đề văn bản Ôn dịch, thuốc lá được hiểu như thế nào?
? Có thể diễn tả ý tên gọi văn bản là: Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch! Hoặc Ôn dịch thuốc lá (bỏ dấu phẩy) được không? Vì sao ? 
HS trả lời.
GV chốt: Không thể sửa, vì nội dung không sai nhưng tính chất biểu cảm không rõ. Từ “thuốc lá” đứng sau “ôn dịch” để giải thích cho từ “ôn dịch”, nhấn mạnh thái độ, gây sự chú ý.
? Ở phần đầu văn bản tin tức nào được thông báo? 
? Em biết gì về AIDS?
HS trả lời: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virut HIV gây ra. Đây là căn bệnh cực kì nguy hiểm, đáng sợ.
? Tác giả đã nói gì về ôn dịch thuốc lá?
? Em hãy nhận xét về tác hại của thuốc lá qua câu nói của tác giả?
HS trả lời: (Cực kì nguy hiểm)
? Cách thông báo có gì đặc biệt, tác giả dùng nghệ thuật gì, tác dụng biện pháp nghệ thuật đó?
? Em có cảm giác như thế nào trước thông báo của tác giả?
HS bộc lộ: ngạc nhiên, bất ngờ...
GV: Các em ạ, trước khi dạy các em bài này, cô đã tiến hành những điều tra ban đầu. Các em, cô và những người thân của cô đều rất ngạc nhiên, bất ngờ và lo lắng, không ai nghĩ rằng thuốc lá tưởng như bình thường nhưng lại có hiểm họa lớn đến thế. Thế nhưng, về vấn đề này cũng có những ý kiến trái chiều. Những người đang hút và hút thuốc lâu năm, họ cảm thấy bình thường, không hề tỏ ra sợ hãi và vẫn tiếp tục hút.
? Em hãy kể tên một vài nhãn hiệu thuốc lá mà em thấy người xung quanh mình hút? ? Em thường thấy dòng chữ gì trên bao thuốc?
- HS kể tên: Du lịch, Bông sen, Vinataba, 555..., thường có các dòng chữ: hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi... 
HS quan sát đồ dùng trực quan: hình ảnh bao thuốc lá.
GV chuyển ý: Thực chất của cái hại đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
? Em hiểu như thế nào về câu nói của Trần Hưng Đạo?
HS trả lời (cái trước mắt nhìn ra được không đáng sợ, đáng sợ nhất là cái âm thầm khó nhận ra).
? Việc dẫn lời Trần Hưng Đạo có tác dụng gì trong lập luận?
GV: Thuốc lá gây nên những tác hại từ từ, gặm nhấm nhưng rất nguy hiểm, có khi vô phương cứu chữa.
Trước khi tìm hiểu những tác tại của thuốc lá, mời các em xem đoạn clip sau.
- GV cho HS xem.
? Nêu cảm nhận của em sau khi xem xong clip trên?
? Qua đoạn clip này, em thấy thuốc lá mang đến những tác hại gì?
HS trả lời.
? Căn cứ vào tư liệu sách giáo khoa và những kiến thức các em có được khi xem đoạn clip trên, hãy thực hiện yêu cầu sau:
Thảo luận nhóm: 2 phút
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, điền kết quả vào phiếu học tập.
Nhóm 1: Phiếu học tập số 1: Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút.
Nhóm 2: Phiếu học tập số 2: Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của những người xung quanh. 
Nhóm 3: Phiếu học tập số 3: Tác hại của thuốc lá đối với đạo đức xã hội. 
Hết thời gian thảo luận, giáo viên gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt, chiếu đáp án.
I. Giới thiệu chung (3 phút)
1. Tác giả
- Nguyễn Khắc Viện là người am hiểu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, đặc biệt là y học.
2. Văn bản
- Kiểu văn bản: nhật dụng.
-Vấn đề: tác hại của thuốc lá.
- PTBĐ: lập luận + thuyết minh.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích (6 phút)
- Đọc
- Chú thích
2. Bố cục:(1 phút)
 3 phần 
- Từ đầu cho đến “hơn cả AIDS”: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
 -Tiếp đó cho đến “phạm pháp”. Tác hại nhiều mặt của thuốc lá.
 - Phần còn lại: Kiến nghị về các biện pháp chống thuốc lá.
3. Nhan đề của văn bản (2 phút)
- Ôn dịch, thuốc lá 
 + Chỉ dịch thuốc lá.
 + Tỏ thái độ nguyền rủa, tẩy chay dịch bệnh này.
4. Phân tích (21 phút)
a. Thông báo về nạn dịch thuốc lá
- Sự xuất hiện của một số ôn dịch: 
+ Một số ôn dịch đã diệt được.
 + Một số ôn dịch chưa được diệt trừ (AIDS, ôn dịch thuốc lá).
- Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS.
- Từ ngữ ngắn gọn, nghệ thuật so sánh.
 -> Nhấn mạnh hiểm họa to lớn của loại ôn dịch thuốc lá, gây ấn tượng với người đọc.
b. Tác hại của thuốc lá
- Hình ảnh so sánh:
-> Làm cơ sở cho lập luận của mình khi phân tích tác hại của thuốc lá, tạo tính thuyết phục, gợi ra sự nguy hiểm của thuốc lá.
 Đối với sức khỏe con người (cả người hút và những người xung quanh):
- Thuốc lá gây các bệnh: hen, viêm phế quản, sức khỏe giảm sút, ung thư vòm họng, ung thư phổi, tim mạch, nhiễm độc thai
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây ra những bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong; làm tổn hại sức khỏe cộng đồng. 
* Đối với đạo đức xã hội:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
? Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, đạo đức con người, em thấy thuốc lá còn ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội?
HS trả lời.
GV: Các em ạ, thuốc lá đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Thuốc lá gây tốn kém tiền của. Đốt thuốc là đốt tiền. Đặc biệt, ở nước ta, thanh thiếu niên hút thuốc chiếm một tỉ lệ rất lớn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lực lao động xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến kinh tế gia đình Nhiều gia đình kiệt quệ vì những căn bệnh ung thư mà người thân mắc phải, các bệnh viện quá tải vì những căn bệnh vô phương cứu chữa
GV chuyển ý: Đây chính là lí do tác giả Nguyễn Khắc Viện đưa ra lời kêu gọi từ bỏ thuốc lá ở phần cuối văn bản. Chúng ta cùng chuyển sang phần c.
? Phần cuối văn bản cung cấp các thông tin về chiến dịch chống thuốc lá. Chiến dịch là toàn bộ các hành động nhằm tập trung khẩn trương và huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia trong thời gian ngắn để thực hiện một mục tiêu.
Vậy từ đó, em hiểu chiến dịch chống thuốc lá nghĩa là gì? 
? Ở các nước phát triển, chiến dịch chống thuốc lá được thực hiện bằng những việc làm nào?
? Tác giả đã liên hệ với Việt Nam như thế nào?
? Em hãy nhận xét về nghệ thuật diễn đạt của tác giả ở phần cuối?
GV: Ở phần cuối văn bản, lập luận chặt chẽ được thể hiện ở chỗ: tác giả đã đưa ra một số giải pháp để người đọc nhận thức được sự cần thiết và hiệu quả của những giải pháp đó, liên hệ thực tế để người đọc có so sánh ngầm. Quan trọng hơn, nó đã ảnh hưởng đến nhận thức của người đọc để họ đi đến hành động: nói không với thuốc lá.
GV chiếu một số hình ảnh chống thuốc lá ở thế giới và Việt Nam.
? Qua bài học hôm nay, các em đã nhận thức được tác hại của thuốc lá. Vậy sau này lớn lên, em có hút thuốc không?
- HS trả lời. 
GV: Nếu như sau này, em được vinh dự là đại biểu Quốc hội đại diện cho tỉnh Bắc Ninh, trong cuộc họp của Quốc hội bàn về thuốc lá và sức khỏe cộng đồng, em sẽ bày tỏ những giải pháp gì để hạn chế tỉ lệ người hút thuốc lá?
HS bộc lộ: tuyên truyền, khuyên bảo, chế tài xử phạt, đánh thuế nặng...
GV: Thực tiễn cho thấy rằng, những người nghiện thuốc lá chủ yếu là những người trưởng thành, nên việc tuyên truyền rất khó, nhất là đối với các em, nếu không khéo léo sẽ phản tác dụng. Lúc này, cần đến những chế tài xử phạt nghiêm minh. Ở trong trường, trong lớp: có thể tổ chức chương trình ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp... để tuyên truyền, tư vấn về sức khỏe cộng đồng, để có nhận thức đúng, khi đến tuổi trưởng thành nói không với thuốc lá.
Trong gia đình có người hút: các em có thể động viên và nên bày tỏ quan điểm về vấn đề hút thuốc lá, bày tỏ ước nguyện, mong muốn được sống trong môi trường trong lành ngay trong chính ngôi nhà của mình.
? Khái quát những nghệ thuật tiêu biểu sử dụng trong văn bản?
? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thực hành.
Kĩ thuật: Động não
Hình thức: Học theo cá nhân, nhóm.
Gọi HS đọc bài tập.
- GV hướng dẫn HS: 
 + Cảm nghĩ phải chân thực. Không viết quá 5 dòng.
 + Chỉ ra tác dụng cảnh báo mạnh mẽ của bản tin khi nêu lên cái chết thảm thương không phải của con một người nghèo khổ mà là con một tỉ phú ở Mĩ.
- HS viết bài (2 phút). GV gọi HS đọc bài. HS nhận xét. GV nhận xét, động viên. 
Thảo luận nhóm (2 phút): 
? Em hãy lên ý tưởng vẽ tranh cổ động để hưởng ứng chiến dịch chống thuốc lá.
HS thảo luận theo 3 nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý tưởng. GV nhận xét, động viên sự sáng tạo của HS. 
GV: Về nhà, các nhóm sẽ hoàn thiện các bức tranh. Trong buổi ngoại khóa môn Ngữ văn về vấn đề thuốc lá vào chiều thứ 5 tuần sau, mỗi nhóm sẽ thuyết trình về sản phẩm của mình. Cô sẽ chấm và trao giải thưởng Nhất, Nhì, Ba cho các em. 
Các em quan sát lên màn hình để tham khảo 1 bản dự kiến kế hoạch. Nếu cô được tham gia vẽ tranh cổ động như các em, cô sẽ dự kiến kế hoạch như sau.
HS quan sát.
c. Lời kêu gọi từ bỏ thuốc lá
- Chiến dịch chống thuốc lá: là các hoạt động thống nhất của toàn xã hội nhằm chống lại một cách có hiệu quả ôn dịch thuốc lá.
- Các nước phát triển thực hiện chiến dịch chống thuốc lá:
+ Cấm hút thuốc lá nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm.
+ Khẩu hiệu, tài liệu tuyên truyền.
+ Kết quả: Giảm hẳn số người hút.
- Liên hệ với Việt Nam:
+ Nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh trùng.
+ Nhiễm thêm ôn dịch thuốc lá: nghĩ mà kinh.
 Nghệ thuật:
+ Dùng các số liệu thống kê và so sánh.
+ Lập luận chặt chẽ.
5. Tổng kết (1 phút)
a. Nghệ thuật:
- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
b. Ý nghĩa văn bản:
 Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
* Ghi nhớ: SGK/122
III. Luyện tập (8 phút)
Bài tập 2 (T122 SGK):
Bài tập 3:
4. Củng cố (1 phút)
GV: Các em ạ, bài học hôm nay là một thông điệp gửi đến tất cả mọi người: Hãy nói không với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta. Qua bài học, các em đã nhận thức được những tác hại khủng khiếp của thuốc lá. Cô hi vọng các em sẽ có những hành động thiết thực để góp phần mình vào “cuộc chiến” chống thuốc lá của toàn nhân loại.
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Hoàn thành tranh cổ động theo nhóm.
- Làm bài tập 1 sách giáo khoa trang 122: Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá ở một số người thân hoặc bạn bè quen biết. Sau đó dựa vào cách lập bảng thống kê ở bài đọc thêm số 1 để phân loại nguyên nhân.
- Soạn bài ''Bài toán dân số'' theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu sách giáo khoa.
- Giờ sau học tiếng Việt: Câu ghép (tiếp theo).
 ********************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_45_on_dich_thuoc_la_nam_hoc_2018.doc
  • pptON DICH THUỐC LÁ.ppt
  • mp4Thuốc lá điện tử.mp4
  • mp4THVL - Vì một thế giới không khói thuốc lá.mp4